29 tháng 5, 2013

tấm ảnh Cà Mau, Năm Căn từ Rufus Phillips Collection




 ... Hiệp định đình chiến Chương 8 Khoản: C

Độc lập nghĩa là:
- đất nước không bị chia đôi .
- không có đảng trị dân.
Tự do nghĩa là:
- tôn giáo không bị ngăn cấm.
- tư tưởng không bị kiềm chế.
- cá nhân không bị trói buộc
Hạnh phúc nghĩa oà:
- ruộng đất tài sản nhân dân không bị tập trung làm của chúng. ...




Lính tâm lý chiến ở Cà Mau năm 1955

nguồn ảnh: Rufus Phillips Collection, Vietnam Center and Archive.

22 tháng 5, 2013

Nặng tính trang sức mà thiếu sức sống

Nghê thuật Việt Nam thường bị bó buộc trong lề lối cổ. Phải tôn trọng những phép tắc xưa, cho nên nhà nghề tài giỏi mấy cũng chỉ phỏng lại những hình thức có sẵn cho khéo, chứ không được theo tự ý mà sáng kiến những cách thức mới.

Nhà nghệ thuật Việt Nam không phải là ng­ười biểu diễn ý chí tâm tình của mình, cũng không phải là ng­ười quan sát và biểu hiện tự nhiên, mà chỉ là ngư­ời giỏi bắt ch­ước những kiểu mẫu sẵn. Có muốn hơn ng­ười thì họ chỉ cốt ra tay cho khéo, chỉ cốt làm cho thật tỉ mỉ thật tinh tế, thật dụng công, chỉ cốt xếp đặt các bộ phận cho xinh xắn lộng lẫy. Tính chất đặc biệt của nghệ thuật Việt Nam là tính trang sức. Nó thiếu hẳn hoạt khí, vì cách biến hóa tuy lưu động mà ở trong phạm vi hình thức, cách phối hợp tuy phiền phức mà ở trong phạm vi thái độ chế kiểu.

Bởi thế mà nghệ thuật Việt Nam tuy có tính chất lư­u động và phiền phức, như­ng thiếu hẳn hoạt khí, cách biến hoá chỉ ở trong phạm vi hình thức.

The arts of Vietnam have tightly cleaved to old ways.  Having to respect the regulations of old, artists of any amount of talent are only able to cleverly imitate available forms and are unable to follow their own ideas and create new forms.

Vietnamese artists are not people who display their will and sentiment and are also not people who observe and express themselves naturally but are only skilled at imitating available models.  Should they want to outdo somebody, they are only interested in manipulating things skillfully, interested in working very meticulously, delicately and painstakingly, only interested in arranging each part with an attractive splendor.  The special characteristic of Vietnamese artists is adornment.  They lack vitality because, although their manner of evolution may be fluent in form, its coordination may be intricate within an attitude of replication.

Because of that the Vietnamese arts, though fluent and intricate, entirely lack vitality, and evolve only in their forms.


nguồn: Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, 1938.

trích từ - http://vuongtrinhan.blogspot.com/2012/09/thi-hieu-nho-mon-va-chat-bi-thuong-sau.html

Một thiếu xót lớn của các nhà nghiên cứu thị hiếu thẩm mỹ ở Việt Nam là họ không phân tích tác phẩm nào để làm bằng chứng cho lý thuyết họ.  Họ viết những ý khá hợp lý và rất dễ đồng ý nhưng không trích thí dụ nào để người đọc phân tích và đánh giá ý kiện của họ.  Tất nhiên là "nhà nghệ thuật" Việt Nam "không tự ý mà sáng kiến những cách thức mới."  Là nhà phê bình thì cứ phải phê bình.  Nhưng ý đó căn cứ vào cái gì?  Trong văn chương của Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương chẳng hạn?  Hay trong các tác phẩm của những người hiện đại lúc bấy giờ như Tản Đà, Khái Hưng, Nguyễn Gia Trí, Trần Phềnh, Nguyễn Đình Nghị, Năm Châu, Vi Huyền Đắc, v.v.?

Tại sao các nhà nghệ thuật bắt phải "sáng kiến những cách thức mới" và không nên "bắt ch­ước những kiểu mẫu sẵn"?  Tôi nghĩ rằng đại đa số các người thưởng thức nghệ thuật chỉ thích các tác phẩm với các hình thức quen biết.  Nếu họ có khả năng để hiểu thấu "chất lưu động và phiền phức" của các tác phẩm ấy và tìm đến những chi tiết tinh tế để thưởng thức thì tốt lắm rồi.

Tôi nghĩ rằng một người Việt viết về văn hóa 30 năm trước ông Đào Duy Anh sẽ thấy những tác phẩm "theo lề lối cổ" rất đáng khen và mẫu mực.  Tôi cũng e rằng Đào Duy Anh kết luận như vậy nhờ ông có học theo những sách tiếng Pháp về văn hóa và thẩm mỹ.  Ông muốn Việt Nam được vươn lên, vậy Việt Nam phải theo tiêu chuẩn quốc tế để được đánh giá thế nào là một tác phẩm đích thực.  Và các nghệ sĩ Việt Nam không nên theo khuôn khổ cổ mà phải tìm đến cái độc đáo và cái mới mẻ.  Nếu làm nhạc thì nên làm nhạc cổ điển tây phương, làm hội họa thì phải làm tranh sơn dầu.  Về sân khấu thì phải có kịch nói hay phim.  Nếu muốn múa thì phải học ballet.  Nếu cứ làm nghệ thuật truyền thống thì phải "cải cách."  Các đàn dân tộc phải được cải tiến, các làn điệu dân ca phải được cải biên, v.v.

Song nghĩ về văn hóa toàn cầu, thì đại đa số người không có học thức mấy.  Khi họ nghĩ đến "nhu cầu tinh thần" của mình - họ muốn được giải trí là chủ yếu.  Làm việc, cạnh tranh suốt cả ngày, vậy đầu óc của họ chỉ cần nghỉ ngơi.  Tôi nghĩ là cái vấn đề không phải là hình thức nhưng là mức đáp ứng nhu cầu tinh thần và giải trí của người thưởng thức.

20 tháng 5, 2013

Các bài hát của Văn Cao trước 1975 được phép phổ biên


nguồn: DANH MỤC CÁC BÀI HÁT TRƯỚC NĂM 1975 ĐƯỢC PHÉP PHỔ BIẾN PHẦN I - trên Trang Thông tin điện tử của Cục Nghệ thuật biểu diễn.

Nếu một bài ca được cấp phép phổ biên thì, theo lô-gích, cũng có ý nghĩa là bài ca ấy chưa được phép phổ biên trước ngày đó.  Vậy gần tất cả mọi công dân nước Việt Nam đã vi phạm pháp luật này từ năm 1954 đến 7 tháng 10 năm 2009 khi nào hát "Quốc ca" Việt Nam là "Tiến quân ca."  Tôi cũng không ngờ rằng bài ca "Ca ngợi Hồ Chủ Tịch" đã từng có vấn đề cũng phải đợi đến năm 2009 được cấp phép.  Song, nếu "Ca ngợi Hồ Chủ Tịch" được cấp phép, tại sao không cấp phép cho ba bài ca viết cùng một thời gian như "Làng tôi," "Tiến về Hà Nội" và "Ngày mùa"?  Chưa rõ tình hình của "Chiến sĩ Việt Nam," "Công nhân Việt Nam," và "Không quân Việt Nam" là như thế nào nữa?  Một điều chắc chăn là "Bến xuân" / "Đàn chim Việt" và "Thu cô liêu" còn bị cấm phổ biên.

19 tháng 5, 2013

Các nhà văn sĩ ta cảm thụ (Authors' Sensibilities) - Đông Sơn (1932)

nguồn: Phong Hóa 21 (11 tháng 11 1932), 1.

