30 tháng 11, 2013

Ngày xuân ... họ đi lễ đi liếc! (1934)


nguồn: Phong Hóa 88 (9 mars 1934), tr. 1.

Báo Phong Hóa đầy dục tình.  Trai liếc gái, gái liếc trai kiểu gì?

29 tháng 11, 2013

Ông Thế Lữ đã báo thù gì ông Vi Huyền Đắc - Tùng Hiệp (1938)

Tùng Hiệp, "Ông Thế Lữ đã báo thù gì ông Vi Huyền Đắc"

"Ông Kỳ Cóp", chiều thứ bảy vừa rồi, bắt đầu ra mắt khán giả một cách rất thảm đạm bằng những bài hát của nhạc sĩ Lê Thương.  Buồn rầu, ông này hát những bài do ông soạn như để ganh đua với mấy ông cố đạo cầu kinh.  Không có lấy một cử chỉ, ông đưa cái đầu từ phải sang trái, và từ trái sang phải, như sắp sửa nhẩy xuống sông Dường "Tử .. ư . ừ" trong bài hát của ông.

Ông khôn khéo hát bằng một giọng thấp.  Một đôi khi, co vài note đàn hơi cáo -- chưa lên tiếng ông đã hết hơi, đứt giọng rồi.

nguồn: Vịt Đực Số 23, 30 Tháng Mười Một 1938, tr.  4


Đây là lý luận âm nhạc thời tiền chiến.  Nhạc sĩ Lê Thương tự hát các bài hát của mình trên sân khấu trong vở kịch Ông Kỳ Cóp của Vi Huyền Đắc soạn.  Hình như Lê Thương vừa đàn guitar vừa hát, nhưng phong cách biểu diễn của nhạc sĩ này không được thuyết phục nhà phê bình Tùng Hiệp.

Theo tôi biết Lê Thương hát ca khúc "Tiếng đàn âm thầm" trong vở kịch ấy.  Tôi thấy tiếc là chưa được sưu tầm tác phẩm này.  Thông tin trên mạng cho rằng bài ca "Tiếng đàn âm thầm" ra đời từ năm 1934 nhưng tôi không biết nguồn thông tin này là thế nào.  Chỉ có điều chắc chăn là ca khúc này được sáng tác trước 1938.

27 tháng 11, 2013

Gặp sư tử (Meeting The Tiger) - SMYL (1935)

------------Khâm Thiên

--Hôm nay cậu đi săn kia mà?
--Không săn sao gặp được mợ.

--Today you're hunting around there?
--If I wasn't hunting how would I meet you.

nguồn: Phong Hóa 162 (15 novembre 1935), tr. 4.

Cái đằng sau của tranh này là văn hóa phi vật thể của Việt Nam.  Đàn ông ở trên là người bảo trợ các nghệ sĩ.  Ở nhà bị vợ trách mắng và nghe con khóc thì trốn nhà là phải.

24 tháng 11, 2013

Một hãng vô tuyến điện ngoại quốc Thu thanh Hồ Chủ Tịch (1946)

Một hãng vô tuyến điện ngoại quốc Thu thanh Hồ Chủ Tịch cùng với bài Tiến Quân Ca, Diệt Phát Xít

A foreign wireless company records President Hồ on to a record with The Advancing Army Song, Wipe Out Fascists

Sáng hôm qua, 27-4-46 -- Hai nhà vô tuyến điện Pháp là ông Sallebert và Gauch có đến yết kiến Hồ Chủ-tịch, xin Chủ-tịch tuyến bố một vài lời để thu thanh vài lời để thu thanh vào đĩa để gửi sang Pháp.

Chiều theo lời yêu cầu khẩn khoản, đại khái Hồ Chủ-tịch tuyến bá: Tôi gửi lời chào thân ái dân tộc Pháp.  Mặc dầu có những trở lực hiện thời, tôi tin rằng sự hợp tắc dân tộc Pháp và dân-tộc Việt sẽ đến kể quả vì hai dân tộc cùng theo đuổi lý tưởng chung; tự-do, bình đẳng, bác-ái.

Sau khi tuyến bố, hai nhà điện thanh lại phỏng vấn cụ một vài phút để thu thanh vào đĩa.

Đến chiều, hai ông lại tới xin phép thu thanh những bản nhạc Tiến-quân-ca, Diệt phát-xít Hồ-chí-Minh muôn năm, do ban âm nhạc Vệ-quốc đoàn cử.

Yesterday morning, April 27, 1946 -- two French wireless experts, Mr. Sallebert and Mr. Gauch paid an official vist upon President Hồ, requested the President to proclaim a few words to record to disc to send to France.

Indulging this entreaty, President Hồ proclaimed: I send loving greetings to the French people. Although there are impediments at this time, I believe that cooperation between the French people and the Vietnamese people will produce results because our two people pursue shared ideals: liberty, equality, fraternity.

After the proclamation, the electric sound experts then interview the elder for a few minutes to record to disc.

In the afternoon, the two gentlemen requested permission to record the pieces Advancing army song, Wipe out fascists, Hồ Chí Minh forever, played by the by National Guard music group.

nguồn: Độc Lập 28 tháng 4 1946, tr. 1


Ông Sallebert đã làm phóng viên cho các báo Pháp như Combat, Le Monde, and Le Figaro.  Ông thu thanh Hồ Chí Minh chắc là việc thu thông tin và không có nghĩa ngoại giáo như báo Độc Lập tưởng.  Người đọc bài báo ở trên sẽ nghĩ rằng Hồ Chí Minh và chính phủ Việt Nam cho "hai nhà điện thanh" "đến yết kiến" là một đặc ân.  Còn "hai nhà điện" "xin phép" thu vài ca khúc Việt Nam.  Chắc cụ Hồ và dàn nhạc Vệ Quốc Đoàn (của Đinh Ngọc Liên chỉ huy) rất vui được điều kiện chia sẻ với thính giả xa xôi.

Nếu tư liệu này còn tồn tại thì quý lắm!  Có lẽ đây là trường hợp đầu tiên của tác phẩm tân nhạc Việt Nam được thu trên đĩa hay băng.  Tôi cũng nghĩ rằng các phóng viên đang lấy tư liệu này để biên soạn một chương trình để phát thanh.  Các hành khúc thời khởi nghĩa tháng 8 sẽ gây không khí tốt cho một chương trình thời sự.

23 tháng 11, 2013

tấm ảnh từ Richard E. Wood Collection




Vietnamese Band - Headquarters and Headquarters Command, 1st Signal Brigade Company Area, Long Bình

Một ban nhạc Việt Nam ở bốt Mỹ.

Nguồn: Richard E. Wood Collection, Vietnam Center and Archive.

Bà chúa Bé Tý (1936)

Bà chúa Bé Tý một bóng hoa ở chợ phiên 
Lady Little Tý, a flower at the fair.

nguồn: Phong Hóa 187 (15 mai 1936), tr. 9.

Cô Bé Tý là một người huyền thoại - tiếng Anh gọi là larger than life - lớn hơn đời sống.  Bà là một người đồng bóng có một đời sống rất độc đáo.  Được phát hiện hình ảnh của bà ấy tôi thấy thú vị lắm.  Tôi không biết thân phận của bà ra sao?

Đọc thêm về Bà chúa Bé Tý dưới đây (trích Hồi Ký: Thời thơ ấu của Phạm Duy)

Nói tới chuyện lên đồng của thời tôi còn bé thì phải nói tới Cô Bé Tý ở Hàng Bạc, một cô me Tây rất ngộ nghĩnh mà tôi có hân hạnh được tới gần. Cô Bé Tý được coi như ngang hàng với người nổi danh trong làng me Tây là cô Tư Hồng nhưng cô Bé Tý được nhiều người yêu mến vì tính đồng bóng của cô.

Trước hết, cô Bé Tý là người rộng rãi, ai xin tiền cô cũng cho. Rồi tới cái ngông của cô là ở ngay giữa thành phố, cô cho xây một Sở Thú (Zoo) nhỏ với một dẫy chuồng nhốt khỉ, gấu và những con thú (cô làm thành quái vật) như gà ba chân và lợn hai mõm. Ai đi qua nhà cô cũng phải dừng chân lại để coi Sở Thú tí hon này. Tôi và thằng Bảo là bạn ở cạnh nhà (cháu của Chu Viên, em rể của Duy Lam, Thế Uyên) được cô rất yêu. Được cô cho vào chơi. Vào trong nhà cô là như lạc vào trong truyện vẽ bằng tranh, vào trong truyện thần tiên. Nào là những xác chim, xác hổ được nhồi bông. Nào là những con rắn sống uốn mình quanh chiếc ngai sơn son thếp vàng trên đó có cô Bé Tý ngồi bảnh choẹ và lên đồng thường xuyên giữa một đám đầy tớ toàn là những người lùn. Ai vào nhà Cô thì đều phải gọi Cô là Bà Chúa.

