29 tháng 4, 2012

Đào công sự (Digging Fortifications) - Nguyễn Đức Toàn (1965)

1) Ta lại đào công sự cho trận chiến đấu ngày mai 
We're digging fortifications for tomorrow's battles
Nào tay cuốc (ấy) tay mai, 
Hoes in hand, spades in hand
Ta đào mau ới dô hò dô dô ta! 
We dig fast, hey, heave ho!
Tranh thủ lúc trời chưa sáng, ta đào bằng xong, 
Take advantage of the hours before the light, we'll even it out
Đây là nơi đặt pháo, 
Here's a place to place cannon
Đây là hào giao thông.
Here's a communication trench.

Nay mai pháo của ta nòng vươn cao trên trận địa 
Now our cannons will, barrels, stretch high above the battle
Bắn gục bọn xâm lược Mỹ, 
Shoot down the American invaders,
Bảo vệ đất nước làng quê dô ta! 
Protect the land, the village our home, heave ho!

2) Ta lại đào công sự cho trận chiến đấu ngày mai. 
We're digging fortifications for tomorrow's battles
Nào bên gái (ấy) bên trai,
Girls on this side, boys on that,
Ta đào mau ới dân làng ơi dô ta! 
We're digging fast, hey, heave ho!
Tranh thủ lúc trời chưa sáng, ta đào ta san, 
Take advantage of the hours before the light, we'll level it out,
Ta lèn cho thật chắc, 
We'll pack it down until it's firm
Cắm thêm cành ngụy trang.
Erect more camouflage

Ta lại đào công sự dô ta 
We dig fortification, heave ho
Cho cuộc chiến đấu còn dài dô hò dô dô ồ ta dô hò dô dô ồ ta! 
For the fight's still long, hey, heave ho!

nguồn: Tiếng hát Việt Nam, tập II (Hà Nội: Nxb Văn Hóa, 1977)


Đây là -

1) một bài ca cho đoàn người làm dân công hát
2) một bài ca mô tả người làm dân công
3) một bức tranh vẽ cảnh làm cảm hứng cho toàn dân phấn đấu
4) một bài ca / bức tranh tự hào thành quả của mình

Hát theo kiểu thứ 4, giọng ca Minh Quang rất đều, rất trữ tình, rời tiến luyến từng nốt trong câu hát. Còn nữa ca từ bị bowdlerize (theo Oxford English Dictionary nghĩa là "[omit or modify] words or passages considered indelicate or offensive" - bỏ sót hay sửa đổi những chữ hay đoạn chữ bị coi là thiếu tế nhị hay làm xúc phạm). Ba chữ "xâm lược Mỹ" trong nguyên bản thành bốn chữ "xâm lăng tàn ác."

Bản thu âm khác theo kiểu thứ 3 ở trên (vẽ cảnh) của Tốp ca Tổng cục Chính trị nghe rất hay. Chỉ có phong cầm đàn theo một nhóm 6-8 người hát. Chắc đây là một trong những đoàn đi phục vụ văn nghệ thời chiến. Lúc "đào" thì họ hát rất khỏe và nhịp nhàng. Lúc "tranh thủ lúc trời chưa sáng" thì họ giảm âm lương như muốn giữ bí mật.

Từng chữ được nhấn mạnh như thở ra theo nhịp làm việc. Có phong cách xướng xa của bài hò truyền thống. Lúc kết thức bài nhịp đi của cả nhóm được thúc nhanh.

Cụ thể thì chắc "Đào công sự" được sáng tác ngay sau khi Mỹ bắt đầu thả bom trên đất Bắc Việt năm 1965. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn đã đến tận nơi xem dân địa phương "đào công sự." Ông mô tả dân lao động bằng bàn tay (chỉ có hai dụng cụ là cuốc và mai). Công việc này làm theo sức đoàn kết của từng làng. Vậy đây là kiểu thứ 2 ở trên (mô tả). Nhưng tôi cũng tự hỏi - dân đào công sự năm 1965 có bao giờ tự phát hát những bài hò, hay hát chính bài ca này.

Những bài ca chủ nghĩa hiện thực xã hội hay hướng về một tương lai rực rỡ, nhưng xa xôi - "chiến đấu còn dài."