Tưởng tượng ... và sự thực

Trong trí tưởng tượng thì mùa thu, lá vàng bay, chim bay, con suối róc rách, trăng non.  Trong sự thực thì trời nắng, đường phố ồn ào, ổ nhiệm môi trường.

Một mặt là tranh này chê ông Nguyễn Khắc Hiếu / Tản Đà - nhìn quạt được người bên phải cầm.  Ý của tranh là thế hệ thi sĩ như Tản Đà chỉ sống trong một quá khứ như trong chiêm bao.

Tuy nhiên, trách những người như Tản Đà theo tôi nghĩ thì không công bằng.  Suốt cái thời Tự Lực Văn Đoàn / tiền chiến đến hiện nay các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Việt Nam chủ yếu còn viết lời lãng mạn về mùa thu, lá bay, nước trôi, v.v.    Viết về "sự thực" là một ngoại lệ.

16 tháng 5, 2013

Không đi xe hàng ba (Don't Ride In Threes) - Vũ Thế Bảo (1964)


nguồn: Thời mới 23 tháng 8, 1964, tr. 2

biển giao thông: Không đi xe hàng ba
traffic sign: Don't ride in threes

Phạt
Fine

!!!

-- Đồng chí "thông cảm"... "chúng em" vừa ở nông thôn "công tác" ở Hà-Nội nên "chưa" nắm vững luật giao thông!... (?)

-- Comrade "show some sympathy"... "we youngsters" have just come from the country to Hanoi "on business" so we "don't yet" have a firm grasp of traffic laws!... (?)


Tranh này thật vui.  Cô cảnh sát làm đúng nhiệm vụ phạt ba chàng trai đạp xe trái luật.  Một thành phố văn minh phải coi trọng trật tự chứ?

"Chúng em" - ba thanh niên bị phạt - ăn mặc vừa lố lăng vừa "thời trang."  Khó tưởng tượng chàng thanh niên dám mặc áo với hình bích, tép dạo phố thuở ấy.  Ba chàng cũng đi giầy da lúc mà cô cảnh sát đi dép lê.  Còn hai thanh niên đeo kính râm.  Đây là thành phần cao bồi của xã hội cũ phản đối sự tiến lên của xã hội.

Nhưng ba chàng trai cũng khéo nói.  Họ xin được "thông cảm."  Tất nhiên Hà Nội năm 1964 khá đông những người "Hà Nội mới" từ nông thôn vào.  Họ cũng thuộc những biệt ngữ của thời đại như "đồng chí" và "lên công tác."

11 tháng 5, 2013

Lập trường Phạm Duy qua một bài hát

Đăng trên BBC Tiếng Việt 11 tháng 5 2013

Kể chuyện đi xa (Telling Stories Of Travelling Afar) - Phạm Duy (1970)

1
Cha ơi! Cha ơi!
Daddy! Daddy!
Cha đã đi nhiều!
You've travelled alot!
Đi những nơi nào?
Where have you gone?
Cha biết những gì?
What have you learned?
Kể chuyện con nghe.
Tell us some stories.
Cha biết những gì?
What have you learned?
Kể chuyện con nghe.
Tell us some stories.

Con ơi! Con ơi!
My child! My child
Cha đã đi từ ruộng đồng quê ta
I've gone from the rice paddies of our land
Lê gót trên hè của nhiều kinh đô
Dragged my heels across the sidewalks of many capitals
Châu Á đông người, ở rồi ra đi
Asia, with its crowds, then off to
Âu, Mỹ xa vời, tạt về Châu Phi
Europe, America far away, dropped down to Africa
Nhưng con ơi!
But my child!
Cha đã đi nhiều mà chẳng bao nhiêu
I've travelled alot, but not really so much
Cha đã la cà mà chẳng đi xa
I've knocked around a bit, but haven't really gone far
Con muốn nghe thì kể chuyện cho nghe
If you want to hear, I'll tell you story
Con ới! Con ơi! Con ơi! Con ời!
My child! My child! My child! My child 

2
Cha ơi ! Cha ơi ! 
Daddy! Daddy!
Cha đã đi nhiều!
You've travelled alot!
Đi những nơi nào?
Where have you gone to? 
Nghe thấy những gì?
What things have you seen?
Kể lại con nghe
Tell us again
Nghe thấy những gì?
What things have you seen?  
Kể lại con nghe.
Tell us again.

