27 tháng 2, 2012

Chinh phụ ca (Song of the Warrior's Wife) - Phạm Duy (1945-6)

Từ chàng ra đi, lưng khoác chiến y
Since he left, armor on his back
Và hồn nương bóng quốc kỳ
And soul warmed by the national banner
Nàng ngừng con thoi, có khi nhớ chàng
She pauses at her spindle, sometimes thinks of him
Có muốn gì đâu, lệ thấm tơ vàng
Does she want anything, teardrops soaking into the golden thread

Chàng ngồi trên yên, mơ bóng dáng em
He sits upon his saddle, dreams of her
Mịt mù sau đám khói tên
In dim light behind the massed smoke and arrows
Bâng khuâng mắt nhìn tay kiếm
Sorrowfully his eyes look at his hand with sword
Không sao giấu đôi lệ hiền
Why can't he hide a couple of gentle tears

Từ hồi Thu đi, Đông tới, Xuân về
Since Autumn passed, Winter has come and Spring has gone
Lạnh lùng cơn gió đêm hè
Frigid, the wind of a summer evening
Từng hồi canh tan thấy trăng xế tàn
At each watch she sees the waning moon,
Thao thức phòng loan, một tiếng tơ đàn
Sleepless in her nuptial chamber, sounds the lute

Nhạc ngoài biên cương nghe vắng khúc hoan
The music out at battle resounds in a victory song
Bập bùng ba tiếng trống đêm
It rises, falls, three strokes of the night drum
Không ngưng tiếng rừng xao xuyến
Yet brings no cessation to the noise of the troubled woods
Vang trong tiếng ve kêu rền rền
Echoes with the cicada's drone

Ngày nào bao xa em thấy bay về
One day from afar she sees flying back
Một đàn chim én không nhà
A flock of homeless swallows
Về làn du phong với mây ráng hồng
Returns a dusty breeze with clouds' rosy evening glow
Có tiếng diều trong đậu trước khuê phòng
The clear sound of a kite's whistle perched before the lady's chamber
Rồi nhìn qua song em thấy trước sông
Looking past the grilled window she sees before the river
Ngựa hồng âu yếm bước sang
A rosy horse lovingly stepping across
Trên lưng có chàng trai tráng
On its back a robust lad
Mang theo biết bao nhiêu ngày vàng
Who brings with him many golden days



Hiệp sĩ lưu động kiểu Tây: hiệp sĩ vàng trên con ngựa hồng - nguồn: Capodilista-Codex

Chàng là hiệp sĩ, nhưng không phải là hiệp sĩ lưu động (knight errant). Chàng đi theo quốc kỳ mấy mùa rồi về với nàng. Chàng là anh hùng. Nàng là một phụ nữ tứ đức. Chàng và nàng có âm hưởng với nhau.

Phạm Duy soạn "Chinh phụ ca" lúc mà người Việt mới qua bậc cửa của một thời chiến tranh liên miên kéo dài hơn 40 năm (nếu kể đến chiến tranh ở Kampuchea). Chiến tranh không giống chuyện hiệp sĩ. Nhưng có lẽ các chuyện hiệp sĩ giúp các chiến sĩ tương lai chuẩn bị tinh thần đấu tranh của mình? Hay coi nhẹ cái thực tế của sự khốc liệt của chiến tranh?

Ca từ này viết theo lời kể của một người thứ ba. Vậy khó nói chức năng ca khúc này là thế nào? Để nàng được an ủi? Để nàng được tỏ ra yêu mến chiến sĩ của lòng nàng? Để chàng được ngợi ca? Để ngợi sự vinh hiển của chiến tranh?

Bia "Chinh phụ ca" - Tinh Hoa xuất bản năm 1950

Đây là một bức tranh hoàn mỹ. Mặc dù Phạm Duy vẽ thật đẹp dù xa thực tế. Ca từ này có chất mơ mộng siêu lãng mạn như các phim Trung Quốc, Hàn Quốc hiện nay. Các phim ấy cũng rất đẹp - người đẹp, cảnh đẹp, lý tưởng cao, chiến công anh hùng, tình yêu mặn mà. Hay "Chinh phụ ca" kể một chuyện hư cấu. Tiếng Anh gọi là fairy-tale, tiếng Pháp gọi là conte de fées - nghĩa là chuyện tiên cô.

Như trong nhiều chuyện tiên cô khác chàng được coi như hoàng thân và nàng được coi như công chúa. Tối thiểu thì hai người thuộc giới thượng lưu của thời ấy với khuê phòng và ngựa hồng. Một người bình thường được nghe ca từ này sẽ cảm thấy gắn liền với hình ảnh nàng và chàng này không?

Chuyện tiên cô hiện đại hóa, nàng (ca sĩ Selena Gomez), chàng, ngựa hồng (nguồn: TMZ) - các chuyện hiệp sĩ có chất vĩnh cửu và hoàn cầu

Tất nhiên nói đến "Chinh phụ ca" thì cũng phải nhắc đến Chinh phụ ngâm khúc, nhưng ngoài chủ đề "chinh phụ" và bối cảnh chiến tranh Trung Hoa xưa hai tác phẩm này rất khác nhau. Người kể trong Chinh phụ ngâm khúc là ngôi thứ nhất là người vợ trẻ than van về số phận mình (Thiếp chẳng tưởng ra người chinh phụ - 117) và đòi "giải niềm cay đắng để chàng tỏ hay" (168). Thiếp vừa thấy phiền muộn (Mặt biếng tô, miệng càng biếng nói - 233) vừa khó chịu (để giận quan ở dạ - 337). Thời gian phải xa chồng rất lâu (trải mấy thu - 177) và vất vả (một thân muôi già, dạy trẻ).

So với "thiếp" trong Chinh phụ ngâm khúc thì "nàng" trong "Chinh phụ ca" có đời lý tưởng. Không bị ảm ánh hoài, chỉ "có khi nhớ chàng." Và nàng chỉ phải xa chàng trọn bốn mùa rồi chàng về vẻ vang và còn nguyên vẹn về thân thể và tinh thần.

Giai điệu "Chinh phụ ca" cũng hay và có màu sắc như những ca khúc Văn Cao (như "Buồn tàn thu" hay "Thiên thai" chẳng hạn). Lý do là các bài này chung thang âm ngũ cung có sắc gam thứ. Như nhiều ca khúc tiền chiến khác, ca từ "Chinh phụ ca" hoàn toàn thiếu các lời có dấu hỏi hay dấu ngã. Như bài "Nhớ người thinh binh" vài năm sau, bài ca cũng có đoàn nhạc kết thức với gam trưởng để mô tả sự vui mừng. Văn Ngọc rất hợp lý khi viết rằng những bài ca này "Văng vẳng bên tai, tưởng như còn nghe thấy cả tiếng đàn kìm, đàn đáy, hay tiếng trống, tiếng phách nữa."