13 tháng 12, 2009

... trong quản lý văn hóa còn những kẽ hở

In addition to composing music, you still participate in the work of supervising culture and the arts, do you have any observations about this sensitive field?

In the past year, culture and the arts have had some welcome changes serving the entertainment needs of the people better every day. However, there still persist in the culture and the arts of the city some worrisome aspects.

That's the situation of grieving music, the titles and subject matter of song that lack an aesthetic character that appear more every day. These days, in cultural supervision there are still cracks. Some people say, they're not forbidden by the law so how can you forbid them from being propagated? But I think, in cultural supervision, the most important thing for us is to be creative, we must have heart, if we see any song that lacks an aesthetic character then we can not grant permission.

There was a day, while listening to a song with a title lacking aesthetic character I asked the Office Supervising The Arts of the Department of Culture, Information and Tourism and they answered: In Hồ Chí Minh City we refused to give permission, yet those songs were granted permission to be propagated by the cultural branch of another locality. Therefore, in culture supervision, we must have unity to avoid the situation where one place forbids and another doesn't so that we don't have difficulty in supervisorial work...

Ngoài việc sáng tác nhạc, anh còn tham gia công tác quản lý văn hóa - nghệ thuật, anh có nhận xét gì về lĩnh vực nhạy cảm này?

Trong năm qua, văn hóa nghệ thuật ở thành phố có những chuyển biến đáng mừng, phục vụ nhu cầu giải trí của người dân ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, văn hóa nghệ thuật của thành phố vẫn còn tồn tại những nỗi lo.

Đó là tình trạng nhạc não tình, tựa và nội dung bài hát thiếu tính thẩm mỹ xuất hiện ngày càng nhiều. Hiện nay, trong quản lý văn hóa còn những kẽ hở. Có người bảo, luật không cấm thì làm sao có thể cấm những bài hát đó phổ biến được. Nhưng tôi lại nghĩ, trong quản lý văn hóa, điều quan trọng nhất là chúng ta phải linh động, phải có tâm, nếu thấy ca khúc nào thiếu tính thẩm mỹ, chúng ta có thể không cấp phép.

Có hôm, khi nghe những bài hát có tựa thiếu tính thẩm mỹ được phổ biến, tôi đã hỏi Phòng quản lý nghệ thuật của Sở VH – TT và DL thì được trả lời: Ở TPHCM đã từ chối cấp phép, nhưng những bài hát đó lại được ngành văn hóa của một số địa phương khác cấp phép phổ biến!? Cho nên, trong quản lý văn hóa, chúng ta cần có sự đồng nhất, tránh tình trạng nơi cấm, nơi không sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý…

Trich: Đỗ Hạnh, "Nhạc sĩ Trần Xuân Tiến: Viết để mình vui...," Sài Gòn Giải Phóng 27/12/2008.


Mới đây Nguyễn Trọng Tạo viết một bài: "Câu chuyện kiểm duyệt" trên talawas. Có thể tóm lại tình hình ở Việt Nam bằng một câu ông Tạo viết: "Có khi luật định một đường, hành xử một nẻo." Ông Tạo tiếc điều đó vì gây ra "sự lúng túng" nhưng tôi nghĩ sự mơ hồ của luật cũng gây ra những "kẽ hở" (hay ke hở?) tạo điều kiện cho những người sáng tạo.

Những lời nói ở trên của Trần Xuân Tiến nghe như năm 1993 - những lời than van của Nghị quyết 04-NQ/HNTW, ngày 14 tháng 01 năm 1993 - "một số cấp uỷ và cơ quan nhà nước không kịp thời phân rõ đúng sai, thường né tránh, rụt rè trong việc xử lý" hay "tình hình tiêu cực xảy ra nghiêm trọng và kéo dài là do lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước từ trung ương đến các cấp đã buông lỏng."

Ông Tiến nói vài lần đến "tính thẩm mỹ." Theo tôi nghĩ tính thẩm mỹ thuộc về người quan sát không thuộc về tác phẩm. Một tác phẩm không thể thiếu tính thẩm mỹ. Một tác phẩm có thể thiếu cấu trúc cân bằng, có thể thiếu chất vần, có thể thiếu những ẩn dụ làm cho ý nghĩa được phong phú và thú vị hơn. Một tác phẩm cũng có thể bị thô bỉ hay sáo mòn nữa. Nhưng làm sao một tác phẩm "thiếu tính thẩm mỹ"?

Không có nhận xét nào: