24 tháng 12, 2009

"Những vấn đề đặt ra trong công tác xã hội hoá các hoạt động văn hoá," của Lê Như Hoa (1996) - trích

Le Như Hoa . "Những vấn đề đặt ra trong công tác xã hội hoá các hoạt động văn hoá," Xã hội hóa hoạt động văn hóa, Lê Như Hoa, biên tập (Hà Nội: Nxb Văn hóa Thông tin, 1996), 9-19.

tr. 9 - Trong lĩnh vực văn hoá, vấn đề xã hội hoá đã được đặt ra như một động lực thúc đẩy các hoạt động văn hoá phát triển trong tình hình mới... Qua họat động thực tiễn đã xuất hiện nhiều hình thức xã hội hoá, có hình thức [tr. 10] thúc đẩy các hoạt động văn hoá phát triển đúng hướng, song cũng không ít các hình thức gây nên các hoạt động tuỳ tiện, lộn xộn thậm chí bị thương mại hoá.

p. 9 – In the cultural realm, the problem of socialization has been raised like an impetus promoting the development of cultural activities in a new situation… In practice many socialized forms have appeared, forms that have [tr. 10] promoted cultural activities that have developed correctly, however there are also not a few forms that have resulted in activities that are haphazard, disorderly, even commercialized.

Xã hội hoá các hoạt động văn hoá không chỉ thu hút trí tuệ, nhân lực, vật lực của toàn xã hội cho lĩnh vực này và còn là nhân tố thúc đẩy các hoạt động văn hoá phải biến đổi về chất cả nội dung lẫn hình thức, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân trong thời kỳ mới.

Socializing cultural activities does not just attract the intelligence, and the human and material power of the entire society into this realm, it is also a factor promoting the shaking up of cultural activity in its subject matter and form, responding to the requirements of the people’s spiritual life in this new era.

Xã hội hoá các hoạt động văn hoá mang ý nghĩa cấp bách, trước hết, bởi nó góp phần giải quyết ngay những khó khăn chồng chất mà hoạt động văn hoá trong cơ chế thị trường đang vấp phải. Trước hết là tài chính. Trong cơ chế quản lý quan liêu bao cấp, hầu hết các hoạt động vân hoá được bao [tr. 11] cấp từ Trung ương đến cơ sở. Nay nguồn kinh phí do Nhà nước trợ cấp chỉ có hạn các đơn vị hoạt động văn hoá phải tự lo liệu để có kinh phí hoạt động. Trong khi đó thời kỳ đất nước mở cửa, thời kỳ bùng nổ thông tin, hàng ngày người dân tiếp xúc với nhiều hình thức hoạt động văn hoá tiên tiến của nhiều nước trên thế giới, phương tiện nghe nhìn đến tận gia đình, nhu cầu, thị hiếu văn hoá ngày càng cao, đòi hỏi các hình thức hoạt động văn hoá phải có chất lượng cao. Và chính vì chất lượng hoạt động văn hoá mà số người tham gia các hoạt động chưa cao mà số người tham gia văn hoá giảm dần. Vì vậy hiện nay xã hội các hoạt động văn hoá được xem như là một trong những vấn đề nổi bật vừa là mục tiêu và cũng là phương thức nhằm khắc phục những khó khăn mà hoạt động văn hoá đang gặp phải, điều tiết nó cho phù hợp với cơ chế thị trường.

Socializing cultural activity has a sense of urgency, above all, because it plays a role in immediately resolving the accumulated difficulties that culture in the market structure falls into. Above all financing. In the structure of subsidized, bureaucratic management, all cultural activity is [tr. 11] subsidized from the Center to each enterprise. Here, the funding provided by the Government just confines each unit active in culture to having to take care themselves in order to have operating expenses. During the time the period that the country opened its doors, the period of information explosion, every day the people come into contact with many advanced cultural forms from many countries of the world, audio-visual equipment have come right into the home, cultural demands and tastes are ever higher and demand that cultural activities must be of a high quality. And it’s exactly because the cultural activities that some participate in are not yet of a high quality that the number of people participating in culture have gradually decreased. Because of that the socialization of cultural activity is seen as one of the leading issues, it’s an aim and a means aimed at overcoming the difficulties that cultural activities have been running into, regulating it so that it’s compatible with the market mechanism.

1) Xã hội hoá các hoạt động văn hoá có nghĩa là biến các hoạt động vă hoá trở thành của toàn xã hội, được xã hội quan tâm và nuôi dưỡng. Hoạt động văn hoá không chỉ còn là của riêng ngành văn hoá mà được sự tham gia của nhiều ngành và mọi tần lớp nhân dân. Xã hội càng phát triển thì nhu [tr. 12] cầu văn hoá của con người càng cao... Qua thực tiễn của nhiều nước trên thế giới cho thấy, trong phát triển nếu như không cân bằng giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hoá thì sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng trong đời sống tinh thần của xã hội.

1) Socializing cultural activity means making cultural activities belong to the entire society, looked after and supported by society. Cultural activities are no longer for just the cultural departments but benefit from the participation of many departments and each segment of the people. The more society develops, the higher the cultural [tr. 12] requirements of the people become… The practical experiences of many of the world's countries have shown that, in development, if there is not an equilibrium between economic development and cultural development then there will be descent into a crisis in the spiritual life of society.

tr. 13 - Hoạt động văn hoá trong cơ chế thị trường có hai mắt tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực của thị trường là đòi hỏi các hoạt động văn hoá phải đáp ứng được nhu cầu của xã hội, thúc đẩy nó phải cạnh tranh giữa các mặt hoạt động, buộc nó phải năng động, sáng táo, luôn luôn đổi mới. Mặt tiêu cực của thị trường là dễ đẩy các hoạt động văn hoá vào con đường thương mại hoá.

p. 13 - Culture activities in the market structure have two sides, positive and negative. The positive side is that the market requires that cultural activity must meet society's requirements, push it to compete in its activities, force it to be dynamic, creative and always renovating. The negative side is that the market can easily push cultural activity to become commercialized.


Đọc ở trên xong thì hình như trong lĩnh vực văn hóa có hai cơ chế đối lập là "cơ chế quản lý quan liệu bao cấp" và "cơ chế thị trường" và mục đích của chủ trương xã hội hóa là tìm cách để hai cơ chế hòa hợp với nhau. Việc xã hội hóa được coi như "một đồng lực thúc đẩy." Sực đồng lực ấy từ đâu ra? Từ "người dân tiếp xúc với nhiều hình thức hoạt động văn hóa." Một việc nữa là những người dân ấy đòi hỏi văn hóa có "chất lượng cao."

Bài viết này về việc chủ trương xã hội hóa văn hóa có một ý rất đặc biệt là nhận rằng Việt Nam đã mở cửa - khái niệm thời kỳ trước là hay nói đến sự xâm lược / xâm nhập văn hóa từ bên ngoài. (Thật ra đã có một thành phần xã hội không nhỏ vốn không có khái niệm đóng cửa). Hiện nay (1996) thì ý thức dân được đánh giá cao - là tiếc xúc với văn hóa tiên tiến. Lắm lúc thì dân có bị phê vì tiếp xúc với văn hóa "độc hại."

Trong bài này ông Lê Như Hoa cũng nhận rằng "các hoạt động văn hóa" cần được "thúc đẩy" và "phải biến đổi." Nguồn lực biến đổi là "toàn xã hội." Năm 1996 người ta sử dụng đến danh từ "xã hội" nhưng những năm trước các nhà lãnh đạo hay nói đến "quần chúng." Đặt tên "xã hội hóa" thì có lẽ người ta suy tưởng đến chủ nghĩa xã hội. Sử dụng đến tên gọi mới này cũng chứng minh rằng Đảng vẫn đi trước, vẫn là Đảng tiền phong.

Nói đến "xã hội hóa" và "toàn xã hội" nhưng các bài trong quyển Xã hội hóa hoạt động văn hóa này chỉ có các bài lo về các tổ chức của cơ chế văn hóa của nhà nước (cơ chế quản lý quan bao cấp). Cái vấn đề là tìm cách để các tổ chức / đơn vị văn hóa của nhà nước có thể canh trạnh trong "tình hình mới."

Văn hóa của quần chúng tự phát thì không cần nói đến. Cái vấn đề chính là làm sao mà cơ chế văn hóa của nhà nước đứng trước và đối phó với cơ chế thị trường. Nhưng thị trường có phải là ai nếu không phải là quần chúng nói chung. Quần chúng tự phát thì sẽ có một kết quả đáng lo là "các hình thức gây nên các hoạt động tuỳ tiện, lộn xộn thậm chí bị thương mại hoá." Hình như không có gì ác liệt bằng việc thương mại hóa văn hóa? Thì một mặt quan trọng của việc xã hội hóa là tìm "phương thức nhằm khắc phục những khó khăn mà hoạt động văn hoá đang gặp phải, điều tiết nó cho phù hợp với cơ chế thị trường." Nhưng điều tiết bằng cách nào? Bằng cơ chế quản lý quan liệu bao cấp (hay không còn bao cấp)?

Có phải là các hãng đĩa, các bầu sô, các công ty giải trí là kết quả của chủ trương xã hội hóa văn hóa? Các nhà / công ty doanh nghiệp ấy có "thu hút" một phần nào đó của "trí tuệ, nhân lực, vật lực" của "toàn xã hội" do khả năng kiếm tiền của họ. Và họ có góc phần "đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân trong thời kỳ mới" phải không? Khái niệm xã hội hóa có mở rộng thị trường văn hóa và có giúp những người làm thương mại nữa.

20 tháng 12, 2009

top 15, 2000-2009 - phận 2

1 - "Dance 1" - Kiss Me Deadly (Misty Medleys-2005)
2 - "Emotional Levy" The Aislers Set (How I Learned To Write Backwards - 2003)
3 - "Memories of Places We've Never Been" - The Faunts - (High Expectations / Low Results - 2005)
4 - "Around My Smile" - Hope Sandoval and the War Inventions (Bavarian Fruit Cake - 2001)
5 - "What I'd Love to Hear You Say" - The Faunts (unreleased - 2005)
6 - "1 Thing" - Amerie (Touch - 2005)
7 - "Everything Shows" - Masha Qrella (Unsolved Remained - 2005)
8 - "Fifth Wall" - Picastro (Red Your Blues - 2001)
9 - "The Way To Market Station" - The Aislers Set - (The Last Match - 2000)
10 - "Stop The Sun" - The Elysian Fields (Dreams That Breathe Your Name - 2003)
11 - "Magic Box" - The Insides (Sweet Tip - 2000)
12 - "Playhouses" - TV On The Radio (Return to Cookie Mountain - 2006)
13 - "Wherever You Are" - Ulrich Schnauss (Far Away Trains Passing By - 2005)
14 - "Shrinking Heads in the Sun" - The Elysian Fields (Dreams That Breathe Your Name - 2003)
15 - "Tu quai online" - Nhị DJ (?? - 2004?)

