16 tháng 2, 2017

Sáng trong rừng (Morning In the Woods) - Đặng Thế Phong (1939)


Riêng tặng các bạn "Hương đạo Sinh và Sói con" -
Những người đã thấy cái "buồn buồn, vui vui" của một buổi sáng cầm trại trong rừng

Dedicated especially to my Boy Scout and Cub Scout friends -
Those who have a little sadness and joy of a morning camping in the forest

Sáng tới rồi, khắp đất trời đã tưng bừng ánh vàng,
Morning has come, everywhere earth and sky are animated in light,
Vừng đông, chân trời vừa ló,
Rising glow to the east, the horizon has just appeared
Núi, suối, rừng đã thấy mầu thắm, lẫy lừng huy hoàng,
Mountain, stream, woods are seen in deep colors, illustrious, resplendent
Và sương thêm mầu mơ màng...
And the fog is more dreamy

Refrain / Điệp khúc

Chim véo von mừng sáng,
Birds tunefully celebrate morning,
Hoa lá như dịu dàng,
Foliage seems gentle,
Bình minh vừa tìm mang tới bao sắc hương.
Dawn newly found brings so much beauty and fragrance
Mây trắng bay từng đám man mác trên nền trời,
White clouds fly, each bank vast upon the heavens,
Đầm đìa làn cỏ sanh láng lai sương rơi,
Moist, green grass, spilling over with dewdrops,
Tâm hồn ai không say đắm cảnh rừng tuyệt vời...
Whose soul wouldn't be elated by this fantastic forest scene...
Và thấy trái tim thêm nồng nàn,
And feel their hearts more impassioned,
Tràn lấn biết bao tình yêu đời,
Overrun by so much love of life,
Xao xuyến cây, làn gió lay lá bay rộng ràng
Agitated trees, a gust of wind rustles blowing leaves
Lòng người cùng sông sang với bao ánh dương!
People's hearts with the river cross with so much sunlight

nguồn: Học Sinh (22 tháng 6 1939), tr. 7.


Đặng Thế Phong từng cắm trại với các đội hướng đạo sinh.  Chắc nhạc sĩ này cũng tổ chức việc các em ca hát.  Đi cắm trại có nghĩa là thanh thiếu niên thành phố, thành thị đi vùng nông thôn, vùng núi rừng và sống trong thiên nhiên.  Đối với người thành phố thì thiên niên quả là đẹp và lạ và huy hoàng.  Bài ca "Sáng trong rừng" cũng tương tư bài ca "Bình minh" của Nguyễn Xuân Khoát, Thế Lữ đặt lời.  Nhưng nhân vật của bài "Sáng trong rừng" (là chính Đặng Thế Phong?) thấy rung động hơn.  Trong ánh sáng bình minh thì "núi, suối, rừng đã thấy mầu thắm, lấy lừng huy hoàng."  Nhạc sĩ Đặng Thế Phong hỏi "Tâm hồn ai không say đắm cảnh rừng tuyệt với."  Với những lời giai điệu cũng có nét nửa cung.

Giai điệu "Sáng trong rừng" được viết theo điệu D / rê thứ. Mặc dù các điệu thứ được nghe như buồn, bài ca này có những nét hành khúc nghe vui vui.  Như vậy cái "buồn buồn, vui vui" của một buổi sáng cắm trại trong rừng" là như thế nào?  Việc cắm trại lẫn lộn có cái vui là được sinh hoạt tập thể của đoạn và cái buồn nhớ của các em nhỏ chưa từng xa nhà.  Xa nhà là mất phương hướng thì dễ được "thấy trái tim thêm nồng nàn."

9 tháng 2, 2017

cô đầu làm quảng cáo

-- Mới ngày nào chị còn ho xù xụ, mà nay đã ra hát được rồi à!
-- Em mất bạc trầm rồi đấy, mà không khỏi, may có người mách đến Võ Văn Vân 86 hàng Bông thì em mới được như vậy.

nguồn: Ngày Nay #207 (11 mai 1940), tr. 3.

Ngày xưa các cô đầu là hot girl, phải không?  Họ có địa vị để được làm quảng cáo.  Xem quảng cáo này nữa để hiểu biết thêm về văn hóa phi vật thể.


7 tháng 2, 2017

Khuyên học (Advise To Study) - Tản Đà (1935)

"Chữ Nho bây giờ suy,
Học nữa mà làm chi!
Chữ Tây đúng thời thế,
Nhưng nhiều quá thì ế!"

