Dưới bóng dâm tàn lá,
Beneath the shade of drooping leaves
Một giòng suối chẩy mau.
A spring swiftly flows.
Bọt nước quanh mình đá
Foam surrounds the stones
Phun bông trắng phau phau.
Spit cotton vivid white.
Người đẹp đứng bên nguồn
A beauty stands at the source
Óng ả như mình liễu,
Slender like a willow'd trunk
Mái tóc tả tơi buông
Hair disheveled drapes down
Mặc gió cành trêu ghẹo.
Indifferent to wind that teases the fronds.
Cánh tay ngà lơi lả
Ivory arms presumptuously
Vít chĩu nhành cây xanh,
Draw down the green tree branch,
Lá vàng bay lả tả:
Golden leaves fly scattered
Như bướm lượn quanh mình.
Like butterflies hovering about her.
Làn sóng mắt ngây thơ,
Ripples from innocent eyes,
Nét miệng cười tươi thắm,
Features of a smile so fresh
Chân đá nước hững hờ
Feet kick indifferently at the water
Khiến cho ta mê đắm.
Mesmerizing me.
Ta, tấm lòng man mác,
I, a boundless heart,
Vin hái quả cây tươi
Pull down a fresh fruit
Ngoảnh dâng cho Nhan sắc,
Turn to offer it to Feminine Beauty
-- Người đẹp đã đâu rồi.
Where did beauty go?
nguồn: Phong hóa số 70 (27 tháng 10 1933), tr. 3.
Đàn ông có quyền ca ngợi sắc đẹp phụ nữ. Trong bài thơ ở trên thì phụ nữ này chắc phải gọi là cô gái - cô gái xuân thì thì chắc đúng hơn. Như nàng Venus của Botticelli.
Nàng của Thế Lữ là người chỉ được thể hiện trong mộng. Cô nàng trong mộng chỉ có các sinh hoạt này: cô "đứng," "vít chĩu cây," "cười tươi thắm," "chân đá nước," rồi "đã đâu rồi." Cô bẽn lẽn, quyến rũ.
Nhà thơ chỉ nhìn và "vin hái quả" để "dâng cho Nhan Sắc." Có phải là cô nàng tượng trưng cho cái mỹ, sắc đẹp nói chung? Một sắp đẹp éo le, dễ phai. Song lẽ, tôi nghĩ không phải vậy. Bài thơ này gợi tình lắm. "Tóc tả tơi" vừa tỏ ra sự lạ lùng và thân tình. "Cành trêu ghẹo" tả tóc bay một cách cám dỗ. Cô này vừa xinh vừa non - "óng ả," "tay ngà," "miệng cười tươi thắm." Cô là tiên nữ từ lòng rừng, từ nguồn suối đi với "lá vàng bay," "bướm lượn."
Nhưng nhìn theo quan niệm tiềm thức thì "bọt nước ... phung bông trắng phau phau" là cái gì? Một kiểu sản xuất, sáng tạo? Điều lạ là cảm tưởng này đi trước khi người kể nhận nhìn cô ấy. Nhưng cô là nguồn - nguồn cảm hứng và nguồn "đam mê." Có lẽ sức đam mê quá mạnh gây tai hại cho nguồn cảm hứng sáng tạo ấy vì khi làm hành động duy nhất (là hái quả) thì "người đẹp," tức sự đẹp "đã đâu rồi."
Mừng Con Chúa phục sinh – Kim Long.
3 giờ trước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét