30 tháng 11, 2014

Minh Trang - Dương Thiệu Tước đẹp đôi

nguồn: bia sau của bản nhạc Xuân Tiên và Y Vân "Về dưới mái nhà" (S: Tinh Hoa Miền Nam, 1956) tìm ra ở website Nhạc Việt trước 75.


Danh ca Minh Trang & Dương Thiệu Tước
Ban Nhạc Cổ Kim Hòa Điệu

Ngày xửa, ngày xưa (năm 1996) tôi viết một bài "Reform and Tradition in Early Vietnamese Popular Song."  (Nguyễn Trương Quý dịch bài này với đầu đề  "Cải cách và truyền thống trong ca khúc phổ thông Việt Nam thời kỳ đầu").  Tôi rất tiếc lúc công bố bài viết này thì chưa có ảnh tư liệu này.

Dương Thiệu Tước từ nhỏ vừa học nhạc ta, vủa học nhạc tây.  Dù được tiếng là một nghệ sĩ đàn guitar espagnole, ông cũng biết gảy đàn tranh.  Vợ chồng ông đã có một chương trình đài phát thanh trình diễn các tác phẩm thể hiện với các đàn tây phương và đàn phương đông.

Hiện nay còn có chủ trương phải đem tính dân tộc vào nhạc Việt hiện đại.  Có bao nhiêu nhạc sĩ Việt hiện đại biết chơi đàn truyền thống như ông Tước?

24 tháng 11, 2014

trích Nationalist in the Viet Nam Wars (Một người theo quốc gia chủ nghĩa thời chiến tranh Việt Nam) - Nguyễn Công Luận (2012)

And the cultural front was so important that any writing about the Việt Nam war without properly treating cultural activities would be deemed insufficient. (tr. 190) [Mặt trận văn hóa đã rất quan trọng vậy, ai mà viết về chiến tranh Việt Nam và không xét kỹ đúng mức các sinh hoạt văn hóa phải cho là chưa đủ]

...[L]ove songs and stories from other origins were classified as taboo and were labeled “golden music,” a North Vietnamese communist term for romantic love songs. Anyone singing or playing “golden music” would face capital punishment. A court in Hà Nội pronounced one such death sentence in 1968. (tr. 191) [Các tình ca và chuyện tình từ nguồn gốc khác bị phân loại là điều cấm kỵ và chịu nhãn hiệu "nhạc vàng," thuật ngữ cộng sản Bắc Việt dành cho tình ca lãng mạn.  Bất cứ ai hát hay đàn "nhạc vàng" sẽ bị tử hình.  Một tòa án ở Hà Nội tuyên án một trường hợp tử hình như vậy năm 1968.

After seizing South Việt Nam, communist authorities ordered the eradication of all cultural works of the South, but only a part of the works were destroyed owing to the people’s efforts to preserve them. (tr. 191) Sau khi chiếm miền Nam Việt Nam, chính quyền cộng sản ra lệnh phải bài trừ tất cả các văn hóa phẩm của miền Nam, nhưng chỉ có một phần của toàn thể các tác phẩm bị phá nhờ sự ráng sức của dân bảo vệ chúng.

Nguyễn Công Luận. Nationalist in the Viet Nam Wars: Memoirs of a Victim Turned Soldier (Indiana University Press, 2012).


Nguyễn Công Luận viết một quyển hồi ký đọc rất hay.  Ông từng là đảng viên đảng Việt Quốc, là một sĩ quan tâm lý chiến của quân lực Việt Nam Cộng Hòa.  Ông cũng bị "cải tạo" một thời rồi được bảo lãnh sang Mỹ.

Có lẽ sách này có giá trị nhiều nhất trong các chương viết về thời lớn lên của ông ở vùng nông thôn gần Nam Định.  Có rất ít sách viết về đời sống người thường trong thời kháng chiến chống Pháp.   Ông Luận là một người có tầm hiểu biết rộng rãi, còn nữa ông nhất định là một người có quan điểm.

Tôi khâm phục ông viết về vai trò của văn hóa trong thời chiến tranh ở Việt Nam.  Tuy nhiên, có những lúc ông viết những điều hoàn toàn vô căn cứ.  Một thí dụ ở trên là việc "nhạc vàng."  Đúng là chính quyền cấm nhạc ấy (mặc dù không cấm nhạc ấy một cách thẳng thắn).  Cái sự thật là năm 1968 đã có 7 người bị bắt, bị đưa ra toà và bị giam.   Không bao giờ có luật tử hình về nhạc vàng, không bao giờ có ai bị tử hình vì nhạc vàng.

