26 tháng 2, 2016

Nghị quyết 49 (Decision 49)

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI******
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 49-NQ/TVQH
Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 1961 

NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC TẬP TRUNG GIÁO DỤC CẢI TẠO NHỮNG PHẦN TỬ CÓ HÀNH ĐỘNG NGUY HẠI CHO XÃ HỘI
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Căn cứ vào các điều 38, 39, và 40 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa;
Để tăng cường việc giữ gìn trật tự an ninh, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và của nhân dân;
Để đẩy mạnh việc giáo dục cải tạo những phần tử có hành động nguy hại cho xã hội trở thành những người lao động lương thiện;
Theo đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
QUYẾT NGHỊ:
1. Nay quy định việc tập trung để giáo dục cải tạo những phần tử dưới đây, từ 18 tuổi trở lên, có hành động nguy hại cho xã hội, đã được giáo dục nhiều lần mà không chịu hối cải, nhưng xét không cần đưa ra Tòa án nhân dân xử phạt:
a) Những phần tử phản cách mạng ngoan cố, có hành động phương hại đến an ninh chung;
b) Những phần tử lưu manh chuyên nghiệp.
2. Việc giáo dục cải tạo thực hành theo phương châm kết hợp lao động với giáo dục chính trị, nhằm mục đích khuyến khích người được giáo dục cải tạo cố gắng lao động sản xuất, học tập nghề nghiệp, cải tạo tư tưởng để trở thành người lương thiện.
Những người được giáo dục cải tạo không bị coi như phạm nhân có án phạt tù, nhưng trong thời gian giáo dục cải tạo không được hưởng quyền công dân.
Trong thời gian giáo dục cải tạo, những người được giáo dục cải tạo được hưởng một chế độ thích đáng về lao động, học tập, ăn ở, và phải tuân theo kỷ luật giáo dục cải tạo; nếu vi phạm kỷ luật đó thì tùy trường hợp nặng nhẹ sẽ bị truy tố trước Tòa án nhân dân hoặc bị xử lý về hành chính.
3. Thời hạn giáo dục cải tạo là 3 năm. Tuy nhiên những người thật sự cải tạo trước thời hạn sẽ được về sớm hơn. Đối với những người hết thời hạn 3 năm mà không chịu cải tạo thì thời hạn giáo dục cải tạo có thể bị kéo dài.
4. Ủy ban hành chính khu tự trị, thành phố và tỉnh trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương căn cứ vào đề nghị của Sở hoặc, Ty Công an mà xét và quyết định những trường hợp cần tập trung để giáo dục cải tạo. Quyết định của Ủy ban hành chính phải được Hội đồng Chính phủ duyệt y trước khi thi hành.
Việc cho về trước thời hạn hoặc kéo dài thời hạn giáo dục cải tạo do Hội đồng Chính phủ quyết định căn cứ vào nhận xét của cơ quan phụ trách giáo dục cải tạo.
5. Viện Kiểm sát nhân dân có trách nhiệm kiểm sát việc theo đúng pháp luật của Ủy ban hành chính, cơ quan Công an và cơ quan phụ trách giáo dục cải tạo trong việc quyết định tập trung giáo dục cải tạo và chấp hành các chế độ giáo dục cải tạo.
6. Hội đồng Chính phủ quy định biện pháp cụ thể thi hành Nghị quyết này.


STANDING COMMITTEE OF THE DEMOCRATIC REPUBLIC OF VIETNAM
PREMIER

Trường Chinh
nguồn: Thư Viện Pháp Luật

STANDING COMMITTEE OF THE NATIONAL ASSEMBLY******
DEMOCRATIC REPUBLIC OF VIETNAM
Independent - Free - Happy 
********
Số: 49-NQ/TVQH
Hà Nội, June 20 1961 

