31 tháng 1, 2013

Hành trình Phạm Duy qua dòng lịch sử - Jason Gibbs (2002)

Ngọc chuyễn dịch từ bản thảo Anh ngữ "Phạm Duy's Travels through History", Tạp chí Văn 15 tháng 11 2002


Tôi rất hân hạnh được phát biểu trước quý vị hôm nay tại một buổi hội luận quan trọng như thế này. Thật là đáng ngại phải phát biểu trước một cử tọa quảng bác đã sống với nhạc Phạm Duy, và thậm chí tôi còn phải e sợ hơn nữa khi trình bày trước mặt đề tài bài nói chuyện của tôi. Tôi biết tôi không thể bắt đầu từ một sự nghiệp âm nhạc phong phú đa dạng như vậy để xét đoán nhạc Phạm Duy, vì thế tôi sẽ chỉ chọn một mảnh nhỏ hẹp trong số tác phẩm của ông. Việc khảo cứu của tôi từ bấy lâu chuyên về ca khúc Việt Nam hiện đại. Tuy trọng tâm của tôi đặt vào âm nhạc, thật khó có thể tách rời âm nhạc khỏi những biến cố lịch sử rộng lớn hơn, nhất là trong trường hợp Việt Nam, đất nước mang một lịch sử gian nan đầy tranh chấp. Trong bài nói chuyện của tôi hôm nay, tôi muốn nói về một phần nhạc Phạm Duy thể hiện kinh nghiệm sống trong những thời kỳ hết sức gian nan. Tôi xin được nói ca khúc của ông là sự phản hồi trung thực trước những biến cố thường là hi hữu, và do đó là hình ảnh chính xác của những thời kỳ này.

Suốt dòng đời Phạm Duy, Việt Nam là một nước thuộc địa, bị chiếm đóng trong Thế Chiến, chịu nạn đói, đấu tranh giải phóng dân tộc, trải qua cuộc chiến người Việt đánh người Việt, kinh qua bất ổn về chính trị, và sau hết hàng trăm ngàn người Việt bỏ nước ra đi làm thân tị nạn rải khắp bốn phương tám hướng. Người ta có thể hiểu ý nghĩa lâu bền của một tác phẩm như "Truyện Kiều" của Nguyễn Du với những câu như:
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Người nghệ sĩ sáng tác đóng vai trò gì trong những giai đoạn phức tạp như vậy? Tôi cho rằng họ làm chứng nhân, và biểu lộ những gì đẹp nhất, cao quý nhất của nhân sinh.
Năm 1946 Việt Nam ở vào đêm trừ tịch của cuộc kháng chiến chống Pháp. Phạm Duy viết một ca khúc mà chính ông cũng đã quên, tựa đề "Phương Trời Xa". Hai câu đầu của bài hát như sau:
Một bước ra đi không cần hoài nghi
Nhắm tới phương trời xa xa ca khúc nhạc đời!
Tiếng Anh chúng tôi có thành ngữ "Coi chừng điều bạn ước, có ngày sẽ gặp" (1). Từ bước đầu tiên ấy, khi gia nhập kháng chiến, lên đường với cây đàn trên tay, ông không ngừng vận hành theo "nhạc đời". Những ai trong quý vị biết về Phạm Duy đều biết ông vẫn liên tục trên bước đường - qua Paris, London, Hà Nội, Sài Gòn và khắp vùng Bắc Mỹ. Trong bài này tôi muốn nói đến một vài cuộc lữ hành những năm đầu cuộc đời sáng tác của ông đã đưa ông va chạm với những biến cố lịch sử, và những nhận thức ông đem đến cho chúng ta về lịch sử, về đời sống.

Nếu quý vị chưa đọc, tôi xin được mời tất cả quý vị đọc hồi ký của Phạm Duy về giai đoạn này. Những trang hồi ký chứng tỏ lòng yêu nước Việt không mệt mỏi diễn đạt bởi con người mang nhiệt huyết nghệ sĩ vô bờ. Ông viết nhiều bài hát cho kháng chiến như "Nhạc Tuổi Xanh", "Khởi Hành", và "Nhớ Người Thương Binh". Những ca khúc này rất phổ thông và được giới lãnh đạo Việt Minh đánh giá rất cao. Lúc này ông cũng hiểu ra chủ nghĩa xã hội với nghệ thuật chủ đích tìm vào đề tài hiện thực và sử dụng cuộc đấu tranh trong thực tế để tạo ra những điển hình khích động quần chúng. Phương thức này có thể dẫn đến những thể hiện một chiều, giáo điều, nhưng qua tay Phạm Duy chúng ta có được những hình tượng bất hủ mạnh mẽ, vì những nhân vật của ông có thật bằng xương bằng thịt và vì ông nắm bắt được cái hồn của sự việc.

Một số ca khúc đặc sắc nhất của ông viết trong chuyến công tác ông đảm nhận đi cùng một nhóm nhỏ các nghệ sĩ từ Thanh Hóa ở liên khu 4 đến Thừa Thiên ở liên khu 5. Chuyến đi này cực kỳ nguy hiểm, đưa ông đến vùng có những bạo hành khủng khiếp tàn hại dân làng vốn dĩ đã nghèo khổ. Đây là một vùng sâu trong thời kỳ vệ tinh và phóng viên toàn cầu chưa phổ biến, do đó những sự việc này không hề được công bố. Những ca khúc của Phạm Duy có lẽ là bản tường trình chính xác nhất chúng ta có được. Tôi muốn đem chương 29 tập hai hồi ký của ông, đoạn ông mô tả chuyến đi, làm tài liệu bắt buộc cho sinh viên muốn học về lịch sử Việt Nam thế kỷ 20.

Trường hợp ông đảm nhận công tác này cũng rất đặc biệt. Ông vừa đính ước với người vợ tương lai, Thái Hằng, lúc ấy ông cảm thấy bị áp lực phải đi để thuyết phục vợ và thượng cấp rằng ông là người nghiêm túc và sẽ từ bỏ cuộc đời đãng tử. Chuyến đi đưa đến nhiều ca khúc đặc sắc - "Bao Giờ Anh Lấy Đồn Tây"(2), "Về Miền Trung", "Mười Hai Lời Ru", và "Bà Mẹ Gio Linh". "Về Miền Trung" là bản tả thực sắc nét một khung cảnh trải qua bao đau thương không cùng. "Bà Mẹ Gio Linh" là câu chuyện người mẹ một chiến sĩ bị Tây chém đầu. Người mẹ ra chợ nhặt lại cái đầu đứt lìa của con. Quang cảnh này cực kỳ mãnh liệt và xúc động. Tôi có nghe một cuộc phỏng vấn ca sĩ Thái Thanh trên đài phát thanh, cô kể mỗi lần hát cô lại xúc động ứa nước mắt. Nhưng hơn cả cảm xúc của sự kiện, bài hát là lời chứng đời đời cho tình yêu và lòng can đảm trong những giai đoạn cực kỳ đau thương nguy hiểm.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, ông trở lại Thanh Hóa, kết hôn. Chẳng bao lâu sau ông lại đi bộ một chuyến nữa, lần này với người vợ mới cưới đang mang thai, đến Việt Bắc, nơi giới lãnh đạo văn hóa của Việt Minh mời ông tham dự Đại Hội Văn Nghệ năm 1950. Giới lãnh đạo biết rất rõ hiệu quả và tính phổ thông của ca khúc của ông. Trong khi chuyến đi này không đem lại cho chúng ta bản nhạc nào, nó lại dẫn đến tình huống giúp chúng ta có được những ca khúc sau đó. Trong cuộc họp, nhạc sĩ lão thành Nguyễn Xuân Khoát báo cho ông quyết định của lãnh đạo gửi ông đi dự một hội nghị quốc tế ở Đông Đức - một vinh dự lớn lao mà hầu như bất kỳ nhạc sĩ đồng chí nào của Phạm Duy trong kháng chiến cũng sẽ hân hoan đón nhận. Phạm Duy từ chối đề nghị này, nói rằng ông không thể đi không có vợ bên cạnh, cảm thấy ông cần có mặt bên vợ khi bà sinh nở. Nhưng nếu đọc hồi ký của ông, hình như lý do thực sự là ông khó chịu trước sự khống chế nghệ thuật tập trung tăng dần từ giới lãnh đạo Việt Minh. Nhạc sĩ Tô Vũ kể với tôi chuyện ông được cử đi tìm Phạm Duy để bảo ông rằng lãnh đạo đã khoan hồng và đồng ý cho phép vợ ông đi cùng ông nếu ông chịu đi Đức. Tô Vũ không gặp được ông, nhưng khẳng định là nếu ông gặp được, Phạm Duy có lẽ đã ở lại với kháng chiến. Cá nhân tôi không nghĩ ông sẽ ở lại.