Sau năm 1975 nhà nước Việt Nam cố ý bài trừ văn hóa thời Việt Nam Cộng Hòa.  Ông Thuận viết đúng về điều đó.  Nhưng vì ông viết lung tung về nhạc vàng ở trên thì thông tin của ông dễ bị coi như thiếu uy tín.

20 tháng 11, 2014

"Cô hái mơ" - Jason Gibbs phổ thơ Nguyễn Bính (1934)





Lâu lắm mới có một tác phẩm ra lò. Trong những tháng gần đây tôi phổ thơ "Cô hái mơ" của Nguyễn Bính theo bản 1934 được in trên trang tạp chí Phong Hóa.  Đang tiếc là hiện nay tôi không có phương tiện ghi nốt bằng máy, vậy tôi cứ chép bằng tay. 

16 tháng 11, 2014

Để tôi lên giây cầm đặng hòa với dỉa Beka (1929)


Bán lẻ tại các cửa hàng chuyên môn.  Đĩa hát tiếng Bắc kỳ có 26 số tất cả, chọn toàn những tay danh ca để lấy tiếng như:

1. — Rạp Sán Nhiên Đài Hanoi (đào Tiêm và kép Nhật),
2. — Rạp Văn minh ca quán Haiphong (đào Sâm, đào Nghiên, kép Văn và cô ba Nháy).
3. — Hát ả đảo: (cô Sáu Nguyên, cô đào Dần hát và ông Nguyễn Đình Nguyên cầm chầu).

Đĩa hát tiếng Saigon thì lấy tiếng ở các ban tài tử như sau này:


Tân Thinh. — Tập ích Ban — Tái đồng ban — Tài tử - chanson Religeuses do thày P. Quý và thày Diễm soạn. (Có sẵn catalogue để biếu).

nguồn: Hà Nội ngọ báo 16 décembre 1929, 3.


Nhạc đĩa chủ yếu là nhạc phổ thông, nhạc thịnh hành.  Các hãng đĩa không làm việc thiện.  Họ muốn bán thật nhiều đĩa và không bao giờ nghĩ đến việc bảo tốn truyền thông dân tộc.  Các hãng đĩa ở Việt lúc bấy giờ là công ty nước ngoài.  Theo một cách nhìn họ "bóc lột" hay "khai thác" nhạc dân gian của một nước nghèo để kiếm tiền.  Gọi việc này năm 1929 bằng tên tư bản chủ nghĩa hay thực dân chủ nghĩa thì cũng đúng.

Tranh ở trên là quảng cáo / avertissement / advertisement theo nghĩa của Oxford English Dictionary:
To make generally known by means of an announcement in a public medium; spec. ... to describe or present (a product, service, or the like) in order to promote sales. (Để làm cho đại khái được biết đến qua việc báo cáo qua phương tiện công cộng; chính xác ... để mô tả hay trình bày (một sản phẩm, dịch vụ, v.v.) với mục đích đề xướng lương hành hóa được bán.)
Trong bức tranh ở trên đĩa than như mặt trời - một mặt trời đen chói lỏi.  Nó tỏa ra làn sóng âm thanh như mặt trời tỏa ra hơi nóng và ánh sáng.  Người phụ nữ ngồi trên một vòng (cũng là đĩa than?) lơ lửng trên mây.  Người phụ nữ ấy gảy đàn nguyệt - song lúc bấy giờ rất hiếm khi có nữ nhạc công thu đĩa.  Như vậy giới tính ở đây không mô tả nghệ sĩ chơi đàn mà lại biểu lộ một cách thưởng thức nhạc.  Nhạc này là một thứ đẹp, lịch thiệp, mềm mãi và quyến rũ.  Song tranh quảng cáo cũng thể hiện một không khí huyền bí - cái mặt trời đen, cái vòng lơ lửng trên mây - như việc nghe nhạc này cho người nghe vào một vũ trụ khác.  Tất nhiên là một vũ trụ hấp dẫn hơn vũ trụ hàng ngày.

Cái huyền bí có thật.  Việc nghe âm thanh qua một máy hát thực là một điều huyền diệu.  Có lẽ các nghệ sĩ Sán Nhiên Đài và rạp Văn Minh được rất quen thuộc với người nghe.  Hay người nghe không bao giờ có điều kiện nghe các vị nghệ sĩ ấy.

Các nghệ sĩ, các gánh hát được đề tên thành ngôi sao của một thời (với người đọc báo, mua và nghe đĩa).  Và nếu các đĩa này còn hiện hữu thì các nghệ sĩ ấy vẫn được đàn và hát cho chúng ta nghe.

14 tháng 11, 2014

Lửa trái tim Anh (Your Heart's Flame) - Xuân Miên (1965)

(Tặng anh chị No-man Mo-ri-xơn--đôi vợ chồng rất tâm đắc và hòa hợp trong một lý tưởng cao đẹp)
Dedicated to brother and sister Norman Morrision--a husband and wife who are heart-felt and in agreement in the highest ideal)

Đưa ba con về lại Ban-ti-mo,
Taking your three kids back to Baltimore,
Vầng trán chị sáng ngời niềm kiêu hãnh;
Your brow brilliant with pride
Lời của chị vang lên như thép lạnh
Your words resound like cold steel
Treo trên đầu lũ quỷ phố U-ôn.
Upon the heads of the ghouls of Wall Street.

Buổi vĩnh biệt, tâm hồn còn chảy bỏng
At your departure, soul still ablaze
Lửa tim anh và lửa--môi anh
The flame of your heart and the flame--of your lips
Anh trao cả Tình-Yêu, Cuộc sống
You present both Love, and Life
Trong hôn yêu hứa hẹn, tâm tình.
In a loving kiss of promise and feeling
Anh chọn chết chính vì yêu cuộc sống
You've chosen death because you love life
Muốn sống cao hơn cái sống tầm thường.
You want to live higher than an ordinary life.
Đem cả chết chặn bàn tay Thần Chết
Bring death to check Death's clutches
Thắp giữa lòng người ngọn lửa yêu thương
To light in people's hearts a fire of love
Yêu thương sao miền Nam đương chiến đấu
With so much love for the South in its struggle
Thôn xóm chìm trong bom, lửa giết người.
Villages and hamlets buried in the bombs and fire that kills
Thương xiết bao những thanh niên Mỹ
Feeling so, so much for the young American men
Bị đầy đi chết nhục ở xa xôi.
Pushed to die in dishonor far away
Yêu cuộc sống nguyện làm cây đuốc sống.
Loving life you pledge to become a living torch
Làm trái bom nổ xé mắt quân thù.
Making bombs that tear at the enemy's eyes
Như Đan-kô moi trái tim rực lửa
Like Danko pulling out his flaming heart
Anh rạch con đường đi đến Tự do.
You hack a route to Freedom.
-- Ê-mi-li ơi! Hãy mang ngọn lửa
-- Oh Emily! Bear this flame
Và niềm tin cha tiếp cho con
And the faith of your father continues to you
Cùng với Nhân dân là Thần công lý
Together with the People it's a Spirit of justice 
Xét xử bọn người lái súng Giôn-xơn!
Bring Johnson's arms' dealers to trial!
... Đưa ba con về lại Ban-ti-mo,
... Take your three children back to Baltimore,
Vầng trán chị sáng ngời niềm kiêu hãnh:
Your forehead is radiant with so much pride:
Lửa trái tim anh đang thành sức mạnh
The flame in your heart is becoming strength
Đốt cháy quân thù trên trận địa Việt-nam
To burn up the enemy on Vietnam's battlefield.

5-11-1965


Hãy so sánh Norman Morrison với nhân vật Đankô / данко trong truyện thuyết của Gorky.  Đankô là một chàng trai vô tích sự nhưng dũng cảm trong một bộ lạc bị đầy vào rừng rậm không lối thoát.  Chàng trai ấy rút tim từ ngực mình để làm đuốc soi đường ra khỏi rừng hiểm hóc này.  Cả bộ lạc được cứu thoát rồi Đan-kô chết.  Đoàn cuối của cốt chuyện là:
Đoàn người vui sướng và tràn đầy hy vọng, không nhận thấy Đankô đã chết và không thấy trái tim can đảm của anh vẫn cháy bừng bừng cạnh xác anh. Chỉ có một người vốn tính cẩn thận nhận thấy điều đó và sợ xảy ra chuyện gì không hay, liền dẫm chân lên trái tim kiêu hãnh ấy … Trái tim tóe ra một loạt tia sáng, rồi tắt ngấm. (nguồn: Len Forum)
Tất nhiên Đankô và Morrison đều sử dụng đến lửa.  Ý của nhà thơ Xuân Miên là trái tim Morrison cũng soi đường.  Nhưng để cứu ai?  Nước Việt có đủ can đảm, đủ sức để tự chống ngoại xâm.  Morrison thì không chống ngoại xâm, mà lại chống sự chết - "Đem cả chết chặn bàn tay Thần Chết." Morrison muốn làm một ngọn đuốc để người Mỹ biết đến việc bất công mà nhà nước Mỹ làm nhân danh cho mình.