Đối với tôi, cô Bé Tý với thế giới gà ba chân, lợn hai mõm, những người lùn, những đồng cô bóng cậu mặc y phục lộng lẫy, múa gươm hay chèo thuyền trong khói nhang nghi ngút, với chiêng trống tưng bừng... giống như chuyện ảo tưởng có thực. Tôi luôn luôn cho rằng những người như Cô Bé Tý, người chào không biết mỏi ở phố Hàng Dầu -- và sau này nhà thơ Bùi Giáng -- là những người sung sướng nhất, vì họ được luôn luôn sống trong cảnh dị thường. Được sống đầy đủ với cô Bé Tý trong một thế giới thần tiên nên sau này tôi không còn ham mê đọc những tác phẩm giả tưởng của Andersen và cũng không còn thích coi những phim hoạt hoạ của Walt Disney nữa.

Tú Mỡ (1936)

Tú Mỡ (ngẫm nghĩ) - Thực là Mèo thấy mỡ.
(Tú Mỡ nghĩ ra bức tranh này)
Theo truyện có thực

Tú Fat (to himself) - Truly the Cat sees fat.
(Tú Fat thought up this picture)
A true story

nguồn: Phong Hóa 184 (24 tháng 4 1936), tr. 3

Tú Mỡ tham gia Tự Lực Văn Đoàn một cách tích cực không kém ai.  Gần như số nào của báo Phong Hóa có một hay mấy bài thơ của Tú Mỡ.

21 tháng 11, 2013

48! Thế là tôi lên được 3 kí... - Phạm Hảo (1958)

-- 48! Thế là tôi lên được 3 kí..
-- Phải , 3 kí "tóc".

-- 48! That means I gained 3 kilograms
-- That's right, 3 kilograms of hair.

nguồn: Thời mới 14 tháng 2 1958, tr. 2.

Chuyện đùa không thể bao giờ cũ.  Năm 1964 thì ông bác sĩ không đo 5 phần tóc hay người ta lầm lẫn một chàng trai với một cô gái.  Nhưng tranh này cũng chứng minh rằng năm 1958 Hà Nội từng có thanh niên thích để tóc dài.

19 tháng 11, 2013

Thăng Long Học Hiệu (1935)

Thăng Long Học Hiệu / Trường Thăng Long / École Thăng Long là một ngôi trường rất nổi tiếng nhưng tôi chưa thấy hình này trên mạng.  Các quảng cáo trên tờ báo xưa là một nguồn thông tin rất thú vị.  Lướt qua các tạp chí Phong Hóa tôi được tìm thấy các ảnh quảng cáo ở dưới.
Thăng Long Học Hiệu
9 et 11, Phố Hàng Cót, Hanoi
Sáng lập từ 1920

École Thăng Long

nguồn: Phong Hóa 154 (20 septembre 1935), tr. 15.

Trong quảng cáo ở trên có giáo viên Đặng Thái Mai và Hoàng Minh Giám rồi, nhưng chưa có Võ Nguyên Giáp.

Phòng thí nghiệm hóa học ở Thăng Long Học Hiệu.  Trời ơi, nhìn con rắn trên tủ.

nguồn: Phong Hóa 155 (27 septembre 1935), tr. 19.
École Thang-Long
Enseignement secondaire, primaire supérieur et primaire
Directeur: Nguyễn Bá Húc
Licencié ès-sciences mathématiques

Trường Thăng Long
Giáo dục trung học, cao đẳng tiểu học và tiểu học
Giám đốc: Nguyễn Bá Thê Húc
Bằng cử nhân khoa học toán học

nguồn: Phong Hóa 162 (15 novembre 1935), tr 15.

Ở trên có các học trò xếp hàng ở ngoại trường.

Mâý tủ sách Thư Viện nhà Trường

Mặt sau ra sân nhà Trường

nguồn: Phong Hóa 172 (31 Janvier 1936), tr. 12.

18 tháng 11, 2013

Cùng một thời (Contemporaries) - Đông Sơn (1935)


Một ông Thượng Thư Nhật

Một ông Thượng Thư Annam

nguồn: Phong Hóa 135 (8 février 1935), tr. 2.