Tôi có máy mp3 lâu hơn vậy danh sách ca khúc gồm những ca khúc từ 2000 đến 2006. Cũng có một số ca khúc được xuất hiện trên danh sách trước (như "Emotional Levy" của Aislers Set, và "Magic Box" của Insides). Đây chỉ là những ca khúc nghe nhiều lần.

Tôi tiếc là không được tìm tư liệu âm nhạc nào cho ca khúc "Dance 1" của Kiss Me Deadly. Có 3 ban nhạc Giã Na Đại trên danh sách của tôi là Kiss Me Deadly, The Faunts và Picastro.

Có hai bài ca của The Faunts. Memories of Places We've Never Been":



"What I'd Love To Hear You Say":



Live:




Hope Sandoval and the Warm Inventions "Around My Smile":



"1 Thing" của Amerie là một ca khúc r&b. Amerie là một phụ nữ lai Hàn Quốc / Da đen.



Tôi không tìm được âm thanh cho hai bài "Everything Shows" của Masha Qrella và "Fifth Wall" của Picastro.

Đây là thêm một bài ca của Aisler's Set là "Way to Market Street."

"Stop the Sun" là của Elysian Fields. Tôi không tìm được tư liệu âm thanh cho "Shrinking Heads in the Sun."



TV On the Radio là một ban nhạc rock - "Playhouses"



"Wherever You Are" của Ulrich Schnauss là nhạc electronica:



Tôi có downline "Tu quai online" của Nhi DJ từ Soundclick cách đây 4-5 năm. Hình như Nhi DJ là một người Việt kiều Thụy Sĩ. Cô ấy rap đúng phong cách rap - thô tục và chửi bới.

18 tháng 12, 2009

Buông tay (Letting Go) - Kyo (2009)


1:

Mặc quần vào đi và kéo áo lên nhưng đừng vạch ra cho anh thấy, mọi chuyện chấm dứt ở đây
Put on your pants and pull on your blouse, don't expose yourself for me to see, everything has come to an end here
Anh thấy vui thì ai lại nói vậy
If I'm happy this who can say that
Biết em cũng chẳng có nghĩ gì đâu, ok baby anh đây thế cũng chiều,
Knowing that you aren't thinking anything, ok baby I'm here to please you,
Fuck với nhau bao đêm thấy quá nhiều nhàm chán em ơi em có hiểu,
Fucking each other so many nights, it's too much, it's boring dear don't you know,
Cảm giác phiêu là điều mà giờ anh thiếu.
Pleasures the thing that I'm lacking
Nói thẳng ra với em là anh chán.
I'll tell it to you straight that I've had enough
Và giờ nhìn thấy em không mặc gì anh lại thấy ngán.
And now I see you wearing nothing I just feel tired
Khỏi phải bàn em đi cho anh 1 ngày cảm thấy thanh thản
So I don't have to talk it over with you, give me a day of peace
Chắc em ngủ với ai làm sao anh cản, để giờ đây em fuck với ai cũng quá bài bản
I'm sure whoever you sleep with, why would I stop you, so that now whoever you fuck will be too methodical
Em nói anh ơi em chán!
You say "dear" it bores me
Ừ thì tìn yêu mua bán, jin ngày càng cảm thấy nản.
Ah, love bought and sold, virginity feels even more of a bummer
Cứ thử đi đi và đừng bao giờ nghĩ là anh sẽ cản
Go ahead and try to leave and never think that I'll stop you
Cũng thường thôi,ngủ với em jin ôn làm sao anh cảm thấy ngọt bờ môi
It's nothing, sleeping with you, recalling virginity it how can I feel lip's sweetness
Kệ cho màn đêm dần trôi
Who cares if night's curtain is approaching

Điệp khúc:

Cho yêu thương càng thêm đớn đau để giờ xa cách nhau...
For love to be more painful, let us now be apart
Thôi mọi chuyện dần phai để giờ 2 ta phải chia 2
That's it, everything gradually fades so that now we two split into two
Tinh yêu đã chết thôi đành chấm hết có lẽ cũng chẳng bao giờ có hồi kết.
Love has died, accept that it's over, perhaps, there'll never be a final scene
Bên nhau mặn nồng bên nhau say đắm hay tình yêu đã chết.
When together it must be passionate, must be exciting or love has died
Cho yêu thương càng thêm đớn đau để giờ xa cách nhau.
For love to be more painful, let us now be apart
Thôi mọi chuyện dần phai để giờ 2 ta phải chia 2
That's it everything gradually fades so that now we two split into two
Tinh yêu đã chết thôi đành chấm hết có lẽ cũng chẳng bao giờ có hồi kết.
Love has died, accept that it's over, perhaps, there'll never be a final scene

2:

Bố mẹ sinh ra anh đâu có biết ngủ với nhau là gì?
My parents gave birth to me, how can't I know what sleeping together is?
Nhưng anh biết rằng, biết rõ 1 điều là em dạy anh phải không em nhỉ?
But I know, know clearly one thing and that' is that you taught me, am I right?
Ngay từ ban đầu anh nói trước rằng chúng mình đừng làm những chuyện thô bỉ.
Right from the start I said before that we shouldn't do anything crude

Chính em dạy anh cuộc sống không thể nói trước được điều chi và xã hội này cũng chẳng có ai coi anh là thằng ích kỉ
It was you who taught me life you can't say anything in advance and in this society nobody would say that I'm selfish jerk
Nhưng anh biết ràng, biết rõ 1 điều là trong mắt em: 1 thằng vô lương xỷ
But I know that, know clear one thing that in your eyes: I'm one shameless jerk
Yêu em ừ thì cũng nhiều tình cảm dần dần anh cảm thấy thiếu
Loving you, yup, there was a lot of affection but gradually it seemed lacking
Tiền anh trong ví em cảm thấy nhiều làm sao em có thể kêu.
My money in your wallet seems a lot, how can you complain

Mệt mỏi ngày càng dài thêm.
Exhausted every day seems longer
Bên anh cũng bởi chữ fame
With me it's also because of the word "fame"
Qua đêm rồi bỏ nhưng chưa 1 lần anh thấy như thế là anh làm điều có lỗi
Passing the night then leaving, but I haven't felt once that doing this that I did anything wrong
Quên em thì chắc chưa phải nhưng với anh em luôn là kẻ có tội
Forget you, then perhaps I shouldn't yet, but to me you will always be the guilty one
Làm sao giờ đây để anh có thể làm ướt được bờ môi, làm sao thời gian dừng trôi, làm sao cấm đuợc tay anh đang chạm vào em những vùng đêm tối.
How could you allow that I could moisten those lips, how can time come to a stop, how can you prevent my hands from touch you in those those nocturnal places
Làm sao jin cảm thấy tội lỗi, làm sao?
How could a virgin be a sinner, how?

3rd verse:

20 tuổi đầu anh chỉ sống bên cạnh các em xinh tươi và quần lót.
To my twentieth year I just lived by you, pretty and underwear
Em dạy cho anh kéo cả thế giới xuống chỉ bằng vài câu và nước bọt.
You taught me to drag the whole world down just with a few words and some spit.
Còn đâu vị ngọt trên ngực em còn đâu body nóng bỏng vì trong mắt anh bây giờ không có gì khác ngoài một chữ not
And where is that sweet taste on your breasts, and where's that warm body because now in my eyes there's nothing different except the word "not"

Nói vậy chắc em cũng chả có hiểu đâu.
When I say that you probably don't get it
Sexy 1 lần nữa có thể chúng mình sẽ hiểu nhau.
If you're "sexy" again then maybe we'll understand each other

Anh nghĩ cũng chẳng thêm đau khi anh cố mạnh cố thêm 1 lần nữa, không biết như thế em đã cảm thấy đủ chưa?
I think that it won't be more painful if I try to be strong, try once more, I don't know if you have felt enough yet?
Hay đó chỉ như những giọt mưa đang rơi ở nơi xa mạc lúc buổi trưa?
Or is that just the sound of rain falling in the noon desert?
Thử 1 lần chạm nhẹ 1 làn da trắng vô hồn trong căn phòng vắng như chuyện tình yêu có đêm mà chưa có nắng.
Try once to lightly touch soulless white flesh in an empty room in a love story that has night but no sunshine.

Bên em 1 lần 2 lần rồi cũng vậy, còn đâu sự tin cậy vì những điều mà anh nhìn thấy:
Next to you once, twice it's the same, where's the trust and the things that I've seen:
Em ngủ với ai thế?
Who'd you sleep with?
Em hứa với ai thế?
Who'd you promise?
Em nói yêu ai thế?
Who'd you say you love?

Chẳng nhẽ giờ đây lạc vào đam mê nên em đã quên lời thề,anh nhẹ bước chân lê
Could it be that now that you've strayed into excitement so that you forgot your vow, I step lightly with a dragging step


Trong video có thêm vài câu, hình như là lời nói của "em" trong rap khúc này - "Anh muon em phai khong / Giet Kyo / OK." Rất là gangster hả?

Nhiều nhạc rap Việt nghe nhạt. Tôi có thể chấp nhận rằng "Buông tay" có chất mặn - là rap thực sự - có nội dung thông tục, thô bỉ, rất đường phố. Tôi có nghe nhiều lần vì lý do đó. Một lý do nữa là tôi thấy tác phẩm này khó hiểu - không hẳn vì ý nghĩa, nhưng vì tôi không hiểu được tâm trạng của người soạn và thích nghe kiểu ca từ này. Tôi thấy thái độ rap khúc này rất misogynist (ghét đàn bà) và tôi không thể ủng hộ thái độ ấy.

Có chữ "jin" mà tôi cũng hiểu chưa rõ - bà xã tôi cho rằng có lẽ "jin" là "trinh" như vậy tôi dịch như thế.

Hình ảnh của người phụ nữ trong rap khúc này là một người không chung thủy, chỉ nghĩ đến tiền bạc. Nhưng dù thế cũng cho phép nhận cái gì đó (tình cảm, xác thịt, kinh nghiệm sống?) rồi bác bỏ chửi. Nhưng ngôn ngữ ấy cũng tạo điều kiện làm vần gây ấn tượng - "quần lót," "nước bọt," "chữ not" nghe gọn và sắc.

