23 tháng 9, 2020

Không thể và có thể (Cannot And Could) - Phó Đức Phương (1997?)

Thời gian đã qua đi đâu thể trở lại
Time has past and cannot ever return
Dòng sông đã ra đi làm sao về chốn cũ
The river has moved along, how could it return to its old place?
Nếu nước khơi xa không thể thiếu những cánh buồm
If the water goes out to sea, it cannot lack sailing vessels
Áng mây trên đầu đâu thể ngừng trôi
The clouds above our heads cannot stop drifting past

Còn đâu miền dương gian khi úa tan mặt trời
Yet where is this earthly realm as the sun fades off
Bình minh có lên ngôi khi không còn đêm tối
Dawn shall take the throne when dark night is no more
Đã có sông sâu không thể thiếu những suối nguồn
If there are deep rivers there can be no lack of springs at the source
Vắng anh trên đời đâu còn tình yêu
If you were absent from life, where could love be

Người đã ra đi có thể trở lại
Someone leaves and they could came back
Vết thương ngày nào có thể liền da
The wounds of one time could mend their flesh
Nước mắt sẽ thôi rơi, đôi môi lại chín đỏ
Tears will stop falling, pairs of lips shine crimson
Bồi hồi ngày gặp nhau xua tan đi bao nỗi mong nhớ
Troubles of the day we met scattered so much longing

Vòng tay yêu thương có thể rộng mở
Love's embrace could open wide
Bóng mây muộn sầu có thể dần tan
Grieving clouds could gradually disperse
Và điều này thật rộn ràng êm ái
And this true exuberance, gentleness
Có thể một ngày mai chúng ta sẽ thành đôi
Could be a tomorrow when we become a couple

(đĩa Tửu Ca của NNUR tặng Tây Bụi)

Tôi được một niềm hân hạnh là được thành bạn rượu của nhạc sĩ Phó Đức Phương. Chúng tôi được gặp nhau ở cơ quan Trung Tâm Bảo Vệ Quyền Tác Giả Âm Nhạc Việt Nam năm 2015. Ông đãi tôi và các nhân viên của Trung Tâm ăn trưa trong lúc tôi đến gặp và phỏng vấn ông.  Ông nhạc sĩ này rất vui tính, cởi mở và phóng khoáng. Các nhân viên của Trung Tâm có vẻ như rất quý ông.  Thực ra các nhạc sĩ sáng tác ở Việt Nam cũng nên quý Phó Đức Phương đã tranh đấu cho lối sống làm ăn của họ.  Có lẽ nhiệm vụ của Trung Tâm Bảo Vệ Quyền Tác Giả Âm Nhạc Việt Nam không hoàn toàn như ý của các nhạc sĩ Việt Nam, nhưng trước khi Việt Nam có cơ quan này các nhạc sĩ chỉ được nuôi mình theo luật rừng.

Sinh ra năm 1944 là Phó Đức Phương là công dân của Union Indochinoise.  Vài năm đầu đời gia đình ông tản cư ở vùng Bắc Ninh rồi về khu tạm chiếm Hà Nội. Bố mẹ ông làm chủ một cửa hàng nhỏ, như vậy Phó Đức Phương bị coi là "tư sản."  Mai cho nền nhạc Việt là Nhạc Viện Hà Nội tuyển một số nhạc sĩ lý lịch đen vào học món sáng tác.  Phó Đức Phương là một phần tư của cái gọi là "Bộ tứ sông Hồng" với Trần Tiến, Nguyễn Cường và Dương Thụ.  Mặc dù được chế độ xã hội chủ nghĩa đào tạo Phó Đức Phương soạn rất ít các tác phẩm có phẩm chất chính trị.  Hình như "Những cô gái quan họ" là ca khúc "đỏ" nhất của ông, nhưng theo nhạc sĩ nói thì Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ở Việt Nam Cộng Hòa cũng thích bài hát này.

Phó Đức Phương rất tự hào là đại đa số các tác phẩm của ông được viết theo đơn đặt hàng, theo nhu cầu của một công trình nghệ thuật cụ thể khác.  Chủ yếu ông viết nhạc phim, nhạc kịch, nhạc múa và gần như các bài hát nổi tiếng của ông được ra đời trong hoàng cảnh này.  Bài ca "Không thể và có thể" không phải một ngoại lệ được bắt nguồn từ một vở kịch cùng tên. Có vẻ như Phó Đức Phương không tự tạo ra đầu đề này nhưng tạo ra một ca khúc theo cảm hứng của đầu đề này.  Thanh Lam giới thiệu "Không thể và có thể" cho thính giả cả nước.  Mặc dù là một bài ca có tính chất nghệ thuật cao, nhưng nó cũng tham gia thị trường âm nhạc và được có mặt trên danh sách Top 10 Làn Sóng Xanh tháng 8 và tháng 9 năm 1999.

Tôi sẽ tựa vào những lời phân tích của của tác giả qua bài báo của Minh Thảo ("Đầu năm nghe NS Phó Đức Phương trải lòng về âm nhạc," Người Đưa Tin 27 tháng 12 năm 2012),  Theo Minh Thảo Phó Đức Phương kể:
Ở bài hát "Không thể và có thể", nhạc sỹ muốn đưa ra triết thuyết rất cụ thể. Cái có thể mới là quan trọng còn cái không thể thì thuộc về duy vật, về sự vĩnh hằng của cuộc sống này, của vũ trụ này mà ta không thể vượt được. Ví dụ như quy luật của thời gian (thời gian đã trôi qua thì không thể trở lại), quy luật của sự vận động (đám mây không thể ngừng trôi cũng như trái đất không thể ngừng quay) quy luật của ngày và đêm. Tức là con người ta không thể đụng chạm được đến quy luật cơ bản của sự sống. Vì vậy cái không thể là cái giới hạn còn cái có thể là cái mênh mông.

Thực ra "Không thể và có thể" là một bản tình ca - "chúng ta sẽ thành đôi." Dù công nhận khó khăn cùa kiêp người, nhưng sẽ có những lúc người đời sẽ phải vượt qua với sự "có thể."  Người về có thể  trở lại. Vết thương có thể liền da. Ca thì "rộng ràng êm ái." Nhưng hình như lúc nào bài ca "Không thể và có thể" được thể hiện tôi không nghe thấy niềm êm ái gì cả.  Tất cả các ca sĩ biểu diễn ca khúc này một cách rất gào thét. Như vậy tôi không link cho bản thu thanh nào của ca khúc đẹp đẽ này.  Nhưng dù thế nữa tôi rất thích quan niệm và giai điệu của ca khúc này.

7 tháng 9, 2020

Băng cát-xét Nắng Thủy Tinh (1993)

nguồn: bangcassette.com

Một điều đặc biệt về băng này là không được sản xuất ở Thành Phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội, hai thị trường âm nhạc lớn nhất nước Việt.  Địa chỉ Trung Tâm Băng Nhạc Thất Sơn ở thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang, tức xứ "Lục Tỉnh." 

Một số các ca sĩ ca trên băng này đã nổi tiếng một thời gian như Phương Thảo và Thu Hà.  Thủy Tiên này khác với Thủy Tiên trẻ được nổi tiếng bây giờ.  Ít lâu sau khi băng này được xuất bản Thủy Tiên của băng này sang Mỹ làm công tác với Thúy Nga Paris By Night.  Ca sĩ Thế Sơn cũng sang Mỹ năm 1994 theo chương trình H.O. và cũng hợp tác với Thúy Nga rồi Trung Tâm Asia. 

Còn Lệ Thu này không phải là Lệ Thu đã vượt biển sang Mỹ năm 1979. Đáng kể là sự có mặt của Hồng Nhung hát một ca nước Anh, lời Việt, nhưng lúc bấy giờ Hồng Nhung chưa đủ tên tuổi để đăng tên trên bìa ngoại.

Bích Phượng là con gái út của nghệ sĩ Út Trà Ôn chuyên hát nhạc theo phong cách miền Nam / cải lương.  Tô Thanh Phương dù không nổi tiếng lắm đã được một sự nghiệp biểu diễn lâu năm.  Tôi không rõ về sự nghiệp ca hát của ca sĩ Hoàng Kim.

Mục lục của băng này cũng khá đặc biệt.  Trong 11 bài hát có 6 bài hát được sáng tác thời Việt Nam Cộng Hòa, 1 bài hát được sáng thời Quốc Gia Việt Nam, 2 "bài tây (hay đông) tiếng ta," và 2 bài ca được sáng tác thời Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Ngày 18 tháng 7 năm 1992 đã có một lượt hơn tám chục bài hát sáng tác trước 1975 được cấp phép phổ biên.  Trong danh sách những bài ca ấy có "Mùa thu còn đó" của Châu Kỳ sáng tác năm 1971, "Ai cho tôi tình yêu" của Trúc Phương sáng tác năm 1964, "Chuyện hẹn hò" của Trần Thiện Thanh sáng tác năm 1974, và "Ai về sông Tương" của Thông Đạt / Ngô Văn Giảng sáng tác năm 1949.