Người đại diện nước mình mặc âu phục lịch sự thì nước mình tiến bộ.  Người đại diện nước mình mặc đông phục lịch sự nước mình lạc hậu.

17 tháng 11, 2013

Mặt cậu thế kia mà nỡ đem bệnh về (The Look On That Scoundrel's Face Who Dared To Bring Disease Back Here) - ?? (1939)

--Mặt cậu thế kia mà nở đêm bệnh về đổ cho tôi cậu mà không cố tìm thuốc, thì đành là phen này bỏ nhau
--The look on that scoundrel's face who dared bring disease back here and hasn't even looked for medicine, there's nothing to do but break up
--Nhưng thuốc gì bây giờ
--But what medicine now?
--Thì cậu cứ lại 86 hàng Bông hỏi xem, có phải thứ thuốc Bá Đả Sơn Quân của hiệu Võ-văn-Vân không, mau đi đừng chờ gì nữa!
--Get over to 86 Hàng Bông and see, isn't it Bá Đả Sơn Quân medicine from the Võ Văn Vân shop, hurry, don't wait any longer!

nguồn: Vịt Đực (18 Tháng Bảy 1939), tr. 3.

Quan hệ vợ chồng thời tiền chiến.  Cũng chắc không khác gì thời bây giờ.  Không biết quảng cáo bạo dạn kiểu này được hiệu quả?  Có phải giống thuốc này không?

16 tháng 11, 2013

Cần phải chấm dứt những tàn tích của đế quốc còn rớt lại - Nguyễn Văn Kiểm (1957)

Cần phải chấm dứt những tàn tích của đế quốc còn rớt lại - We must end the traces that the imperialists left behind

Hôm 2-9, lợi dụng sự vô-tư của chị em nông thôn, 1 số ít thanh niên đã sông sáo, đùa nghịch rất khả-ố! (tranh của Nguyễn Văn Kiểm)

On September 2, taking advantage of the selflessness of our country sister, a small number of young men worked their way in, played really disgusting pranks

nguồn: Thời mới 16 tháng 9 1957, 4.

Đề quốc là ai?  Theo ý nghĩa của tranh này thì đế quốc là tên gọi kẻ thù kế tiếp tên gọi thực dân.  Chỉ riêng Pháp có điều kiện rớt lại các tàn tích.  Nhưng đế quốc chắc cũng bao gồm nước Mỹ kể cả nước Anh nữa.  Theo từ điển (Trung tâm Từ điển học - Vietlex, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2007) thì nghĩa cũ của đề quốc là "nước quân chủ do hoàng đế đứng đầu."  Ý nghĩa mới hơn là "nước thực dân đi xâm lược các nước khác, biến các nước này thàn thuộc địa hay phụ thuộc."

Theo ý nghĩa trên thì điều rõ là Liên Xô là đế quốc.  Hỏi người người Tây Tạng hay người Uyghur thì Trung Hoa là đế quốc.  Hỏi người Chăm hay người Campuchea thì Vietnam là đế quốc.

Việc các thanh niên "đùa nghịch rất khả ố" thì trước khi đề quốc (thực dân Pháp?) đặt chân trên đất Việt (đế quốc Nam Việt?) thì thanh niên toàn ngoan như bụt?  Còn thanh niên đùa nghịch rất khả ố thì còn phải trách tàn tích của các ông mũi to?

Tôi nghĩ rằng điều nổi bật ở trên là quan hệ giai cấp ở Hà Nội trong những năm ấy.  Trước 1945 người nông thôn hay bị coi thường.  Văn hóa thành thị và nông thôn rất xa cách nhau.  Tất nhiên các chàng trai giao tiếp khéo léo và thô tục hơn hơn các cô nông thôn.  Nhưng dư luận phản ứng thế nào?