DECIDED
FOR FOCUSING EDUCATION TO REMOLD ELEMENTS WHOSE ACTIONS ARE HARMFUL TO SOCIETY
STANDING COMMITTEE OF THE DEMOCRATIC REPUBLIC OF VIETNAM
Founded on articles 38, 39, and 40 of the Constitution of the Democratic Republic of Vietnam;
To strengthen the maintenance of order and security, protect the interests of the Government and the people;
To promote education to remold elements whose actions are harmful to society to become conscientious workers;
According to the suggestions of the Supreme People's Organ of Control;
DECIDED:
1. Now it is determined to focus on education to remold the elements below, from age 18 and older, whose actions are harmful to society, have been educated many times but have no remorse, but have been adjudged unnecessary to bring to the Peoples' Court to punish:
a) Die hard opponents of the revolution whose activities are harmful to the general security;
b) Elements who are professional ruffians.
2. Education through remolding carried out according to the motto of coordinating labor with political education, with the aim of encouraging those receiving remolding education to try to labor productively, study a profession, remold their thoughts to become conscientious people.
Those receiving remolding education are not seen as criminal sentenced to prison, but during a time receiving remolding education that do not enjoy the rights of a citizen.
During the time of remolding education, those receiving a remolding education enjoy a regime suitable for labor, study, living, and must obey the discipline of remolding education; if there is a violation of that discipline then in serious or light circumstances will be prosecuted before a Peoples' Court or resolved administratively.
3. The time period for remolding education is 3 years. However those who are really remolded earlier that the time period will be returned home sooner. Those who after the 3 year time period who do not allow themselves to be remolded can have their time period of remolding education extended.
4. The administrative committee of autonomous zones, cities and provinces directly subordinate to the center or equivalent administrative units based on the recommendations of the office or Police bureau that consider and decide which cases needed to be concentrated for remolding education.  The Administrative committee's decision must be approved by the Administrative Council before it is implemented.

Release before the time limit or extending the time limit of remolding education is decided by the Administrative Council based upon the observations of the agency responsible for the remolding education.
5. The People's Organ of Control is responsible for controlling this actions correctly according to the laws of the Administrative committee, Police agencies and agencies responsible for remolding education in the decisions to concentrate remolding education and execute the remolding education regime.
6. The Administrative Council stipulates the concrete means of implementing this Decision.


STANDING COMMITTEE OF THE NATIONAL ASSEMBLY OF THE PEOPLE REPUBLIC OF VIETNAM
PREMIER

Trường Chinh


Chính phủ Việt Nam tạo nên một chế độ "giáo dục cải tạo" nhằm mục đích đối xử với "phần tử có hành động nguy hại cho xã hội" để họ "trở thành những người lao động lương thiện."  "Phần tử có hàng động nguy hại cho xã hội" là những ai?  Thứ nhất là những người "phản cách mạng ngoan cố, có hành động phương hại đến an ninh chung."

Trong văn bản này cách mạng là gì?  Tôi nghĩ là câu định nghĩa thứ 4 trong Từ Điển Tiếng Việt (Trung Tâm Từ Điển Học, 2007) là: "cách mạng tháng Tám [nói tắt]."  Phần tử phản cách mạng này phải phản "cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương đánh đổ ách thống trị của thực dân và chế độ quân chủ, giành độc lập tự do" (mục "Cách mạng Tháng tám 1945 ở Việt Nam" trong Từ Điển Bách Khoa Việt Nam tập 1 A-Đ, Trung Tâm Biên Soạn Từ Điển Bách Khoa Việt Nam, 1995, tr. 328).  

Đi thêm một bước lô-gích nữa thì phản cách mạng có nghĩa là phản đối sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.  Tại sao văn bản ở trên không nói "phản đối sự lãnh đạo của Đảng cộng sản."  Hình như chữ cách mạng, dù không chính xác trong trường hợp này, nhưng có vị thiêng liêng và vĩ đại hơn Đảng cộng sản?  Có lẽ khái niệm "cách mạng" cũng là ngụ ý sự ưng thuận của toàn xã hội với sự lãnh đạo của Đảng cộng san đã từng cứu nước?  Như vậy phản cách mạng có nghĩa là phản khối xã hội mà nhất trí với các ý kiến và hành động của Đảng cộng sản. 

Phần tử thứ hai mà được hưởng giáo dục cải tạo là những người "lưu manh chuyên nghiệp."  Lưu manh nghĩa là "kẻ lười lao động, chuyên sống bằng trộm cắp, lửa đảo" (Từ Điển Tiếng Việt).  Lưu manh chuyên nghiệp có khác với lưu manh tài tử?  Thế nào những người này phải "trở thành những người lao động lương thiện."

Tại sao người phản đối sự lãnh đảo của Đảng cộng sản và các kẻ trộm, kẻ bịp tương tư nhau?  Có lẽ hai phần tử này không giống nhau cả?  Chỉ có việc là Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội thấy rằng họ có một dụng cụ tốt để giải quyết hai vấn đề đó.

Việc giáo dục cải tạo chỉ có thể thực hiện trong một xã hội khép kín.  Nếu con người có nhiều con đường lựa chọn khác thì họ rất khó cải tạo (xem Hu Ping, The Thought Remolding Campaign of the Chinese Party-State [Chiến dịch cải tạo tư tưởng của Đảng-Nhà nước Trung Quốc] Philip F. Williams và Yenna Vu dịch sang tiếng Anh, Amsterdam University Press, 2012, 15].  Phải có độc tài về tư tưởng [ideological dictatorship, tr. 18].  Một điều nữa là quan điểm chính trị phải xác định đạo đức [tr. 22].  Đạo đức là yếu tố căn bản của giáo dục cải tạo.  Một người sai quan điểm chính trị là một kẻ trái đạo đức - giống như kẻ cấp, kẻ lừa bịp.  