Con ơi! Con ơi!
My child! My child!
Cha đã nghe toàn là lời cao sang
I've heard all the high and mighty words
Nhân Ái, Nhân Quần ngập Đại Tây Dương!
Of Compassion, Community that overflow into the Atlantic!
Cha đã soi mình vào dòng sông Seine
I've seen my reflection in the Seine's current
Ôm ấp nhân tình ở ngọn Eiffel
Embraced a lover atop the Eiffel Tower
Nhưng con ơi!
But my child!
Trong lúc xuân tình vừa bừng hơi men
But from the time my youth came to ferment
Cha bỗng se mình vì chợt nghe lên
I suddenly felt unwell because I heard rising
Tiếng khóc la rền của Mẹ Gio Linh
The wailing sobs of the Gio Linh mother
Chen tiếng vô tình của bọn yêu tinh
Merged with sounds of indifference from the demons
Buôn súng buôn tiền, làm giầu lên trên
Who deal in guns and currency, getting rich upon
Thân xác dân hiền.
The corpses of gentle folk
Cuộc đời như điên
It's like life has gone mad
Nghe súng bom liền, nổ từ hai bên
Listening to continuous guns and bombs, exploding on two sides
Nghe tiếng dân mình chửi bọn lưu manh
Hearing our folk cursing the hooligans
Nghe thuế điên cuồng thịt gạo leo thang
Learning of insane taxation as meat and rice prices climb higher
Con ới! Con ơi! Con ơi! Con ời!
My child! My child! My child! My child!

3
Cha ơi! Cha ơi!
Daddy! Daddy!
Cha đã đi nhiều!
You travelled alot!
Đi những nơi nào?
Where have you gone?
Trông thấy những gì?
What things have you seen?
Thuật lại con nghe
Tell us again
Trông thấy những gì?
What things have you seen?
Thuật lại con nghe.
Tell us again.

Con ơi! Con ơi!
My child! My child!
Đêm Giáng Sinh (cuối năm) nào ở miền Tân Châu
On one Christmas (year's end) eve in the New World
Cha đứng trên lầu chọc trời trông theo
I stood atop a skyscraper looking at
Dân chúng ra vào, quà tặng khen nhau,
The folks coming and going, bearing gifts, complimenting each other
Chơi tuyết bên cầu, trẻ đùa xôn xao
Playing in the snow by the bridge, kids in a ruckus
Nhưng con ơi 
But my child
Trên những hoa đèn chập chờn công viên
Upon the latterns that flickered in the park
Bỗng thấy in hình một miền tre xanh
I suddenly see printed an image from a land of green bamboo
Đôi bé quê mình quỳ gục trên mương
A pair of kids from my homeland, slumped over in a ditch
Anh lớn tay choàng chịu đạn cho em
The elder shielded a bullet for the younger
Vết máu trên đường, một tràng liên thanh 
Blood stains the road, a burst of machine gun fire
Ôi! Mỹ Lai thành quà tặng No-en
Oh! Mỹ Lai is now a Christmas gift
Cho những thiên đường của từng con em
For the wonderland of these children
Trong những gia đình gọi là văn minh
In these families called civilized
Con ơi! Con ơi! Con ời! Cha ơi!
My child! My child! My child! My child!

4.
Cha ơi! Cha ơi!
Daddy! Daddy!
Cha đã đi nhiều!
You've travelled alot!
Cha đã đi nhiều
You've travelled alot!
Cha nhắn nhe gì?
What have you got to tell us?
Để tụi con nghe
Tell us kids
Cha nhắn nhe gì?
What have you got to tell us?
Để tụi con nghe.
Tell us kids.