Trong lần trở lại Thanh Hóa, không khí nghệ thuật đã thay đổi đầy kịch tính. Tướng Nguyễn Sơn, người ủng hộ nghệ sĩ trí thức hết mình, bị thay thế, và thành phần lãnh đạo mới chú trọng nhiều hơn vào việc tăng cường kỷ luật. Theo một nguồn tư liệu tôi phỏng vấn được, Phạm Duy và gia đình thỉnh thoảng bị quản thúc. Sự đổi thay điều kiện hoạt động, thêm vào mối lo cho vợ và con trai mới sinh đưa ông rời bỏ kháng chiến hồi cư về Hà Nội.

Chuyển biến lớn kế tiếp trong đời Phạm Duy thực chất là việc tiên liệu cuộc di cư vĩ đại dân chúng miền Bắc vào Nam diễn ra từ đầu đến giữa thập niên 50. Trong hồi ký, ông viết năm 1950 ở Việt Bắc ông đã biết Việt Minh sau cùng sẽ đánh bại Pháp, do đó ông hẳn đã dự liệu ông sẽ rời bỏ phe chiến thắng, và có lẽ chưa nhất định liệu trong tương lai ông có thể trở về Hà Nội, sinh quán của ông. Hành trình từ Bắc vào Nam cùng với gần một triệu đồng hương, được diễn tả qua những ca khúc như "Tình Hoài Hương", "Tình Ca", "Thuyền Viễn Xứ", . "Tình Hoài Hương" là hình ảnh một Việt Nam lý tưởng, một quê hương lý tưởng. Nhưng quê hương trong bài hát là một quê hương mà tác giả nuối tiếc đã mất đối với ông. "Tình Ca" là tình khúc cho nước Việt ấy, cho tiếng nói, giang sơn, và người dân. Nhưng đây là ý thức trở nên khẩn thiết trên bối cảnh đất nước chiến tranh, bên bờ chia cắt. Với những gì Việt Nam trải qua, làm sao tất cả những yếu tố này có thể tồn tại? Phạm Duy xác định sự tồn tại của quốc gia qua tiếng nói, qua lời mẹ ru, câu Kiều, qua miệng cười thiếu nữ, qua sức lao động miệt mài của nông dân nghèo.

Đến 1954, có hai nước Việt Nam. Trước thảm trạng này, Phạm Duy viết một ca khúc về cuộc lữ hành tưởng tượng và bất khả thi lúc ấy dọc chiều dài Việt Nam từ Bắc xuống Nam - "Con Đường Cái Quan". Trước đó Phạm Duy đã du hành tương tự dưới những tình huống rất khác, là thành viên gánh hát cải lương Đức Huy năm 1944. Người lữ khách của trường ca này cũng là một ca nhân, nhưng ông không du hành để biểu diễn, mà để gặp gỡ và tái hợp người người trên đường ông đi dọc chiều dài đất nước. Tác phẩm này được coi như là một kiệt tác và tôi tin rằng sức sống của nó xuất phát từ những diễn biến phức tạp vốn đã sinh ra cảm xúc cho cảnh sống trong một đất nước bị chia cắt.

Một kết quả tốt đẹp khác của những vốn sống lãng du khắp đất nước của Phạm Duy là việc khảo cứu dân ca. Lần đầu tiên tôi biết đến Phạm Duy là khi đọc quyển "Đặc Khảo về Dân Nhạc ở Việt Nam" (Musics of Vietnam) của ông và hai dĩa nhạc ông thực hiện cho một hãng dĩa Mỹ, Folkways Records. Ông soạn hai bài dân ca mới thể hiện kiến thức này, và giúp duy trì phát triển nhạc dân tộc Việt Nam. Ông cũng sang Mỹ để giúp phổ biến những hiểu biết về Việt Nam và âm nhạc Việt Nam.

Quyển "Tìm Hiểu Việt Nam" (Understanding Vietnam) của Neil Jameson kể lại lần Phạm Duy trình diễn trên truyền hình Mỹ trong một lần đi này. Lần ấy ông hát cho khán giả nghe ca khúc "Nhân Danh". Đó là một ca khúc nhức nhối, hiển nhiên mối thù hận khát máu tăng dần sức hủy diệt.
Vì giữ mình tôi phải giết một người
Vì gia đình tôi phải giết mười người
Vì xóm làng tôi phải giết ngàn người
Jameson viết: "Câu cuối được hát lên chói tai, lạc điệu. Sau một khắc lặng im sững sờ, cử tọa đang bàng hoàng bắt đầu vỗ tay tán thưởng. Nhưng Phạm Duy, nhà nghệ sĩ biểu diễn bậc thầy, ngắt ngang tiếng vỗ tay khi đến hồi nhiệt liệt nhất. Ông bảo mất mát và hủy diệt chỉ để hối tiếc, không bao giờ hoan nghênh hay tặng thưởng. Rồi ông bắt đầu hát lại, trình bày một khía cạnh mới: Vì giữ mình tôi phải cứu." (3)

Đây là một Phạm Duy nhận biết rất rõ sự tàn phá của chiến tranh, sự chai sạn có thể có với bạo lực không cùng. Một trong những ca khúc nhức nhối nhất của ông viết trong lần thứ hai đến Hoa kỳ năm 1970. Đây là thời điểm công chúng Mỹ biết đến sự cố gọi là "Thảm sát Mỹ Lai". Đây là một trong những thời khắc đen tối quay cuồng trong lịch sử nước tôi. Người Mỹ chúng tôi luôn luôn tưởng tượng mình là những "chính diện" nón trắng đến giải cứu để thế giới tốt đẹp hơn. Bỗng dưng chúng tôi phải đối diện với thực tế có những bối cảnh mà đồng bào tôi có thể gây ra tội ác khủng khiếp. Phạm Duy thấy mình trong một phòng khách sạn ở New York, một mặt xa rời cuộc chiến ở quê nhà, mặt khác qua báo chí, ở giữa trạng thái tự nhận diện thảm hại của nước Mỹ.