Những người trái đạo đức rất "nguy hại cho xã hội" như vậy phải tách ra và tập trung những người đó.  Tập trung để bảo vệ những người có đạo đức.  Các phần tử xấu cũng phải được tập trung để họ được quản lý và đào tạo.  Nhưng tập trung để làm gì?  Để "kết hợp lao động với giáo dục chính trị."  Theo nghị quyết này thì 3 năm lao động và giáo dục chính trị là mục tiêu.  Sau 3 năm được cải tạo một con người bình thường sẽ trở về xã hội thành "một người lao động lương thiện" nhất trí với Đảng cộng sản.  Như Hu Ping viết về Trung Quốc thời Mao Trạch Đông: "[The goal] is to bring about people's identity with and loyalty to the CCP's authoritarian regime" [Mục đích là gây ra tính đồng nhất và lòng trung thành với chế độ độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc. tr. 28]

Có lẽ chụm chữ quan trọng nhất trong tư liệu này là "xét không cần đưa ra Tòa án nhân dân xử phạt."  Ai xét?  Ty Công an xét.  Không đưa kẻ phạm tội trước Toà án để kết án.  Nhưng việc phạm tội không có trong tư liệu trên - "Những người được giáo dục cải tạo không bị coi như phạm nhân có án phạt tù."  Cái vấn đề là đạo đức, chứ phải là vi phạm.  Một mặt của lao động cải tạo là sự ăn năn.  Khi đang lao động thì cải tạo viên sẽ được nhận ra các hối lỗi của mình cùng thời mà được giáo dục cải tạo hưởng dẫn mình nhất trí với đường lối của người bắt mình vào trại để lao động.

22 tháng 2, 2016

Anh ở đây (I Am Here) - Thục Vũ (1975-6)

1-
Anh ở đây bạn bè anh cũng ở đây
I am here, my friends are here as well
Áo rách xác xơ vai gầy cùng chung kiếp sống lưu đầy
Shirts frayed and worn, gaunt shoulders, a shared fate of banishment
Anh ở đây ngày ngày cơm chưa đầy chén
I am here, day after day rice not filling my bowl
Chiều chiều xa trông đàn én kiếm mồi thấp thoáng bay nhanh
Every evening, afar seeing the swallows looking for their prey come and go in rapid flight

Toa liền toa, tầu đi trong ánh hoàng hôn
Car after car, a train goes in the dusk's last light
Tiếp nối những dư âm buồn thành thơ day dứt tâm hồn
Combined with sad echoes becoming a poem that torments the soul
Trăng ngậm sương mịt mờ không soi nẻo tối đường dài sao rơi lạc lối cho lòng giăng mắc không nguôi
The moon suffers the shadowy fog, it shines not on night's long road, lost falling stars, for feelings hung out with no relief

Chiều Suối Máu xót xa buồn nhớ con
Painful evenings at Bloody Stream remembering my child
Tình thương em vẫn đong đầy khóe mắt
Your love still shows something special in your eyes
Chiều Long Giao sương mờ đêm u uất nhớ thương vơi đầy hẹn hò vương chân mây
Evenings at Long Giao dim fog, melancholy nights remembering incompletely, an encounter stuck in the clouds

Anh ở đây bạn bè anh cũng ở đây vẫn giếng nước sâu bên cầu
I am here, my friends are here as well, there's still a deep well by the bridge
Tìm trăng, trăng vướng giây gầu
Looking for the moon, the moon's tangled in the scoop's rope
Anh ở đây ngày ngày bên trong rào sắt
I am here, day after day inside a iron enclosure
Hận thù ưu tư chồng chất giữa lòng núi cũ sông xưa
Hatred of the enemy, afflictions pile up in the heart of old mountains and ancient rivers

Anh ở đây anh ở đây sao vẫn còn ở đây?
I am here, I am here, why still here?

nguồn: Vũ Đức Nghiêm, Tình Ca & Ngục Tù Ca (San Jose, CA: Vũ Đức Nghiêm, 1991).