22 tháng 4, 2012

18 tháng 4, 2012

Mặt trời mọc (The Sun Rises) - Ngô Kha (1964)

Tặng các bạn tôi – Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức Khóa 16
Dedicated to my friends - Reservist Cadets at Thủ Đức, 16th class

1.
Cửa mắt này rộng mở cho thời gian đi qua
This gate to the eyes opens for time's passage
người con gái ngày xưa
girls of days past
người con gái hôm nay
girls of today
tôi không còn nhớ
I no longer recall
hay chỉ là mơ hồ
or only dimly
nước mắt nào làm thành chuổi ngọc xanh
which teardrops became a jade chain
thế kỷ này nằm bệnh và tôi chờ em đem tiếng hát
this century lays sick and I await your song
lời vu vơ
vague words
vẫn là lời vu vơ ấy
still these vague words
cho tôi biết ngày mai mặt trời làm gì
so I'll know tomorrow what the sun will do
tình yêu em mang làm tôi phiêu du đến chân trời nào đó
the love you bring makes me wander off to some distant horizon
tôi không nói gì
I say nothing
dù vẫn còn trên trái đất
though still remaining upon this earth
và như loài thảo mộc
and like a sort of vegetation
thèm ăn hương đồng với sương mai
craves the fragrance of mist-laden fields
nghĩ đến ngày xưa em làm người yêu lấy hoa dệt áo
I think of long ago, you were a lover who bore flowers, wove a shirt
nghĩ đến bây giờ người con gái đan áo cho tình nhân bằng nước mắt
think of today the girl who sews a shirt for her lover from her tears
thời chinh chiến này
this time of war
nói chuyện về cái chết của đứa con trai
talking of the death of a son
thản nhiên
calmly
lịch sử cũng biết khiêu vũ
history also knows formal dancing
mọi người cùng đi điệu valse
everybody waltzed together
mọi người cùng theo điệu twist
everybody also did the twist
chiến tranh nhảy rock
in war they jump about to rock

2.
Cho tôi ở lại bộ binh để làm nữ hoàng của chiến trận
Let me stay with the infantry to be the battle's queen
buổi mai thức dậy thấy ánh nắng vô tư diễn hành trên các đọt cây
at the morrow awakening seeing indifferent sunlight displayed upon seedlings
doanh trại đẹp như những vần thơ
a billet lovely as a poem
Tôi nhớ đến rượu hoàng hoa
I remember princely wine
mà tủi thương người lính thú
that grieves for the border guard
cho tôi làm người lính gác giặc
let me be the soldier keeping watch for an enemy
những chiều đóng quân nghe âm thanh cao vút của rừng thông
evenings encamped I hear the high whistling of the pine forest
lặng chờ tiếng gọi âm thầm tự trong lòng đất huyền bí
silently awaiting the gloomy call from the heart of the mysterious earth
hỡi những người lính Tàu, lính Nhật, lính Mỹ, lính Pháp
hail soldiers, Chinese, Japanese, American, French
những người Cộng Sản
Communists
cát bụi công bình mà thương cho số phận tất cả
the dusty sand is fair, it pities the fate of them all
bởi ai đã chối bỏ chìa khóa mở cửa chốn địa đàng này
for who would refuse the key that opens this door to paradise
nên bây giờ có những lũ người đi vào bằng bạo lực
now there's a mob of people entering by force
Ta phải chiến đấu
We must fight
nên ta phải sống bằng sự thức tỉnh và báo động thường trực
so we must live through awakening and permanent alarm
chúng ở đây
they're here
chúng ở đó
they're there
người lính gác giặc phải thức suốt đêm canh
soldiers keeping watch for the enemy must stay awake the whole long night
rồi ngày cũng sẽ tàn
then day will break
đêm không còn nữa
night will be no more
anh lính gác giặc
soldiers keeping watch for an enemy
chúng ta giã từ vị trí bố phòng trở về mái nhà nằm ngủ với chim bồ câu
we bid farewell to our defensive positions and return home, lie down sleeping with doves
rồi bình minh đi xem những cây lúa trổ bông – nhắn nhủ cho tất cả mọi người – sự phá sản này làm cho tôi nhiều đêm thức ngủ
then at dawn go out to see the rice in bloom -- a gentle reminder to all -- this insolvency gives me many sleepless nights