Con ơi! Con ơi!
My child! My child!
Cha muốn thưa rằng:
I've got to admit
Địa cầu xoay nhanh
The globe's spinning fast
Kiếp sống thanh bình, người người mưu sinh
A tranquil existence, people earning their living
Sao nước non mình còn nhiều điêu linh
Why does our land still have so much misery
Ai đã cố tình đẩy cuộc đua tranh
Who has deliberately pushed us to fight?
Đem cháu con mình làm vật hi sinh
Bringing our children to become sacrificial objects
Đất nước hai miền chật chội oan khiên.
Our nation is cramped into two unjust regions
Ôi con ơi!
Oh children!
Cha có đi tìm một niềm vui riêng
I sought my own happiness
Cũng thấy thẹn thùng vì tội gom chung
Yet feel ashamed because of our common crimes
Thế giới lẫy lừng để một quê hương
This famed world leaves us a homeland
Chua xót vô vàn!
Of limitless pain!
Thật là vô lương
It's truly unconscionable
Cha muốn thưa rằng:
I have to admit:
Người Việt đau thương
The Vietnamese people are in pain
Thế giới âm thầm, thủ phạm lâu năm
The world's depressed, the culpits live long
Con ới! Con ơi! Con ơi! Con ời!
My child! My child! My child! My child!

CODA
Con ơi! Con ơi!
My child! My child!
Thế giới bên ngoài, cha đã đi nhiều
The world outside, I've travelled alot
Nhưng cha có đi hoài, chỉ buồn thêm thôi
But if I keep going, I'll just be sadder
Cha có đi hoài, chỉ buồn thêm thôi
If I keep going, I'll just be sadder
Chỉ buồn thêm thôi
I'll just be sadder
Chỉ buồn thêm thôi!
I'll just be sadder!


Bài ca "Kể chuyện đi xa" của Phạm Duy theo nhịp slow rock (12/8) bắt đầu với tiếng trumpet như kèn lệnh / fanfare.  Có những đoạn của các con hát (viết chữ ngả) được ban Bốn Phương (các nữ ca sĩ Quỳnh Giao, Vân Quỳnh, Vân Khanh và Vân Hòa) biểu diễn.  Chính Phạm Duy đánh vài người cha.  Bài ca được thu thanh lần duy nhất cho băng cát xét Jo Marcel 25 năm 1972.

Đây là một trong những bài ca của Phạm Duy mà ít người biết đến, chắc vì chỉ có tác giả mới hát được.  Bài ca này có tính thời sự kể về tình hình toàn cầu và Việt Nam cách đây hơn 40 năm.  Phạm Duy soạn bài ca này ở Mỹ - hình như ở thành phố New York năm 1970.  Phạm Duy năm ấy là du khách được nhà nước Mỹ ưu đãi. Trong chuyến đi ấy ông được biểu diễn nhiều chỗ kể cả trên đài truyền hình.

Lời ca của "Kể chuyện đi xa" có một tấm nhìn bao quát với chất tâm sự, tiêu sử, thời sự, và lịch sử.  Phạm Duy nhắc đến kinh nghiệm ông trải qua được kể lại cho các con.  Ông cũng ôn lại thông tin được biết đến qua sách báo.  Và tất cả các sự kiện đi qua cái lọc của bộ não và trái tim của ông.

Dù biết mình được ưu đãi - đã có điều kiện thăm nhiều xứ đẹp và lạ - Phạm Duy coi nhẹ việc của mình.  Nhạc sĩ kể chuyện chỉ "lê gót" và "la cà."  Tiếng kèn đầu bài ca chỉ làm mỉa mai chuyến đi này.  Còn mặc dù được nhiều kinh nghiệm nhưng ông cũng nhận rằng tấm hiểu biết của mình còn hạn chế: "Cha đi nhiều mà chẳng bao nhiêu."  Trí tuệ được phát triển đến lúc mình biết rằng trí tuệ của mình còn thiếu, không đủ.