Gian khổ vật chất (cơm chưa đầy chén) là điều dĩ nhiên của trại cải tạo.  Xem cánh én bay "thấp thoáng" thì tiếc quyền tự do đi lại của một con người bình thường.  Mặt trăng cũng bị sương che, như bị ngăn cản gặp người thân.  Trăng cũng vướng vào giếng - giếng là rào vậy trăng cũng là tù nhân.  Một xã hội mà làm phát triển hận thù không phải một xã hội hòa bình, không phải một xã hội hòa giải.

Thục Vũ tên thật Vũ Văn Sâm sinh 1932 là dân bắc di cư (quê ở Trực Ninh, Năm Định).  Ông làm trưởng phòng Tâm Lý Chiến ở Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung - đủ để bị cải tạo lâu năm.  Trước năm 1975 nhạc sĩ Thục Vũ cũng tham gia thị trường nhạc ở Việt Nam Cộng Hòa với những ca khúc như "Nỗi niềm thương nhớ" (Diễn Hồng xuất bản năm 1964, Hoàng Oanh ca cho hãng đĩa Việt Nam), "Nắng đổ chiều thu" (Julie Quang ca cho hãng đĩa Việt Nam năm 1970) và "Tình mùa chinh chiến" (Minh Hiếu ca cho hãng đĩa Việt Nam năm 1963).

Trong hồi ký trại cải tạo Đáy địa ngục (San Jose: Thằng Mõ, 1985), Tạ Tỵ nhận xét về Thục Vũ:
Thục Vũ làm nhạc cũng như làm thơ, những tiếng thơ buồn bã mang nhiều uất hận! Thục Vũ vốn có bệnh đau gan nặng, da mặt và mắt anh vàng màu lá úa! Anh ít nói, không thờ ờ cũng chẳng vồn vã. Chúng tôi cùng chung C nhưng không cùng B. ở sát nhà nhau. Tuy ở gần, nhưng ít khi gặp, mỗi lần gặp, tâm sự chẳng muốn nói (tr. 75-6).
Chẳng muốn nói có nghĩ là tinh thần đang bị suy sụp (như Tạ Tỵ).

Nhạc sĩ Thục Vũ không được cải tạo lâu vì chết trong trại ở Sơn La giữa đêm 16-17 tháng 11 1976.  Phan Lạc Phúc (Lô Răng) viết trong Bè bạn gần xa: Bút kỳ (Westminster, CA: Văn Nghệ, 2000):
Đã lâu lắm rồi, người địa phương ở Sơn La nói vậy, mới có năm quá lạnh như năm nay. Đúng là "giậu đổ bìm leo", vào cái lúc mà tù cải tạo ra Bắc, lại đụng ngay một trận rét kinh hồn... Mà xưa nay cái lạnh và cái đói có nó có liên hệ "hữu cơ" với nhau. Càng đói thì càng rét - mà càng rét thì càng đói. Anh em ta đã có người "nằm xuống" vì đói lạnh. Vũ Văn Sâm (viết văn, làm nhạc) chết đêm 16 rạng 17 tháng 11 năm 1976 bên bịnh xá, sau cơn gió mùa đông bắc đầu tiên.


Các bài hát của Thục Vũ cũng có vị tiền chiến giống giống giai điệu Đoàn Chuẩn.  Vậy con trai của ông Chuẩn hát bài ca này cũng được.

Cái hay của bài hát này là đầu đề - tôi ở đây, nghĩa là tôi tồn tại.  Bạn bè tôi ở đây, chúng tôi cũng tồn tại.  Một mục đích của cơ chế cải tạo là cách ly thành phần xã hội "phản cách mạng." Tồn tại là phản kháng.  Thục Vũ không được tồn tại, nhưng "Anh ở đây" tồn tại.  Bài ca này không được phổ biến nhiều và chắc không được ưa thích cho lắm.  Nhưng nó là một tư liệu làm chứng một thời gian ở Việt Nam.

Thực ra bên ngoài tường trại người Việt không được hưởng các giai điệu mềm mại, êm ái như giai điệu này, và không được tâm sự về nỗi "buồn nhớ" trong lòng.

18 tháng 2, 2016

Vô đề (Untitled) - Nhượng Tống (1940)

Dưới bức màn sương chợt nhớ em,
Beneath the fog's curtain I suddenly miss you
Bồi hồi hàng lệ gạt đương đêm.
Troubled, wiping away tears through the night
Lòng thề sắt đá dầu không chuyển,
Heart's oath, iron and stone, though unchanged,
Mộng cách non sông chửa dễ tìm!
Dreams separated by mountains and rivers are not yet easily found
Tả hận từng phen quăng ngọn bút,
Describing hatred each time the pen is tossed
Thêu sầu xin chớ mượn đường kim,
Embroidered sadness, please do not borrow a needle
Phải chăng giờ trước song thu lạnh,
Could it have been the hour before, both in cold autumn
Em cũng ngồi trông bóng nguyệt chìm.
You also sat in the light of the falling moon.