3.
Người con gái không hiểu nỗi buồn của người lính chiến
Girls cannot understand a soldier's sadness
tôi vẫn thèm nói đến câu "hữu thân hữu khổ"
I still desire to speak the words "by existing you have hardship"
như lời nguyền rủa chân thành loài người của tôi
they're like an honest curse for those of my kind
như mỗi lần tôi hằng nói
like I always say
chọn cuộc đời làm ngôi mộ
choosing life you're making a grave
Hãy vẽ thật huy hoàng trên cái chết
Just depict it splendidly upon death
người Ai Cập có Tự tháp
The Egyptians have pyramids
người Hy Lạp có Nhã điển
The Greeks have Athens
người Da Đen có thánh ca
Blacks have spirituals
Việt Nam có tuẩn tiết
Vietnam has martyrs
chúng ta hẹn hò bất diệt
we promise for all time
như dân tộc Việt Nam bao lần đứng lên
as the Vietnamese people so many times have stood up
ca dao làm mạch sống
folk lyrics making a vital source
Cách mạng để thành công
For the revolution to succeed
đất mẹ xưa vốn gầy
the motherland was always lean
người yêu ta từng khóc
our lovers have cried
bóng tối dẹp tan
night shadows clear it away
ta ngồi trông mặt trời mọc
we sit and watch the sun rise
ngày mai ngoài đồng cỏ ca hát
tomorrow in the fields, the grasses sing
mọi người đi hái hoa
everyone goes picking flowers
chúng mình gọi tên nhau ngày hồi sinh
we call each other by name on this day of recovery
em mặt trời mọc
you, the rising sun
và anh Tự-Do.
and myself, Freedom.

nguồn: Mai, số 40 năm 1964. Trích lại từ Thơ Miền Nam Thời Chiến tập II, Thư Ấn Quán xb, năm 2008) - trích từ "Viết lúc 4AM – Hành trình văn chương của Ngô Kha" trên blog Trần Hoài Thư


Thú thật tôi chưa được hiểu rõ về đời của thi sĩ Ngô Kha. Tôi biết ông là bạn thân của Trịnh Công Sơn và cũng có vẻ như văn chương của Ngô Kha được làm ảnh hưởng cho ông nhạc sĩ này. Ngô Kha là một người lính Việt Nam Cộng Hòa nhưng cũng được coi như một người liệt sĩ của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Các bài trên mạng viết về bài thơ "Mặt trời mọc" rằng đây là một bài thơ "chống cộng." Tôi không đồng ý. Đây chính là một bài thơ về thân phận người trong thời chiến. Hay nói cho đơn giản hơn một bài thơ phản chiến - nhưng nói thế có lẽ cũng quá đơn giản. Điều tất nhiên là một bài thơ như "Mặt trời mọc" đã không thể ra đời nơi phía Bắc đường vĩ 17.

Bài thơ đầy ý nghĩa này có những cặp hình ảnh đối lập:

lính và con gái
chiến tranh và hòa bình
sống và chết
ngày xưa và hôm nay (với thêm một hình ảnh mặt trời là ngày mai)

Xưa và nay lính có những vai trò "gác giặc" "đóng quân" "chiếu đấu." Có lẽ người lính đến gần với các con gái qua những "nỗi buồn," nhưng thực sự các con gái "không hiểu" được nỗi buồn ấy. Vai trò của con gái là "đem tiếng hát," nghĩa là cũng làm chàng trai lính say mê - "tình yêu em mang làm tôi phiêu du." Nhưng người con gái thì vẫn đảm - xưa thì "lấy hoa dệt áo," nay thì "đan áo."