Trong video với câu: "Chính em dạy anh cuộc sống không thể nói trước được điều chi và xã hội này cũng chẳng có ai coi anh là thằng ích kỉ" thì có effect là lấp lánh trên mặt rapper như muốn nhấn mạnh cái gì đó. Câu đây là ca từ có mẫu thuận. Người nghe thì không thể biết gì thực sự về người phụ nữ bị miêu tả vì không được biết quan niệm của người ấy, nhưng qua rap từ thì mình biết khá nhiều về nhân vật kể chuyện. Chính người đó là một "thằng ích kỷ / vô lương xỷ." Một người vô tư sẽ tha thứ. Nhưng tất nhiên trong giới này người ta phải là thằng hung bạo, phải là thằng anh hùng đánh bao nhiêu kẻ thù khác đến vinh quang.

Đọc và nghe rap từ tôi nghĩ đến quan niệm chủ nghĩa Freud đây là như Madonna / Whore Complex hoặc Virgin / Whore Complex (phức cảm Đức mẹ / điếm; phức cảm trinh / điếm) - "a dilemma where men may feel unable to love any women who can satisfy them sexually and are unable to be sexually satisfied by any women who they can love" (tình trạng khó xử lúc đàn ông cảm thấy như không thể nào yêu phụ nữ thảo mẫn nhu cầu tình dục của họ và không được phụ nữ họ yêu được thảo mẫn nhu cầu tình dục). ..."Em dạy anh phải không em nhỉ? / Ngay từ ban đầu anh nói trước rằng chúng mình đừng làm những chuyện thô bỉ." Nhưng học trò này vừa cho "Bố mẹ sinh ra anh đâu có biết ngủ với nhau là gì?"

Có lẽ vấn đề chính là làm "trai nam nhi" thì không thể nào chấp nhận bị gian nhân cám dỗ? - "anh cố mạnh cố thêm 1 lần nữa." Rap khúc này cũng sử dụng đến hai mặt "đêm" và "nắng" - âm và dương - cũng thuộc về sinh khí đàn ông.

Như đa số nhạc phẩm thì rap từ này cũng đầy chất chủ nghĩa lãng mạn với những câu như:

"Cho yêu thương càng thêm đớn đau để giờ xa cách nhau"
"những giọt mưa đang rơi ở nơi sa mạc lúc buổi trưa"
"vô hồn trong căn phòng vắng như chuyện tình yêu có đêm mà chưa có nắng"
"em đã quên lời thề, anh nhẹ bước chân lê"

Trong blog cá nhân Kyo có viết về "Buông tay" rằng clip video này:

phản ánh đúng với thực tại của giới trẻ bây giờ : " Buông thả và quá thoải mái trong cách sống " Kyo đề cập đến vấn đề nhạy cảm này

Thật ra rap khúc này phản ánh một xã hội tôi không biết và không hiểu. Theo tôi biết thì quan niệm của nhân vật Kyo đóng cũng tham gia sự "buông thả và quá thoải mái." Nhưng rap khúc này không cố che đậy tình trạng xã hội ấy - điều đó đáng khen.

17 tháng 12, 2009

top 15, 2000-2009 - phận 1

1 - "Emotional Levy" The Aislers Set (How I Learned To Write Backwards - 2003)
2 - "Hey Lover" - The Aislers Set (single - 2000)
3 - "Magic Box" - The Insides (Sweet Tip - 2000)
4 - "If I Were" - Vashti Bunyan (Lookaftering - 2005)
5 - "Hypersomnia" - Masha Qrella (Monika Force - 2004)
6 - "Vật đổi sao dời" - Trần Thu Hà (Trần Tiến - 2008)
7 - "Vì anh đánh mất" - Hồ Ngọc Hà + Lệ Quyên (Khi ta yêu nhau -2008)
8 - "Melody Not Malaise" - The Aislers Set (How I Learned To Write Backwards - 2003)
9 - "Are You Awake?" - Kevin Shields (Lost In Translation - Music From The Motion Picture Soundtrack - 2003)
10 - "Rattled Little Clam" - Lullaby Baxter (Garden Cities Of To-Morrow - 2006)
11 - "Messed Up In The Heart" - My Project: Blue (My Project: Blue - 2005)
12 - "Buông tay" - Kyo (?? - 2009)
13 - "Xin cho tôi một cơ hội" - Ưng Đại Vệ ft. Lil'Knight (2008)
14 - "Bookshop Casanova" - The Clientele" - (God Save the Clientele - 2007)
15 - "Tablespoon Of Codeine" - John Vanderslice (Emerald City - 2007)

Sở thích tôi thiên về thời thanh niên tôi là thập niên 70, 80. Nhưng tôi cũng thích nghe nhạc mới. Danh sách này là theo số lần nghe trên máy ví tính tôi mua năm ngoái. Nghe nhiều lần không hẳn có ý nghĩa là đánh giá cao. Nhưng nghe nhiều lần lúc có ý nghĩa là thấy thích hay thấy đáng chú ý. Nhiều nhạc tôi thích có tìm ra vậy tôi chỉ có một số tư liệu âm thanh để chia sẻ. (Sau đây tôi sẽ làm một danh sách hơi khác theo nhạc trên máy MP3 tôi).

Ban nhạc Aisler's Set có ba bài ca trên danh sách này thì tất nhiên là tôi rất thích. Aisler's Set là một ban nhạc rock của San Francisco chắc đã tàn rã. Chỉ có bài ca "Melody Not Malaise" (Giai điệu chứ phiền muộn) mà nghe được qua web.

Insides thì là một ban nhạc điện tử có chất thí nghiệm (tôi không tìm được tư liệu âm thanh của bài ca này trên mạng).

Vashti Bunyan là một ca sĩ hát kiểu nhạc dân gian Anh thập niên 60 có làm một album mới năm 2005.



Masha Qrella là một ca sĩ / nhạc sĩ Đức.



"Vật đổi sao dời" - Trần Thu Hà hát Trần Tiến nghe rất hay, nhất là vì mô-típ ghi ta của Thanh Phương biểu diễn.

Tôi thích cái chất R&B của "Vì anh đánh mất."



Tôi không tìm được tư liệu âm thanh của tác phẩm "Are you awake" của Kevin Shields gốc từ phim Lost In Translation.

"Rattled Little Clam" của Lullabye Baxter



My Project Blue là một ban nhạc Canada - tôi không tìm được tư liệu âm thanh của bài ca này trên mạng.

Tôi sẽ bàn về bài rap "Buông tay" của Kyo một ngày gần đây.

Tôi có bàn đến "Cho tôi một cơ hội" trên Yahoo 360 năm ngoái.



"Bookshop Casanova" (Sở khánh tiệm sách) có tính cách pop rock rất hay. Video này cũng thú vị. "Come on dow-ow-own, let's be lovers..."



John Vanderslice là một nhạc sĩ San Francisco.

"Tablespoon of Codeine" phong cách rock.



"Tablespoon of Codeine" phong cách giao hưởng tại Great American Music Hall, San Francisco.

13 tháng 12, 2009

... trong quản lý văn hóa còn những kẽ hở

In addition to composing music, you still participate in the work of supervising culture and the arts, do you have any observations about this sensitive field?

In the past year, culture and the arts have had some welcome changes serving the entertainment needs of the people better every day. However, there still persist in the culture and the arts of the city some worrisome aspects.

That's the situation of grieving music, the titles and subject matter of song that lack an aesthetic character that appear more every day. These days, in cultural supervision there are still cracks. Some people say, they're not forbidden by the law so how can you forbid them from being propagated? But I think, in cultural supervision, the most important thing for us is to be creative, we must have heart, if we see any song that lacks an aesthetic character then we can not grant permission.

There was a day, while listening to a song with a title lacking aesthetic character I asked the Office Supervising The Arts of the Department of Culture, Information and Tourism and they answered: In Hồ Chí Minh City we refused to give permission, yet those songs were granted permission to be propagated by the cultural branch of another locality. Therefore, in culture supervision, we must have unity to avoid the situation where one place forbids and another doesn't so that we don't have difficulty in supervisorial work...

Ngoài việc sáng tác nhạc, anh còn tham gia công tác quản lý văn hóa - nghệ thuật, anh có nhận xét gì về lĩnh vực nhạy cảm này?

Trong năm qua, văn hóa nghệ thuật ở thành phố có những chuyển biến đáng mừng, phục vụ nhu cầu giải trí của người dân ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, văn hóa nghệ thuật của thành phố vẫn còn tồn tại những nỗi lo.

Đó là tình trạng nhạc não tình, tựa và nội dung bài hát thiếu tính thẩm mỹ xuất hiện ngày càng nhiều. Hiện nay, trong quản lý văn hóa còn những kẽ hở. Có người bảo, luật không cấm thì làm sao có thể cấm những bài hát đó phổ biến được. Nhưng tôi lại nghĩ, trong quản lý văn hóa, điều quan trọng nhất là chúng ta phải linh động, phải có tâm, nếu thấy ca khúc nào thiếu tính thẩm mỹ, chúng ta có thể không cấp phép.

Có hôm, khi nghe những bài hát có tựa thiếu tính thẩm mỹ được phổ biến, tôi đã hỏi Phòng quản lý nghệ thuật của Sở VH – TT và DL thì được trả lời: Ở TPHCM đã từ chối cấp phép, nhưng những bài hát đó lại được ngành văn hóa của một số địa phương khác cấp phép phổ biến!? Cho nên, trong quản lý văn hóa, chúng ta cần có sự đồng nhất, tránh tình trạng nơi cấm, nơi không sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý…

Trich: Đỗ Hạnh, "Nhạc sĩ Trần Xuân Tiến: Viết để mình vui...," Sài Gòn Giải Phóng 27/12/2008.


Mới đây Nguyễn Trọng Tạo viết một bài: "Câu chuyện kiểm duyệt" trên talawas. Có thể tóm lại tình hình ở Việt Nam bằng một câu ông Tạo viết: "Có khi luật định một đường, hành xử một nẻo." Ông Tạo tiếc điều đó vì gây ra "sự lúng túng" nhưng tôi nghĩ sự mơ hồ của luật cũng gây ra những "kẽ hở" (hay ke hở?) tạo điều kiện cho những người sáng tạo.

Những lời nói ở trên của Trần Xuân Tiến nghe như năm 1993 - những lời than van của Nghị quyết 04-NQ/HNTW, ngày 14 tháng 01 năm 1993 - "một số cấp uỷ và cơ quan nhà nước không kịp thời phân rõ đúng sai, thường né tránh, rụt rè trong việc xử lý" hay "tình hình tiêu cực xảy ra nghiêm trọng và kéo dài là do lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước từ trung ương đến các cấp đã buông lỏng."