Hà Nội Tân Văn, 12 tháng ba 1940

17 tháng 2, 2016

Cảnh sống ở một trại tập trung đồng bào bị cưỡng ép di cư tại miền Nam (1955)

nguồn ảnh: Độc Lập 16 tháng 4 1955, tr. 1.

Có lẽ tấm ảnh được chụp ở miền Nam lúc bấy giờ - khó xác nhận được.  Ở đâu cũng có người nghèo cực khổ.  Hàng nghìn nghèo vô Nam không nhà, không cửa thì tất nhiên lối sống chưa được ổn định.

Người di cư vào Nam bị cưỡng ép không?  Chắc đa số người đi có lý do cụ thể để đi.  Chế độ miền Bắc cũng ngược đãi nhiều thành phần xã hội của vùng gọi là tạm chiến.  Quan chức và nhà tư sản chẳng hạn.  Người di cư vào là như bỏ phiếu không ủng hộ chế miền Bắc, như vậy phải tuyên truyền thuyết phục dân ở lại.  Chữ trại tập trung là từ bóc méo, nhưng các người ở trại mất quyền tự do.

14 tháng 2, 2016

Cải tạo tư tưởng (chính trị)

Từ điển Bách khoa Việt Nam, quyển 1 A-Đ (Hà Nội: Trung tâm Biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, 1995) định nghĩa như sau:

CẢI TẠO TƯ TƯỞNG (chính trị), làm thay đổi căn bản nhằm xoá bỏ những tư tưởng lạc hậu, trau dồi tư tưởng mới tiến bộ.  CTTT là quá trình lâu dài, tiến hành bằng nhiều biện pháp và phương tiện tổng hợp: phê bình, tự phê bình, học tập tập trung, tuyên truyền qua sách báo, hoạt động văn hóa, văn nghệ và các phương tiện thông tin đại chúng, vv.  CTTT là một công tác quan trọng của các đảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa.  Tuy nhiên, CTTT trước hết và quan trọng nhất là hoạt động tinh thần của bản thân mỗi người, nghĩa là quá trình tự cải tạo.  Kết quả CTTT còn phụ thuộc vào cải tạo kinh tế - xã hội, vào hoạt động thực tiễn của đối tượng được cải tạo.

Remolding Thought (politics), making a fundamental change aimed at eliminating backward thought, cultivating new progressive thought.  RT is a lengthy process, carried out through many integrated means and procedures: criticism, self-criticism, collective study, propaganda through books and newspapers, cultural activities, performing arts and the mass media, etc... RT is an important task of communist parties and socialist governments.  Nevertheless, RT above all and most importantly is a spiritual activity for every one individually, meaning a process of remolding oneself.  The result of RT also depends on the remolding of the socio-economic, the practical activities of the subject being remolded.


Chữ "cải tạo" thường được dịch sang tiếng Anh bằng chữ "reeducate."  Tôi nghĩ rằng chữ "remold" đúng nghĩa hơn (ở nước Anh được đánh văn như "remould.")

Theo từ điển Oxford English Dictionary remould có nghĩa: "To mould again; to change the form of, to reform; to make into a different thing" - (Khuôn đúc lần nữa; thay đổi hình thức, cải thiện; làm thành một thứ khác).

Tư tưởng (cách hiểu biết và sinh hoạt thông thường nhất, thói quen, thế giới quan) của con người được coi như đất sét được khuôn đúc thêm một lần.  Cái vấn đề là được khuôn đúc một lần rồi thì đất sét (và tư tưởng) thành cứng.  Rất khó được mềm lại nữa để được khuôn đúc thêm một lần.  Cứng rồi thì cũng rất dễ bị tan vỡ.

Hai chữ "lạc hậu" và "tiến bộ" rất đáng sợ.  Hai quan điểm đó luôn luôn phụ thuộc vào bối cảnh từng xã hội, đâu phải của mỗi nước, mỗi xã hội, mỗi người, muôn thuở có quan niệm như nhau.  Đoạn định nghĩa ở trên không nói rõ ai thực hiện công trình cải tạo tư tưởng.  Đoạn ở trên chỉ nói là "tự cải tạo" là tốt nhất.  Rất ít người có đủ sức, đủ chí khí để tự cải tạo mình, để sửa lại các thói xấu của mình.  Như vậy việc cải tạo tư tưởng phải có lãnh đạo.  Trường hợp của Việt Nam là đảng lãnh đạo.  Nhưng thực ra việc hình thành hay cải tạo tư tưởng ở bất cứ đâu có sự đóng góp của bố me, họ hàng, bạn bè, nhà trường, tin ngưỡng, quảng cáo, v.v.

