30 tháng 5, 2017

un quatuor d'aveugles qui râclaient des guitars monocordes (1887)


Plus loin nous nous mélions au cercle d'auditeurs pressés autuor d'un quatuor d'aveugles qui râclaient des guitares monocordes, soufflaiens dans des flûtes ou plus simplement cognaient deux bambous l'un contre l'autre, tirant de ces instruments inoffensifs en apparence, une musique à faire hurler les chiens.

Hơn nữa chúng tôi giao thiệp với một vòng người nghe xum quanh một tứ tấu người mù nạo một cây đàn đơn huyền, thổi một cây sáo hoặc đơn giản là đập hai cây tre với nhau, kéo những nhạc cụ theo bề ngoài có vẽ vô hại, nhưng chơi loại âm nhạc nghe như con chó hú.

nguồn: "Croquis tonkinois: Thi-Hai," L'Avenir du Tonkin (26 novembre 1887), 4.


Nhà báo người Pháp này đi tham quan ở khu Nam Định nghe một nhóm hát xẩm.  Năm 1887 người Pháp chưa biết thưởng thức nhạc Việt.  Nhưng thực ra người Việt 130 năm sau chắc cũng phản ứng như thế.

26 tháng 5, 2017

Khuê các diễn kịch (1927)


Một dạo đi đến đâu cũng nghe thấy bình phẩm về khuê các diễn kịch, chuyện ấy hình như mới nguội đi được độ mươi hôm nay thì lại nghe thấy thiên hạ nhao nhao đồn vang về mấy thứ thuốc của Hiệu chính Từ Ngọc Liên 46 rue Principale à Dapcau và chi điếm Từ Ngọc Liên 74 rue Tiêntsin à Hanoi.

nguồn: Hà Thành Ngọ Báo (26 août 1927), tr. 2.

Chuyện các phụ nữ "khuê các" diễn kịch gây dư luận Hà Nội năm 1927.  Một tiệm lợi dụng sự việc này để quảng cáo sản phẩm của mình.

15 tháng 5, 2017

Không quan tâm (Not Interested) - Dương Khắc Linh + Hoàng Huy Long (2016?)

Chẳng muốn biết đến điều gì
Don't want to think about anything
Tôi không quan tâm để ý
I'm not interested, don't pay any mind
Tránh lãng phí chút thời gian, ôm muộn phiền vào lòng
Avoid wasting any time, hold the sorrow in my heart
Cứ nói tiếp, nói tiếp đi
Just keep talking, talk some more
Cho mình là người có lý
Saying you're the one who's right
Không quan tâm ai buồn vui, thế sao
With no interest in who is sad or happy, what's up?

Có ai nhìn thấy, từ trong tâm hồn
Does anyone see, from inside my soul
Những hao gầy đã hằn sâu
The wear and tear has left deep traces

Giờ thì tôi chẳng quan tâm ai nói gì
Right now I'm not interested in what anyone says
Chẳng quan tâm ai nghĩ gì
Not interested in what anyone thinks
Who cares?
Ai để ý?
Who minds?
Ai thấy phiền?
Niềm vui chỉ đến khi tôi là chính mình
Happiness will only come when I am myself
Hãy cho tôi chút yên bình
Give me a little peace
Who cares?
Ai để ý?
Who minds?
Ai thấy phiền?

Nếu muốn nói điều gì cứ nói, nói, nói, hãy nói đi
If you want to say something, then say it, say it, just say it
Nếu muốn trách điều gì cứ trách, trách, trách, hãy trách đi
If you want to blame something, then blame, blame, just blame

I don't mind
Tôi không thấy phiền

Vì tôi không nghĩ thêm gì
Because I'm not thinking of anything more
Nhiều điều thật vô lí
Many pointless things
Chỉ muốn sống mãi là tôi
Just want to live always as myself
Không ưu tư phiền muộn
Without sorrow and care
Và tôi sẽ không buồn
And I won't be sad
Vì những lời ghen tuông
Because of jealous words
Xem như tôi chẳng nghe, chẳng thấy
See it's like I don't hear or see
Có ai nhìn thấy, từ trong tâm hồn
Does anyone see, from inside my soul
Những hao gầy đã hằn sâu
The wear and tear has left deep traces



 Minh Như ca "Không quan tâm" trong chương trình X-Factor tháng 7 2016

Có những người muốn làm chủ người yêu của mình, muốn bắt người tình làm theo ý mình. Vì ghen tị, người đó áp buộc người yêu của mình phải xa lánh bạn bè, gia đình và cả quá khứ mình.  Người yêu đó nhiều lần chưa tự tin hay chưa biết tự tôn trọng mình sẽ chấp nhận điều đó để giữ một cuộc tình mặc dù mặc cuộc tình ấy không được lành mạnh. Nhưng dần dần người yêu đó tự nhận rằng mình không còn được sống như chính mình.

Bài hát "Không quan tâm" mô tả một người định thoát khỏi tình trạng như tình trạng đó.  Người đã từng chỉ huy mình và "Cho mình là người có lý / Không quan tâm ai buồn vui, thế sao."  Người đó sử dụng đến trí thông minh và sự lý lẽ để chỉ huy người khác.  Song dù xây lên một khối lý lẽ để bênh vực quan niệm và ý muốn của mình, nhưng mỗi trái tim có lý riêng ở trong.  Và có những lúc mình phải "tắt" khối lý lẽ đó - cứ nói, cứ trách nhưng không nghe nữa - để tự bảo về mình.

