28 tháng 12, 2011

Sài Gòn xưa - home movie



South Vietnamese Navy Armored Troop Carriers and a Command and Communications Boat. A trip to the zoo. Đây là một phim cỡ Super 8mm (chất lượng home movie) quay tháng 3 1968 ở Sài Gòn. Đoạn đầu có nhiều hình ảnh đường phố. Đoạn cuối chiếu cảnh sở thú Sài Gòn. Nguồn phim là William McCall Collection, Vietnam Center and Archive.

20 tháng 12, 2011

ảnh Sài Gòn, Đà Lạt 1968 của Ogden Williams Collection













trên đường đi Đà Lạt






gần Đà Lạt
















nguồn ảnh: Ogden Williams Collection, Vietnam Center and Archive, Texas Tech University.

14 tháng 12, 2011

Cuộc trà chiều tưởng nhớ kẻ đi xa (At Tea Recollecting Someone Who Went Far Away) - Nguyễn Ngọc Tư (2011)

Mương vườn không tiếng nước chảy
A garden ditch, no sound of flowing water
Chó lơ ngơ cào móng mặt sân khô
An inattentive dog claws at the dry yard
Một kén sâu rơi làm nắng rùng mình
A cocoon drops causing the sunlight to tremble

Ngạch cửa nhà ông già chỉ còn mình tôi bước qua làm khách
The threshold of the old man's house, I'm the only one left to pass over as a guest
Người kia đã thõng tay dong tro về biển
Someone's hands dangle to guide the ashes back to the sea
Trà chiều mặn
A rich evening tea
Một già một trẻ gặm nhớ thay cho bánh
One of us old, one young, nibbling at memories instead of biscuits
Nhớ cũng mặn hay mặn đã ướp nhớ tươi?
Is memory rich or has this richness brought aroma to memories afresh?
Lần cuối về thăm, bạn nói thần chết còn lâu mới rượt kịp tôi
Last time you visited, friend, you said that it would be along time before the reaper would catch up to me
Tay phản bội lại lời, lật bật run làm cốc trà sánh nước
His hands betrayed these words, their shaking caused histea to spill from the cup
Chân phản bội chân, dúi dụi vấp vào nhau
His legs betrayed each other, knocking together

Người già so vai
Old man, shoulders thin
cái lạnh chiều nay như mót của ba mùa trước
it's like the cold this evening was gleaned from three seasons back
môi run
trembling lips
run cả những thầm thì
trembling even in a whisper
Tàn thuốc lá lẩy bẩy buông vào vạt áo vốn đã nhiều chỗ cháy
Cigarette ashes quiver, released into shirt flaps already burned in many places
Cõi ấy người thứ ba có biết buồn đây đang ngồi với buồn này
In that realm does a third person know this sadness sits here with that sadness

Hay người đang ngồi một trong bốn chiếc ghế trống quanh đây
Or someone's sitting in one of the four empty chairs around here
Lá cào xước gió hay chính người lên tiếng?
Leaves scratch in the wind, or is it him making a sound?
rót một tách trà đã nguội
pouring down a cup of tea cooled down
như chưa từng khói
like it never had steam
mời hư không cạn mặn cùng tôi
inviting emptiness to drain its flavor with me


Nguồn: "Vẫn chưa thôi dan díu với thằng kia...," Sầu riêng (blog) 19 tháng 11 2011


Tôi nghĩ rằng ông già đã bị góa vợ, nhưng hồn của người vợ ấy có mặt trong bài thơ. Ông này đã đến đoạn đường cuối đời ông mà sống một mình với kỷ niệm. Ông đang đợi ngày đi theo vợ.

Điều quan trọng của bài thơ này là tình cảm của người viết / người kể chuyện này. Thương ông và muốn mua một chút vui uống trà cùng nhau. Tất nhiên phải nói đây lả một cảnh buồn - xem ông yếu như thế và đang buồn liên miên. Nhưng đây cũng là dịp để nghĩ đến đời người, nghĩ đến ý nghĩa của đời người.

Xem ông là như "một tách trà đã nguôi / như chưa từng khỏi" - là khó nhớ đến thời ông chưa nguôi, thời ông còn nhựa sống. Người viết thơ như đồng cảm mà cũng muốn tới gần sự "hư không." Có lẽ người ấy "mời hư không" để cho ông nương tựa trong những phút tách trà đời đang "cạn mặn."