Đọc lại Hồi ký của Phạm Duy thì dễ xem rằng thời kỳ vẻ vang, vui thích nhất trong đời ông từ khi ra khỏi nhà bắt đầu sự nghiệp lưu diễn và sáng tác của ông.  Từ khi đi theo gánh hát cải lương Charlot Miều đến khi đi theo kháng chiến.  Nhưng trong bài ca này ông nhắc "Trong lúc xuân tình vừa bừng hơi men / Cha bỗng se mình..."  Nghĩa là tình hình của dân và nước mình đang càng tồi tệ, là "như điên" - "Tiếng khóc la rền của Mẹ Gio Linh  / Chen tiếng vô tình của bọn yêu tinh."  Bọn yêu tinh là ai?  Chính là những kẻ "buôn súng buôn tiền, làm giầu lên trên / Thân xác dân hiền."  Các kẻ với thế lực vô hình này vô ý thức và vô nhân đạo tìm cách để làm cho cá nhân mình thêm giàu thêm mạnh mặc kệ ai thực sự phải trả giá.  Vậy kẻ thù của cũng khó phát hiện ra và ngăn cản.

Đến nửa đời Phạm Duy như có khủng hoảng cá nhân.  Phạm Duy có lý tưởng cao muốn đóng góp cho một nước tự do, độc lập, hạnh phúc, an bình, bình đằng.  Song kinh nghiệm đi nhiều nơi cho Phạm Duy biết rằng các chữ vinh quang ấy dễ bị trống rỗng hóa - các "lời cao sang" như "Nhân ái," "Nhân quần" được nhắc đến nhiều đến mức "ngập Đại Tây Dương." Nhưng dân thường dễ bị lừa bởi các ý đẹp này đã thành công cụ của "bọn yêu tinh" ở trên. 

Về riêng tình hình ở Việt Nam lúc bấy giờ thì dân hiền phải "nghe súng bom liền, nổ từ hai bên."  Đôi chữ "hai bên" rất quan trọng.  Hai bên đều có tội vì đều cầm và bắn súng.  Song không chỉ hai bên mà các thế lực hữu hình và vô hình ở đằng sau.  Đạn bom bắn vào mình xuất phát từ nguồn nào - từ "bọn lưu manh" nói chung.

Phạm Duy đi từ quê mình đang bị lâm vào chiến tranh liên miên đến "miền Tân Châu" là một xứ hiện đại và văn minh chứ?  Xứ sở thịnh vượng này cũng sản xuất đầy đủ tiềm lực tài chính để cuộc chiến này được thi hành đều và lâu dài.  Phạm Duy đến trung tâm tài chính của nước cung cấp vũ khí và lính tan phá nước mình mà không thấy dấu vết nào của cuộc chiến tranh.  Dân thường, những "gia đình gọi là văn minh" sống không biết gì về chiến tranh. Cảnh vui tươi của mùa nô-el với "trẻ đùa xôn xao" làm cho Phạm Duy thêm đau đớn về tình hình ở quê mình.  Ông bị ám ảnh chợt thấy "đôi bé ... quý gục trên mương" thành hình ảnh trên hoa đèn công viên.

Phạm Duy như mỗi người ước được "kiếp sống thanh bình, người người mưu sinh."  Mỗi người đều có ước mơ như thế thì "sao nước non mình còn nhiều điêu linh."  Ông hỏi "ai đã cố tình đẩy cuộc đua tranh"?  Tất nhiên có bình lực từ ngoài vào - từ Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc, Nam Hàn, Đông Á, Úc, v.v.  Nhưng lực lượng quyết định là người cầm súng sẵn sàng bắn vào đồng bào mình.  Kết quả là "cháu con mình làm vật hi sinh."

