29 tháng 12, 2012

Chị cậu đấy à? (Is That Your Big Sister?) - Kim Đức (1964)


- Chị cậu đấy à?
- Không! Anh tớ đấy chứ!!

Is that your big sister?
No way! That's my brother!!

nguồn: Thời mới 8 tháng 11 1964, 2


Tranh này thật buồn cười.  Hình như ý tranh là trêu các chàng trai để góc dài một tý.  Nhưng các cậu bé trò chuyện ở có đầu trông như cái gối để giắt ghim.  Thanh niên Việt theo mốt của các cậu bé ấy thì chết mất!

Đàn ông tóc dài có nghĩa là đàn ông không sản xuất, không chiến đấu.  Cũng có lẽ có nghĩa là phản đối.  Tôi có nghe đến trường hợp công an cắt tóc thanh niên tại chỗ trên đường phố Hà Nội.  Nhưng tôi chưa nghe đến pháp luật nào ở Việt Nam về độ dài của tóc đàn ông.

28 tháng 12, 2012

27 tháng 12, 2012

trai gái thời xưa


-- Làm sao mà hai "Toa" đở người ra thế.  Hay thấy bóng đôi gà mái tơ kia đã mà mê tít đi rồi!
-- Đồ nhão! chúng nó lại mỉa chị em mình lại.  Rễ nó tưởng mình không hiểu chữ "Mê-tít" hẳn.

-- Why are the two of you so are dumbfounded.  You see a couple of those hens and you've flipped!
-- Brats! they're making fun of us.  Easy for them to think that we don't know the word "flipped."


nguồn: Phong Hóa 5 (14 tháng 7 1932), 6.


Hà Nội xưa có vẽ như một thời son phấn cho cả nam và nữ.  Các chàng trai ăn mặc lịch lãm nhưng cách đối xử quả là tự nhiên.  Đọc văn chương xưa mình cũng tưởng rằng các thiếu nữ sống khép kín, nhưng hai cô ở trên cứ đi dạo phố, và còn nữa hình như họ cũng biết điều.

26 tháng 12, 2012

tấm ảnh từ Jerry R. Brooks Collection (1966)






lính Mỹ lướt sóng ở Tuy Hòa
 
ở Tuy Hòa
 












đường gần Vũng Tầu
 

 




Venus Bar - The Beatles Bar



Good Luck - The Night in Vung Tau - Fourth Sea
 


trại lính Việt Nam Cộng Hòa - Chợ Phú Tân?

 

nguồn ảnh: Jerry R. Brooks CollectionVietnam Archive and Museum

thêm tầm ảnh miền Bắc từ Hugh Manes Collection














Biến căm thù thành sức mạnh / Quyết tâm đấu giành 3 tấn thóc 2 con lợn



Ủy ban Hành chính huyện Kim Sơn / Hiệu sách Nhân dân / Cửa hàng Quốc văn Tổng hợp









nguồn ảnh: Hugh Manes Collection, Vietnam Center and Archive

24 tháng 12, 2012

Kiếp đam mê (Destined Addiction) - Duy Quang

Tôi xin người cứ gian dối
I ask you to keep deceiving me
Cho tôi tưởng người cũng yêu tôi
So I can imagine that you love me too
May ra tôi còn được thấy đời vui
With a little luck I can still feel happiness in my life
Khi cơn mưa mùa đông đang tới
As the winter rains come
Xin giã từ ngày tháng rong chơi
Please bid farewell to those days of wandering about
Đôi tay này vẫn chờ mong
These hands still wait
Con tim này dù lắm long đong
This heart, though it's been through lots of bad times
Tôi yêu người bằng nỗi nghiệt oan
I love you as a penance
Không than van và không trách oán
Without complaint and with no grudge
Cho tôi trọn một kiếp đam mê
Give me over to my destined addiction