"Một kén sâu rơi." Có phải con bướm đã bay lên bỏ kén sâu tiêu biểu cho sự giải thoát. Kén sâu rơi là xác tan để lại.

11 tháng 12, 2011

nhạc rock ở Việt Nam - home movies





nguồn: Vietnam Part II, 1969 (Richard Coogan Film) từ 15th Engineer Battalion (Combat) Collection (15th Engineer Battalion (Combat) Association), Vietnam Center and Archive.

Các ảnh này chụp từ một phim câm 8mm quay trong một bốt Mỹ. Ở Mỹ phim nghiệp dư kiểu này gọi là home movie. Phim này kéo dài độ 15 phút. Đoạn phim có các ban nhạc rất ngắn - từ lúc 7:20 đến 8:20 và từ lúc 9:30 đến 12:00. Vì chất lượng kém thì rất khó xác định các khuôn mặt ở trên. Hai ban nhạc này đều có nữ ca sĩ và vũ nữ.

8 tháng 12, 2011

Quê hương là mặt đất (My homeland is the earth) - Trịnh Xuân Thuận (2011)

Quê hương là mặt đất

Với tôi, cảm tưởng về quê hương là mặt đất này - mặt đất thân thương, đầy đủ buồn vui - chứ không dừng lại ở một đất nước, tỉnh, huyện nào bất kỳ. Cứ mỗi lần nhìn lại bức ảnh chụp Trái đất vào năm 1969 từ Mặt trăng là lòng tôi xúc động. Tôi nhìn, tôi sống trong thiên nhiên và vũ trụ. Tôi cảm tưởng tôi không thuộc về một nước nào cụ thể cả.

Hỏi tôi về lời khuyên cho người trẻ làm khoa học? Tôi không phải dạng người muốn đứng trên mọi người để chỉ dạy. Buộc tôi phải khuyên thì cho tôi tâm sự với nhau chân thành như: có lẽ nên lao vào lĩnh vực mình yêu thích bằng sự trong sáng; làm hết mình, đừng toan tính hay mưu cầu quá nhiều thứ trên cuộc đời này, và ở đó luôn phải nghĩ đến cái tinh thần mặc khải cao cả của Phật giáo, cái đức độ với tha nhân, đồng loại và các loài khác nữa trong công việc của mình.

Mình hạnh phúc thì cũng để cho người khác hạnh phúc; yêu hạnh phúc của mình thì cũng tôn trọng hạnh phúc của người.

GS - TRỊNH XUÂN THUẬN - N.H.T. ghi

nguồn: "Hãy ngước mắt nhìn bầu trời," Thu Hà phỏng vấn Trịnh Xuân Thuận, Tuổi Trẻ online (7 tháng 12 2011).

My homeland is the earth

For me, my perception of a homeland is the earth - beloved earth full of sadness and happiness - it doesn't end with any country, province, or district. Every time I look at the photograph of Earth taken in 1969 from the Moon I feel moved. I see that I live in nature and the universe. I perceive that I don't belong to any specific country at all.

You ask me for advice for young scientists? I'm not somebody who wants to stand above everyone to give instructions. If you force me to give advice then allow me to sincerely confide: perhaps you need to throw yourself into a field that you love most purely; work with all your heart, don't calculate or scheme about too many things in this life, and it's there that you must think of the elevated spiritual revelation of Buddhist, be virtuous and generous with others, our fellow creatures and other species as well, in our work.

If we're happy then we allow others to be happy; if we love our happiness then we respect the happiness of others.


Như thế là một con người văn minh.

7 tháng 12, 2011

còn thử hiểu biết về vụ Chế Linh bị cấm biểu diễn

- During the late 1960s and early 1970s when our troops had openly gone South and were "going forward so that complete victory surely must be ours," and were in every way "fighting so the Americans scram, their puppets fall" by any means, my branch of music publishing advocated reprinting a few volumes by elder composers to "impress" Southern artists. I directly edited and worked with Lưu Hữu Phước, Văn Cao, and Đỗ Nhuận... But it happened that not a few individuals "in authority" directly opposed this when they saw that we submitted for review some songs written before 1945 of these elders! And in the end there were instructions from the Propaganda and Eduction board: "pack in the years when the composers wrote to serve the revolution!". Even printing photos or not, the maximum level of quantity of manuscripts "selected" all had clear regulations.