Ấy từ năm đã lâu
Tố có làm mấy câu,
Mà bây gìơ xem ra
Thật quả không sai ngoa.
Cũ, nay đã gần hết,
Mới, cũng lắm kẻ chết.
Kinh tế càng khó khăn,
Mới, cũ, cùng nhó nhăn.
Kẻ soay nghề báo chí,
Văn chương ngày nhảm nhí.
Kẻ theo đường công danh,
Danh lợi trèo bấp bênh.
Đường đời đã khó đi,
Gáng nặng thêm thê nhi.
Gia đình vác chưa nổi,
Nói gì đến xã hội?
Thân thế tính chưa xong,
Nói gì đến non sông?
Ngày qua tháng lại qua,
Mỗi năm người mỗi già.
Lông cùn, sắt cũng rỉ,
Tang bồng, ôi chí khí!
Gió thu sầu năm canh,
Hiu hắt ngọn đèn xanh.
Nhớ ai người xa xuôi,
Nhắn nhau một đôi lời:
Cuộc đời phải lăn lóc,
Cười nhạt còn hơn khóc.
Chúng ta đời bố chẳng ra chi,
Có con cứ phải cho đi học!

Advice to Study 

"Now Chinese characters are in decline,
What's the use of continuing to study them!
Western characters are right for the times,
But if you know too much you're unmarketable!"

Since those years it's been awhile,
I wrote a few sentences,
That looking over today
Truly aren't wrong in the least.
The old is now nearly gone,
As for the new, it's killed not a few.
As the economy gets worse,
The new and old get mixed and twisted together.
Those who manage to work for newspapers
Find a rocky climb to fame and wealth.
Life's road is hard enough to travel,
And the burden's heavier if you add a wife and children.
Even if your shoulders can support a family,
What's to be done about society?
Though the lengths of our lives have yet to be fully reckoned,
What's to be done for the motherland?
The days, then the months go past,
Every year the body is that much older.
Hides wear down, iron also rusts,
Of duties to society, oh, how to keep the will strong!
The sad autumn wind throughout the long night
Blows lightly on the dim lamp.
Who do I miss, oh far-off one,
Let's recall together a few words:
In life you have to indulge a bit,
Even a grudging smile beats tears.
The lives of we fathers haven't amounted to anything,
But if you have children, you must let them study!


nguồn: Phong Hóa 165 (6 décembre 1935), tr. 4.

5 tháng 2, 2017

Đội nhạc Câu lạc bộ thiếu niên Hà Nội (1976?)

ảnh của Nguyễn Văn Cự, Viện khảo cổ học

Nguồn: Hải Như, "Khi văn hoá đi sâu quần chúng," Giải Phóng #201 (14 tháng 3 1976), tr. 3.


Một hình ảnh rất đẹp.  Các em tập trung để hòa hợp với nhau luôn luôn là việc đáng mừng.

Trong tấm ảnh này tôi chỉ nhìn thấy các đàn ghita và đàn violin.  Không biết các em chơi chung một giai điệu hay có hòa âm nữa.

Bài viết của Hải Như đi cùng tấm ảnh trích một số lời của Hồ Chí Minh như "... [Q]uần chúng không phải chỉ sáng tạo ra những của cải vật chất cho xã hội. Quần chúng còn là người sáng tác nữa."  Sinh hoạt như trên rất hữu ích cho một quần chúng được sáng tạo.  Không biết hiện nay ở Việt Nam các em còn được tập chơi nhạc với nhau?

4 tháng 2, 2017

musique Hanoienne - âm nhạc Hanoi (1907)

Concerts : Musique militaire.  En hivers, le jeudi de 4 h. 1/2 à 5 h. 1/2, au square Paul-Bert, le dimanche, à la même heure, au Jardin botanique. -- En été, le jeudi et le dimanche, de 8 h. 1/2 à 9 h. 1/2 du soir.
     Société philharmonique, à l'hôtel de la Société, au Petit Lac. (Fréquentes soirées. Les étrangers, de passage, peuvent s'y faire inscrire pour recevoir une invitation).
     Particuliers à L'Hôtel Métropole. été et hiver; à Hanoi Hôtel, l'hiver.