Ca khúc ông viết trong tình huống này, tựa đề "Kể Chuyện Đi Xa", về buổi hội ngộ của người cha và các con sau chuyến đi từ nước ngoài. Ca khúc trong lần trình diễn này mở đầu với hồi kèn lạc lõng - người cha của những đứa trẻ, thân yêu và khả kính, trở về như một anh hùng. Nhưng ông không cảm thấy mình là anh hùng. Những diễn biến ông nhận thấy trên thế giới khiến ông cảm thấy thua cuộc. Những đứa con ngây thơ nài nỉ "Cha ơi, cha ơi, cha đã đi nhiều! Cha đi đâu? Cha thấy gì? Kể chúng con nghe đi cha". Chúng ta nghe một giọng nói, mỏi mệt vì thấu hiểu bất công trên thế giới, trước tiên kể những điều tốt đẹp ông đã nghe đã thấy. Rồi ông phải đối chiếu những điều tốt đẹp này với sự xấu xa của thế giới - "Mỹ Lai đã thành món quà Giáng Sinh". Ông có thể tưởng tượng mọi người lợi dụng chiến tranh trục lợi cá nhân, buôn súng, và tự thỏa mãn.

Có một thành ngữ Việt Nam - "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Trong chuyến đi này, sàng khôn của Phạm Duy đầy lên, bung rách. Ông kết thúc "Cha cứ đi hoài? Chỉ buồn thêm thôi". Nhưng với tôi ca khúc này rất tuyệt và rất hợp lúc, vì nó nói lên tình hình hiện tại cho tất cả chúng ta. Trong khi ông hát về những diễn biến ở một thời điểm nhất định trên quê hương ông, ông đồng thời phát ngôn vấn đề nan giải chung của chúng ta. Ông đối diện với nhận thức rằng nhân loại, mặc cho bao nhiêu tôn chỉ tiến bộ và văn minh, vẫn có thể có bạo lực và tham tàn không nói hết được, đôi khi thậm chí không hay biết việc mình đang làm. Và nhân loại xem ra không đủ sức ngăn chận sự vô nhân đạo này. Tôi thấy rõ điều này trên thế giới ngày 9-11, mâu thuẫn Trung Đông, Nam Tư cũ, Phi châu, và nhiều nơi khác. Vì thế Phạm Duy đã viết một bài hát mạnh mẽ vượt qua những nền văn hóa và nói lên những rối ren dai dẳng của tình hình hiện tại.

Nhưng tôi không muốn kết thúc trong âm sắc tuyệt vọng. Còn một nơi nữa Phạm Duy đã đến, không xa trong không gian, mà rất xa với những gì từ các cuộc hành trình kia. Đây là hành trình vào địa đàng. Mặc cho những hiểm nguy và thương đau có thể bão hòa bất kỳ ai trong chúng ta, lúc nào cũng vẫn còn chỗ cho tình yêu và hoan lạc. Phạm Duy viết quá nhiều và quá hay về cuộc hành trình ái ân này, tôi thậm chí không cố gắng liệt kê các ca khúc. Nhưng tôi đặc biệt nghĩ đến bài "Giã Từ Ác Mộng" viết gần như cùng lúc với bài tôi vừa kể. Trong bài hát này là chuyến đi cùng nhau vào Địa Đàng.
Ta đưa nhau đến cõi địa đàng
Về một nơi sông dài nước rộng
Ta yêu nhau trên bãi cỏ hoang
Tôi nghĩ tầm quan trọng của Phạm Duy xuất phát từ việc ông có thể vừa nhìn vào ác mộng rong mắt vừa quay lưng lại ác mộng và tìm về thế giới đam mê ngập tràn.
Kết thúc "Kiều", Nguyễn Du viết:
"Chữ tài liền với chữ tai một vần"
Nói cách khác, người có tài năng sẽ gặp tai ương. Phạm Duy rõ ràng đã lâm vào những tai ương - ông chứng kiến những đau thương của chiến tranh, ông bị buộc phải rời quê hương hai lần. Và rồi Phạm Duy diễn dịch tai ương vào ca khúc mang lại sự hiểu biết, và thậm chí ở mức độ nào đó, ý nghĩa cho một giai đoạn khó khăn trong lịch sử. Phạm Duy viết quá nhiều ca khúc với thật nhiều đề tài từ thật nhiều quan điểm mà tôi biết có những chỉ trích về ông cho sự không đồng nhất hoặc không gắn bó trung thành với một lý thuyết hay lý tưởng định sẵn.

Thế nhưng tôi nhìn thấy sự nhất quán rõ ràng xuyên suốt tác phẩm của ông - tình yêu đất nước, yêu đồng bào, và tôi nghĩ một tình yêu lớn lao hơn cho cuộc đời và tình yêu nhân sinh. Tôi thích những lời ông muốn dùng để viết trong bài "Viễn Du":
Phiêu du
Khắp nẻo đây đó .. Bỗng người say sưa
Thấy hoàn cầu mơ khúc đại đồng ca

Ca khúc Phạm Duy, trong khi có lẽ thuộc về dân tộc Việt Nam, rất quan trọng cho tất cả chúng ta. Chúng đem lại cho chúng ta sự hiểu biết về nhân sinh trong những thời kỳ đen tối nhất và tốt đẹp nhất.


Chú thích của người dịch:
  1. "Be careful what you wish for, yet may just get it"
     
  2. Sau đổi thành "Quê Nghèo" cùng với một vài sửa đổi trong lời ca
     
  3. "The final line was sung harshly, out of cadence. After a moment of stunned silence the shocked audience began to applaud. But Pham Duy, master showman, cut off the applause as it approached its peak. Loss and destruction, he told them, are only to be regretted, never applauded nor prized. He then began to sing again, providing a new perspective - For my defense I must save, must save, save one man, save one man ."

30 tháng 1, 2013

Phạm Duy: Giấc mơ hòa hợp chưa thành - Jason Gibbs


"Mày phải bỏ cái tính "chơi" của mày đi."
Phạm Duy kể lại những lời này của nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát nói với ông năm 1950 lúc ông lên Việt Bắc tham dự Đại hội Văn nghệ Nhân dân.  Điều may cho chúng ta, những người yêu nhạc Việt, là Phạm Duy đã biết rằng mình không thể nào bỏ "tính chơi" ấy.  Lãnh đạo văn nghệ của Việt Minh đã nhận ra tài năng của ông và muốn khai thác tài năng ấy.  Họ ưu đãi Phạm Duy cho kết nạp Đảng, làm đại diện  liên hoan ở nước ngoài, được thưởng huân chương và thành một cán bộ văn nghệ đàng hoàng.  Lúc ấy Phạm Duy đang ăn lương của Việt Minh.  Ông đã lưu diễn và đi thực tế nữa để sáng tác những tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc kháng chiến ấy.  Song, mặc dù ông thuộc vao cơ chế, Phạm Duy có ca một tính độc lập.

Còn tính chơi ấy có thật.  Lãnh đạo bảo phải "khai tử" một bài ca "chơi"  noi về một cuộc tình là "Bên cầu biên giới" nhưng Phạm Duy thấy khó chịu và không chấp nhận.  Tất nhiên chỉ nói đến "tính chơi" không thể nào đủ và xứng đáng khi nghĩ đế ông. Ông tôn trọng nghệ thuật của mình, tôn trọng dân Việt Nam và nhân loại nữa.  Tôi nghĩ như thế thực sụ phải gọi là tính nghiêm túc.