Một trong những lý do nhạc và lời của Phạm Duy được xuất sắc là vì ông không bao giờ che mắt, bịt tai mình.  Ông làm công dân Việt Nam còn là công dân của thế giới nói chung, vậy muốn biết về mọi sự xây ra, mặc được biết làm mình "chỉ buồn thêm thôi."  Bài ca "Kể chuyện đi xa" có kết luận "Thế giới âm thầm, thủ phạm lâu năm."  Quả đất này bốn mươi năm sau vẫn thế.  Hiện nay Việt Nam được hòa bình nhưng "dân hiền" ở Syria, Zaire, Iraq, Myanmar, Afghanistan còn bị lâm vào chiến tranh.  Vậy Phạm Duy đặt vấn đề cho mọi người chúng ta - làm sao mà "đi tìm một niềm vui riêng" lúc mà "cũng thấy thẹn thùng vì tội gom chung."  Nhân sinh được toàn cầu hóa bắt phải liên kết với nhau.  Gần mỗi sinh hoạt của mình có ảnh hưởng cho người khác - người hàng xóm, hay người cách mình một nửa trái đất.  Nhưng dù được như thế, mỗi người cũng như bó tay vì những yếu tố có thế lực to mạnh hơn mình biết bao.  Vậy làm người có ý thức như Phạm Duy rất khó và rất buồn.  Song Phạm Duy không che mắt còn đòi chúng ta không che mắt nữa.  Ông soạn một tác phẩm phản ánh một thời xa xôi khi còn chiến tranh ở quê ông, nhưng cũng phản ánh thân phận của mọi người với lương tâm muốn có một đời sống khai hóa và nhân đạo.

Quái: Không biết cái giống gỉ ở trong này ... (1933)


nguồn: Phong hóa số 75 (1 tháng 12 1933), tr. 9.
Thi L.T. 7

Lý Toét -- Quái! Không biết giống gì ở trong này mà nó kêu nheo nhéo từ nãy đến giờ?

Lý Toét -- Strange!  Don't know what kind of species is in here that's been jabbering all this time?

Cười nhà quê không biết gì về kỷ thuật hiện đại là chuyện thường.  Nhưng 50 năm trước tranh bất cứ người đã ngạc nhiên nếu nghe một "mái nói."  Họ cũng sẽ lung tung nếu không có ai giải thích.

7 tháng 5, 2013

Trong rạp hát (In the Theatre) - Đông Sơn (1933)

1. Sướng nhỉ!  Trước mặt chúng mình không có ai ngồi! Có lẽ lúc này gặp giai...

1. This is great!  There's no one sitting in our way!  Maybe this time we'll run into guys...

2. ... Không! Gặp gái.

2. ... Nope!  It's gals.


Gái Việt to tướng, giai Việt bé tí?  Thường lệ thì giai thích gặp gái chứ?  Trong các phim hề Mỹ thời xưa thì nhân vật hay gặp các bà đội nón to với lông chim dài.

Điều thú vị là các chàng trai trẻ năm 1933 thích coi tuồng hay cải lương.

6 tháng 5, 2013

Ngày đến Long Giao (The Day I Came To Long Giao) - Thanh Tâm Tuyền (1975)

Tinh mơ xe đến Long Giao
First light, the trucks came to Long Giao
Đón người đám cỏ tranh cao ven đường
Greeting us were thickets of tall thatch grass along the roadside
Ngửng trông núi khuất mờ sương
Craning there's a mountain concealed by the mist
Mây bay tất tưởi, mưa rong tần ngần
Clouds fly in haste, rain drizzles hesitantly
Tiêu điều ngơ ngác trại quân
Desolate, helpless, the army camp
Ngổn ngang chiến cụ trận tàn bày phơi
Pellmell, wrecked instruments of warfare lay exposed
Đất bùn đỏ bết chân người 
Red clay soils one's feet
Xanh um bờ bụi, tả tơi lũy đồn
Thick green hedges, the post's ragged barrier
Nhà trống trải, vách gió ruồng
Uninhabited buildings, partitioning the forsaken wind
Vắng tanh thố lộ tình suông lạ lùng 
Utterly deserted, revealing a strange nullity
Rắn trơ nền nhớp ngả lưng 
Solid, motionless, sticky floor, reclining
Hé trời rã rượi đục vần khói tro.
The exhausted sky half opens in turbid smoke and ashes