Ôi tôi ước mơ bỏ cuộc vui
Oh I wish you’d give up your fun
Trở về căn phòng này đơn côi
Come back to this lonely room
Môi em ru nỗi đau tuyệt vời
Let your lips lull this exquisite pain
Khi màn đêm phủ lứa đôi
When evening's shade covers us two
Là thời gian cũng như ngừng trôi
It’s like time has stopped its flow
Thương yêu này người hãy nhận lấy
This love, come and take it up
Ôm tôi đi môi hôn tràn đầy
Caress me, give me full kisses
Trong tay người hồn sẽ mù say bao khốn khó vụt bay
In your hands, my soul will be blinded to the suffering that lashes me
Tôi không cần và nghi ngại khi
I don’t need and have doubts when
Ai chê bai thân tôi khờ dại
Anyone faults me for being foolish
Tôi yêu người hồn chẳng tình trong
I love her, a soul without love inside
Tôi đã biết đợi mong
I've learned to wait

Tôi xin người cứ gian dối
I ask you to keep deceiving me
Khi tôi hỏi người có yêu tôi
When I ask whether you love me
May ra còn được chút tình vui
With luck there's still a little love and happiness
Khi cơn mưa mùa đông đang tới
When the winter rains are coming
Tôi xin người cứ gian dối 
I ask you to keep deceiving me
Nhưng xin người đừng lìa xa tôi
But please don't abandon me



Duy Quang ca bài "Kiếp đam mê"

Chắc ít ai nghĩ đến Duy Quang là một nhạc sĩ sáng tác.  Theo tôi biết Duy Quang đã sáng tác ít nhất là 8 ca khúc, phần lớn ở hải ngoại.  Có hai bài tôi rất thích là "Chiếc áo quê hương" và "Kiếp đam mê." Cả hai bài ca ấy đều xuất hiện trên một băng cát xét của Hương Lan (tức băng Tiếng hát Hương Lan 1 - chủ đề: Hát cho một thời để yêu) được thu ở Studio Metronome của Pierre Dutour với các nhạc công Pháp ở Paris năm 1982 và xuất bản năm 1983.  Một số ca bài ca trên băng này được tái bản năm 1991 trên đĩa CD The Best of Hương Lan - Khi đã yêu do - Trung tâm Thúy Nga TNCD-002.


Hương Lan ca "Kiếp đam mê" năm 1982

Tôi không biết đây có phải là lần đầu tiên bài "Kiếp đam mê" được ra mắt (tức vào lỗ tai) các người yêu nhạc. Trong những năm đầu của làng nhạc Việt hải ngoại thì các băng cát xét thường có những bài ca mới.  Trên băng Tiếng hát Hương Lan 1 trong 12 bài ca có ba bài mới.  Ít lâu sau (chắc từ khi kỷ thuật CD được thành thông dụng) thì nhạc hải ngoại đã lâm bệnh hoài niệm. Các chương trình chỉ thu lại các bài ca của Sài Gòn xưa, chắc để đắp ứng nhu cầu của người mua đĩa.

Đến năm 1994 đã có nhiều ca sĩ / nghệ sĩ như Annie Nga, Carol Kim, Don Hồ, Duy Quang, Vô Thường (ghi ta) Hương Lan, Khánh Hà, Mỹ Huyền / Khả Tú, Ngóc Lan, Nhật Hạ, Thái Châu, Vũ Khanh và Ý Lan thu bài "Kiếp đam mê" trên băng / đĩa.  Như vậy, phải nói là bài ca này rất thành công.  Nhưng theo tôi không ai hát bài "Kiếp đam mê" bằng Hương Lan năm 1982.

Bài ca "Kiếp đam mê" nhất định không được ra đời ở Việt Nam.  Năm 1982 phải nói rằng ở xứ Việt bị tương đối vắng những bản tình ca.  Người Việt bốn phương nên cám ơn các nhạc sĩ vượt biển / vượt biên như Duy Quang.  Họ phải đi xa quê hương sống ở "xứ người" để làm cho nhạc Việt thêm phong phú.