14 tháng 11, 2013

Sáng chủ nhật (Sunday Morning) - Nguyễn Ngọc Tư (2008)

Không ai bật đèn trên mạng,
There's no one to switch a light on the network,
ở một chỗ xa xôi nào đó,
in some far-away place
không ai ngồi với tôi trong buổi nắng nghiêng này,
there's no one to sit with me during this early morning sunlight,
bạn vẫn còn ngủ say sau một đêm say.
friend, you're still lost in sleep after a night of rest. 

mình tôi mình tôi riêng tôi riêng tôi,
myself, myself, just me, just me
thênh thang lầm lũi…
empty, morose
thèm cùng người nhìn tách trà thoi thóp khói,
hungering for someone to look at the teacup convulsing with steam,
nghe chút ngọt mụ mị mềm đầu lưỡi, nơi đắng chát đã từng qua.
that feels stupefyingly sweet and soft on my tongue where bitterness regularly passes.
người im lặng và tôi im lặng,
they're silent and I'm silent,
trong bóng lá rơi và vết ngày trôi
in the shadow of leaves falling, the traces of passing days

đời cũng trôi xuôi. Về phía nắng xanh 
life also flows along.  Back towards crisp sunlight
phía ngày không tôi. 
towards a day without me.
vì say, quên, vì những công việc vội,
because of passion, forgetfulness, because of rushed affairs
hay trên con đường rong ruỗi tôi cắn môi hát khúc nhớ nhà...
or because upon the rambling road I bite my lip singing homesick songs...

người vẫn run run ấm trà run run,
my body trembles, the teapot trembles,
chắt khan từng giọt rời
draining dry each departing drop
chờ đợi,
waiting
như một thói quen của sáng chủ nhật đã vĩnh viễn mất rồi.
like a Sunday morning habit that's been lost forever.

Bánh xe chẳng lăn về phía nhau
The wheels don't roll back in a shared direction
Bởi nỗi sợ không lời...
Because of a wordless fear...

nguồn: blog TuSauRieng 30 tháng 4 2008.


Một người xa có thể được gần (tương đối) nếu "đèn trên mạng" được bật.  Một thời hai người được gặp nhau thường xuyên.  Có lẽ hai người được đã tha thiết với nhau qua một tách trà - tình cảm là như thế, là những thứ nhỏ nhoi được chia xẻ.

Có niềm hạnh phúc trong nổi cô đơn?  Chưa chắc.  Tinh thần của mình đi vào vực sâu nhiều lần cũng là cớ để phát triển: "đời cũng trôi xuôi. Về phía nắng xanh."  Chỉ phải nhận một điều là "Bánh xe chẳng lăn về phía nhau."  Người xa xôi ấy không còn được đi cùng.  Vậy từ tình trạng "mình tôi riêng tôi" thì đi "phía không tôi."  Không có mặt.  Cái tôi ấy không còn được tham gia một đời sống đã từng có ý nghĩa.  Cái tôi ấy chỉ được "cắn môi hát khúc nhớ nhà."

13 tháng 11, 2013

Ca nhạc tại rạp Long Biên - 1958

Ca nhạc!

Những bản nhạc tưng bừng, rộn ràng, tươi vui nhất sẽ được trình bày
Tại rạp Long Biên
Ngày 29, mồng 1, 2, 3, Tết

Music!

The liveliest, most ringing, freshest musical works will be presented
At the Long Biên theatre

nguồn: Thời mới 15 tháng 1958, 2


Bốn kèn saxophone! Bộ trống!  Kèn trombone, clarinet! Như một dàn nhạc jazz - ở Hà Nội năm 1958!  Tôi không biết năm ấy cả Hà Nội có đủ bốn kèn saxophone.  Vài năm nữa kèn saxophone bị coi như là sản phẩm của văn hóa đối trụy.

Còn thêm một cô ca sĩ áo dài hình chấm!  Nhạc sĩ Dương Thụ đã nhắc trong những năm hậu giải phóng thủ đô "[n]hững tà áo dài thướt tha, những bộ complet lịch sự của tầng lớp trung lưu đã biến mất."

Trang quảng cáo này vẻ một cảnh rất lịch sự, rất hiện đại, và rất tư sản nữa.  Nhạc "tưng bừng, rộn ràng, tươi vui" thì chắc là được, chứ phải là nhạc giật gân.  Nhạc này chắc cũng phải có "hồng sắc" hay là nhạc không lời quốc tế.

11 tháng 11, 2013

Nhân dịp Hồ Chủ Tịch về nước (1946)


Nhân dịp Hồ Chủ Tịch về nước
Các đoàn thể, các ủy ban, các công tư sở, các trường học, các nhà máy, các tư gia
Đều nên có một pho
Tượng Hồ Chủ-Tịch
toàn bằng đá trắng (plâtre)
Cỡ lớn giá 350đ. -- Cỡ nhỏ giá 80đ.
Giao dịch xin mời lại hoặc viết thư cho
Nhà Xuất Bản "Nhân Loại"
63 Phan Chu Trinh - Hà Nội
Nhà sách có ủy anh "Nguyễn Đăng Trọng" để giao thiệp tại Hà-nội và các tỉnh.

nguồn: Cứu Quốc 10 tháng 10 1946, 3.