Up until the time that the manuscript was engraved, there was still a meeting to discuss whether the Lưu Hữu Phước collection should or should not have the cover title "Under the Glorious Flag"? because the majority of songs by Phước were from "before the revolution" and a few notables with authority pointed out "Songs like Bạch Đằng Giang, Chi Lăng, and even the "Call To Youth"--that's the "Students March" that aimed to serve Ducouroy's Movement (the French Governor General)!?

Right up to recently...after a time of "relaxed leadership," of anything anyone wants to write, draw, wants to arrange, shovel, copy freely of each others, just as long as it does not speak of politics making one feel like everyone is returning to the banner of "I'm the only one who's right" through a number of activities that are fairly inept, rash or ridiculous in the field whether to give or not give to the people whatever kind of spiritual fare! Typical is the continuous "someone" who emits the orders to revoke, withdraw permission papers, forbid the circulation of books like "Pimpled Faced Assassin" "At the Halfway Point Looking Down on the Crowd" and most childishly the affair of giving then not giving, revoking permission papers then granting permission papers to the American singer of Chăm and Việt origins, Chế Linh. The newspapers brought news of this reeducated prisoner who escaped over the border to Canada: after 30 years, with dignity he returned to re-meet his countrymen of the age of 70 on a large scale never seen. The performance venue: The National Conference Center with 3,000 seats not one empty. Ticket prices at a record 500,000 to 4,000,000 Vietnamese Đồng. Even so it still couldn't satisfy his admirers. So that on October 21 there would be another night by request.

So, I don't know who's pushing this foolishness, who's envious of money, of talent, of "musical prestige," has been outdone by Chế Linh in everything... so that Mr. Hanoi Culture Office immediately brings forth an order requiring no reflection "suspend the performance" because "the advertising does have the correct subject," or "there were a few songs that don't exist on the list giving permission to sing"(!?)

I still haven't stopped laughing at the rash, pretentious, undisciplined justification that it's up to us to issue papers for people to be able to listen, to sing whatever work that in fact they still remain up until today in spite of everything, then... "someone" writes articles pointing their pitchforks for blame at... The Organizers, then turns around and clears Chế Linh who has committed no crime! (Probably this is a position to wash their faces for "resolution 36"). Afterward they correct the mistake by leaving it to a level higher than the office, the Performance Bureau, to issue new permission for a new organizer to realize it!

It's nothing but a childish game, a joke for everyone.

I'm not someone who is enamored with Chế Linh's singing voice but I dare to guarantee that the songs he sings like "The Road You Went Long Ago," "Please Love With All Of A Person's Love," "Tomorrow Should We Be Far Apart"... are ten thousand times cleaner, more beautiful and artistic then the fast-selling-albums, the "musical disasters"... that these same men have "signed off" to freely distribute to corrupt an entire generation of young people who are losing their way in enjoying an artistic meal that is wrong? or is right!... so the performances of Chế Linh and many other overseas have done things that make their supervising offices impotent. At least it's a "Demonstration of what is True Musical Value!"

nguồn: Nhat si bao thu (Tô Hải's blog), Phấn đấu ký số 77 (13 tháng 11 2011)

- Những năm cuối 60 và đầu 70 khi quân ta đã công khai vào Nam và “tiến lên để toàn thắng ắt về ta”, và bằng mọi cách phải “đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào” bằng được, ngành xuất bản âm nhạc của tớ có chủ trương cho in lại một số tuyển tập của một số nhạc sỹ đàn anh trước để “lấy le” với văn nghệ sỹ miền Nam. Tớ trực tiếp biên tập và đến làm việc với các anh Lưu Hữu Phước, Văn Cao, Đỗ Nhuận…Thế nhưng không ít kẻ “có quyền” thẳng thừng phản đối khi thấy chúng tớ đưa lên duyệt những bài sáng tác trước 45 của các anh! Và cuối cùng có chỉ thị từ Tuyên Huấn: “hãy gói gọn trong những năm các nhạc sỹ sáng tác phục vụ cách mạng!”. Thậm chí in ảnh hay không in ảnh, mức tối đa về số lượng bản thảo được “tuyển” cũng được quy định rõ ràng.