Ông Tiến nói vài lần đến "tính thẩm mỹ." Theo tôi nghĩ tính thẩm mỹ thuộc về người quan sát không thuộc về tác phẩm. Một tác phẩm không thể thiếu tính thẩm mỹ. Một tác phẩm có thể thiếu cấu trúc cân bằng, có thể thiếu chất vần, có thể thiếu những ẩn dụ làm cho ý nghĩa được phong phú và thú vị hơn. Một tác phẩm cũng có thể bị thô bỉ hay sáo mòn nữa. Nhưng làm sao một tác phẩm "thiếu tính thẩm mỹ"?

9 tháng 12, 2009

Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành TW Đảng (Khoá VVI) số 4 - vài suy nghĩ

Nghị quyết này cũng rất giống Nghị quyết 05 về Văn hoá Văn nghệ ngày 28.11.1987 của Đảng cộng sản Việt Nam. Từ liệu này vẫn khẳng định sự lãnh đạo của Đảng về lĩnh vực văn hóa. Đến năm 1993 thì Nghị quyết 04 cũng đề cập đến thành tựu trong lãnh vực văn hóa, nhưng các thành tựu là do "Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị khoá VI đã tạo điều kiện."

Nghị quyết 04 dù có nói đến các thành tựu nhưng có nói đến khó khăn và thiếu xót nhiều hơn -- "nhiều điều đáng lo ngại." Một trong những khó khăn chính là "sự tan rã của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu." Nghị quyết 05 năm 1997 nhờ nhiều và quan niệm quốc tế của Liên-Xô về lý thuyết Mác-Lê (Nghị quyết 04 năm 1993 thiếu chữ Mác, nhữ Lê).

Cái vấn đề khó giải quyết nhất là làm sao mà được "đáp ứng ... nhu cầu hưởng thụ văn hoá của các tầng lớp nhân dân" khi mà một tỷ lệ nào đó đáng kể của các tầng lớp nhân dân có "thị hiếu không lành mạnh"? Có nghị quyết nào có thể làm cho giảm số lượng những người dân có thị hiếu không lành mạnh? Hình như Nghị quyết 04 năm 1993 sẽ giúp giải quyết vấn đề này.

Có hai yếu tố làm cho "cho tình hình tiêu cực xảy ra nghiêm trọng và kéo dài" - một yếu tố nằm ở trong, một yếu tố nằm ở ngoài. Ở trong thì "lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước từ trung ương đến các cấp đã buông lỏng, hữu khuynh." Chữ hữu khuynh (hay tả khuynh) luôn luôn làm cho tôi gãi đầu. Hữu khuynh thì có một nguồn định nghĩa là "thiên về bảo thủ, phản đối cải cách, phản đối tiến bộ." Nhưng sự bảo thủ không hẳn là xấu. Việc muốn bảo vệ sự truyền thống, những nét đẹp từ xưa cũng phải gọi là bảo thủ / hữu khuynh. Nhưng vấn đề này tôi nghĩ không thuộc về hữu/tả nhưng về vấn đề thực hiện một hệ thống luật lệ có thể đoán trước đến các trường hợp mà dân Việt Nam sẽ lầm vào những tình cảnh không lành mạnh. Chỉ có việc là "thiếu những luật lệ, thể chế của Nhà nước," nhưng Nhà nước đang yếu về mặt tài chính - "thiếu đầu tư thích đáng cho lĩnh vực văn hoá, văn nghệ."

Luật lệ và thể chế thì cứ viết đến cùng. Đầu tư thì lấy vốn từ đâu? Nhưng cũng có một vấn đề nữa là "lối sống chạy theo đồng tiền." Lối sống ấy chỉ ảnh hưởng đến quần chúng hay có ảnh hưởng "lãnh đạo của Đảng và quản lý và quản lý của nhà nước" nữa? Tôi nghĩ rằng sự "buông lỏng" hoàn toàn thuộc về việc chạy theo tiền - sự buông lỏng trong công việc xây ra khi một nhân viên, quan chức không tôn trọng công việc của mình. Một người ăn lương thấp lắm khi không tôn trọng các việc phải làm. Tại sao "một số cấp uỷ và cơ quan nhà nước không kịp thời phân rõ đúng sai, thường né tránh, rụt rè trong việc xử lý; cũng có nơi sử dụng những biện pháp hành chính không thích hợp"? Tôi nghĩ phải nhìn vào tâm lý và điều kiện sinh sống của các nhân viên để hiểu và giải quyết vấn đề đó. Làm thêm pháp luật không đủ. "Phê phán cái sai, lên án cái ác, cái xấu là để hướng con người tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp" cũng không đủ (dù nghe rất chủ nghĩa Mao).

Ở trên là vấn đề nội. Vấn đề ngoài là "thế lực thù địch." Năm 1993 "thù địch" là ai? Tài liệu này chỉ mô tả một số việc của thù địch là "lợi dụng những tác phẩm xấu để chống phá ta" và làm ra những "luận điệu độc hại." Làm sao mà thù địch không tên này có thế lực / 勢力 / power to influence? Tôi nghĩ thế lực thù địch phải đồng nghĩa với "cơ chế thị trường." Ban Chấp hành Trung Ương Đảng phải thực hiện Nghị quyết 04 năm 1993 vì Nghị quyết 05 năm 1987 không đủ - "chưa đánh giá thật đúng tính phức tạp của cuộc đấu tranh trên mặt trận này, chưa lường trước và đề ra được những biện pháp nhằm hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường đối với văn hoá, văn nghệ."

Đây thật sự là một culture war - cuộc chiến văn hóa bằng phương tiện chính trị. Như vậy phải khôi phục châm ngôn của Bác Hồ: "Văn hoá, nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy." Hồ Chí Minh nói câu này lúc Việt Nam chưa độc lập, lúc chiến tranh thật. Cuộc culture war này được coi là cần thiết vì Việt Nam không muốn đóng cửa đối với thế giới như Bắc Triều Tiên chằng hạn. Nhưng có mở cửa thì sẽ có "sự xâm nhập của các loại văn hoá độc hại."

Rút cuộc thì Việt Nam phải "khắc phục tình trạng 'hành chính hoá' các tổ chức văn hoá, nghệ thuật và xu hướng 'thương mại hoá' trong lĩnh vực này." Chủ trường xã hội hóa nhằm điều chỉnh tình hình này - là bớt đi tính bao cấp / quan liệu và tìm thêm vốn ở xã hội để làm việc văn hóa. Nhưng công cụ chính để bớt đi ảnh hưởng tai hại của lãnh vực thương mại là cơ chế hành chính của nhà nước. Rồi cơ chế hành chính ấy rất dễ bị "buông lỏng" do những yếu tố kinh tế. Theo tôi biết không có ai bao giờ thắng trong một cuộc culture war - chỉ có chiến tranh liên miên.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VII) số 04-NQ/HNTW, ngày 14 tháng 01 năm 1993 (trích)

Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VII) số 04-NQ/HNTW, ngày 14 tháng 01 năm 1993 Về một số nhiệm vụ văn hoá, văn nghệ những năm trước mắt (trích)

Resolution of the Fourth Conference of the Party's Central Executive Committee (Seventh Session) number 04-NQ/HNTW, January 14, 1993 About some duties of Culture and The Arts in the Coming Years

I
Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là một mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Văn học, nghệ thuật là bộ phận trọng yếu của nền văn hoá dân tộc, thể hiện khát vọng của nhân dân về chân - thiện - mỹ. Phát triển đường lối văn hoá, văn nghệ đúng đắn của Đảng qua các thời kỳ trước, Nghị quyết Đại hội VI, Đại hội VII và Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị Khoá VI đã tạo điều kiện cho văn hoá, văn nghệ đạt nhiều thành tựu, đáp ứng một phần nhu cầu hưởng thụ văn hoá của các tầng lớp nhân dân, đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới.

Culture is the spiritual basis of society, a driving force that advances the economy and society, and at the same time it's an objective of socialism. Culture and the arts are an essential part of a national culture and express the aspirations of a people toward truth, good and beauty. Developing a cultural and artistic course of the Party during each prior period, Resolutions of the Sixth, Seventh Party Conference and the Fifth Resolution of the Political Committee of the 6th Session have created the conditions for culture and the arts to achieve many accomplishments, to respond to some part of the requirements for enjoying culture of each segment of the people, to contribute positively to the work of renovation.

...

Bên cạnh những chuyển biến tích cực, tình hình văn hoá, văn nghệ có nhiều điều đáng lo ngại: lối sống chạy theo đồng tiền, những thị hiếu không lành mạnh, những hủ tục, mê tín tăng nhanh; nhiều văn hoá phẩm độc hại lan tràn trên thị trường. Trong sáng tác và lý luận, phê bình nảy sinh một số khuynh hướng sai lầm: phủ nhận thành tựu cách mạng và văn hoá, văn nghệ cách mạng; tách văn nghệ khỏi sự lãnh đạo của Đảng; xúc phạm anh hùng, vĩ nhân của dân tộc; khuynh hướng "thương mại hoá", truyền bá lối sống thực dụng, sa đoạ, bạo lực phát triển. Các thế lực thù địch đã và đang lợi dụng những tác phẩm xấu để chống phá ta.

Along side positive changes, the situation for culture and arts has many worrisome occurrences: ways of life that pursue money, unwholesome tastes, backwards customs and superstitions are quickly rising; many harmful cultural products are spread throughout the mark. Through composition and theory, and criticism there have developed a number of mistaken tendencies: rejecting the accomplishments of the revolution and revolutionary culture and arts; separating the arts from the leadership of the Party; offending the nation's heroes and great men; a tendency toward "commercialization," propagating a developing pragmatic, licentious, violent way of life. Enemy forces have and are taking advantage of these bad works to oppose us.

Những tiêu cực trên đây có phần chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nước ta và những diễn biến quốc tế phức tạp mấy năm gần đây, nhất là sự tan rã của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Nhưng, nguyên nhân chủ yếu để cho tình hình tiêu cực xảy ra nghiêm trọng và kéo dài là do lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước từ trung ương đến các cấp đã buông lỏng, hữu khuynh, bố trí sai một số cán bộ chủ chốt, thiếu những luật lệ, thể chế của Nhà nước, thiếu đầu tư thích đáng cho lĩnh vực văn hoá, văn nghệ, thiếu tổ chức động viên nhân dân biểu dương, cổ vũ những nhân tố tích cực và phê phán, lên án những biểu hiện tiêu cực, độc hại trong lĩnh vực văn hoá, văn nghệ.