Lúc bấy giờ mọi người ở vùng kháng chiến đều biết đến ca khúc của Phạm Duy.  Đây là bởi vì các bài ca của ông viết hay và kịp thời, và còn nữa vì ông là một diễn viên rất hấp dẫn đi lưu diễn khắp miền Bắc. Dù không mở lớp, Phạm Duy đã thành một thầy giáo dạy môn sáng tác cho bao nhiêu thanh niên thời kháng chiến (và các thế hệ sau).  Chính Phạm Duy tìm cách khai thác kho nhạc dân gian làm cho nền nhạc kháng chiến được có "tính dân tộc" theo chủ trương của lãnh đạo văn nghệ.  Cùng thời với Phạm Duy đa số nhạc sĩ Việt chỉ viết hành khúc, hay ca khúc nửa cổ điển.  Tôi nghĩ rằng Phạm Duy dễ gần với nhạc dân gian vì ông dễ hòa với dân, và vì ông có sức quan sát rất tinh vị.  Hồi đó, ông chưa thực sự nghiên cứu nhưng được thâm nhập văn hóa dân gian một cách rất tự nhiên.

Chắc vì biết mình có tiếng ham chơi nên ông nhận đi một chuyến đi mạo hiểm vào miền Trung Bắc, khu mà Pháp từng gọi là "la rue sans joie."  Điều lạ là người "chịu chơi" này (tôi nói đùa vì biết Phạm Duy không bia rượu chè) sắp lấy vợ nhưng hoãn lại đám cưới của mình để đi thực tế.  Trong Hồi ký Phạm Duy cũng nói rằng ông đã muốn chứng tỏ sự "can đảm" và "vinh dự" của mình cho người vợ tương lai.    

Trong vùng miền Trung ấy, Pháp đàn áp quân và dân rất khốc liệt.  Hiện nay quả đất này vẫn còn nhiều chiến tranh, nhưng cũng có phóng viên đến, ghi và phát hành sự tàn ác của chiến tranh và đau khổ của dân thường trước lương tâm của dân khắp thế giới.  Nhung trong cuộc chiến chống Pháp không có phóng viên nào vào chiến khu  để kể đến nỗi đau khổ ấy.  Chỉ có nghệ sĩ với cây đàn.

Nhắc đến chuyến đi này Phạm Duy mô tả một cảnh tuong "không một bóng trai."  Bài ca "Mười hai lời ru" vẽ hình ảnh thành quả là các mẹ ôm các con trai bị giết trong lòng.  Lúc bấy giờ chính sách văn hóa của Việt Minh là chủ nghĩa thực tế xã hội.  Nghĩa là phản ánh thực tế nhưng tô điểm thêm để làm thông điệp theo nhu cầu thời đại. Nhạc Phạm Duy không son phấn. Ông soạn những lời mộc mạc để diễn tả hành động của một "Bà mẹ Gio Linh."

Quân thù đã bắt được con
Đem ra giữa chợ cắt đầu
Nghẹn ngào không nói một câu
Mang khăn gói đi lấy đầu
Bài ca này có quân thù nhưng không có hận thù - và không có lời chiến đấu và căm hờn nữa.  Phạm Duy viết về cử chỉ nhân đạo và dũng cảm của bà mẹ này. Tác dụng của lời ca cảm động này quá mãnh liệt và gây được ấn tượng sâu sắc đến bây giờ.  Tôi đã nói về bài hát này với một người ái mộ nhạc Phạm Duy mà cũng đã theo Việt Minh đến cùng.  Ông ấy nói "ai nghe cũng phải khóc."

Nhưng đây không phải là giọt lệ đầu hàng mà là giọt lệ đồng cảm và thúc đẩy.  Trong Hồi ký Phạm Duy viết rằng bài ca "Bà mẹ Gio Linh" "bị phê bình là tiêu cực."  Nhưng ông cũng bị phê bình nữa khi về thành (dinh tê) và đặt lời ca mới với chủ đề "Bà mẹ nuôi."  Ông bảo với tôi là lúc về thành nếu hát lời ca nguyên bảnông sẽ bị bắt đi tù.  Ông tự hào với giai điệu của mình phản ánh nhạc miền Trung và đặt lời mới vì rất thích giai điệu ấy. Còn bài ca ấy phản ánh thời vẻ vang nhất của ông.

"Bà mẹ Gio Linh" là một trong những tác phẩm sớm nhất của ông được cấp phép phổ biên ở nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày 21 tháng 7 2005 theo Quyết định 47 của Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn.  Có người ở hải ngoại phê bình Phạm Duy vì ông về quê ở.  Song Phạm Duy, dù yêu hòa bình, đã về Việt Nam để tranh đấu - tranh đấu cho sự nghiệp của mình.

Gặp ông ở Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2009 tôi không thể nào quên Phạm Duy tâm sự với tôi bằng tiếng Anh - "How I suffer!" (Tôi đau khổ biết bao!).  Được về quê là một niềm hạnh phúc, nhưng ông cũng phải xa cháu chắt yêu quý của ông, không được hưởng niềm an ủi của tổ ấm gia đình ở Thị Trường Giữa Đàng.  Ông hiến thân cho các con tinh thần của mình.
Trước khi qua đời thông tin tức mới nhất về Phạm Duy được đăng là bài "Cấp phép thêm 8 ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy" trên báo Người Lao Động ngày 16 tháng 1 2013. Tin đáng mừng là tám trong mười bài Đạo Ca của ông được biểu diễn trong nước Việt.  Phạm Duy phát biểu trong bài báo rằng đây "là những ca khúc nói về đạo làm người, về tình thương, lòng nhân ái và sự tu tâm dưỡng tính." Điều đáng buồn là chưa có quyết định nào về hai bài Đạo ca bỏ sót lại là "Quan Thế Âm" và "Một cành mai."

Một bạn của Phạm Duy là Phạm Thiên Thư soạn lời ca cho bài "Một cành mai" nói về Nhất Chí Mai (tức Phan Thị Mai).  Nhất Chí Mai là một trong những đệ tử ban đầu của Dòng tu Tiếp Hiện của Thích Nhất Hạnh sáng lập.  Là tín đồ của Phật giáo nhập giới, cô theo gương mẫu của người Mỹ phái Quaker Norman Morrison và tự thiêu để đòi hòa bình. "Sống mình không thể nói / Chết mới được ra lời!" là lời di chúc của cô.

Phạm Thiên Thư soạn lời ca cho Phạm Duy viết và bài ca này về sự bắt nguồn của tàn phá trong chiến tranh là nằm ở trong thái độ mỗi chúng ta.

Ôi máu đã thành sông, xương người đã thành non
Hận thù như trời bể, hờn căm vẫn còn nghe.

Loài người chỉ tìm được ân tình và hòa bình khi không còn "hận thù" và "hờn căm" với nhau.  Như thế thật sự là "đạo làm người."  Hai ông sử dụng đến ngôn ngữ và hòa âm với ý giúp người được hòa với người.

Đền nhau chỉ có chút lệ thôi!
Có lẽ tác phẩm kiệt tác của Phạm Duy là bản cantata (trường ca) Con Đường Cái Quan.  Một kỷ niệm khó quên là lúc cách đây hơn 15 năm tôi được xem các sinh viên của University of California at Berkeley Vietnamese Student Association (Hội Sinh Viên Việt Nam Đại Hộc California tại Berkeley) làm một Chương trình Văn nghệ theo tác phẩm này.  Đại hộc California tại Berkeley là một trong những trường đại học uy tín nhất trên thế giới.  Các sinh viên trường này rất giỏi, nhưng tất nhiên các sinh viên gốc Việt được "Mỹ hóa" khá nhiều rồi.  Họ (các diễn viên và tổ chức chương trình ấy) chắc đã thành những bác sĩ, kỹ sư, giáo sư, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp trong xã hội Mỹ.  Họ làm các chương trình này để tỏ sự tự hào về quê mình và văn hóa mình, và để chia sẻ với các bạn hữu, nhất là bạn hữu người Mỹ chính gốc.