Trước tháng 8 1945 rất ít người được nghe tên Hồ Chí Minh.  Đến cuối năm ông thành như một thần tượng.  Tên, hình ảnh và thông điệp ông là đủ để thức dậy dân gửi tiền gây quỹ.  Ông như một thần thánh giám hộ.  Dân Việt muốn thoát được nạn thực dân rất cần một người như thế.

10 tháng 11, 2013

Đêm chiến thắng (Night of Victory) - Xuân Quỳnh (1975)

Sài Gòn thân yêu đã giải phóng rồi
Beloved Saigon is liberated
Cả Hà nội đêm nay không ngủ được
All Hanoi cannot sleep a bit
Những cửa sổ đèn hoa lấp lánh
Windows and decorative lights gleam
Những con đường lấp lánh cờ bay
Roads gleam with flags unfurled

Buổi ước ao mong đợi tháng năm dài
Time of hopes and wishes, long months and years
Sông Hồng đỏ phập phồng tiếng hát
Red River, red, swollen with song
Như đời người trải nhiều biến động
Like lives that have been through so many changes
Thành phố từng thao thức đã bao đêm:
A city sleepless for so many nights:

Năm bốn nhăm Hà nội cướp chính quyền
In fifty four Hanoi stole authority
Đêm sục sôi Tổ quốc vùng đứng dậy
On a night boiling over the Fatherland arose
Đêm mừơi chín phố nhà đỏ cháy
The night of the 19th houses and streets burned red
Rồi một đêm chờ bộ đội trở về
Then one night when we awaited the soldiers' return

Mười hai đêm chớp đạn rạch trời
For twelve nights flashing shots tore through the heavens
Tiếng bom dội, B52 nát vụn...
The sound of echoing bombs, B52s blowing everything apart
Thành phố sống vạn đêm quyết liệt
The city lived several thousand decisive nights
Chưa đêm nào náo nức như đêm nay:
But no night was ever as stirring as tonight:

Tiếng búa vang, khói trắng lò hơi
Hammers resound, white smoke from furnaces
Tiếng máy chuyển rộn ràng hơi thở gấp
Engines turning noisily, out of breath
Dòng điện thắp niềm vui chiến thắng
Electric current illuminates victory's joy
Những chuyến xe Hà nội gửi Sài gòn.
The truckloads Hanoi sends to Saigon.

Khuôn chữ trên tay bác thợ nhà in
Type in the printer's hands
Tin vui lớn đang chờ lên cột báo
Great happy news waiting to land in newspaper columns
Lòng chắp cánh quên mồ hôi đẫm áo
Heart taking flight, forgetting the sweat soaking his shirt
Những kiện hàng tíu tít chuyển vào ga
Bundles pell mell moving to the train station

Ruộng lúa xanh, vườn nhãn sắp đơm hoa
Green rice fields, longan orchards about to fill will blossoms
Lúa thêm hạt, mùa cây thêm quả...
Rice with more grains, seasons of trees with more fruit
Vui trọn vẹn, vui không còn một nửa
Complete happiness, happiness by half
Tương lai đang giục giã triệu bàn tay
The future hastens a million hands

Những ngôi sao trên nhà Bác xanh ngời
Stars above Uncle's radiant green house
Vì miền Nam bao đêm Bác thức
For the South, Uncle was sleepless so many nights
Nay Hà nội với Sài gòn sum họp
Now Hanoi and Saigon are having a reunion
Tháng Năm hồng thơm ngát một trời sen.
In May fragrant roses suffuse a lotus sky.


nguồn: Hà Nội mới 8 tháng 5 1975, 2


Mộc khoảnh khắc trần đầy ý nghĩa, niềm nhiệt tình của khoảnh khắc đó - Xuân Quỳnh kể từng chi tiết đó.  Xuân Quỳnh đã sống từng đêm ấy - sinh năm 1942 thì thi sĩ là người Hà Nội có mặt các năm 1945, 1954, 1972.  Rồi được chứng kiến buổi đêm đến cùng - "Buổi ước ao mong đợi tháng năm dài"

Từng ngày sống nóng bỏng - "Thành phố sống vạn đêm quyết liệt."  Những người "lòng chắp cánh quên mồ hôi đẫm áo" thế là sống theo lý tưởng.  Nghĩa đời là lao động, hy sinh và đoàn kết tới kết quả tốt đẹp.  Nhưng các ngày nóng bỏng kết thức thì sao?  Chiến thắng, thành công rồi thế nào nữa?  Hưởng được hòa bình thì sao?  Thì vẫn còn "Tiếng búa vang, khói trắng lò hơi."  Có phải là Hà Nội liền sản xuất cho miền Nam nghèo khổ với "Những chuyến xe Hà nội gửi Sài gòn."