Có lẽ cái điều chung chủ yếu của Morrison và Đankô là họ "muốn sống cao hơn cái sống tầm thường."  Nghĩa là cải hai người tự hy sinh để làm việc có ý nghĩa.  Dù không phải là chiến sĩ, nhưng vì mình còn trẻ và có ý cao cả thì cũng chết như một chiến sĩ, một liệt sĩ.

Câu chuyện của Gorky đặt câu hỏi - một người nhân đức dũng cảm có được xã hội nhận ra?  Câu trả lời "không."  Đankô không chỉ không được nhận ra, mà cũng bị cố ý chà đạp và bỏ quên.  Trường hợp của Morrison có phải như thế không?

Xuân Miên viết đến "niềm kiêu hãnh" của vợ chồng Norman Morrison: "Vầng trán chị sáng ngời niềm kiêu hãnh: / Lửa trái tim anh đang thành sức mạnh."  Tôi nghĩ nói như thế về sự "kiêu hãnh" là rất rẻ tiền - kiêu hãnh là làm việc để có ích cho mình, làm "tự hào về giá trị của mình" (Từ điển tiếng Việt - Nxb Đà Nẵng / Trung Tâm Từ Điển Học, 2007). Vợ chồng Morrison chỉ muốn có ích cho hòa bình.  Họ muốn thành sức mạnh theo lối bất bạo động (nonviolence).

Đankô và Morrison đều không muốn "đốt cháy" ai.  Họ sẵn sàng trả giá là đời của họ để cứu đồng bào mình và nhân loại.

tấm ảnh Huế chụp từ trên không (2/1969) - Sheelagh Field Collection

Link to Slide
Cố đô 1 năm sau Tết Mầu Thận

Lăng Minh Mạng


Lăng Khải Định


nguồn ảnh: Sheelagh Field Collection, Vietnam Center and Archive

10 tháng 11, 2014

Nỗi lòng người xa Hà Nội, người ở Hà Nội

đăng ở trang web BBC Tiếng Việt (10 tháng 11 2014)

Một tác phẩm nghệ thuật thuộc về quyền sở hữu của ai?  Trả lại cho đơn giản là nó thuộc về tác giả.  Song cái đơn giản không hẳn là đúng.  Các tác phẩm cũng phu thuộc vào một thời, một bối cảnh xã hội, một nước, một dân tộc.  Các tác giả cũng nhờ vào các tác giả và tác phẩm đi trước, nhờ vào những hoàn cảnh nằm ở trong đời sống ngoài mình.

Một yếu tố quan trọng của quyền sở hữu là cái ý niệm về sự xác thực. Một mặt của sự xác thực là luật pháp.  Trước bộ luật lệ ai được coi là người / nhóm người / công ty / tổ chức mà có tác quyền?  Nghĩa là ai nộp giấy tờ chứng minh rằng mình đứng lên xác nhận mình là tác giả và sau đó sẽ hưởng lợi ích và chịu trách nghiệm về tác phẩm ấy.

Định nghĩa từ xác thực cho chính xác là "đúng với sự thật" (Từ điển tiếng Việt - Nxb Khoa học Xã hội - TT Từ điển học, 1994).  Chữ "sự thật" thì phức tạp hơn.  Sự thật có nghĩa như "điều phản ánh đúng hiện thực khách quan."  Cái khách quan thì nhiều lần khó biết đến.  Còn sự thật cũng có mặt chủ quan.

Nhìn bài ca "Nỗi lòng người đi" với con mắt của pháp luật thì pháp luật rất rõ.  Nhạc sĩ Anh Bằng đã nộp giấy tờ kiểm duyệt cho bài ca "Nỗi long người đi" từ ngày 15 tháng 4 1967.  Từ 25 tháng 8 2012 Cục Nghệ thuật Biểu diễn ở Việt Nam cũng nhận ông là tác giả nữa.