Con Đường Cái Quan là một tác phẩm rất xứng đáng cho chương trình của các sinh viên Mỹ gốc Việt.  Các sinh viên toàn là tài tử lên sân khấu với sự giúp đỡ của một vài nghệ sĩ cổ nhạc từ San Jose ra.  Qua các tiết mục của tác phẩm này họ được hiểu biết đến từng miền quê, đến phong tục tap quan, cách nói, âm nhạc của các miền.  Phạm Duy viết tác phẩm này lúc mà người Việt chưa được sống chung với nhau trong hòa bình.  Ý chính của Phạm Duy lúc viết Con Đường Cái Quan là tìm cách để làng quê của ông được thống nhất trong âm thanh và hòa âm mặc dù hòa bình chưa được đến.

Hòa bình đến cũng đã khá lâu rồi, nhưng chưa chắc hận thù và căm hờn đã hết.  Con Đường Cái Quan đã được cấp phép được phổ biên ở xứ Việt theo Quyết định số 8 ngày 21 tháng 11 2005 (tất nhiên tác phẩm này đã được hát thoải mái ở không biết mấy chục nước khác rồi).  Rồi tác phẩm này bị rút phép vài tháng sau với Quyết định số 35 ngày 8 tháng 5 năm 2006.  Đã có những người với tấm hiểu biết sâu rộng về lịch sử và văn hóa Việt Nam như các giáo sư Trần Văn Khê và Dương Trung Quốc viết thư cho Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thông tin và Du lịch xin kiệt tác của Phạm Duy được đến với quần chúng trên quê hương là nơi chôn rau cắt rôn của tác giả.  Tôi thì đề nghị Bộ Văn hóa, Thông tin và Du lịch làm một chương trình truyền hình Con Đường Âm Nhạc để tưởng niệm Phạm Duy và biểu diễn toàn bộ tác phẩm này.

Ở trên đây tôi đã viết nhiều đến một Phạm Duy một nhà sáng tác nghiêm túc và đã sáng tác những tác phẩm đích thực với ý nghĩa sâu xa.  Nhưng tôi cũng nghĩ rằng chúng ta không nên quên "tính chơi" của ông Phạm Duy.  Chắc ông Nguyễn Xuân Khoát muốn nói đến quan hệ Phạm Duy với phái nữ - một mối quan hệ đa dạng đã để lại cho chúng ta vô số những tình khúc sẽ sống mãi với thời gian.

Chữ "chơi" thường có nghĩa như giải trí hay nghỉ ngơi thì cũng dễ bị coi như lười biếng hay vô tích sự.  Phạm Duy lại là một người sống và làm việc hết mình và suốt đời vì nghệ thuật mình.  Song chữ "chơi" cũng kết hợp với sự gần gũi của người với người, với sự vui chung.  Là thêm một kiểu để loài người được hòa hợp với nhau.  Phạm Duy đã sáng tạo hai thể loại nhạc chơi đặc biệt phải gọi là "thí nghiệm" vì hình như chưa được nhiều nhạc sĩ khác khai thác là các Vỉa Hè CaTục Ca.  Việt Nam cần đến những ca khúc như thế vượt qua cái khuôn khổ thiên nhiên - rừng, gió, mưa, sông / mây trôi và không đề cập đến đời thực của các thành phố.  Tất nhiên chắc phải đợi lâu đến khi các Vỉa Hè CaTục Ca được cấp giấy phép ở xứ Việt.  Nhưng ngôn ngữ dung tục của vỉa hè, các hẻm, các ngõ thuộc văn hóa dân gian của thời đại này mà chỉ dược nghe trong những tác phẩm rap hiện nay.  Phạm Duy một lần nữa là kẻ tiền phong mặc kệ các "đạo đức giả."

Phạm Duy sống cuối đời ở Việt Nam để các ca khúc của ông được cấy lại trong đất phù sa nơi quê hương.  Hiện nay, ai sẽ nuôi trồng các ca khúc của ông?  Nhạc của Phạm Duy chủ yếu còn sống và sẽ sống trong trái tim của mọi người yêu nhạc Việt.  Tình yêu đó được chứng minh qua thị trường âm nhạc.  Về nước Phạm Duy làm một việc rất khôn là bán tác phẩm của mình cho một công ty đủ vốn để đầu tư và đấu tranh cho sự nghiệp ông.  Còn các ca sĩ làm một vai trò rất quan trọng để nuôi trồng vườn âm nhạc này lúc nào họ xin phép sử dụng đến các tác phẩm.  Nhưng chính chúng ta cũng phải lên tiếng cho quyền nghe các tác phẩm của Phạm Duy.  Dù đã xa khuất ông để lại một kho tàng âm thanh sẽ lưu lại mãi với chúng ta.

23 tháng 1, 2013

Tuần lễ fim Trung Quốc (Chinese Film Week) - Vũ Minh (1955)

biển rạp xi-nê: Tuần Lễ Fim Trung Quốc
theatre sign: Chinese Film Week

Quang cảnh vui tươi của Thủ-đô kỷ niệm I năm giải phóng.  Một buổi tan chiều phim trong tuần lễ phim Trung Quốc được nhân dân rất ưa chuộng trước rạp Hồng Hà.

A lively spectacle of the Capitol for its first anniversary of liberation.  The letting out of the afternoon film during Chinese Film Week was very well-liked by the people in front of the Red River Theatre.

Ảnh Điện ảnh Vũ-Minh -- Bản kẽm Tô-Mỹ
Movie Pictures, Vũ Minh -- cliché, Tô Mỹ

nguồn: Thời mới 14 tháng 10 1955, 1


Hiện nay rạp Hồng Hà là Nhà hát Tuồng Việt Nam.  Tôi đã vào rạp ấy năm 1993 để xem hát chèo.


nguồn ảnh: blog Báo mạng điện tử K28 (13 tháng 3 2010)

Ngày xưa rạp Hồng Hà được gọi là Ciné Olympia.  Ngày 13 tháng 9 1938 nhóm Myosotis biểu diễn ở đây.  Đặng Thế Phong đã hát trên sân khấu rạp này.

nguồn: Flickr manhhai's photostream

10 tháng 10 1955 là ngày kỷ niệm Hà Nội được giải phóng một năm.  Dân Hà Nội mừng ngày kỷ niệm ấy với một tuần lễ xem phim Trung Quốc. Vì chưa được xem phim Trung Quốc nào của giai đoạn ấy tôi không biết các phim này có hay hay không. Nhưng làm một chương trình như thế phải có ý nghĩa chính trị và ngoại giao.

20 tháng 1, 2013

Sao anh không kể (Why won't you tell) - Hoàng Hiệp / Lê Thị Kim (1978)

Như là nghìn gian khổ chưa hề đi qua anh
It's as if a thousand hardships have not yet passed, love
Như là cuộc chiến tranh anh chưa từng tham dự
As if it was a war which you never played a part
Em hỏi về kỷ niệm ở Trường Sơn rừng sâu
I ask you about your memories of Trường Sơn, jungles deep
Anh mỉm cười đôi mắt nói có gì đâu gì đâu
You smile, both your eyes say it's nothing, nothing at all

Sao anh không kể về trận đói ngày nào
Why don't you tell about your struggles with hunger those days
Củ rừng đào khó lắm mưa nguồn con thác lao
Jungle tubers that were hard to dig out, mountain torrents like a hurtling flood
Sao anh không kể về trận khát ngày nào
Why don't you tell of your struggle with thirst those days

Trưa nồng trên chốt thép mơ về con suối sâu
Noon baking upon fortifications dreaming of a deep stream
Bao hy sinh vất vả anh không kể ngày nào
So many trying sacrifices, you never speak about them
Em còn chưa qua đó lại nói về gian lao.
I've never been there, yet I talk of hardship.

nguồn: Hoàng Hiệp - tuyển tập ca 100 ca khúc (Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1995).



Bài ca "Sao anh không kể" của Hoàng Hiệp gốc từ bài thơ cùng tên ở dưới đây.

Sao anh không kể - Lê Thị Kim

Như nghìn gian khổ
It's like a thousand hardships
Chưa hề đi qua anh
Have not yet passed, love
Như là cuộc chiến tranh
As if it was a war
Anh chưa từng tâm sự
That you never confided about

Em hỏi về kỷ niệm
I ask you about your memories
Ở Trường Sơn rừng sâu
Of Trường Sơn, jungles deep 
Anh cười đôi mắt nói
You smile, both your eyes say
Có gì đâu, gì đâu
It's nothing, nothing at all

Anh khen rừng suối đẹp
You praise beauty of jungles and streams
Như khen một con người
Like you're praising a person
Mùa này rừng ong mật
This time of year there's jungle honey
Lối mòn đi dạo chơi
Along the path where you relaxed

Em biết cơn sốt rừng
I know that jungle fevers
Cứ rình anh như rắn
Lay in wait for you like a snake
Con vắt bám sau lưng
Leeches stuck to your back
Máu chưa cầm vết cắn
The blood not yet stopped at the bite mark

Sao anh không hề kể
Why don't you tell
Về trận đói ngày nào
About your struggles with hunger those days 
Củ rừng đào khó lắm
Jungle tubers that were hard to dig out
Mưa nguồn con thác lao
Mountain torrents like a hurtling flood

Đêm cắt rào đặc công 
At night cutting through the special forces hedge
Kiến cắn như xé thịt 
Ants bit at you like they were tearing your flesh
Dìm cơn ho vào lòng 
Holding a cough back
Anh dầm trong đất cát 
Submerged in sand

Em biết cơn khát cháy
I know of the burning thirts
Trên chốt buổi trưa nồng
Upon fortifications a fiery noon
Anh mơ con suối chảy 
You dreamed of a flowing stream
Nhớ hoài về dòng sông 
Always thinking back to a river

Qua báo chí qua đài
Through the newspapers and radio
Em biết rừng như thế 
I know the jungle was like that
Còn anh thì chỉ kể 
Yet you only tell 
Đến hoãng và sóc thôi
About barking deer and rabbits

Bao hy sinh vất vả 
So many trying sacrifices,
Anh chẳng kể lần nào
You never speak about them
Còn em chưa qua đó 
I've never been there
Lại nói về gian lao 
Yet I talk of hardship

nguồn: trang web Lê Thị Kim


Tôi đồng ý với ý ca sĩ Cẩm Vân nói là "những cảm xúc nhẹ nhàng, lãng mạn chính là vẻ đẹp trong âm nhạc" của nhạc sĩ Hoàng Hiệp ("Người con An Giang đã trở về về dòng sông cũ," Sài Gòn tiếp thị 13 tháng 1 2013).  Tôi được nói chuyện với ông một lần năm 2001.  Tôi rất cám ơn ông đã cởi mở sẵn sàng trả lời các câu hỏi tôi đặt.

Bài ca "Sao anh không kể" vừa nhẹ nhàng, vừa lãng mạn nhưng cũng khai thác một đề tài ít ai khai thác - là hậu quả của chiến tranh.  Mặc dù quân đội Việt Nam được "đại thành công" và "đại thắng lợi" trong cuộc chiến tranh ấy nhưng cuộc chiến tranh ấy không thể nào không ảnh hưởng đến tinh thần của từng chiến sĩ và người thân các chiến sĩ.

Trong bài thơ / bài ca này thì một người vợ muốn người chồng mình tâm sự thêm về kinh nghiệm thời chiến tranh.  Tôi nghĩ rằng người vợ này chỉ có mục đích được gần gũi và thân thiết hơn với chồng mình.  Người vợ này được đủ thông tin để hiểu đại khái về sự khốc liệt và đau khổ của chiến tranh.  Song người chồng của mình không bao giờ nói cụ thể về thời đó.

Thời đi lính nhiều lần là thời vẻ vàng đầy ý nghĩa của một người đàn ông.  Các thanh niên trải qua những thử thách chung với những thanh niên khác quý trọng những kỷ niệm chung.  Nhưng nhắc lại với một người chưa từng tham gia thì khó lắm.  Họ hiểu được làm sao?

Hoàng Hiệp bớt nhiều chữ trong bài thơ của Lê Thị Kim và cũng thay đổi hai chữ ở đoàn đầu.  Nhà thơ viết "Như là cuộc chiến tranh anh chưa từng tâm sự" nhưng Hoàng Hiệp thay thế hai chữ cuối với "tham dự."  Vậy lời thơ nói về quan hệ vợ chồng và lời ca nói về quan hệ người chồng với chiến tranh.  Có lẽ Hoàng Hiệp sử dụng đến chữ "tham dự" vì ông không được phổ những đoàn thơ viết đến sự tham dự của người chồng này theo đoán thuyết người vợ này? 

Tôi nghĩ rằng Hoàng Hiệp không muốn có những hình ảnh như "sốt rừng," "vắt bám," và "kiến cắn" trong một ca khúc trữ tình.  Nhưng khi bỏ những hình ảnh ấy thì Hoàng Hiệp cũng giống người chồng ấy là không muốn tâm sự với người vợ này và với các người nghe ca khúc.

Rút cuộc điều quan trọng nhất trong bài thơ / bài ca này là việc của ngày hôm nay (ngày hôm nay của bài thơ).  Việc ấy là không nhắc đến gian lao hiện nay.  Không có khó khăn nào trong hòa bình được so với khó khăn lính thời chiến.  Ông chồng mình biết nín lặng, vậy người vợ cũng nhận phải làm thế.  Và khi nín lặng mọi người được biết rằng ông chồng này đã trải qua rất nhiều.

19 tháng 1, 2013

tranh tự phát ở Clarion Alley

Nationalism -- Religion / Worldwide there is a dark cloud on the horizon
Dân tộc chủ nghĩa -- tín ngưỡng / Toàn cầu có mây đen tối trên chân trời
Capitalism is Over! You want it
Tư bản chủ nghĩa hết rồi!  Các bạn muốn vậy

Ở thành phố này có nhiều tranh cổ động tự phát.  Chống tin ngưỡng và nền kinh tế tư bản là chuyện thường.  Nhưng có người cứ tự nhiên ghi graffiti ở trên.

View Larger Map

17 tháng 1, 2013

hai tranh từ báo Phong Hóa số 20

Con mắt nhà mỹ-thuật có khác
The artist's eyes are different
Nhà mỹ-thuật lẩm bẩm - Đẹp! Đẹp thật!
The artist mumbles - Beautiful! Simply Beautiful!