Một con người đã trưởng thành vào đời rất khó cải tạo.  Chắc người đó phải tự giác ngộ.  Và nhiều lần con người chỉ được cải tạo ở bên ngoài mà thôi.  Cái phẩm chất không thay đổi mấy.  Còn một người không tự giác ngộ sẽ như một cục sét khuôn đúc khô và cứng.  Khi nào khuôn đúc lần nữa thì sẽ bị tan vỡ.

Tại sao nhìn con người chất bị động như là đối tượng để ép vào khuôn khổ?  Con người như thế chắc dễ điều khiển hơn?  Hiện nay lực lượng chính mà khuôn đúc tất cả mỗi chúng ta là việc quảng cáo các sản phẩm, các lối sống nhằm mục đích lấy hết tiền và thì giờ của mình.

12 tháng 2, 2016

Xã giao trong nhà hát (Manners At The Theatre) - Phạm Văn Binh (1937)

Chúng ta không nên xấu hổ mà nhận rằng: người An-nam mình có tính cẩu thả và bất cứ ở một chỗ công chúng nào cũng phô bày cái tính cẩu thả làm mất phẩm giá ấy ra một cách đương nhiên, "không cần gì ai!"

Hãy lấy một thí dụ gần gụi nhất: người annam đi xem hát.

Chúng tôi không muốn nói đến mấy rạp cải lương ở Saigon hay Dakao chỗ mà người ta chỉ đến để cười cho xướng miệng và để phô bày bộ quần áo ngủ bằng lụa mỏng dinh.  Chúng tôi cũng không muốn nói đến mấy rạp hát ở ngõ Sẩm-công là chỗ để cho người ta mua vé để đi lại rầm rầm cho xướng chân, để nổ quết trầu vào tường vôi, và để ném vỏ quít, vỏ cam, vỏ hát dưa cho xướng tay.

Chúng ta muốn nói đến nhà hát lớn của thành phố mỗi khi có một cuộc dạ hội.  Những khi ấy, nhà hát đã thành một nơi tụ hội của khách phong lưu và ta vẫn phải biết chút ít xã giao để người ngoại quốc khỏi trông ta bằng con mắt khinh bỉ, coi ta như lũ mọi đen không biết lẽ phép, lịch sự là gì.

Phạm Văn Binh, "Xã giao trong nhà hát," Ngày Nay #55 (18 avril 1937), 11.

...

Trong khi ngồi xem, không nên binh phẩm to, cười ha hả, dù trên sân khấu có nhiều đoạn làm cho mình phải cười to đến thế mới tả được hết cái lòng vui vẻ của mình.


Cần tránh nhất là cái thú rung dùi của nhiều ông đi xem hát, hay gác chân lên cái thành ghế của người ngồi trước, rồi tự cho cái chân của mình làm việc khiến cho người chung quanh mình phải chóng mặt mà vẫn chưa tha.

Phạm Văn Binh, "Xã giao trong nhà hát," Ngày Nay #57 (2 mai 1937), 11.


Đọc bài báo này mình tưởng mà được một bài viết ngay bây giờ, chứ phải là 89 năm trước đây.  Người "An Nam" có một phong cách riêng để ứng xử khi đi coi nghệ thuật.  Nếu đa số là như thế thì tại sao mà bình luận?  Vì "người ngoại quốc ... trông ta bằng con mắt khinh bỉ, coi ta như lũ mọi đen không biết lẽ phép, lịch sự là gì."  Nghĩa là có một tiêu chuẩn quốc tế đòi hỏi một cách ứng xử nhất định khi vào một nhà hát.  Người Việt lạc hậu vì không biết, hay không chịu theo tiêu chuẩn ấy.  (Chưa chắc là dân ở các xứ văn minh cũng theo tiêu chuẩn ấy).

Đi coi nghệ thuật lúc bấy giờ chủ yếu là xem cải lương, chèo, tuồng hay đi coi phim hay kịch nói.  Bài viết này rất có giá trị vì cho người hiện nay được hiểu biết về không khí trong các rạp hát và nhà hát cách đây gần 100 năm.  