Một sự thật khác là sự tiếp thu của bài hát này.  "Nỗi lòng người đi" mới đến với thịnh giả từ năm 1967.  Nếu có người nghe biết bài hát ấy trước năm đó thì chỉ là một số người rất ít.  Một sự thật khác là nếu bài ca này đã được giới thiệu trong những năm 1954-1956 thì nó sẽ nổi như côn.  Song lúc đến với thính giả năm 1967 thì "Nỗi lòng người đi" cũng nổi lên.

Tại sao?  Vì nó phù hợp với tâm trạng của bất cứ người Việt bắt phải đi xa người tình mình, và cụ thể hơn nó phù hợp với tâm trạng của hơn một triệu dân di cư vào miền Nam.  Bài hát ấy đúng với sự thật khách quan - thuở ấy đã có người gốc Hà Nội không được sống ở miền quê thương yêu và bên cạnh người thân bởi vì người Việt đang đánh nhau.  Nó cũng đúng với sự thật chủ quan là có nhiều con người có những thương tiếc nhớ riêng về một người khác nào đó.

Lúc mà hòa bình đến thì chiến tranh chưa thực sự hết.  Người Việt vẫn coi những người Việt khác như kẻ thù.  Và bài ca "Nỗi lòng người đi" triệt để bị cấm phổ biên trên đất Việt.  Nhưng nó cũng đúng với sự thật của người tị nạn Việt ở hải ngoại và với những người bị giam mất tự do ở trong nước Việt.

Tôi đã mới đến với bài ca "Nỗi lòng người đi" qua trí nhớ của Lộc Vàng.  Nếu người đọc chưa biết đến Lộc Vàng, Nguyễn Văn Lộc là một người Hà Nội chính gốc sống ở Hà Nội bị tù từ 1968 đến 1976 vì nghe và hát nhạc tiền chiến và nhạc miền Nam.  Ông và bạn bè của ông nghe trộm đài Sài Gòn rồi chép lời ca để hát với nhau.  "Nỗi lòng người đi" là một trong những bài ca mà ông và các bạn của ông hát với nhau.

Một chi tiết thú vị nữa là Lộc Vàng là ca sĩ đầu tiên hát bài ca này trên sân khấu Nhà Hát Lớn Hà Nội.  Ngày 12 tháng 9 1968 Đỗ Nhuận làm đại diện cho Hội Nhạc Sĩ Việt Nam mời Lộc Vàng, Toán Xồm và Thành Tai Voi hát và đàn cho khoảng 20 chuyên viên âm nhạc muốn tìm hiểu nhạc "màu vàng."  "Nỗi lòng người đi" là một trong những bài ca được hát tại Nhà Hát Lớn ngày đó.  Nhờ vậy Đỗ Nhuận được đăng các nhận xét như sau:
Trong số những bài hát đó, cũng có bài nói đến tình yêu trai gái, như bài "Nỗi lòng người đi". Không cần bàn đến việc yêu đương đó, chúng ta chỉ nói đến một vài điểm trong toàn bộ nội dung bài hát. Từ đầu chí cuối, bài hát toát ra một bạc nhược hoàn toàn, một tâm tư cô độc, tuyệt vọng, ngơ ngác, sầu tủi, nghi ngờ của một thanh niên bạc nhược. Thực chất là một cách phản tuyên truyền của bọn tâm lý chiến, muốn gieo rắc sự bi quan ảm đạm vào lứa tuổi thanh niên, làm cho họ mất phương hướng nhắm mắt trước thực tế lịch sử đấu tranh của dân tộc ("Tính chất phản động của nhạc vàng," Văn hóa Nghệ thuật số 6 năm 1972, 39).
Đỗ Nhuận chắc nói đúng là ca khúc "Nỗi lòng người đi" phù thuộc vào tâm lý chiến của miền Nam.  Anh Bằng từng sáng tác nhiều bài ca có mục đích như thế.  Nhưng tôi cũng nghĩ rằng Đỗ Nhuận ngầm về hiệu quả của bài ca này.  Nghe bài ca này người nghe vẫn được một niềm tin dâng lên tình cảm và tinh thần của người nghe.

Vì công của Lộc Vàng và bạn bè thì "Nỗi lòng người đi" cũng được thành phổ biên cho một thành phần xã hội ngầm kín ở miền Bắc trong thời chiến tranh.  Tôi đã được nói chuyện với một người Hà Nội khác kể rằng ông và bạn bè từng hát bài "Nỗi lòng người đi" và một số ca khúc miền Nam khác để tiễn bạn đi bộ đội vào chiến trường ở miền Nam.