Sống thì không dễ - "hữu thân hữu khổ." Còn lính cũng phải "sống bằng sự thức tỉnh và báo động thường trực." Sống cũng thành chết: "chọn cuộc đời làm ngôi mộ." Nhưng với lính thì ngôi mộ cũng có thể thành những công trình tưởng niệm. Nếu là các nước vĩ đại xưa (Ai Cập và Hy Lạp) thì công trình này đã huy hoàng (Tự tháp, Nhã điển để lại đời đời). Dân da đen thì được một công trình tưởng niệm ngọt ngào (là các thánh ca). Song "Việt Nam có tuẩn tiết." Cuối cùng thì lính chỉ mong chờ cái chết: "lặng chờ tiếng gọi âm thầm tự trong lòng đất huyền bí." Nhưng trong thời chiến tranh ý cuối này cũng mỉa mai: "bởi ai đã chối bỏ chìa khóa mở cửa chốn địa đàng này / nên bây giờ có những lũ người đi vào bằng bạo lực." Chiến tranh thì cũng có mặt bình thường - sự "thản nhiên" khi nói đến con trai mình bị chết; một "doanh trại đẹp như những vần thơ." Vậy việc hy sinh mình cũng hơi vô vị.

Xưa và nay: Lịch sử thì "biết nhảy". Xưa có bước nhịp êm như valse (nhưng dù nhạc valse được coi như êm đềm một chút, thực ra hồi mới phổ biến thì valse cũng bị coi như một nhịp nhảy cuồng nhiệt). Rồi nhịp điệu thời đại cũng thành nhanh và mạnh hơn như nhịp twist và rock. Nhưng thực sự cũng khó phân biệt con gái xưa và nay - chỉ nhớ "mơ hồ / nước mắt nào làm thành chuổi ngọc xanh."

Vậy xưa và nay có những cái chung, nhưng ngày mai thế nào? Ngày mai là "mặt trời mọc": "bóng tối dẹp tan." Có phải mặt trời này / ngày mai này - gọi là ngày hồi sinh - chỉ đơn giản là hòa bình với "đồng cỏ ca hát / mọi người đi hái hoa." Mặt trời tiêu biểu cho một tương lai lý tưởng, cái đẹp, cái cao siêu.

Tôi nghĩ rằng bài thơ này có một cách nhìn toàn bộ rất đáng khám phục. Lời nguyền rủa "hữu thân hữu khổ" thuộc mọi người lính chiến - xưa và nay. "Lòng đất huyền bí" gọi lên một cách vô tư (công bình). Rồi Ngô Kha nhắc đến những lính đã đặt chân trên đất Việt trong "thế kỷ nằm bệnh" này, còn nhắc đến kẻ địch của các sĩ quan trừ bị Thủ Đức là "những người Cộng Sản." Vậy lòng đất mà gọi các lực lượng ở trên cũng gọi mình. Nhưng lúc mà gọi các người lính ấy thì lòng đất cũng "thương số phận tất cả." Mọi người tham gia cuộc chiến đều đáng thương, đều về cội nguồn là "cát bụi."

Có vài điều tôi chưa hiểu rõ. Câu "Cho tôi ở lại bộ binh để làm nữ hoàng của chiến trận." Người viết là một người lính, một người đàn ông mà làm nữ hoàng? Nữ hoàng này có vai trò "thức dậy" đem "ánh sáng vô tư" (mặt trời). Nữ hoàng này cũng có thể là chính các đọt cây, rừng thông và lòng đất huyền bí (cõi thiên nhiên, "đất mẹ xưa"?). Còn cuối bài thơ có "em mặt trời mọc / và anh Tư Do." Ngày mai hòa bình đến, mặt trời mọc và đem Tự Do. Tự Do là một chữ dễ làm khẩu hiệu vậy cũng dễ mất ý nghĩa. Các nhà triết học tranh luận với nhau về ý nghĩa của hai chữ Tự Do. Như thế khó biết Tự Do của Ngô Kha là như thế nào. Tự Do thuộc về ngày mai, song lòng đất huyền bí và công bình cũng vậy. Nhưng dù thế nữa mặt trời vẫn mọc.