10 tháng 2, 2016

Huyền thoại chiều mưa (The Legend of A Rainy Afternoon) - Nguyễn Vũ (1967)


Boléro

Một chiều cuối tuần mưa bay lất phất và mây trắng giăng giăng
On a weekend evening, the rain blew in sprinkles and white clouds spread out
Em đến thăm anh, và vì mưa mãi nên không kịp về
You came to visit me, and because it rained non-stopp you didn't leave in time
Bên em anh lặng nhìn bầu trời nhòa đầy mắt mộng mơ
By your side I silently looked at the opaque sky with dreamy eyes
Sợ người yêu khóc, khe khẽ bên tai anh kể chuyện ngày xưa
Afraid my lover would cry, whispering in her ears I told a story of long ago

Chuyện xưa kể rằng trên thiên giới ấy ngày vui kết hoa đăng
A story from long ago told that in that celestial realm, happy times were tied up with flower lanterns
Thiên Quốc đang vui một nàng tiên lỡ làm rơi ly ngọc ngà
While the Celestial Kingdom is happy, a luckless fairy dropped an ivory goblet
Đang say nên trời bèn đọa đày nàng xuống dưới trần gian
Intoxicated, the heavens banished her to descend to the human world
Làm người dương thế không biết bao lâu mới cho quay về trời
As a human in the mortal realm, who knows when she'll be allowed to return to heaven

ĐK:
Em ơi! Nàng tiên ấy xuống dương trần một chiều mưa bay nhiều
My dear! When that fair descended to the mortal realm it was raining so
Và vì thương đời lính thương kiếp sống phong sương nên dù rằng một hôm
And because she pitied the soldier and an existence in mist and rain, even though one day
Thiên Quốc trời sai gom mây hồng làm xe đưa tiên về
The Celestial Kingdom's heavens commanded the collection of rosy clouds to make a chariot for the fairy's return
Tiên nói dối tiên còn đang giận trời và tiên không về đâu.
The fairy lied that she was angry at the heavens and there was no way she would return.

Nàng tiên giáng trần không đôi cánh trắng giờ đang ngắm mây rơi
The fairy lowered to the earth without white wings now gazes at the falling clouds
Đang đứng bên anh thầm cầu mưa mãi cho tiên đừng về
Is standing by me silent praying for it rain forever so that the fairy won't return home
Em ơi! Lỡ mà trời gọi về thì tiên nữ về không?
My dear! What if heaven called you back, would the fairy maid return?
Mỉm cười em nói: Tiên thích dương gian với chiều mưa thật nhiều.
Smiling you said: The fairy likes the mortal realm with its raining evenings very much.


Hoàng Oanh ca cho đĩa Sơn Ca SC-009-967-TN năm 1967.  Tôi chọn dịch bài ca này vì lúc bấy giờ chữ "huyền thoại" còn mới mẻ.  Bạn Lê Minh Khải nhận xét rằng khái niệm huyền thoại mới xuất hiện năm 1963 với quyển sách Chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam thực chất và huyền thoại của Nguyễn Văn Trung.  Chữ huyền thoại không có trong Hán Việt.

Huyền thoại phải dịch sang tiếng Anh với chữ legend hay chữ myth.  Huyền thoại chiều mưa cũng có cái hay của nó.  Có người anh kể cho người em về chuyện huyền thoại như thế đây.  "Anh" là lính, em là vợ hay người tình của người lính.  Em cũng là nàng tiên của huyền thoại.  Nghĩa là "em" xuống trần gian gặp "anh" rồi không muốn lên về trời nữa.  Giống như người "em" của bài ca cũng không muốn lìa xa người "anh" của bài ca.  Lý do là trời mưa buổi chiều.  Mưa tênh thì sẽ có xe trên trời đưa em về.  "Đứng bên anh thầm cầu mưa mãi cho tiên đừng về."  Nhưng em tiên này "thích dương gian với chiều mưa thật nhiều" nghĩa là hai người tình còn được kế bên nhau.

Bịa đặt một câu chuyện như thế có ý nghĩa là người em này được tôn kính như một nàng tiên thật.  Nàng tiên xuống trần gian là một điều rất may mắn cho người anh này, nhưng thực ra người em này có thể bị đưa về trời khi nào mưa hết.  Vậy hai người tình phải "cầu mưa mãi."  Nhưng trời mưa có thêm ý nghĩa là "anh" là lính chiến bị đặt vào tình thế khó khăn - "kiếp sống phong sương."  Trời mưa thì em / nàng tiên cũng phải nhớ thương đến "anh."  Được coi như một "nàng tiên giáng trần" là một niềm an ủi cho người em này bắt phải xa người tình.

Thực ra đây là một câu chuyện ngớ ngẩn mà chỉ có hai người tình khá trẻ ưa thích.  Anh lính này có lẽ đã nhập vào quân đội tuổi 18 có lẽ người em này cũng chỉ tuổi đôi tám, như vậy bài ca này cũng thích hợp với một cuộc tình non dại.  Nghe đến giọng ca Hoàng Oanh thì cũng dễ tưởng đến một cô con gái trẻ thơ.  (Ảnh trên bìa ban nhạc ở trên được chụp lúc Hoàng Oanh được 21 tuổi).