Cho đến khi bản thảo đã làm bản kẽm, vẫn có một cuộc họp bàn về tên tập nhạc của Lưu Hữu Phước có nên hay không nên lấy cái tên bìa là “Dưới cờ Đảng vẻ vang”? vì đa số bài của anh Phước “trước cách mạng”, có vài tên tuổi có quyền hành đã vạch ra rằng “Những bài như Bạch Đằng Giang, Chi Lăng, và cả “Tiếng gọi thanh niên”-chính là “Marche des étudiants” chính là nhằm phục vụ cho phong trào Ducouroy (toàn quyền Pháp)!?...

Cho đến những ngày gần đây…sau một thời gian “buông lỏng lãnh đạo”, mặc ai muốn viết, muốn vẽ, muốn sắp đặt, thuổng, đạo của nhau tha hồ, miễn là không nói gì đến chính trị thì mình cảm thấy người ta đang trở lại cái ngọn cờ “chỉ tao là đúng” bằng một số hành động khá là lạc lõng, liều lĩnh, lố lăng trong lãnh vực cho hay không cho người dân ăn món ăn tinh thần gì! Điển hình là liên tiếp “người ta” ra các thứ lệnh thu hồi, rút giấy phép, cấm phát hành những sách “Sát thủ đầu mưng mủ”, “Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông” mà trẻ con nhất là vụ cho rồi lại không cho, rút giấy phép rồi lại cấp giấy phép cho ca-sỹ người Mỹ gốc Chăm-Việt Chế Linh. Báo chí đưa tin cuộc trở về của người tù cải tạo vượt biên sang được đất nước Canada này: sau 30 năm, anh lại đàng hoàng trở về tái ngộ đồng bào ở cái tuổi 70 bằng những chương trình hoành tráng chưa từng có. Nơi biểu diễn: Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia với 3.000 chỗ ngồi không còn ghế trống. Giá vé cũng đắt kỷ lục 500.000 tới 4.000.000 VNĐ. Tuy vậy vẫn không thể nào thỏa mãn hết người hâm mộ. Cho nên sau đêm 21/10 sẽ có thêm một đêm khác theo yêu cầu...

Thế là, chẳng biết ai xúi dại, ai ganh tỵ vì tiền, vì tài, vì “uy thế âm nhạc” bị Chế Linh vượt lên tất cả ….nên ông Sở Văn Hóa Hà Nội bèn ra cái lệnh không cần suy tính “Đình chỉ biểu diễn’ do “quảng cáo không đúng nội dung”, hoặc “có một số bài không có trong danh sách cho phép hát”(!?)

Mình chưa hết buồn cười cho cái thứ biện bạch tự phụ liều lĩnh kiêu binh, tự cho mình cấp phép cho ai được nghe, được hát bài gì mà thực ra nó vẫn tồn tại đến ngày hôm nay bất chấp mọi thứ, thì…..”người ta” lại viết những bài chĩa cái sai vào…. Nhà Tổ Chức”, rồi quay sang thanh minh cho Chế Linh không có tội gì! (Chắc chắn đây là một chủ trương rửa mặt cho “nghị quyết 36”) Sau đó là sửa sai bằng cách để một cấp cao hơn Sở là Cục Biểu Diễn cấp phép mới cho một nhà tổ chức mới thực hiện!

Đúng là một trò trẻ con, làm trò cười cho thiên hạ.

Mình không phải là người mê giọng hát của Chế Linh nhưng dám bảo đảm những tác phẩm anh hát như “Con đường xưa em đi”, ”Xin yêu tôi bằng cả tình người”, ”Mai lỡ khi mình xa nhau”….còn sạch đẹp, nghệ thuật gấp vạn lần những thứ an-bom–ban–chay (xin tự do đánh dấu), những "thảm họa âm nhạc"... mà chính các ông đã “ký cho” tự do phát hành để đầu độc cả một thế hệ trẻ đang mất phương hướng trong con đường thưởng thức món ăn văn nghệ thế nào là sai? thế nào là đúng!...thì các cuộc biểu diễn của Chế Linh và nhiều ca sỹ hải ngoại khác đã làm được điều mà các cơ quan quản lý của các ông bất lực. Ít nhất cũng là “Xác định lại thế nào là Giá Trị đích thực của Âm Nhạc!”