Chữ "đam mê" rất khó dịch.  Dịch "đam mê" sang tiếng Anh thành "indulge" cũng được, nhưng chưa chính xác.  Theo Từ điển tiếng Việt (Nxb Đà Nẵng / Trung tâm Từ điển học, 2002) thì nghĩa của đam mê là: "ham thích thái quá, thường là cái không lành mạnh, đến mức như không còn biết việc gì khác nữa."  Theo Đại Từ điển Tiếng Việt (Nxb Văn hóa Thông tin, 1999) thì nghĩa là: "ham thích thái quá đến mức như mê muội (thường là cái xấu)."  Vậy dịch với chữ "obsessed," "unrestrained," cũng có lý.  Người ta "indulge" có thể có nghĩa xấu hay tốt.  Cũng có thể chỉ là ham thích trong giây lát.  Người ta có thể "obsess" vì sự ham thích, nhưng nhiều lần người ta "obsess" chính vì lo lắng.  "Unrestrained" thì cũng nói đến tình trạng "thái quá" nhưng nghĩa "ham thích" không rõ trong từ ấy.

Chữ "addiction" thì chắc là gần nhất với nghĩa của "đam mê."  Theo Oxford English Dictionary thì "addiction" có nghĩa "the state or condition of being dedicated or devoted to a thing, esp. an activity or occupation; adherence or attachment, esp. of an immoderate or compulsive kind" (tình trạng mà được tận tụy hay nhiệt tình với cái gì nào đó, nhất là một sinh hoạt hay công việc; sự gắn bó hay quyến luyến, nhất là một cách thái quá hay ép buộc).  "Addiction" ở đây là nghiện nhưng không phải là nghiện ngập.

Quay về bài ca "Kiếp đam mê" thì chính cái vấn đề là cái mặt "không lành mạnh" và "cái xấu."  Tại sao con người có lý trí chấp nhận mình hay người khác lâm vào tâm trạng không lành mạnh hay xấu?  "Cái xấu" trong ca khúc này là một mối quan hệ không bình đẳng mà chắc sẽ không bao giờ bình đẳng.  Người hát (nam hay nữ) sẽ luôn luôn trao nhiều hơn hưởng tình yêu thương trong mối quan hệ này.  Đây cũng như bài ca "Yêu dại khờ" bị phê phán cách đây 10 năm vì "ca ngợi mối tình dâng hiến" ("Những kiểu "yêu" trong ca khúc hiện nay," VNExpress 15 tháng 6 2002, vốn đăng trên báo Công an Nhân dân).

Người hát trong bài ca dâng hiến mình - "thương yêu này người hãy nhận lấy" - và chỉ được "chờ mong" những phút những giây lúc mà người mình yêu sẽ "trở về căn phòng này đơn côi."  Nghĩa là người tình gian dối ấy phải biết người hát trong bài ca luôn luôn sẵn sàng đón nhận mình, bất cứ lúc nào và không đòi hỏi gì cả. 

Cách đây dăm bảy năm báo giới Việt Nam hay phê phán một luồng âm nhạc mà họ gọi là "nhạc gây sốc."  Quan niệm đoan trang này không chịu chấp nhận rằng con người có khuyết tật - hay nói cho đúng hơn không chấp nhận những sản phẩm nghệ thuật phản ánh khuyết tật con người một cách hiện thực.

Theo tôi nghĩ điều xuất sắc nhất của lời ca này là cách mô tả cảm giác của người "chờ mong" này.  Người mong đến một thiên đường thật sự mà chỉ người tình gian dối có khả năng trao cho mình.  Hình ảnh "Môi em ru nỗi đau tuyệt vời / Khi màn đêm phủ lứa đôi / Là thời gian cũng như ngừng trôi" mô tả cõi thiên đường ấy trong trí nhớ, trong trí tưởng tượng của người hat.  Còn thời gian vắng người tình gian dối này là như bị tra tấn liên miên: "Trong tay người hồn sẽ mù say bao khốn khó vụt bay."

Nhưng có lẽ điều khó chịu nhất của "kiếp đam mê" này là "người hồn không tình trong."  Người mình yêu không yêu mình và chắc sẽ không bao giờ yêu mình.  Người hát chỉ đòi người ấy "cứ gian dối" để cứ dược tự lừa dối mình, để "tôi tưởng người cũng yêu tôi."  Một mối tình yêu mãnh liệt như vậy dù vô vọng cũng có thể thành chủ đề của nhiều tác phẩm văn nghệ và văn chương.