"Nắng thủy tinh" của Trịnh Công Sơn đã được cấp phép sớm hơn một chút vào ngày 10 tháng 8 năm 1991. "Tình khúc chiều mưa" của Nguyễn Ánh 9 cũng được cấp phép ngày đó và được cấp phép một lần thứ hai (?) ngày 28 tháng 1 1992.

Với "Sa mạc tình yêu" Khúc Lan đặt lời Việt cho bài ca Nhật "Mirage of Love" mới được cấp phép ngày 4 tháng 3 năm 2010.  Hình như "Chiều cuối tuần" của Trúc Phương đã không được cấp phép theo chế độ kiểm duyệt hồi đó.

Băng nhạc này cũng có hai bài hát Việt Nam hiện đại lúc bấy giờ.  "Xa vắng" của Nguyễn Văn Hiên chắc được sáng tác vài năm trước khi băng này được sản xuất.  Phải coi Nguyễn Văn Hiên là nhạc sĩ của phong trào - tức phong trào sinh viên, phong trào ca khúc chính trị sau năm 1975.  Có lẽ nhạc sĩ kiêm ca sĩ Sỹ Đan đã sang Mỹ theo chương trình H.O. trong thời gian băng nhạc này được thực hiện. 

Năm 1993 thuộc một thời ngưỡng cửa của nhạc Việt hiện đại.  Quan niệm đổi mới phát triển chậm trong lĩnh vực âm nhạc. Băng cát xét này đã được sản xuất xa các trung tâm văn hóa và chủ yếu gồm những ca khúc mới được cấp phép (hay chưa được cấp phép).  Đây cũng là giai đoạn mà hai nước Việt Nam và Mỹ đang bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Một số nhân vật thực hiện băng này đã sắp đi sống và lập nghiệp ở Mỹ.

Cuộn băng cát xét là một phương tiện nghe nhạc đã từng bị bỏ quên. Những băng này bắt đầu được sản xuất và phổ biên ở Việt Nam Cộng Hòa từ độ năm 1969 và mãi đến những năm đầu 2000 được quần chúng Việt Nam yêu nhạc rất ưa thích. Tôi chỉ biết đến băng này qua mạng và rất muốn nghe chương trình này.  Thực sự ít ai nghĩ đến việc lưu trữ các băng cát xét lúc bấy giờ và các băng dễ bị hư.  Như vậy chắc sẽ có những chương trình âm nhạc bị mất luôn.

1 tháng 9, 2020

17 năm 17 đoạn thơ (17 years 17 quatrains) - Trần Mộng Tú (1992)

sau khi đọc "Ta về" của Tô Thùy Yên 
after reading "We return" by Tô Thùy Yên

Em ở nơi này mười bảy năm 
có khi cất tiếng gọi dòng sông 
có lúc bóng chùng lên bóng núi 
sao núi sông vẫn đỗi lạ lùng

I've lived in this place for 17 years
there are times I've called out to the river 
moments when my shadow has lingered in the mountain shadows
why are river and mountain still strangely spaced

Thảm cỏ này bao lần thay sắc
gót chân in dấu vẫn chưa quen
bầy sẻ đó em không biết tuổi
thoáng bay qua thoáng đậu bên thềm

These grasses have changed color so many times
the imprint of footsteps not yet known
those sparrows, I don't know their ages
rush to fly, rush to land at the steps of my house

Em ở nơi này mười bảy năm
mưa trên mái gỗ rất âm thầm
tiếng mái tôn xưa mưa tháng Sáu
khua thức trong tim nhịp trống đồng

I've been in this place for 17 years
silent rain on the wooden roof
the corrugated roof of a June long ago
thumps in my heart, a bronze drum

Nắng hạ cũng vàng thêu áo lụa
chẳng ai níu vạt tặng câu thơ
chữ hiếu như kim chìm đáy biển
chữ tình gió thổi đến xác xơ

Summer sunlight yet golden embroiders a silken blouse
no one pulls at the flap to present a poem
the word piety is like a needle sunk to the sea bottom
the word love tossed and tattered by the wind

Em ở nơi này mười bảy năm
vườn sau hoa mướp cũng nở vàng
hoa táo hoa lê cài trong tóc
chỉ tiếng ong bay vẫn ngỡ ngàng