Bài ca được cấp phép hát ở Việt 24 tháng 9 2015, chỉ cách đây 5 tháng.

4 tháng 2, 2016

Khóc một giòng sông (Cry A River) - Đức Huy (1985?)

Tôi hay nhớ về quê nhà vào buổi chiều.
I often miss my homeland in the early evening
Nhất là những buổi chiều mưa rơi.
Especially evenings of falling rain
Cũng may Cali trời mưa ít không như Sài Gòn
It's lucky that California has little rain, not like Saigon
Nếu không tôi đã khóc một giòng sông.
If it didn't I'd have cried a river.

Không chi xót xa cho bằng thân phận người
There's nothing so painful as the lot of someone
Xa nhà sống một mình đơn côi.
Far from home living alone, in solitude
Cũng may thời gian qua vun vút không như Sài Gòn
It's a good thing that time flies past, not like Saigon
Nếu không tôi đã khóc một giòng sông.
If it didn't I'd have cried a river

Khóc một giòng sông, tôi đã khóc một giòng sông.
Cried a river, I have cried a river
Một giòng sông dài, nhớ cha, nhớ mẹ.
A long river, missing dad, missing mom.
Nhớ anh, nhớ chị.
Missing my brother, my sister.
Khóc một giòng sông, tôi đã khóc một giòng sông.
Cried a river, I have cried a river
Một giòng sông dài, những chiều mưa tôi khóc.
A long river, the evenings that I've cried
Khóc một giòng sông.
Cried a river.


Bạn giáo sư Tuan Hoang dịch bài này cũng hay.  Nhưng cũng thích bài này và muốn dịch theo ý của tôi.  Tôi cứ dịch khóc với cried, không phải cry.  Mặc dù người kể̀ chắc chưa khóc xong, chữ cried không có ý nghĩa là nước mắt cạn rồi.

Một ̣điều nữa là cái mệnh đề điều kiện - không như ... nếu.  Thời tiết, lối sống ở Cali khác - nếu Cali như Sài Gòn "tôi đã khóc" - I would have cried / I'd have cried - phải nói đến quá khứ vì tính mệnh đề.

Tuan cũng sử dụng đến từ exile khi dịch đoàn "xa nhà sống một mình."  Biết tiểu sử Đức Huy là người bị exile.  Tôi không biết dịch exile như thế nào - exile có ý nghĩa tha hương và biết không có cách nào để về quê hương.  Nếu về quê thì sẽ mất rất nhiều - sinh mệnh, quyền tự do, tài sản.  Như người kể chuyện trong bài hát nào không chỉ khóc vì nhớ quê, mà lại khóc nhiều hơn vì sống đơn coi - không được sự an ủi của tổ ấm hay bạn bè.

Đức Huy bị exile thì đúng - nhưng lời ca bày tỏ tâm sự của một người xa quê, xa người thân.  Song không có lý do nhất định nào.  Một thanh niên du học cũng có thể "khóc một giòng sông" theo giai điệu này.

Tôi cũng thích dịch "không như Sài Gòn" với các từ "not like Saigon" để phân biệt sự khác biệt của hai nước Việt và Mỹ rõ hơn.  Nói "not as much as" không mạnh bằng "not like."  Có lẽ một ngày nào đó tôi sẽ có dịp viết về giai điệu của bài ca giản dị và tuyệt vời này.

1 tháng 2, 2016

Viễn Châu (1924-2016)


Trong công trình nhạc Việt tôi được gặp rất nhiều người.  Viễn Châu là một trong những nhân vật gây ấn tượng nhất.  Ông rất dễ gần gũi, rất cởi mở.  Tôi đến gặp ông để nói chuyện về mối quan hệ giữa nhạc bolero và vọng cổ.  Để giải thích ông lấy một đàn ghi ta lõm và chơi một bài vọng cổ theo nhịp bolero nghe rất thú vị.  Ông muốn giải thích nhiều điều với tôi, nhưng thời gian của tôi rất hạn chế.

Ông cũng tặng tôi tấm ảnh nhỏ ở trên - ông cầm một cốc bia vơi đi hơn một nửa.  Mắt ông trông hơi say nhưng cũng thỏa mẫn với cái gì nào đó.

Cách đây mấy năm tôi đã dịch một vài bài vọng cổ của Viễn Châu - Ông lão chèo đòChúc Anh Đài.  Viễn biệt Bảy Bá Viễn Châu.