These negatives are partially the effect of our nation's economic and social economic crisis and complicated international developments in recent years, especially the dissolution of the Soviet Union and the socialist countries of Eastern Europe. But, the primary reason that has permitted this negative situation to be serious and lasting is that the Party's leadership and the Government's supervision from the center to each rank below has been relaxed, rightist, and the mistaken placement of some key cadres, the lack of governmental laws and statutes, a lack of necessary investment for the cultural and artistic realm, a lack of organizing and encouraging the people to display and encourage positive factors and criticize and condemn negative, harmful expression in culture and the arts.

Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị Khoá VI thể hiện những quan điểm đổi mới có nguyên tắc của Đảng trên lĩnh vực văn hoá, văn nghệ, có tác dụng thúc đẩy hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Nhưng nghị quyết chưa đánh giá thật đúng tính phức tạp của cuộc đấu tranh trên mặt trận này, chưa lường trước và đề ra được những biện pháp nhằm hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường đối với văn hoá, văn nghệ. Việc truyền đạt và tổ chức thực hiện nghị quyết lại có nhiều sai sót. Trước những lệch lạc xuất hiện trong văn hoá, văn nghệ, một số cấp uỷ và cơ quan nhà nước không kịp thời phân rõ đúng sai, thường né tránh, rụt rè trong việc xử lý; cũng có nơi sử dụng những biện pháp hành chính không thích hợp. Một số văn nghệ sĩ đảng viên dao động, giảm sút lòng tin, không giữ vững lập trường của Đảng.

Resolution 5 of the Sixth Session of the Political Ministry, expressing the Party's principled attitude of renovation in the realm of culture and the arts, had the effect of stimulating artistic creation. But the resolution didn't yet correctly appraise the complicated nature of the struggle on this front, didn't yet gauge in advance and propose measures to limit the negative aspects of the market structure towards culture and the arts. The act of imparting and organizing the realization of the resolution also had many failings. In the face of distortions that appeared in culture and the arts, a number of committee members and government organizations didn't distinguish between the correct and incorrect, usually dodged and wavered in their resolution; there were also places that used inappropriate administrative measures. A number of artists and writers who are party members vacillated, decreased their faith, didn't hold fast to the Party's viewpoint.

II

...

Cần nắm vững các tư tưởng chỉ đạo sau đây:

1. Vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là cốt lõi tư tưởng trong văn hoá, văn nghệ nước ta. Sự nghiệp văn hoá, văn nghệ là bộ phận khăng khít của sự nghiệp đổi mới. Thấm nhuần và thực hiện quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Văn hoá, nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy".
2. Bảo đảm dân chủ, tự do cho mọi sự sáng tạo và hoạt động văn hoá, vun đắp các tài năng, đồng thời đề cao trách nhiệm của văn nghệ sĩ trước công chúng, dân tộc và thời đại.
3. Phát triển văn hoá dân tộc đi liền với mở rộng giao lưu văn hoá với nước ngoài, tiếp thụ những tinh hoa của nhân loại, làm giàu đẹp thêm nền văn hoá Việt Nam. Ngăn chặn và đấu tranh chống sự xâm nhập của các loại văn hoá độc hại, bảo vệ nền văn hoá dân tộc.
4. Nâng cao tính chiến đấu của các hoạt động văn hoá và văn học, nghệ thuật, khẳng định mạnh mẽ và sâu sắc những nhân tố mới, những giá trị cao đẹp của dân tộc ta, khắc phục những gì cản trở quá trình đi lên của đất nước. Phê phán cái sai, lên án cái ác, cái xấu là để hướng con người tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Đấu tranh không khoan nhượng chống các luận điệu độc hại của các thế lực thù địch.
5. Văn hoá, văn nghệ là sự nghiệp của toàn xã hội. Phát triển các hoạt động văn hoá văn nghệ của Nhà nước, tập thể và cá nhân theo đường lối của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Khắc phục tình trạng "hành chính hoá" các tổ chức văn hoá, nghệ thuật và xu hướng "thương mại hoá" trong lĩnh vực này.

We need to hold fast to the guiding ideology that follows:

1) The people's/nation's independence and socialism are the essential ideology of our culture and arts. Cultural and artistic work is an inseparable part of our work of renovation. Grasp and realize Hồ Chí Minh's outlook: "Culture and the arts are also a battlefront. Brother and sister performing artists are warriors on our battlefront."
2) Guarantee democracy and freedom for cultural creation and activity, nurture talent, and at the same time give greater prominence to the responsibilities of the writers and performing artists before the public, the nation and the era.
3) Develop the national culture alongside an expansion of cultural exchange with foreign countries, receive mankind's quintessence, and further enrich Vietnam's culture. Prevent and oppose the invasion of harmful forms of culture, protect the national culture.
4) Raise the fighting character of all cultural, literary and artistic activity, strongly and profoundly affirm new factors, the noble values of our nation, overcome those things that are obstacles to the ascent of the country. Criticize the false, condemn the wicked, the ugly in order to orient people to the correct, the good, the beautiful. Fight without compromise against harmful arguments of our opponent’s force.
5) Culture and the arts are the work of the entire society. In developing the cultural and artistic activities of the Government, the collective and the individual both follow the path of the Party and the management of the Government. Overcome the "administrative tendencies" of cultural and artistic organizations and the tendency to "commercialize" in this area.

...

T/M BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG 
TỔNG BÍ THƯ
ĐỖ MƯỜI

Representing the Party's Executive Central Committee General Secretary Đỗ Mười

8 tháng 12, 2009

Tôi muốn (I Want) - Lê Hựu Hà (độ 1970)

Tôi muốn mình tìm đến thiên nhiên
I want to find myself in nature
Tôi muốn sống như loài hoa hiền
I want to live like a gentle flower
Tôi muốn làm một thứ cỏ cây
I want to be a kind of grass
Vui trong gió và không ưu phiền
Happy in the wind, unworried

Tôi muốn mọi người biết thương nhau
I want everyone to love each other
Không oán ghét không gây hận sầu
Not to hate, to make no rancor
Tôi muốn đời hết nghĩa thương đau
I want life to have exhausted meaning of pain
Tôi muốn thấy tình yêu ban đầu
I want to see a first love

Em có thấy hoa kia mới nở
Have you seen that flower there just bloom
Trong giây phút nhưng đẹp tuyệt vời
Only for minutes but it’s wonderfully beautiful
Như hạnh phúc thoáng qua mất rồi
Like happiness it’s fleeting and then it’s gone
Giờ đâu còn tìm được nét vui
Now where can we find that trace of happiness?

Tôi muốn thành loài thú đi hoang
I want to become a species of wild animal
Tôi muốn sống như loài chim ngàn
I want to live like the birds of the mountain forests
Tôi muốn cười vào những khoe khoang
I want to laugh at the boasting
Tôi muốn khóc thương đời điêu tàn
I want to cry in pity for a ruined life

Đây là nhạc trẻ nghe rất trẻ. Đúng là nổi niềm của thời thanh niên. Lúc tìm hiểu đến cuộc đời thì nhìn thấy nhiều mặt không đẹp, nhưng vẫn muốn giữ những nét thật thả, vô tư trong trái tim mình.

5 tháng 12, 2009

Phúc âm buồn (Sad Good Tidings) - Trịnh Công Sơn, 1964

1.
Người nằm co như loài thú khi mùa đông về
Someone lies curled up like a kind of animal at winter's return
Người nằm yên không kêu than buốt xương da mình
Someone lies still, he doesn’t wail as his flesh and bones are pierced through
Từng tiếng người nhiều tiếng người gọi hoài giữa đêm
Their voices, many voices call endlessly in the night

Người nằm co như loài thú trong rừng sương mù

Someone lies curled up like a kind of animal in the foggy jungle
Người nằm yên không kêu than chết trên căn phần
Someone lies still, he doesn’t wail dying upon the root.
Một góc trời người vẫn ngồi một đời nhỏ nhen
In one corner of the sky somewhat sits awaiting a petty life

Người còn đứng như tượng đá trong rừng cây già

Someone still stands like a stone statue in a forest of old trees
Người còn đứng như trăm năm vết thương chưa mờ
Someone still stands like one hundred year's wounds haven't blurred,
Từng đêm về từng đêm về mang đời ngẩn ngơ
Night by night, returns bringing a stupefied life

Còn bao lâu cho thân thôi lưu đày chốn đây
Yet how much longer for the body to cease its exiled here
Còn bao lâu cho thiên thu xuống trên thân này
Yet how much longer for a thousand autumns to descend into this body
Còn bao lâu cho mây đen tan trên hồn người
Yet how much longer for black clouds to disperse on someone's soul
Còn bao lâu tôi xa em xa anh xa tôi
Yet how much longer am I far from you and him and from myself.

2.
Người nhìn mãi theo từng chuyến xe ngựa qua rồi
Someone looks always towards the horse carts that have passed
Người nhìn dấu xe lăn đi dấu lăn trên đời
Someone looks at the cart's tracks, the tracks of its rolling upon life
Ngựa xa rồi người vẫn ngồi bụi về với mây
The horse has passed, someone still sits, dust returns with the clouds

Người ngồi đó gieo hạt lúa trên ruộng đất này

That sitter cast grains of rice on these fields
Người còn đó nhưng bơ vơ mắt chong đêm dài
Someone's still there, but desolate eyes stare at the long night
Ngựa xa rồi ngựa xa rồi trên ngày tháng vơi
The horse is already far, far gone for uninterrupted days and months

Người còn đó những lời nói rơi về chân đồi

Someone's still there, words spoken fall to the foot of the hill
Người còn đó nhưng trong tim máu tuôn ra ngoài
Someone's still there, but inside the heart's blood spurts outward
Nhuộm đất này nhuộm cho hồng hạt mầm trót vay.
Dyeing this earth, dyeing it to make the sprouts utterly rose-hued.

Tôi dịch "phúc âm" là "good tidings" vì hình như nghĩa chính là Gospel. Chữ gospel thì thuộc về đạo Cơ đốc, nhưng bài ca của Trịnh Công Sơn không theo nội dung ấy. Chữ gospel vốn có ý nghĩa là "glad tidings" - phần "go-" = good, phần "-spel" = "spell." Hồi xưa chữ "spell" có nghĩa là như "narration" (kể chuyện) hay "fable" (ngụ ngôn).