Tôi không được biết nhiều về đời của Duy Quang để biết chắc chắn ông viết theo kinh nghiệm sống, hay viết theo quan sát của mình (hay cả hai).  Trả lời một câu phỏng vấn ông nói là "viết cho một người tình ở Mỹ, một cô gái rất đẹp" ("Ca sĩ Duy Quang - cả đời khổ vì vợ," Ngôi Sao net 29 tháng 10 2012).  Nhưng cuộc sống ở Mỹ của một người mới nhập cư được phản ánh như thế nào trong ca khúc này?  Tôi thấy chút ít đời sống Mỹ trong những lời "căn phòng đơn côi."  Tất nhiên nước Việt cũng có những "căn phòng đơn côi" nhưng ở Mỹ các nhà, các căn nhà được rộng và khép hơn ở Việt Nam.  Lúc mình đơn côi ở đây thì mình bị đơn côi thật chứ phải cô đơn thôi.

Tôi xin lỗi vì chưa có dịp phân tích nhạc của bài ca "Kiếp đam mê."  Thực ra bài ca này là một thí dụ tốt nếu người ta muốn học cách làm một bài ca Việt phổ thông.  Giai điệu này rất đẹp và cũng "đậm đà bản sắc" nhạc Việt.  Đoạn phiên khúc được viết theo ngũ cung có các quảng 5 và quảng 2 trưởng như các làn điệu ngâm thơ.  Đoạn điệp khúc giới thiệu những nốt mới trong giai điệu với những quảng 2 thứ. 

22 tháng 12, 2012

Ước mơ (To Dream) - Đào Hanh (1964)

Ước mơ!... Điều ấy đúng rồi,
To dream!... It's right to do so,
Ai không mơ ước cuộc đời đẹp tươi!
Who doesn't dream of a life fine and gay!
Ước mơ... biển cả vui chơi,
To dream... out at sea enjoying oneself
Ngồi trên bãi át bên người... người thương.
Sitting on dunes up close to someone... a lover.
Ước mơ cuộc sống khác thường
To dream of a life out of the ordinary
Căn nhà thoải mái, tiền lương hưởng nhiều.
A relaxing apartment, high wages
Ước mơ địa vi cao siêu,
To dream of a high position,
Ô-tô trước cửa sớm, chiều đón đưa.
A car at your door in the morning, afternoons it's there to take you
Nhưng xin: chớ "ước" thành "mơ",
But please: don't let "desires" become "dreams,"
Ấp ôm mộng đẹp mà chờ... hỡi! ôi...
Nurturing pretty daydreams but hold on... ah! oh...
Ước hay nhưng sống lại tồi,
Your desires are nice, but life turns out badly
Học tập... lao động chây lười phất phơ
With your studies... your work, you're slothful, idle
"Cá nhân chủ nghĩa" hàng bồ,
"Individualism" by the truckload
Anh ơi! Ước thế hóa rồ mất thôi!
Oh brother! Desires like this will make you mad!

nguồn: Thời mới 25 tháng 10 1964


Một thanh niên Hà Nội năm 1964 được ước mơ cái gì?  Ước một chiếc ô-tô tất nhiên là "rồ mất" thật.  Ước "địa vi cao siêu" có lẽ không vô lý nếu gia đình mình có lý lịch đẹp.  Nhưng chắc đối tượng của bài thơ này thuộc thành phần "con người cũ" vậy chắc sẽ không được hưởng cái gì cả nếu không tự cải tạo mình để phù hợp với xã hội mới.

Chính "cá nhân chủ nghĩa" là địch.  Dân Hà Nội không còn được ước mơ riêng nữa mà phải có ước mơ chung của lãnh đạo trên áp đặt.  Nói áp đặt hơi nặng, nhưng mục đích của bài thơ là áp đạt một các suy nghĩ khác trong suy nghĩ của người đọc.  Các ước mơ thuộc đời sống nội tâm.  Theo thế giới quan tiểu tư sản đời sống nội tâm được coi là thiêng liêng và riêng tư.  Nhưng ở Việt Nam quan niệm này nguy hiểm và cũng phải được quản lý.

tấm ảnh Quảng Nam tháng 10 1969 từ Douglas Pike















nguồn ảnh: Douglas Pike Collection, Vietnam Center and Archive.