Observing this phenomena, the singer Lệ Thu smiled as she said, "There's no need to ask, cause they didn't bribe the right place, one place got some another didn't so now they're playing games."

Nhận xét về hiện tượng này, ca sĩ Lệ Thu cười nói, “Ðâu cần phải hỏi, vì họ không đút lót đúng chỗ, có chỗ ăn chỗ không thì nó mới chơi nhau.”


Mr. Dzũng Taylor also thinks, "It could be that Chế Linh is making a "good show" so someone wanted to stop it and gave it their attention. It's that simple."

Ông Dzũng Taylor cũng nghĩ, “Có thể do Chế Linh đang ăn ‘show’ nên người ta muốn đi tắt nên bị để ý tới. Ðơn giản vậy thôi.”


nguồn: Ngọc Lan, "Ca sĩ Chế Linh bị ‘hủy show’: Thủ tục hay ‘dằn mặt’," [The Singer Chế Linh's concert cancelled: Formalities or a 'slap in the face,'" Người Việt 22 tháng 11 2011.

1) nền quan liêu ở VN còn đặc, còn uy quyền tùy tiện - nó vừa kín ẩn, vừa công khai

2) không có ai hiểu được luật biểu diễn kể cả các nhà quản lý - "Ai cũng có thể lách" [Hà Hương, "Ai cũng có thể lách quy chế," Tuổi Trẻ 21 tháng 11 2011]

3) môi trường này gây điều kiện cho những người "ganh tỵ vì tiền, vì tài," những người "đút lót" "để ý tới." Sự thật như thế nào tôi không biết, nhưng người nghi ngờ thì có lý.

6 tháng 12, 2011

Sad Song Of Yellow Skin (Khúc ca buồn da vàng) - Michael Rubbo (1970)

Sad Song of Yellow Skin là một phim tư liệu được xuất bản năm 1970 do một đạo diễn Gia Nã Đại thực hiện. Các nhân vật chính là những người Mỹ phản chiến đến Sài Gòn cuối thập niên 1960 với ý giúp người Việt. Những người đó làm ra một hãng thông tân xã để cạnh tranh với các hình ảnh mà nhà nước Mỹ phát hành về cuộc chiến tranh ấy.

Dù họ sống gần với người khu phố họ vẫn có cảm giác như bị mọi người nghi ngờ. Nói chung người đạo diễn và các nhân vật chính trong phim này rất lo về ảnh hưởng của cơ chế quân đội Mỹ với phong tục và văn hóa Việt Nam. Như vậy phim này nhằm phản ánh mặt xấu của xã hội Sài Gòn hồi xưa - các cậu bé du côn đánh giầy, các gái điếm, các chợ đen... Người xem biết đến sự sa đọa của thời ấy qua giọng ca các cậu bé hát bài "Một trăm phần trăm" của Minh Kỳ sáng tác.

Tôi chú ý nhiều nhất đến đoạn phim được quay ở Quận Tư. Lúc bấy giờ Sài Gòn chật ních với nhiều dân tỵ nạn từ nông thôn vào thành thị. Quận Tư như một hệ thống ổ chuột. Trong một cảnh thì người kể về một bà mới qua đời. Hồi xưa bà là kỵ nữ ở Hà Nội rồi di cư vào Nam. Cuối đời bà nghiện thuốc phiện.

Bà chết trước khi người thực hiện phim được gặp bà ấy. Ông đưa máy quay phim lên gác là nơi ở của bà ấy xem người khu phố khiêng xác chết của bà ấy xuống vào quan tài mà các người hàng xóm góp phần mua.
Có cảnh buồn xem con gái mồ côi của bà đưa quan tài ra phố.

Các bạn muốn xem phim Sad Song Of Yellow Screen hãy vào trang National Film Board của Gia Nã Đại. Nếu xem qua mạng thì phải xem từ đầu đến cuối - trang này không có cách nào để ngừng phim 57 phút này.

5 tháng 12, 2011

dân số người Việt ở hải ngoại

Theo longsivietle trong bài "20 Top Largest Overseas Vietnamese Communities" (18 tháng 10 2011) thì có độ 3,750,000 người Việt sống ở hải ngoại trong hơn 100 nước. Trên thời sự tôi cũng mới nghe tin rằng dân số ở Việt Nam hiện nay đã lên 87,000,000. Như vậy trái đất này có hơn 90,000,000 người Việt, và tỷ lệ sống ở ngoài Việt Nam được độ 4%.

Có 1,548,449 người Việt ở Mỹ (một con số rất chính xác) là hơn 40 phần trăm các người Việt hải ngoại. Nước thứ hai trên danh sách này là Cambodia là một điều gây tôi ngạc nhiên.

Về mặt văn hóa, khoa học, và kinh doanh phải nói rằng người Việt xa xứ đóng góc nhiều hơn cái tỷ lệ 4%.


Nguồn: 20 Top Largest Overseas Vietnamese Communities

3 tháng 12, 2011

This Charming Man (Ông duyên dáng này) - The Smiths (1984)

Punctured bicycle
Chiếc xe đáp bị thủng
on a hillside desolate
trên đồi hoang vắng
will Nature make a man of me yet?
thiên nhiên định làm tôi thành một đàn ông chẳng?

when in this charming car
rồi trong chiếc xe duyên dáng này
this charming man
Ông duyên dáng này

why pamper life's complexities
Tại sao chiều các rắc rối của đời
when the leather runs smooth on the passenger seat?
khi da chạy mượt trên ghế bên cạnh?

I would go out tonight
Đêm nay tôi đã muốn đi chơi
but I haven't got a stitch to wear
nhưng chả có mảnh nào để mặc
this man said "it's gruesome
ông này nói "khủng khiếp
that someone so handsome should care"
mà một kẻ đẹp trai mà phải lo"

a jumped-up pantry boy
một thằng bếp công tử bột
Who never knew his place
chả bao giờ biết chỗ
he said "return the ring"
ông bảo "hãy trả lại nhẵn"
he knows so much about these things
ông hiểu biết nhiều về các chuyện này

nguồn: Hatful of Hollow (Rough Trade 76, 1984)



Dịch "The Smiths" sang tiếng như "Họ Nguyễn" - Smith là tên họ rất thông dụng ở nước Anh. Nhưng không có thành viên nào trong nhóm với họ Smith.

Nhạc này được đặt thể loại là alternative rock (rock lập dị?) nhưng tôi nghĩ gọi là pop-rock cũng được. Nhạc này có nhiều nét pop. Ca từ của Stephen Morrissey có nhiều tham vọng văn chương, nhưng rất thích hợp với lứa tuổi teen (nhất là teen mà cảm thấy bị gạt ra ngoài xã hội - và bị gạt ra ngoài xã hội cũng là nhiệm vụ của người teen). Nhiều bài ca của Morrissey được viết về những đứa sắp bước vào đời mà cảm thấy như đời không có chỗ cho mình dù mình là một kẻ thông minh, đầy xúc cảm. Nhưng cũng biết tự trêu mình - "jumped-up pantry boy" - jumped up là tiếng lóng Anh quốc nghĩa là "suddenly risen in significance, esp. when appearing arrogant" (đột ngột lên về tầm quan trọng, nhất là khi có vẻ kiêu ngạo); pantry có nghĩa tủ bếp.

Nhân vật của bài ca này bị mắc lại giữa đường, bị hỏng xe trên con đường xa xôi. Rồi một cứu nhân đến - một người đàn ông. Không biết ông này lúa tuổi nào mà chỉ biết rằng ông hấp dẫn, chắc giàu có, đáng kính trọng, và có kinh nghiệm đời - một đàn ông duyên dáng. Nhiều bài ca của The Smith có nét đồng tính luyến ái và bài ca không phải một ngoài lệ. Nhưng nhất định không hẳn phải vậy. Một đứa thanh niên rất cần đến những lời hưởng dẫn của một đàn ông đúng tuổi.

"Return the ring" - có lẽ người kể chuyện này đã định hôn. Ông duyên dáng này khuyên không nên vội. Nhưng cũng có thể là người kể chuyện ăn cướp và người đàn ông khuyên nên trả lại nhẵn ấy.

Nhạc này đậm đà bản sắc dân tộc Anh. Giai điệu thì chỉ gồm năm nốt đầu của thang âm trưởng, chủ yếu chỉ theo ba nốt của hợp âm trưởng.