Ca khúc này vốn có tên gọi là "Phúc âm." Năm 2003 Khánh Ly kể cho tôi nghe rằng Khánh Ly đọc lời ca này đề nghị cho thêm chữ buồn. Tác phẩm này cũng phải thuộc các "ca khúc da vàng." "Phúc âm buồn" là ca khúc đầu tiên trong tập Ca khúc Trịnh Công Sơn năm 1967. Khánh Ly thu ca khúc này trên băng Hát cho quê hương Việt Nam 3 và Trịnh Công Sơn thu cho băng Hát cho quê hương 6. Bài ca này cũng có tên gọi khác là "Dấu xe lăn" - "The Cart's Tracks."




Cấu trúc ca từ của Phúc âm buồn rất đều đằn. Từng câu gồm 10 chữ - 3+3+4 hoặc 3+3+(2+2). Cấu trúc tiết tấu cũng đơn giản.

Theo tôi phân tích tiết tấu, thì bài này ra sao (theo các ô nhịp):

A' [ô nhịp 1-6]
1-2 -- a'
3-4 -- a'
5-6 -- b'
A'' [ô nhịp 7-12]
7-8 -- a'
9-10 -- a'
11-12 -- b'
A''' [ô nhịp 13-18]
13-14 -- a'
15-16 -- a'
17-18 -- b''
B [ô nhịp 19-25]
19-20 -- b''
21-22 -- b''
23-24 -- b''
24-25 -- b''

Từng chùm ba chữ đều bắt đầu với 2 nốt móc kép. Trong a' thì cái chùm bốn chữ thì bắt đầu với 2 nốt móc kép rồi được 2 nốt kép đều.

Theo tôi hiểu thì "Phúc âm buồn" viết về một ranh giới không có giữa sự sống và sự chết. Có 12 câu bắt đầu với từ "người" (là nốt C trong hợp âm C thứ). Các câu b' thì có hai chùm 3 chữ bắt đầu với 2 nốt móc kép rồi có bốn chữ cuối có 4 nốt đều gồm 3 nốt đen chùm ba (quarter note triplets). Các câu b'' thì khác một ít - là bốn chữ cuối có 4 nốt đều gồm 3 nốt móc (eight notes).

Người nằm (nằm co, nằm yên)
Người còn (còn đứng, còn đó)
Người nhìn (nhìn mãi, nhìn dấu)
Người ngồi (ngồi đó)

"Người nằm co" là như người đó có vết thương nặng kể cà bị tử thương - là vết của sự chết khốc liệt của chiến tranh? Ai ngoài một thân chết có thể "không kêu than buốt xương da mình"? "Từng tiếng người ... gọi hoài giữa đêm" là linh hồn của các thân chết? "Nằm co như ... trong rừng sương mù" có nghĩa là chết trong chiến trường?

Rồi người vừa nằm thì lại được "còn đứng," "còn đó" - "Người đứng như tượng đá trong rừng cây già" có phải một người sống sót sau những sự khốc liệt có xây ra. Người đó còn "vết thương" của "trăm năm," có cảm giác "ngẩn ngơ." Lời ca có cả người chết, người sống - thì có lẽ hai người là một, hai người có thể thay thế nhau, hay hai người là mọi người? "Còn bao lâu tôi xa em xa anh xa tôi"? Một kiếp chốn "lưu đầy" (hay từng kiếp chốn lưu đầy - "thiên thu"). Thế mới là phúc âm?

Còn mây? "Còn bao lâu cho mây đen tan trên hồn người"? Trong bài "Ca dao mẹ" thì mây có vai trò an lành nhưng mây đen này thì bi hiểm hơn. Hình như mây đen làm sự hiểu biết con người thành mơ hồ - "ngẩn ngơ," "bơ vơ." Nhưng phiên khúc 2 có một sự an lành nhỏ nhoi là một con ngựa kéo xe. Con ngựa này thì không đem hạnh phúc mà chỉ đem vết bánh trên đất. Đây đúng là huyền thoại Sisyphus như John Schafer có viết.

Con ngựa thường lệ là một thú vật tung hoành, đầy sinh sống. Nguyễn Đắc Xuân có viết một bài "Tản mạn về con ngựa trong ca từ Trịnh Công Sơn" (trong quyển Trịnh Công Sơn có một thời như thế, TPHCM: Nxb Văn học; Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, 2003). Theo ông Xuân thì "Con ngựa thích tự do, thong dong, sang trọng..., yên lành" (tr. 136). Nhưng con ngựa này bị ràng buộc phải kéo xe lăn. Các con ngựa thì có lẽ làm cho bụi bay đi cùng mây đen ấy ("bụi về với mây").

Điều thứ hai là xe của các con ngựa này để những dấu bánh. Có phải là những vết xe lăn là như vết nhăn? Hay là những hàng luống? - "Người ngồi đó gieo hạt lúa trên rụông đất này." Người ngồi ấy làm ruộng để tự nuôi dưỡng mình, hay nuôi dưỡng những người đến sau. Nuôi dưỡng đến mức là cho mình hy sinh hay tái chế / làm phân bón. Một lần nữa cái biên giới giữa sự sống và sự chết rất mỏng. "Người còn đó nhưng trong tim máu tuôn ra ngoài /Nhuộm đất này nhuộm cho hồng hạt mầm."

Nguyễn Đắc Xuân cũng viết rằng "Ngưa [hồng] là Trịnh Công Sơn mà cũng là tuổi trẻ thế hệ của ông, bạn bè của ông" (tr. 135). Người ngồi, người đứng, ngựa xa, người còn... - bài hát này đại khái là về thế hệ thanh niên lớn lên thời chiến tranh liên miên. Làm sao mà thoát?

Vital Nourishment: Departing From Happiness của Francois Jullien (New York: Zone Books, 2007) nói đến quan niệm dưỡng sinh trong triết lý Trung Quốc xưa. "Dưỡng sinh không phải là tiến tới cái gì nào đó; nó là sự tái sinh" (nutrition is not progress toward something; it is renewal - tr. 27). "Con người "thực" không biết "yêu đời" hay "ghét sự chết." ... "Con người "thực" chấp nhận sự đến và sự ra đi này, là khách hoặc chủ tử tế trong mọi hoàn cảnh (the "authentic" man does not know "love life" or "detest death" / The "authentic" man accepts this coming and going and is life's gracious guest or host in each circumstance - tr. 36). Cái phúc âm thuộc về thông điệp này.

Đa số ca sĩ hát bài hày biểu diễn với tiết tấu không chính xác kiểu nhịp 6/8 (6 nốt móc trong một ô nhịp) theo nhịp slow rock - ví dụ Khánh Ly trên bằng Hát Cho Quê Hương Việt Nam 3 hay Ngọc Anh hát gần đây hơn theo kiểu blues.

Trịnh Công Sơn, lúc thu thanh, hát khá đúng nhịp. Một điều đáng chú ý nữa là Trịnh Công Sơn hát đúng nốt, đúng âm vực như ông vốn ghi. (Như vậy rất có thể đừng tập nhạc ban nhạc của Trịnh Công Sơn sử dụng đúng nốt mà Trịnh Công Sơn hát).


Phuc Am Buon (Hat Cho Que Huong Viet Nam 6, Pre-75) - Trinh Cong Son

Bài hát này có lẽ là tác phẩm đầy kịch tính nhất của Trịnh Công Sơn và có âm vực thật rộng - một quảng 13 từ B đến G. Trong hai ô nhịp đầu (và từng đoạn a1) thì âm vực cũng khá rộng - một quảng 10 từ C đến Eb. Lúc Trịnh Công Sơn biểu diễn thì ông hay hát kéo dài những nốt cao. Ví dụ lúc hát "không kêu than buốt xương da mình," "không kêu than chết trên căn phần," "như trăm năm vết thương chưa mờ." Trong điệp khúc thì Trịnh Công Sơn cũng kéo dài và chậm lại ở các chỗ hát những nốt G cao nhất - "cho thiên thu xuống trên thân này" và "tôi xa em xa anh xa tôi."

Dù ý nghĩa bài ca này không dễ hiểu, cấu trúc âm nhạc và lời ca thì dễ thuộc. Có mô hình số chữ 3-3-4. Có những mô hình huyền-huyền-không dấu (người nằm co / còn bao lâu), có những mô hình không dấu-huyền (đông về / sương mù). Gần đây thì một số ca sĩ sử dụng đến đoạn điệp khúc như một đoạn đầu - lấy cái đoạn kịch tính nhất để giới thiệu bài ca này. Một trường là video clip sau đây có Cẩm Vân hát.



Video này có khói có lửa có dây thép gai, có các cô mặc áo dài trắng đội nón lá trông như các con ma xinh lang thang. Các cô cách nhìn ngang ngang gần như kiểu xã hội chủ nghĩa. Nhưng tóc huyền bay theo gió bớt đi phong cách ấy. Một cô đem một chim bồ câu trắng đòi hòa bình.

Người xướng ngôn viên cuối clip này nói rằng Trịnh Công Sơn "làm cho con người tìm giá trị mình trong một hoàn cảnh nghịch đảo." Nói thế cũng đúng. Nói bài ca này phản chiến thì không đúng hẳn (các hình ảnh áo trắng và bồ câu trắng không hợp bài hát này). Hình ảnh của bài ca này là "người nhìn mãi" và "chấp nhận sự đến và sự ra đi" (lời của Jullien). Trịnh Công Sơn tìm đến những lý do trong những tình cảnh phi lý - và thiên thu.

3 tháng 12, 2009

Hỡi các quý cô độc thân...

Nghe thời sự sáng nay tôi rất vui mừng biết tin rằng bài ca "Single Ladies" được cử tham gia Giải thưởng The Grammies. Đây là một tác phẩm và cách thể hiện rất độc đáo. Tôi không để ý đến nhạc pop hiện đại cho lắm nhưng nghe bài hát này rất gây ấn tượng. Một tác phẩm như thế khảng định rằng nhạc thị trường cũng có thể có chất nghệ thuật cao. Beyoncé là một tài năng đặc biệt, nhưng cô ấy có một ekíp người giỏi làm việc chung để thực hiện một tác phẩm xuất sắc như thế đấy.

Ca khúc này cũng đầy tiếng lóng của thị dân da đen. "If you liked it then you should have put a ring on it" - "Nếu anh thích nó anh đã nên trao nhẵn cho nó" - một điều hay của tiếng là chữ "it" - "it" lắm lần không chính xác. Nó là ngón tay? Nó là cô? Nó là thân thể quyến rũ của cô? Put a ring on it nghĩa là cưới cô. Đây là một link có bản dịch sang từ tiếng lóng đến tiếng Anh bình thường.

Theo link này để xem ca khúc này với video chất lương cao.



Đây là embed chất lượng bình thường. Ca khúc này có tiết tấu rất giống nhạc Tăy Phi (Ghana chẳng hạn) nhưng nghe rất hiện đại. Đoạn hát "oh oh oh oh oh" thì giai điệu nghe không khác vì dân ca Bắc Bộ như Cỏ Là chẳng hạn.



Khi biểu diến thì hình như Beyoncé có một ban nhạc toàn nữ nhạc công.



Beyoncé biểu diễn trong chương trình truyền hình của Ellen DeGeneres.



Có 100 qúy cô độc thân múa ở Piccadilly Circus, London.



Piccadilly London lần nữa - quay màu với máy nghiệp dư.



Một ban nhạc khác biểu diễn kiểu modern rock.



Bài hát này cũng thành meme. Sau đây là một parody - người Việt gọi là nhạc chế. "All the single Asians" - "Hỡi các người châu Á độc thân" cũng vui. "If you like it you should have got an A on it" - các cô châu A là sinh viên Trường Đại Học Yale lo đến điểm thi.



Có người đóng vai tổng thống Obama hát nhạc chế nữa. (If ya voted for me, change is on the way, know it).



Có nhiều người kêu rằng Beyoncé đạo múa. Một người Brazil tìm tư liệu có điệu múa của Gwen Verdon hát theo ý của chồng nhà biên múa nổi tiếng Bob Fosse ăn khớp với "Single Ladies." Điều rõ là Beyoncé được ảnh hưởng của điệu múa này - và Beyoncé cũng nhận điều đó. Beyoncé múa thì giống lắm, nhưng cũng có nét riêng biệt. Và nhất định có gây ấn tượng.

30 tháng 11, 2009

Thượng đế buồn (God's sad) - Trần Tiến (1992)

Trời sinh voi, trời không sinh cỏ.
Heaven gave birth to elephants, it didn't give birth to grass.
Thượng đế nghèo, thượng đế bỏ đi.
God's poor, he up and left.
Trời sinh voi, trời không còn cỏ
Heaven gave birth to elephants, it has no more grass.
Trái đất nghèo bồng bế đàn con
The planet's poor, carrying around a bunch of kids.
Ố hô, trái đất nghèo
Oh ho, the planet's sad.
Ố hô, thượng đế nghèo
Oh ho, God's poor.

Và như thế, người không manh áo, hàng trăm triệu người
And like that, people have not a scrap of clothing for hundreds of millions.
Và như thế, trẻ em đang đói, hàng trăm triệu người
And like that, young ones are hungry, hundreds of millions.
Và như thế trái đất này sẽ còn ai.
And like that, who'll be left on earth?
Còn ai nữa, để dự đám cưới hàng trăm triệu vợ chồng
Who'll be left to go to the weddings of hundreds of millions.
Còn ai nữa, để nghe tôi hát bài ca ngợi loài người
Who'll be left to listen to me sing songs praising mankind.
Loài người đang đói.
Mankind's hungry.
Loài người chém giết, loài người đang chết.
Mankind's annihilating, mankind's dying.
Thượng đế buồn, thượng đế bỏ đi
God's sad, God up and left.

Tình cho không, tình yêu vui nhỉ.
Love for free, love's fun, right?
Đứa bé nghèo ngồi mút bàn tay
A poor little one sits sucking his hand.
Tình chi không, tình yêu vui nhỉ
What love is free, love's fun, right?
Hạnh phúc nghèo hạnh phúc bỏ đi
Poor happiness, happiness up and left.

Và như thế, người không manh áo, hàng trăm triệu người
And like that, people have not a scrap of clothing for hundreds of millions.
Và như thế, trẻ em đang đói, hàng trăm triệu người
And like that, young ones are hungry, hundreds of millions.
Và như thế trái đất này sẽ còn ai.
And like that, who'll be left on earth?
Còn ai nữa, để dự đám cưới hàng trăm triệu vợ chồng
Who'll be left to go to the weddings of hundreds of millions.
Còn ai nữa, để nghe tôi hát bài ca ngợi loài người
Who'll be left to listen to me sing songs praising mankind.
Loài người đang đói.
Mankind's hungry.
Loài người chém giết, loài người đang chết.
Mankind's annihilating, mankind's dying,
Thượng đế buồn, thượng đế bỏ đi
God's sad, God up and left.

Ca khúc viết cho phong trào kế hoạch hóa gia đình không nghe oai lắm, phải không? Nhưng Trần Tiến có viết 3 ca khúc về chủ đề này - cả ba đều thứ vị là "Cô bé vô tư," "Sao em nỡ vội lấy chồng" và "Thượng đế buồn." Các bài ấy đều hay vì không có chất cổ vũ, đấu tranh. Các bài nhằm thay đổi ý thức của người nghe qua những câu chuyện nhỏ dễ đến với trí tưởng của những người bình thường.

Năm 1992 Việt Nam có lên đường đổi mới nhưng chưa được xã hội hóa nhiều. Tôi nghĩ rằng ca khúc này chưa được thu trên băng đĩa nào của thị trường âm nhạc. Nếu có được nghe bài hát này thì chắc chỉ có thể nghe qua Đài tiếng nói Việt Nam.

Một điều rất hay của bài hát này là hình như ca khúc này được viết theo quan niệm của một người đàn hát ở đám cưới - nghĩa là lúc mà cặp vợ chồng mới nghĩ kỹ đến tương lai của mình. Và cái hạnh phúc nghèo riêng cũng được coi như hạnh phục nghèo chung. Dù là hạnh phúc nghèo thì cũng được viết theo một cách hóm hỉnh với voi đói và cỏ không đầy đủ. Nhưng thượng đế bỏ đi? Có nghĩa là mọi người đều phải tự lo cho mình, là không còn bao cấp?

Mạnh Hùng hát "Thượng đế buồn" theo kiểu nhạc swing.

29 tháng 11, 2009

rạp Nga "đậm đà bản sắc"



Ông Putin đứng ở đây trông cứng và lạc loài. Nhưng ông rất giỏi và hiểu biết - theo cách xã hội chủ nghĩa, và quốc gia chủ nghĩa.

Putin ca ngợi các tay nghề rap Nga:

"I have to say that young people involved in these arts in our country give them their own Russian charm," Putin said in televised remarks Friday night. "Because rap ... is being filled with social content, discusses problems of the youth."

Tôi phải nói rằng những người trẻ tham gia các loại nghệ thuật này và đưa vào chúng cái chất đậm đà bản sắc nước Nga" Putin phát biểu trên truyền hình tối thứ sáu. "Vì rap được làm đầy với nội dung có chất xã hội, bàn đến các vấn đề của lứa thanh niên."

Quay về Nghị quyết 05 về Văn hoá Văn nghệ ngày 28.11.1987 thì có những ý na ná Putin hiện nay. Tôi dịch "charm" là "đậm đà" - tôi không biết tiếng Nga để biết Putin có nói chính xác như thế nào. Nghị quyết 05 cho rằng "những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin là một nền văn hóa xã hội chủ nghĩa đậm đà bản sắc dân tộc." Và đòi hỏi "tác phẩm văn học, nghệ thuật ... đề cập một cách chân thật và mạnh dạn những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống hiện nay, thu hút được sự chú ý của dân chúng."

Nghĩa là không bao lâu nữa Nguyễn Minh Triết sẽ đứng trên sân khấu cùng các rapper. Trên blog của tạp chí Economist có người viết rằng "obviously, he's not thinking of rap as an American art form. Or if he is, he's taking pains to recharacterise it as a Russian one, too." [tất nhiên ông không có nghĩ tới rap như một nghệ thuật nước Mỹ. Hay nếu có ông muốn nhấn mạnh phải định rõ lại đặc điểm rap theo kiểu Nga nữa.]

Gần đây có hay nhà phê bình nhạc phổ thông, Sascha Frere-JonesSimon Reynolds cho rằng rap / hiphop "đã chết rồi." Tôi không thể đồng ý vì khắp các phố phường ở đây thì vẫn còn đầy đủ rap. Và hiện nay có các loại rap hiphop quốc tế nữa.



Ở nhiều nước như Việt Nam chẳng hạn thì có vẻ như rap là một loại hàng "sang" một chút. Chỉ có những thanh niên khá giả và có ít nhiều học thức tham gia. Rap thuần tuý nhất ở Mỹ là của những kẻ vô loại nhất trong xã hội Mỹ.

Cuối blog của tạp chí Economist cũng viết về breakdancing của Việt Nam:

"The best breakdancing show I ever saw was a French troupe performing in West Africa, though a German guy I saw a few years ago was pretty amazing too. A couple of weeks ago I saw a Danish group, followed by a Vietnamese one. The Vietnamese were much better. But I have to qualify the point about the dissociation of hip-hop from American values, or African-American ones, anyway. There is something embedded in the physical language of breakdancing that carries a certain cocky, sarcastic, funky individualism. Cultures that already share those poses, such as Russia or Mali, assimilate that body language seamlessly, so that the national origin disappears. But watching Vietnamese teenagers move that way is an alien, electric experience. That really does look like a culture cracking open and recombining with others, with or without ideological approval."

Ông cho rằng là vừa lạ vừa thú vị. "Nhưng nhì các teen Việt chuyển động kiểu ấy là một điều xa lạ và kích động. Thế đấy rất có vẻ như một nền văn hoá rạn nứt mở ra và kết hợp lại với những nền văn hoá khác, có hay không được có sự chấp thuận về tư tưởng."

21 tháng 11, 2009

"nghe như không có cái dấu nữa"

Ngày 20 tháng 6 2009 lúc nghỉ tại một khách sạn ở Thành phố Hồ Chí Minh tôi xem truyền hình. Ở TPHCM có rất nhiều chương trình dành cho ca nhạc, nhất là nhạc trẻ.

Trên kênh VTV6 tôi có xem một chương trình rất hay có tên là "Sol Café". Một một nhóm 4 người bình luận về nhạc rap, rap Việt Nam. Trong 4 người ấy có một nhạc sĩ rapper tên tuổi là Tiến Đạt cũng gọi là Mr D. Tôi có chép lại một số nhận xét mà Tiến Đạt có phát biểu như sau:

Rap đến muộn với Việt Nam, như vậy các rapper Việt Nam nghe rap quốc tế một cách có chọn lọc, không sử dụng đến những ca từ thô tục và cố gắng sử dụng đến ca từ "có văn hóa."