Một bài ca như "Không quan tâm" chứng nhận rằng tình yêu không phải một cuộc chơi và có những lần mình phải chống đối người tình để bảo mình để "sống mãi là tôi."  Tôi nghĩ rằng thông điệp của bài ca này có giá trị cao.

Nhưng mới đây tôi được đọc một bài "Nhạc “rác”, vô nghĩa đang ngấm ngầm “gây hại” người nghe" của Hà Tùng Long (chứ phải là Bà Tùng Long) viết trên trang web Dân Trí (5 tháng 5 2017).  Sự nghiệp nghiên cứu nhạc Việt của tôi đã dạy tôi một điều - khi nào có nguồn thông tin ở Việt đánh một thể loại nhạc hay một tác phẩm nào đó chắc đây mới là sự kiện nghệ thuật đáng kể và đáng chủ ý đến. Như vậy tôi phải cám ơn bài báo này.

Trong bài ấy có đoạn này:
Tùng Dương cho rằng, thông điệp mà bài hát đưa ra không những không có giá trị gì, lại còn rất nguy hiểm cho giới trẻ. “Tôi cảm thấy bị xúc phạm khi nghe bài hát này, một tuyên ngôn của giới trẻ như vậy tôi không thể chấp nhận được”

Thực tế, sau đó đã có rất nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc, giới nhạc sỹ và ca sỹ lên tiếng ủng hộ quan điểm của Tùng Dương bởi họ thấy những bài hát như thế này quả là đang “đầu độc” trình cảm thụ âm nhạc của giới trẻ.
Điệp khúc của các bài viết kiểu này là trách giới trẻ. Giới trẻ càng ngày càng tệ. Thế 8x đã ghê gớm, nhưng thế hệ 9x và 0x thì ghê gớm hơn. Nhạc mì ăn liền dành chỗ cho nhạc gây sốc hiện nay dành chỗ cho nhạc rác.  Các cuộc tranh luận có ích cho các nguồn thông tin trong việc kiếm sống.

Trong bài viết họ phỏng vấn ngừơi cho rằng ca khúc "Không quan tâm" "không có giá trị gì."  Bị "đầu độc" như thế nào hỡi, các nhà nghiên cứu và nhạc sỹ hỡi? Cái đó là quan niệm nhạc vàng (chỉ có thay "nọc độc" với "đầu độc"). Tôi chỉ trách bài hát này về một điều là tại sao phải xen những lời tiếng Anh vào?  Chắc viết như thế hợp gu của thế hệ trẻ hiện nay.

13 tháng 5, 2017

Lửa cười (Laughing Flames) - Nguyễn Đắc Xuân (1971)

— Con về con chẳng báo tin
Làm sao mẹ biết đêm đêm mẹ chờ?
Cửa sau mẹ chỉ khép hờ
Nồi cơm mẹ dấu trong bồ đợi con?

— Chiều qua bếp lửa cười dòn
Tin vui mẹ nấu nồi cơm để dành
Làm sao mẹ ngủ cho đành
Khi con của mẹ đang hành quân đêm?

- When I come I won't send word
How is it you know, mother, every night you wait?
The back door, you leave it half open
Your rice pot hiding a basket that awaits me?

- Evening passing the kitchen, the flame's brittle laughter
Happy news, you're cooking a pot of rice to set aside
How are you able to sleep when you have no choice
When your son is on a night march?

nguồn: Cờ Giải Phóng 15 tháng 5 1971, tr. 3

9 tháng 5, 2017

Lớp đàn Ha-Uy-Di trong 3 tháng


Lớp đàn HA-UY-DI
trong 3 tháng
Nhạc sĩ Nguyễn Bổng hướng dẫn
-- Nhiều bản nhạc thuần túy Hạ Uy Di
-- Nhiều kiểu dây mới lạ.
-- Phương pháp soạn bản đàn Hạ Uy Di
Khai giảng ngày 4-7-1952
Ghi tên:
44, Nguyễn Trãi (Chợ hàng Da)
và 20 Reinach


Lớp SOLFEGE đặc biệt
do giáo sư THUẬT điểu khiển
sau 2 tháng sẽ cầm bản nhạc tự hát được
Khai giảng ngày 1-7-1952
Ghi tên tại hiệu Đa-Minh
18bis Tôn Thất Thuyết

Tia Sáng, Số 1283, 28 Tháng Sáu 1952

Tôi đâu biết gì về hai nhân vật "nhạc sĩ Nguyễn Bổng" và "giáo sư Thuật."  Không biết năm 1954 hai ông vào Nam hay ở lại?  Phố Nguyễn Trãi đổi tên thành phố Nguyễn Văn Tố. Rue Reinach đổi tên thành phố Trần Quốc Toản.  Phố Tôn Thất Tuyết đổi tên thành phố Lê Hồng Phong.

Hai quảng cáo cho ta thấy một Hà Nội rất khác.