Vậy việc thắng lợi sẽ dội vào mỗi mặt đời sống.  Mỗi việc nhận làm ắt phải thành công, phải thắng.  Nếu có chiến thắng đêm nay thì mỗi khó khăn sẽ được vượt qua - "Lúa thêm hạt, mùa cây thêm quả."  Thế là bối cảnh dân Hà Nội những năm đó.  Được cổ vũ mãi, làm hết sức mình mà được thưởng công xứng đáng.  Đây là một quan niệm rất hồn hậu và ngây thơ nữa.  Nội chiến thì đồng bào mình thắng, song đồng bào mình thua nữa.  Thực tế không đen trắng như mình tưởng.  Nhưng hòa bình đến thì một đau khổ chung được đỡ.

Mặc dù "Đêm chiến thắng" không phải một bài thơ nổi bật của Xuân Quỳnh, trong bài thơ này có một số hình ảnh hay.  "Sông Hồng đỏ phập phồng tiếng hát" mô tả sự bao la, mênh mông của niềm phấn khởi của dân Hà Nội đã trải qua bao nhiêu năm chiến tranh.  "Khuôn chữ trên tay bác thợ nhà in" một tả lịch sử đi qua bàn tay của người lao động.   Có một hình ảnh mà chắc không được mỗi người chấp nhận là "Năm bốn nhăm Hà nội cướp chính quyền."  Một độc giả báo Tuổi Trẻ đã lo rằng "Động từ 'cướp' chỉ hành động xấu xa."  Người ấy cho rằng sự kiện năm bốn nhăm "giành chính quyền về tay nhân dân." Tôi nghĩ rằng chữ "cướp" rất chính xác.  Trước sự kiện 8/1945 chính quyền đã nắm trong tay chính phủ Trần Trọng Kim, cũng là những người yêu nước Việt, muốn một nước Việt độc lập.  Một cách mạng phải chủ động "cướp" chính quyền; tại sao một cuộc cách mạng đợi lúc được giành chính quyền?

9 tháng 11, 2013

trích "War" - William Lyon Phelps (1930)

War is a sentimental affair; that is why it is so difficult to abolish.  War is opposed to the dictates of common sense, prudence, rationality, and wisdom.  But the sentiments of man and the passions of man are deeper, more elemental, and more primitive than his intelligence, knowl­edge, and reasoning powers. For intelligence and morality belong to man alone; his instincts he shares with the entire animal creation.

My own plan for getting rid of war would not win a peace prize, because it would never be adopted.  But I believe it strikes at the root of war-sentiment.  My plan would be to spoil the good looks of the officers and also take away all their drums, fifes, and brass bands. The uniforms are altogether too handsome, too attrac­tive, too becoming.

...But above all, I would silence the drum and fife, and the big brass band. Although I myself hate war, and should like to see it abolished, whenever I hear the thrilling roll of the drums and the shrill scream of the fifes, followed by the sight and sound of marching men, their bayo­nets gleaming in the sunshine, I want to cry. A lump comes up in my throat and I am ready to fight anybody or anything.  If you really want to get rid of war, you must not surround it with pomp and majesty, you must not give it such a chance at our hearts.


Chiến tranh là một việc tình cảm; thế là lý do tại sao nó rất khó hủy bỏ.  Chiến tranh trái với tiếng gọi của lương tri, với sự thận trọng, sự hợp lẽ phải, và trí tuệ.  Nhưng tình cảm con người và niềm đam mê của con người sâu hơn, cơ bản hơn, và nguyên thủy hơn trí thông minh, kiến thực và khả năng suy luận của con người.  Vì trí thông minh và đạo đức là của riêng của con người; các bản năng là của chung với toàn động vật.