Tưởng tượng với sự thực... hay nhà văn-sĩ viết tiểu-thuyết
The imagination with reality... or the author writing a novel

nguồn: Phong Hóa 20 (4 tháng 11 1932), tr. 9; tr. 1

Nhà văn Nhất Linh vẽ cái tranh ở trên.  Chưa biết họa sĩ ở dưới là ai. Cả hai chứng minh việc quốc tế hóa tư tưởng người Việt.  Chắc phải gọi là quốc tế hóa tự nguyện.  Trước khi Tây đến thì người Việt đã có khả năng cảm nhận cái đẹp, để bay theo tưởng tượng của mình.  Tôi được nghe nhiều người nói "Every Vietnamese is a poet."

Hai tranh ở trên minh họa một thái độ nghệ thuật vị nghệ thuật theo chủ nghĩa lãng mạn tây phương.  Một nghệ sĩ / họa sĩ / nhà văn sẽ mặc kệ mọi khó khăn để thể hiện tác phẩm vĩ đại của mình.  Tôi nghĩ rằng những người làm báo Phong Hóa vừa ghét, vừa thích thái độ này.  Ghét vì họ chủ trương làm việc để cải thiện xã hội, nhưng thích vì họ cũng có khả năng cảm nhận cái đẹp.  Con mắt của họ cũng khác.

Nhưng con người sáng tạo cũng lắm lần phải vui vẻ chịu sự thiếu thốn.  Vẽ hai nhân vật lố bịch ở trên cũng là một cách để làm cho xã hội nhận biết rằng các người sáng tạo cũng phải chịu khó để dâng hiến các tác phẩm trước quần chúng.

9 tháng 1, 2013

Bố ơi! Con cứ ghi ở lý lịch là bố bán lơ hồng nhé! (Hey dad! I'll write on my personal history that you sell bleach, OK!) - Đặng Nhân (1964)

-- Bố ơi! Con cứ ghi ở lý lịch là bố bán lơ hồng nhé! 
Hey dad! I'm writing on my personal history that you sell bleach, OK!
-- Đồ ngu! Phải ghi là "nhân viên mậu dịch lưu động" nghe chưa!
Stupid! You've got to write "mobile commerce employee" - did you get that!

nguồn: Thời mới 26 tháng 1 1964


Trẻ con thật thả quá - nhưng chưa thực tế.  Ông bố này - dù sống vô tích sừ - cũng biết điều.  Ông phải nắm được từ vựng của xã hội mới của con người mới.  Có lẽ ông này muốn được sĩ diện chút ít, nhưng chắc chăn nói cái sự thật như đứa con trai này sẽ gây hại cho mình.  Những người buôn bán vỉa hè như ông chưa thực sự cải tạo tư tưởng của mình.  Nếu cứ khai như thế thì cũng có thể gây hại cho con mình.

Cái điều khó hiểu nhất là tại sao một xã hội bắt trẻ con phải soạn một đơn lý lịch?  Một điều lạ nữa là tại sao thay thế "bán hàng rong" với 人员贸易流动?

7 tháng 1, 2013

Đi bụi (Gone Street) - Nah (2012)

Mẹ ơi hôm nay con mẹ sẽ không về
Mom, your kid's not coming back today
Làm một đứa con ngoan thật là không dễ
Being a good kid really ain't easy
Đường phố bụi bậm vẫn còn quá vui
The dusty road's still a lot of fun
Tiền bạc không đủ nhưng vẫn vung tay quá túi
Cash money there's not enough, but I still throw it away from my pocket
Bởi vì con thích chơi trội với người ta
Because I like grabbing the attention of others
Không thích ở nhà thích lặn lội ở đằng xa
Don't like staying home, like to chance it in places far away
Chạy theo em này em kia em nào đẹp nhất
Run after this girl, that girl, the prettiest girls
Thằng nào bố láo giành giật với tao tao cũng chơi tất xơi tất
Any lying fool who hassles with me, I'll fight 'em all, beat 'em all.
Âyzô, ngại gì mà không chơi
Hey yo, what's to stop me from playin'
Tuổi trẻ có bao lâu 20 năm của cuộc đời
How long does youth last, 20 years of life
Thế giới này quá rộng còn nhiều nơi con chưa tới
The earth's so big there are many places I've never been
Biển rộng sóng lớn dân chơi sợ gì mưa rơi
Oceans deep, waves wide, would a player fear the falling rain
Con trai mẹ thương mẹ lắm đó mẹ ơi
Your son loves you a lot, mom
Nhưng mà con xin lỗi con vẫn sẽ không nghe lời
But forgive me, I still won't listen to you
Con vẫn cứ lang thang, gánh nặng
I'm still going to wander, the heavy load's still slippin'
Con vẫn coi thường cuộc đời
I still disrespect life

Chẳng có gì khó, mắc mớ phải lo
Nothing's hard, nothing to worry about
Ta còn sống, vẫn còn đang thở
I'm still alive, still breathing
Ta đi đường ta, thế giới bao la
The road I take, the vast world
Uống nữa đi, hạnh phúc sẽ quay về thôi
Take another drink, happiness will come back

Em ơi hôm nay chồng em sẽ không về
Dear, today your husband's not coming back
Làm một người đàn ông tốt thật là không dễ
Being a good husband really ain't easy
Mấy thằng bạn lâu lâu mới gặp mặt
A few dudes, friends I met a while back
Nếu mà anh về sớm nó sẽ không nể
If I come home early they won't take it lightly
Bởi vậy anh phải chơi tới với tụi nó
Because of that I've got to hang with these guys
Vô đây uống với tao trăm phần trăm nha thằng chó
Come here drinkin' with me, a hundred percent toady, yo dawg
Nhạc hay rượu cay không bay không về không say không về
Good tunes, bitter whiskey, if I don't fly I won't be good, if I'm not drunk I won't be back
Đời tui chán, đời tui tàn, đời tui tan nát
My life's a drag, my life's at an end, my life's in decay
Nên tui cần phải say
So I've got to get drunk
Anh say anh không biết đâu là thực đâu là hư
When I'm drunk I've no idea what's real or illusion
Khi về, em nói thẳng vào mặt “anh thực là hư!!!”
When I'm back, you'll tell me to my face "you're a real disgrace!!!"
Anh vẫn cứ lang thang, gánh nặng vẫn buông lơi
I still keep wandering, the heavy load's still slippin'
Anh vẫn coi thường cuộc đời
I still disrespect life




Xem video ở trên với người rapper "đị bụi" rất thú vị.  Wowy tổ chức buổi biểu diễn ngoài trời này; Nah là "khách đặc biệt" mời đến tham gia. Theo tôi nghĩ nhạc đích thực ở Việt Nam phải là nhạc không giấy phép, nhạc không thẻ hành nghề.  Còn nhạc rap chính là nhạc đường phố, vỉa hè.

Có lẽ "đi bụi" là sự hiện đại hóa của đi giang hồ.  Cũng có lẽ đi bụi là một cách đi thực tế.  Là một kiểu tìm tự do, là một cách để tự khám phá mình.  Đúng là "thế giới này quá rộng."  "Biển rộng, sóng lớn" có khả năng rèn luyện mình.  Song đi bụi cũng là một cách để bỏ trách nhiệm, để sống vì mình - để cho "gánh nặng buông lơi."

Người đi bụi này hiểu biết hiếu mẹ như thế nào, nghĩa tình vợ chồng là như thế nào nhưng cũng nhận biết rằng mình sẽ không sống như thế đấy.  Tại sao?  Dù biết phân biệt phải trái người kể chuyện trong bài này sẵn sàng sống như người du côn.  Tôi nghĩ rằng đây là ẩn dụ cho xã hội nói chung, cho những người sống "bụi" thực sự đến những người có vị trí cao hơn - các tỷ phú, và những người có chức có quyền trong xã hội.  Những người luôn luôn chọn đường tắt trong cuộc sống.  Nếu người ta cảm thấy rằng sống theo lẽ phải hay theo một cuộc sống chính nghĩa không cho mình thưởng công, thì tại sao không sống vội, mặc kệ mọi trách nhiệm và sống từng phút theo sự ham mê của mình.  "Làm một đứa con ngoan" / "đàn ông tốt thật là không dễ."