Người Huế - "nghe như là không có cái dấu nữa" - ý là người rap không nhất thiết phải theo các dấu - bảo rằng có thể rap trái với dấu vì các ca từ sẽ được hiểu do văn cảnh.

Nước Việt Nam có rap đã 5 năm rồi. Rap đi cùng một trao lưu thời trang. Trong vòng 2 năm này rap được thành phổ biên.

18 tháng 11, 2009

Nghị quyết 05 về Văn hoá Văn nghệ - vài suy nghĩ

Nghị quyết 05 về Văn hoá Văn nghệ ngày 28.11.1987 của Đảng cộng sản Việt Nam là một tài liệu căn bản của thời đổi mới. Tài liệu này có Nguyễn Văn Linh ký tên nhưng hình như Trần Độ là tác giả. Hai người đều là nhà cách mạng lão thành. Tôi không tìm được tài liệu trên những trang chính thức như Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Nguồn tài liệu này là Hồi ký Trần Độ, một sách không được phép lưu hành ở Việt Nam.

Tôi muốn so sánh Nghị quyết 05 với Đề cương văn hóa của năm 1943. Hai văn bản đều khẳng định sự lãnh đạo của Đảng (năm 1943 là Đảng Cộng Sản Đông Dương) về lĩnh vực văn hóa. Năm 1943 Trường Chinh viết rằng "đảng tiên phong phải lãnh đạo văn hóa tiên phong." Năm 1987 thì Trần Độ viết "Trong lịch sử Đảng đã lãnh đạo toàn dân tộc giành được độc lập, tự do và đã mang lại quyền tự do sáng tác chân chính cho văn nghệ sĩ." Từ "phải" đến "đã."

Đề cương văn hóa được viết cho độc giả nào? Hình như là tất cả các người Việt toàn cầu? Tài liệu này không viết gì đến thù hay địch gì cả nhưng điều rõ là nó chống hai chế độ Pháp và Nhật (lúc bấy giờ cả hai đều là phát xít). ĐCVH cũng chống các thái độ phong kiến, nô dịch, thực dân, tiêu tư sản.

Nghị quyết 05 thì có thù có địch - đại khái là thành phần phản động. Phản động có ý nghĩa "phong kiến, thực dân, tư sản" - giống năm 1943. Năm 1987 rất có thể phải coi thế giới tư bản là địch. Những kẻ thù địch làm thế nào: họ "hòng biến văn hóa, văn nghệ thành phương tiện gieo rắc tâm lý bi quan và lối sống sa đọa." Ở chỗ khác có nhắc đến vấn đề văn hóa, văn nghệ đối trụy nữa. Năm 1943 trong ĐCVH thì cái vấn đề là văn hóa bị "bảo thủ, chiết chung, lập dị, bi quan, thần bí, duy tâm." Năm 1987 thì mặt thần bí vẫn là một vấn đề như vậy vẫn phải "Bài trừ mê tín dị đoan, hủ tục."

Rất khó hiểu tại sao địch phản động đã vẫn còn đất sống - "các tổ chức, thể chế" được "xóa bỏ." Sức mạnh của địch có phép lạ. Vì thiếu đất sống thì những kẻ phản động "xâm nhập."

Tôi vẫn không rõ lắm chính ai là những kẻ có âm mưu "giao rắc tâm lý bi quan và lối sống sa đọa"? Năm 1987 có phải là ông Ronald Reagan, bà Margaret Thatcher, và ông Pol Pot nữa? Có phải là những người Việt hải ngọai không được cải tạo tư tưởng thành con người mới, hay có phải những người bán đồ lậu (văn hóa phẩm xấu) ở các chợ đen?

Trong NQ05 có hai đoàn bắt đầu với đại từ "Chúng ta." Chúng ta có ý nghĩa là một nhóm hay một khối người nói với nhau, nói cho nhau nghe. Ở đây "chúng ta" gồm những ai? Nhất định tôi nằm ở ngoài từ "chúng ta" ấy. Nhất định trong "chúng ta" có cấp lãnh đạo. Cũng có thể "chúng ta" gồm các đảng viên và các người được thành con người mới rồi.

Gần đầu bài này có viết đến những thành công của "chúng ta": "Đã xuất hiện một số tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng tốt, đề cập một cách chân thật và mạnh dạn những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống hiện nay, thu hút được sự chú ý của dân chúng." Một số thì không nhiều lắm, phải không? Trong một đoạn sau khi "nhìn thẳng vào sự thật" thì viết "cần nhận rõ chất lượng và hiệu quả các hoạt động văn hóa, văn nghệ nói chung còn thấp, tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị còn ít, tiềm năng sáng tạo chưa được phát huy đầy đủ, bệnh phô trương hình thức, công thức, sơ lược còn nặng." Ý nghĩa "nói chung" rộng rãi hơn "một số."

Tôi rất muốn ai (nhất là một con người mới) phân tích chất lượng tốt năm 1987 là thế nào? Và giá trị ít là thế nào? Tất cả các tác phẩm thuở ấy đều được bao cấp, nghĩa là được sự bảo trợ của nhà nước. Đại khái những người có độc quyền đánh giá giá trị nghệ thuật của các tác phẩm cho rằng giá trị của các văn nghệ sĩ còn kém, còn ít - nói chung.

Thời ĐCVH thì có ba yếu tố chính là "dân tộc hóa," "đại chúng hóa," và "khoa học hóa." NQ05 thì vẫn coi trọng tính dân tộc: "nền văn hóa xã hội chủ nghĩa đậm đà bản sắc dân tộc." Tính khoa học thì có lẽ được nhấn mạnh nhiều hơn. Trong NQ05 có lẽ điều cấp thiết nhất là Việt Nam phải phát triển kịp với thế giới ở ngoại. Phải "tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn hoá, khoa học, kỹ thuật hiện đại của thế giới."

Khái niệm đại chúng thì như không còn trong NQ05. Ở đây có chữ "dân chúng" nhưng dân chúng ở đây là như khán giả, độc giả nhìn đại khái. Từ "đại chúng" nghe rất là tư tưởng Mao Trạch Đông mà không còn thịnh hành ở Việt Nam.

Nhưng trong NQ05 thì tính đại chúng được thay thế với tính quốc tế. Đó là khái niệm Lê-nin là làm cách mạng quốc tế để dân hoàn cầu đoàn kết với nhau đến cùng. Phải "phát triển quan hệ quốc tế về văn hóa nhằm tăng cường hiểu biết và làm phong phú lẫn nhau giữa các nền văn hóa." Vì tư tưởng Mao trong ĐCVH thì văn hóa bị hẹp hỏi đến mức phải chống triết ly của Kant và Descartes.

Năm 1987 thì "Hợp tác toàn diện về văn hóa, văn nghệ" với ai? Trước hết với Liên Xô (Mùa xuân từ những bàn tay / Với tấm lòng Việt Nam Liên Xô). Thứ hai với Campuchea - lúc ấy Campuchea như là nước được sự bảo hộ (protectorate) của Việt Nam (tôi nghĩ rằng Việt Nam nên được biết ơn vì có đuổi bọn Pol Pot). Thứ ba với Ấn Độ (là một nước non-aligned / không liên kết), rồi "các nước khu vực Đông Nam Á." Cuối cùng là "các nước phương Tây" (do chắc vẫn bị dị ứng với chủ nghĩa tư bản).

Người ta có nhắc đến cuộc đổi mới như là một thời của Việt Nam được phóng khoáng hơn. Có lẽ là đúng như thế, nhưng tài liệu này tôi thấy còn rất bảo thủ. "Nền văn hóa mới Việt Nam xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin." "[C]ác nhà hoạt động văn học và nghệ thuật phải là những chiến sĩ của Đảng trên mặt trận văn hóa, văn nghệ, chăm lo bồi dưỡng thế giới quan Mác- Lênin." Như tôi nói ở trên chỉ có thay thế cụ Mao bằng cụ Lê. Nhưng như thế là khá tiến bộ rồi.

Hình như lúc nào người nhớ đến NQ05 thì họ nhắc đến câu:

Tự do sáng tác là điều kiện sống còn để tạo nên giá trị đích thực trong văn hóa, văn nghệ, để phát triển tài năng.

Ý này đẹp lắm. Nhưng tự do trong tài liệu này còn nhiều điều kiện. Tự do phải "nằm trong sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo và được quy định bởi trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội." Còn nữa tự do này có nghĩa là "không vi phạm pháp luật, không phản động, và không đối truỵ." Khái niệm phản động và đối trụy có những lúc phải coi như có ý nghĩa rất rộng rãi. Có những thời mà cùm từ như "anh yêu em" hay "anh buồn nhớ em," "trả lại những ngày tháng cho em" hay "xích lại gần em" bị coi là phản động hay đối trụy.

Cái điều tốt nữa là trong NQ05 coi trọng văn nghệ sĩ và trí thức. Tài liệu này chủ trương "Bảo đảm các điều kiện tinh thần, cố gắng tạo điều kiện thuận lợi về vật chất cho các nhà hoạt động văn học và nghệ thuật yên tâm, phấn khởi làm việc." Nhưng từ thời này thì điều kiện vật chất bắt đầu phải nhờ vào việc "khai thác các tiềm năng về kinh tế, tài chính trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ." Đây là bước đi đầu tiên của chủ trương "xã hội hóa" văn hóa. Song từ "hoạt động kinh doanh" đến "chạy theo tiền" và "khuynh hướng thương mai" có xa không?

Ngồi đọc từ liệu này năm 2009 trên mảnh đất tư bản thì những chùm từ như "cách mạng tư tưởng và văn hóa" và "sự nghệp xây dựng chủ nghĩa" nghe lạ và viển vông. Không phải tôi chống hẳn các ý này nhưng ngày tháng càng trôi qua thì mục đích này càng xa. Tôi cũng mong đến những "tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng tốt, đề cập một cách chân thật và mạnh dạn những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống hiện nay, thu hút được sự chú ý của dân chúng."

Từ 1987 đến hiện nay nước Việt Nam tôi xin hỏi có tác phẩm đến các tác phẩm đáp ứng nhu cầu này không? Về âm nhạc các bài ca Trần Tiến phong cách Đối Thoại 87 được viết trước từ liệu này. Có lẽ hai bài "Lambada quê ta" và "Sói con ngơ ngác" đáp ứng nhu cầu trên? Các bài "Kiếp đỏ đen" và "Lời sám hối của người hấp hối" của Duy Mạnh (chắc không được coi là "tốt")? Một số tác phẩm của Lê Minh Sơn? Xin các bạn góp ý.