Các buổi hòa nhạc : Quân nhạc. Mùa đông, ngày thứ tư từ 4 rưỡi đến 5 rưỡi, ở quảng trường Paul Bert, ngày chủ nhật, cùng thời gian ấy ở Vườn Bách Thảo. -- Mùa hè, ngày thứ ba và ngày chủ nhật, từ 8 rưỡi đến 9 rưỡi buổi tối.
     Hội nhạc, ở Khách Sạn Xã Hội, ở Hồ Gươm. (Nhiều đêm. Khách ngoại quốc, người đi qua, có thể đăng ký để nhận được lời mời).
     Đặc biệt ở Khách Sạn Métropole. Mùa hè và mùa Đông; ở Khách Sạn Hanoi, mùa đông.


nguồn: Tonkin du sud: Hanoi (Paris: Comité de l'Asie française, 1907).


Năm 1907 rất có thể người Hà Nội chưa có khái niệm concert / buổi hòa nhạc.  Người ta làm nhạc, nghe nhạc sinh hoạt hay đi coi tuồng, chèo.  Các concert là do người thực dân cho người thực dân hay người nước ngoại.  Thời kỳ đó chưa có đài phát thanh và nhạc trên đĩa hát chưa được phát triển mấy, thì chắc người thực dân rất khát nghe nhạc quê hương.

Quân nhạc biểu diễn ở ngoài trời thì bất cứ ai có thể đến nghe.  Hai chỗ quảng trường Paul Bert và Vườn Bách Thảo đều có vọng lâu cho các nhạc công.




3 tháng 2, 2017

tranh bìa báo Học Sinh 28 tháng 12 1939 của Đặng Thế Phong


nguồn: Học Sinh số đặc biệt (28 tháng 12 1939) tr. 1.


Trong quyển Hồi Ký (Hà Nội: Nxb. Hội Nhà văn; Công ty Văn Hóa và Truyền thông Nhã Nam, 2012), nhà văn Phạm Cao Củng kể rằng Đặng Thế Phong đã vẽ tranh và minh họa cho báo Học Sinh để kiếm sống.

Ở trên là tranh bìa của Học Sinh số đặc biệt cho "Các em gái."  Có chữ ký của Đặng Thế Phong (tức Thế Phong - thephong) ở góc dưới bên phải.

Tại sao các cô thiếu môi, cằm và tay?  Vì đây vốn là tranh màu.  Khi chụp lên vi-phim / microfilm thì mất màu sắc mà chỉ còn đen và trắng.

Tôi cũng đoán rằng đây là thêm một tranh của Đặng Thế Phong vẽ:

Ở góc trên bên phải có chữ "Levent." Tiếng Pháp "vent" là gió, và gió là phong.


1 tháng 2, 2017

tấm ảnh Nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh (1945)



nguồn ảnh: Giáo sư Nhạc sĩ Hùng Lân [blog] 31 tháng 10 2012


Chắc tấm ảnh này gốm những người này:

Hùng Lân (Phêrô Hoàng Văn Hường)
Thiên Phụng (Anrê Trần Quang Phụng)
Tâm Bảo (Giuse Nguyễn Văn Để)
Hoài Đức (linh mục Lê Đức Triệu)
Nguyễn Khắc Xuyên
Duy Tân (Trần Duy Tân)
Hoài Chiên (Nguyễn Văn Chiên)
Hùng Thái Hoan
Vĩnh Phước (Bùi Vĩnh Phước).

Nhưng khó biết ai là ai?  Hùng Lân là người trong vòng trắng.  Nghiên cứu trên mạng có vài tấm ảnh mới hơn của một số nhân vật giúp tôi đoán một số người trong ảnh (ảnh thứ hai).

đứng - Duy Tân?, Hoài Chiên?, Hùng Lân, ??, ??, Nguyễn Khắc Xuyên?
ngồi - ??, Hoài Đức?, ??

Thật nhiên 9 đàn ông đóng góp rất nhiều cho nền thánh ca Việt Nam.  Nhưng một điều quan trọng là rất nhiều nhạc sĩ và nhạc công người Việt được làm quen và học nhạc phương tây qua các trường dòng.  Những nhạc sĩ trong tấm ảnh ở trên cũng có công rất lớn về việc xây nên một nền giáo dục cho âm nhạc Việt Nam hiện đại.

Nếu có bạn đọc nào biết rõ các người trong tấm ảnh ở trên là ai thì xin góp ý.

Hoài Đức (linh mục Lê Đức Triệu) (nguồn ảnh: nhomai.vn)

Nguyễn Khắc Xuyên (nguồn ảnh: Sách xưa.net)

Duy Tân (nguồn ảnh: thanhcavietnam.net)

Hoài Chiên (Nguyễn Văn Chiên) (nguồn ảnh: www.catruong.com)