15 tháng 4, 2012

Tình người lính trẻ (The Love of a Young Soldier) - Thanh Sơn (1970)

Từ ngày đi lính đã ba năm hơn chưa nghĩ tới chuyện gia đình
It's been three years since I left to be a soldier, I've not yet thought of family matters
Từng yêu quê hương tôi đi từ Bến Hải đến tận miền Cà Mau trên đoạn đường tranh đấu
Loving my country I've gone from Bến Hải all the way to Cà Mau on stretches of the road of conflict
Biết mừng nhiều chiến công, một đôi lần khóc bạn, bạn bè tôi rất đông từ thuở còn đi học nay là chiến hữu, những người trai thế hệ đi cầm súng hôm nay để chép sử ngày mai.
Experienced the celebration of many victories, a few times shed tears for friends, my friends are many, from my school days - now they are comrades at arms, men of a generation bearing arms today to write tomorrow's history pages

Tôi lớn khôn bởi lửa khói, tình thương nung nóng bỏng tuổi đời ngoài hai mươi.
I've grown wiser because of the fire and smoke, love tempered at an age over twenty.
Người yêu tôi nhỏ bé tên gọi nữ quân nhân, hai ta gặp gỡ nhau chung một lý tưởng.
My petite lover is called a woman soldier, we met sharing one ideal

Mộng ước ngày nào thôi chiến chinh nước Việt Nam thái bình, trong ánh bình minh hận thù xưa bôi xóa, có tôi trở về làm đám cưới nhà binh.
Our wish on any day is for the war to end, with Vietnam at peace, in the light dawn for old feuds to be erased, with me going home to a soldier's wedding.


Trúc Ly ca "Tình người lính trẻ" cho hãng dĩa Việt Nam, Văn Phụng hòa âm


Nhạc sĩ Thanh Sơn (1938-2012) qua đời cách đây chưa một tháng. Tôi đã có dịp gặp và nói chuyện với ông một lần (do nhạc sĩ Hoàng Trang giới thiệu). Có lẽ Thanh Sơn là người đã biết và nhớ nhiều nhất về nhạc phổ thông ở Sài Gòn trong giai đoạn mà nhạc bolero được thịnh hành. Sau 1975 thông tin về nhạc phẩm và nhạc sĩ của nhạc ấy bị vùi và xóa nhiều, vậy kiến thức của những người như Thanh Sơn rất có giá trị, nhưng hiện giờ thì không còn nữa.

"Tình người lính trẻ" không phải một trong những tác phẩm nổi tiếng của Thanh Sơn. Nhưng tôi rất thích giọng hát ngọt ngào của Trúc Ly và cách phối âm của Văn Phụng với những nét đàn vibraphone và đàn oóc có tiếng vọng.

Tất nhiên bài ca này có chất tuyền truyên. Nhân vật của ca khúc này "yêu quê hương" thì đề cao việc phục vụ đất nước và kiên nhẫn đợi đến "ngày nào thôi chiến chinh." Đây là một chụm từ nổi bật - tại sao không viết ca từ "ngày nào chiến thắng" hay "ngày chiến thắng ắt phải đến"? Tôi nghĩ lý do là Thanh Sơn hiểu rằng trong chiến tranh này với người Việt đánh người Việt sẽ có người Việt thắng và người Việt thua. Ước mộng chính là "thôi chiến tranh."

Cách nhìn ấy được nhấn mạnh thêm với đoạn "trong ánh bình minh hận thù xưa bôi xóa." Hòa bình đến là không còn hận thù, chứ phải vì "sạch bóng thù." Lúc thôi chiến chinh không phải là dịp khải hoàn, nhưng lại là dịp làm cho đời được bình thường hóa để "trở về làm đám cưới nhà bình."

Người lính trong bài ca này cũng không phải một người làm bằng thép. Dù cũng trải qua nhiều ("lớn khôn bởi lửa khói" từ Bến Hải đến Cà Mau) nhưng cũng biết "khóc bạn" và cũng dành chỗ trong lòng cho "người yêu nhỏ bé." Có lẽ lý do chính mà hiến tuổi trẻ của mình là do cả thế hệ có mối tình cảm chung - quen biết nhau từ thời học trò rồi yêu quê hương một cách chung. Bạn chiến hữu và nữ quân nhân nhỏ bé được "chung một lý tưởng." Nhưng lý tưởng ấy là như thế nào? Thú thật thì rất khó biết. Lý tưởng ấy thì có ước vọng "chép sử ngày mai" nhưng cho một xã hội như thế nào? Quan trọng hơn nữa là ước vọng sống trong hòa bình và tha thứ cho nhau.