(9/1975)

nguồn: Dương Nghiễm Mậu, "Thanh Tâm Tuyền, những người bạn và tạp chí Sáng Tạo (Chương 4)"

Theo Mạch Vạn Niên:
Cấp Úy chúng tôi nếu trình diện tại Sài Gòn thì hầu hết đều bị đưa về Trại Long Giao trong năm đầu (1975-1976) để từ đây họ thanh lọc cho đi tù tiếp ở khắp nơi từ Nam chí Bắc, từ đất liền cho đến hải đảo. Cái ảo tưởng mười ngày tù học tập của Cấp Úy rồi được thả về đã hoàn toàn mai một trong từng đầu của từng người. 
Lúc rạng đông thi sĩ được "đón" bằng "đám cỏ tranh cao ven đường."  Chưa vào nhưng bị bao vây rồi.  Có cảnh đẹp của thiên nhiên với "núi khuất mờ sương" nhưng thi sĩ phải "ngửng trông" mới biết.  Núi ở đây cũng là niềm tự do của thi sĩ bị "khuất" bị "mờ sương."

Khí hậu cũng tỏ cảnh đau khổ với "mây bay tất tưởi, mưa rong tần ngần" và "gió ruồng."  Đây là cảnh hoàn toàn tiêu điều.  Nhất là do dấu vết chiến tranh - "vắng tanh thố lộ tình suông lạ lùng."  "Hé trời rã rượi đục vần khói tro" có nghĩa rằng không khí của cuộc chiến tranh chưa kết thức.  Đã lâu năm mỗi người đều muốn hòa bình muốn hòa hợp giải hòa với nhau.

3 tháng 5, 2013

Tambours et clairions du 1er Tonkinois (1901-1904?)

Trống và kèn săn của Đội Thứ Nhất Đông Kinh


nguồn: [Paysages et peuples du Tonkin] : [Photographies rassemblées par le Général Mangin]--1901-1904 - tư liệu của Bibliothèque Nationale de France (Thư viện Quốc gia Pháp)

Trong cuộc gặp gỡ văn hóa Đông với Tây, người Việt tiếp xúc sớm với quân nhạc - nhạc fanfare.  Có phải để là nguyên nhân mà tân nhạc Việt có nhiều hành khúc?

2 tháng 5, 2013

thêm tấm ảnh từ Hugh Manes Collection (1967)


March 13, 1967 Delegation and memebers of the DRV [Democratic Republic Vietnam] War Crimes Commission in front of Commission Building. Back row, left front: Joe Neiland; Ha Van Law [Hà Văn Lầu?]; takman. Front row, left to right: Pham Van Bach , President of DRV Supreme Court of V.P. of Commission, former resistence leaders in Saigon; Hujer; Dr. Pham NgaThach [Phạm Ngọc Thạch?], Health Minister of DRV and President of Commission; Basso.


March 10, 1967 Left to right- Dr. Joe Neiland, Bio-chemist of Berkeley, California; Dr. Ayel Hujer, Stockholm, M.D., North Vietnemese Rep. Wilfred Burckett, journalist; Dr. Prof. Lelio Basso, Italy, President of Delegation; Dr. John Takman, Stuckholm, M.D. At airport-just before leaving for Hanoi.


3/20/67 Winh Dinh Dong Huong Village Tran Thi Thanh worker, militia-woman, artist -poet. She song "The hatred of the people of Kin Chuong for U.S. Aggresors."


3/1967 Ninh Binh Providence Dong Huong Village A lover type with two young Vietnamese workers who reported cultural group Formed to fight war. Miss Chu Thi Kim, an expert swordswoman, Miss Hoi, 18 yrs, who is soon to be a teacher- she sang classical songs.
3/20/1967 Dong Houng Village Kim Son District Ninh Binh Providence Miss Chu Thi Kim -22 years old - Expert Fencer / Chu Thị Kim ở làng Đông Hương, Kim Sơn, Ninh Bình