I've lived in this place for 17 years
a garden in back, melon flowers bloom golden
apple and pear blossoms pinned to my tresses
just the buzzing of puzzled bees

Cũng rắc tình lên từng luống đất
mỗi cọng rau thơm một cọng buồn
đĩa muối lát gừng bưng ngang mặt
khựng trên môi nỗi nhớ quê hương

Love's complications also arise upon each furrow of earth
each sprig of mint, a sad sprig
a dish of salt, sliced ginger carried past my face
suddenly stops the longing for home on my lips

Em ở nơi này mười bảy năm
sao như chiếc lá giữa cơn đông
mặt gió dắt tay vào định mệnh
rơi xuống đâu thì cũng hóa thân

I've lived in this place for 17 years
like a leaf in the frost
wind in my face guided me to my destiny
where ever I fell, there I was embodied 

Mấy ai có được điều mong ước
người vẫn sống bằng những giấc mơ
bánh Thánh cứ ăn nuôi hồn vọng
tóc có đầy hoa tuyết vẫn chờ

Not many are granted their wishes
people still live in dreams
a Manna still eaten to nurse one's hopes
flowery tresses full of snowflakes still wait

Em ở nơi này mười bảy năm
giấc xuân vẫn lạnh một góc chăn
có đêm trăng sáng choàng cơn mộng
tưởng hỏa châu sa xuống chỗ nằm

I've lived in this place for 17 tears
spring dreams still feel cold at the blanket's edge
with a bright moonlit night enfolding the dream
imagining it's a flare falling where I lay

Ôi lửa Na-pan trên quê cũ
tiếng thét kinh hoàng của trẻ thơ
cả một ngôi làng trong biển lửa
khói cay trong mắt đến bây giờ

Oh, Napalm flames in my old homeland
frightened screams of youngsters
the whole village in a sea of fire
bitter smoke in my eyes even today

Em ở nơi này mười bảy năm
khóc cha khóc mẹ khóc vầng trăng
xương thịt mẹ cha vùi đất khách
vầng trăng quê cũ vẫn muôn trùng

I've lived in this place for 17 years
crying for my father, my mother, for the moon itself
flesh and bones of my parents buried in foreign land
the moon of my old village still goes on forever

Tình dưới hàng cây hiền như lá
trăng nhòa hai bóng lẫn vào nhau
tiếng ve hát rộn đêm mùa hạ
người đi chỉ giữ được tiếng sầu

Love beneath rows of trees, gentle like the leaves
the faded moon, two shadows together
cicadas hum noisome in the summer night
the walkers only able to hold on to the sound of grief

Em ở nơi này mười bảy năm
hoa đào vẫn chiết mỗi độ xuân
cánh cửa mang mang câu thơ cũ
ngọn gió đông xưa thổi giữa lòng

I've lived in this place for 17 years
peach blossoms still grafted every spring
doors engraved with ancient verse
winter winds of long ago blow through my heart

Hoa chẳng vì em hoa vẫn nở
lượng trời rót xuống rộng vô ngần
em đứng giữa bờ sôi giếng mật
ngụm xuân trong miệng bỗng rưng rưng

The flower, regardless of me, still blooms
heaven's power pours down with exceeding bounty
I stand midst a sweet riced edge of a honeyed well
a morsel of spring in my mouth suddenly moves me

Em ở nơi này mười bảy năm
buông vào nhật nguyệt nắm tuổi xuân 
cầm như thả tuyết vào lò sưởi
những cánh hoa tan dưới lửa hồng

I've lived in this place for 17 years
released into passing suns and moons that seized the days of my spring
holding on like turning snow loose into the fireplace
blossoms dissolving beneath the rosy flames

Tóc đã sợi đen chen sợi trắng
mắt cười đã lụn bấc đam mê
người vẫn từ quê ngơ ngác đến
ngượng môi không dám nhắc…chuyện về

My hair has black threads mingled with the white
smiling eyes, passion's wick extinguished
someone who's still from the village arriving bewildered
clumsy lips that dare not bring up... a return

Em ở nơi này mười bảy năm
người ơi! chim khóc phải xa rừng
gọi những thân cây còn đứng thẳng
có nghe tiếng cánh đập trong lồng.

I've lived in this place for 17 years
people! birds cry when they're far from the forest
asks the trees still standing erect
whether they hear wings flapping in the cage.

nguồn: Trần Mộng Tú, Thơ tuyển bốn mươi năm 1969-2009 (Tác giả, 2009)