Nhà triết gia Fritjoh Bergmann đã viết đến cái "poverty of desire" (sự nghèo nàn về khát khao).  Khát khao ở đây có nghĩa căn bản hơn theo sự khoái lạc như chạy theo gái đẹp, hay "chơi với tụi nó."  Thật ra phận lớn các người trong xã hội hiện đại không biết họ thực sự muốn cái gì trong cuộc sống. Còn nữa xã hội tạo ra lắm bế tắc để ngăn cản mọi người tìm được ý nghĩa trong đời sống.  Xã hội cho mọi người theo khát khao của chủ nghĩa tiêu thụ hay theo các phong trào chính trị.

Người này "vẫn coi thường cuộc đời."  Vậy mình có nợ nào với cuộc đời không?  Tất nhiên mình có trách nhiệm với những người thân của mình, nhưng cái ý chủ yếu là mình có trách nhiệm với chính mình.  Chính mình là gánh nặng của mình.  Nhưng làm sao mình có thể "tự cải tạo" (xin lỗi) tâm lý của mình.  Tự làm có nghĩa là không có phương pháp của người chuyên môn giảng cho mình nghe theo.  Mình phải tìm đến cái khát khao nằm ở trong mình.

Nhạc nền ở đây cũng hay - ca khúc "Bến Thượng Hải" (上海灘) đã rất phổ biến ở Việt Nam và hải ngoại một thời gian.  Giai điệu nghe rất oai làm cho điệp khúc thành mỉa mai. Người kể chuyện còn "mặc kệ" - mình chẳng sao vì còn thở, còn sống - uống nữa đi thôi.

6 tháng 1, 2013

Những trò chơi của thiếu-nhi (Childrens' Games) Vô danh (1955)

nguồn: Thời mới 5 tháng 6 1955, 1

Những trò chơi của thiếu-nhi (Việt Nam vào năm 1953 và năm 1955)
Children's games (Vietnam in 1953 and 1955)

Đọc sách Văn hóa... gỡ gồm những bài báo phóng sư của Vũ Bằng viết những năm 1952-1954 tôi được biết rằng Hà Nội cũng lộn xộn trong thời gian ấy.  Là thời chiến tranh thì kinh tế các thành phố đã được và bị ảnh hưởng của sự có mặt của cơ chế quân lực Pháp.

Năm 1954 hòa bình đến.  Nhìn tranh tuyên truyền này thì có vẽ như cách mạng và xã hội chủ nghĩa làm gậy phép quét sạch các thói xấu của thời gian thực dân Pháp đô hộ.  Trẻ em chỉ biết cười, ăn mặc lẽ phép, đứng đọc bích báo.

Trong tranh năm 1953 thiếu nhi được minh họa rất đơn sơ.  Các đầu là hình tròn, các mồm là đường kẻ ngắn như con nít vẽ.  Ngôi trường của thiếu nhi năm 1953 là các rạp xi-nê, nơi mà tha hồ xem các phim cao bồi của đế quốc Mỹ gửi sang.

Năm 1955 thì các em đang đứng ở đằng trước giơ tay lên như nói khẩu hiệu gì đó.  Không hiểu tại sao có người y tá ở đằng sau với chữ thập đỏ.  Có lẽ ông ấy vừa điều trị con nít trong tranh 1953 bên trai bị súng cao su bắn?  Các thiếu nhi năm 1955 ngoan quá vậy không đứa nào bị thương bao giờ.

Có xã hội nào mà các trai trẻ không chơi dữ với nhau?  Hình như từ 1954 đến 1986 Hà Nội nước Việt Nam không có vấn đề đó.  Nhưng trẻ con trong tranh 1953 trông tự nhiên hơn tranh năm 1955.

4 tháng 1, 2013

1 tháng 1, 2013

Hỏi đường (Asking Directions) - Nguyễn Ngọc Tư (2008)



Những ngày lang thang trên đất lạ, với tấm bản đồ rách rã, đôi khi tôi phải dừng lại hỏi đường
ông ơi, lối đi này dẫn tới đâu, cháu muốn tới những thung sâu
Days wandering in an unfamiliar land, with a tattered map, sometimes I must stop to ask directions - sir, where does this path go, I want to go into deep valleys
những bãi cỏ buổi sáng từng là chợ, họ bán mấy rau và tặng mấy hẹn hò
grassy fields at morning double as markets, they sell a few vegetables and bestow encounters
ông già im lặng và ngón tay gầy quắt, vẽ cho tôi một con đường
the old man is silent and his emaciated finger indicates a road for me

Những ngày hoang mang trên đất lạ, một mình, tôi hỏi những em bé gầy gò, lem luốc 
em ơi, đi lối nào tôi sẽ đến đỉnh ngọn núi kia, để nhìn dòng sông kẽ một nét mày nơi đáy vực. 
Days of indecision in an unfamiliar land, alone, I ask some grubby tots - hey kids, which way will take me to the top of that mountain, to see the river insert a brow into the abyss
Những em bé ngó nhau, lời ngọng ngịu trên môi vạch cho tôi một con đường.
The kids look at each other, in their babbling way they trace a road for me.

Những ngày phiêu lưu trên đất lạ, với mình, tôi hỏi những cô gái tỉa bắp bên đường, chị ơi ngã nào thì tới cánh đồng, bầy dê nhỏ vùi mặt vào cỏ rối, bên lối đi nhiều hoa dại, lúa xỏ mầm qua đất, xanh non. Những cô gái gạt mồ hôi, ánh mắt cười lung linh trao cho tôi một con đường.
Days roaming in an unfamiliar land, with myself, I ask a girl picking corn at the roadside - sister, which crossroads leads to open field, a herd of small goats dig their snouts into tangle grass, along the path there are lots of wildflowers, rice stalks thread their snouts up through the soil, green, young.  The girls wiping off sweat, brilliant, laughing eyes deliver a road to me.

Những ngày rong ruỗi trên đất lạ, chỉ mình, tôi một lần ngẩn ngơ hỏi con đường, lối nào sẽ dẫn đến người. Đường im lặng đi lên đồi mải miết, người ngốc ơi, chỉ cần dừng chân lại, sẽ thấy người.
Days of rambling in an unfamiliar land, only myself, I once foolishly asked for directions, which way will take me to someone.  The silent road preoccupied itself with ascending the hill, hey you fool, you only need to stop in your tracks to see someone.

nguồn: TuSauRieng 1 tháng 5 2008

Lời kết của bài thơ nói hết: "người ngốc ơi, chỉ cần dừng chân lại, sẽ thấy người."  Trong bài thơ, nhà thơ muốn đi xem cảnh lạ, nhưng mọi lần hỏi đường thì thực sự "thấy người."  Sức quan sát của Nguyễn Ngọc Tư rất tinh vi.  Mặc dù mải miết theo mục đích của mình thì cứ ghi lại những chi tiết làm cho phong cảnh mới đẹp.  Đẹp do những người cho / vạch / trao mình một con đường.  Nhưng con đường được khám phá này trả lại cho mình sự "im lặng" - im lặng để mình tự khám phá mình.