Như thế một sự thật khác là bài ca "Nỗi lòng người đi" cũng là một bài tiêu biểu cho những người đang sống ở Hà Nội cảm thấy như Hà Nội thành xa lạ với mình.  Còn nữa đây cũng là một bài ca của những người lính Hà Nội vào chiến trường miền Nam.

--------------------------------------------------------

Nói đến sự xác thực của một tác phẩm nghệ thuật thì một điều nhất định là mình phải đề cập đến đời sống riêng của tác giả.  Có lẽ tác phẩm ấy phản ánh những người thật, việc thật.  Trong những năm gần đây thì chúng ta được biết đến chuyện đời của cặp người tình Hà Nội bị chia ly vì nước Việt bị chia cắt năm 1954 là Khúc Ngọc Chân và Nguyễn Thu Hằng.  Câu chuyện này được kể đến trang của một số tờ báo Việt Nam.  Tôi nghĩ rằng chưa có đủ tư liệu để chứng tỏ chuyện này có thật hay không.

Tuy nhiên, nếu sự thật là Khúc Ngọc Chân là tác giả sáng tác ca khúc này năm 1954 thì sự kiện lịch sử rất là không công bằng cho ông Chân.  Nếu như thế thì bài ca của ông chỉ mới được phổ ở miền Nam từ năm 1967 (và cũng thành phổ biên ở phía bắc vĩ tuyến 17 nhờ những nghe trộn các đài Sài Gòn).  Song, lúc bấy giờ ông Khúc Ngọc Chân đứng lên nhận mình là tác giả của bài hát này sẽ rất không tiện cho ông.  Ông sẽ mất chức, có lẽ ông sẽ mất quyền tự do nữa.  Nhưng Anh Bằng đứng lên nhận tác phẩm không có nghĩa là Anh Bằng không trả giá nào trong đời.  Ông có điều kiện thực hiện ca khúc này cùng thời mà ông đã mất quyền sống ở miền quê của mình, phải di cư vào miền nam và lập lại một đời sống mới cho mình.

Một điều nữa là chúng ta (là những người thích bài ca "Nỗi lòng người đi" và cho rằng bài ca ấy có giá trị) phải công nhận rằng Anh Bằng rất là có công.  Ông có điều kiện cho bài ca này được phổ biên một cách rất lịch sự và trau chuốt từ nam chí bắc.  Nhờ ông mà bài ca này được "để đời."  Giá như Khúc Ngọc Chân muốn được giới thiệu ca khúc này thì phải đợi đến những năm 1990.  Một ca khúc của một tác giả vô danh độ 60 tuổi chắc đã không đến đâu trong thị trường âm nhạc, mặc dù bài hát ấy có phẩm chất nghệ thuật cao.  Anh Bằng không xuất bản ca khúc này thì trái đất này đã thiếu ca khúc này.  Nếu Khúc Ngọc Chân được công nhận là cha đẻ, thì Anh Bằng vẫn là bố nuôi.  Một người bố nuôi đàng hoàng như thế cũng phải có quyền theo pháp luật.  Theo một cách nói khác Anh Bằng (và công động người Việt di cư, tị nạn) được một bài ca, nhưng mất Hà Nội.  Khúc Ngọc Chân được Hà Nội, nhưng mất một bài ca.  Thế nào là giá cả cao hơn?

6 tháng 11, 2014

hai tranh vẽ của trẻ con Việt Nam từ Kathryn Campbell Collection



Kịch động nhạc (Rock Music) - Lê Văn Thuẩn 8 tuổi, 246/43 Hòa Hưng - Saigon - Vietnam

Link to Museum Object

Tuồng cải lương (Modern Play) - Đặng Tuấn Nam, 10 tuổi, 448 Lý Thái Tổ, Saigon, Vietnam
Circa 1960s-1970s drawings and paintings created by Vietnamese children, ranging in ages 6-10, in watercolor, crayon, pen, and other media, submitted to a Saigon television station's annual art contest sponsored by Mr. Le Van Khoa with The Gioi Cua Tre Em! (World of Children!) television program.

Độ những năm 1960-1970 các bản vẽ, tranh vẽ của trẻ em Việt Nam, từ 6 đến 1- tuổi, bằng sơn nước, bút chí màu, bút mực và các phương tiện khác, nốp cho cuộc thi hàng năm của truyền hình Saigon theo đảm trách của ông Lê Văn Khoa với chương trình truyền hình Thế Giới Của Trẻ Em.
nguồn: Kathyrn Campbell Collection, Vietnam Center and Archive.