Kế hoạch của tôi để giải thoát nạn chiến tranh sẽ không được giành giải hoà bình nào, bởi nó sẽ không hề được chấp nhận và thực hiện.  Nhưng tôi tin rằng nó đánh cái rễ của tình cảm chiến tranh.  Kế hoạch của tôi sẽ là làm hỏng phong cách đẹp của các sĩ quan và chiếm lấy hết các trống, sáo, và dàn nhạc kèn của chúng.  Quân phục ấy quả là đẹp trai quá, thu hút quá, và phù hợp quá.

...Nhưng trước tiên, tôi sẽ làm im các trống, sáo, và dàn nhạc kèn huy hoàng.  Dẫu chính tôi rất ghét chiến tranh và muốn xem nó được hủy bỏ, khi nào tôi được nghe tiếng vang rền của các trống, tiếng thét inh tai của cây sáo, rồi tiếp với cảnh và âm thanh của của các chàng trai hành quân, các lưỡi lê lập lòe trong ánh nắng, tôi thấy muốn xúc động.  Cổ họng tôi như nghẹn tắc lại và tôi sẵn sàng đấu tranh với bất cứ ai và bất cứ cái gì.  Nếu người ta muốn hủy bỏ chiến tranh thì không nên cho nó được vây quanh với vẻ tráng lệ và uy nghi, không nên cho nó được điều kiện chiếm mỗi chúng ta.

nguồn: Essays on Things (The MacMillan Company, 1930), tr. 91-92.


Mặt trái của quan niệm của Phelps nếu xã hội nào, hay chính phủ nào muốn xã hội chấp nhận và thực hiện nạn chiến thì các việc làm cho quân nhân được tráng lệ và uy nghi với các âm thanh vang rền và thét inh tai.

7 tháng 11, 2013

Chính phủ mới (1946)

Ảnh của ảnh viện
Chính phủ mới
Từ trái sáng phải. -- Hàng 1: Cụ Nguyễn Văn Tố, Hồ Chủ-tịch, Huỳnh Bộ-trưởng, Hàng hai: Các ông Nguyễn văn Huyên, Phạm văn Đồng, Trần đăng Khoa, Hoàng tịch Tri, Vũ đình Hòe, Lê văn Hiến, Võ nguyên Giáp, Nguyễn văn Tạo.  Hàng ba: Trần công Tường, Trịnh văn Bình, Đắng phúc Thông, Cù huy Cận, Bồ xuân Luật, Nguyễn khánh Toàn, Nguyễn tấn Nhơn, Hoàng hữu Nam.  


6 tháng 11, 2013

Tại thủ đô 11, 12, 13 - X - 1946


Tại Thủ đô 11, 12, 13-X-1946
Đại Hội Nghi Văn Hóa Cứu Quốc Toàn Dân

nguồn: Cứu Quốc 9 tháng 10 1946, tr. 4.

Miếu, sao vàng, biếu với sách, bảng màu, bút lông.

2 tháng 11, 2013

Thơ mới [tân nhạc] (1934)


Anh em ta cùng nhau bước lên đường ta hát
Bài ca thiên nhiên cùng non nước ta cùng cao tiếng cười
Chim véo von trên cành xanh tươi
Vui sướng đi cho đời ta vui
Chim véo von trên cành xanh tươi
Vui sướng đi cho đời cùng vui.

Brothers together we set forth on the road, we sing
A song of nature, our land also rises in laughter
Birds sing their tunes on fresh green branches
Happily we go so our lives are happy
Birds sing their tunes on fresh green branches
Happily we go so our lives are happy

nguồn: Phong Hóa #91 30 tháng 3 1934, tr. 3.


Một điều khá lạ là thấy khung nhạc trên trang thơ của báo Phong Hóa năm 1934.  Lời ca này có vẽ như viết cho thiếu nhi, thanh niên hướng đạo.

Tôi cũng nghĩ rằng giai điệu này là từ một bài ca hướng đạo Pháp, nhưng thực ra tôi không có bằng chứng nào.  Như thế chắc phải gọi bài ca này là một "bài ta theo điệu Tây."  Và như các việc cố gắng viết theo nốt tây phương thì các từ dấu ngã, dấu hỏi, dấu nặng đều bị bỏ.  Giai điệu lên? - dấu sắc.  Giai điệu xuống? - dấu huyền.  Giai điệu không thay đổi thì ngang.  Không luyến láy cả.

Kỷ thuật soạn lời theo nốt nhạc tây năm 1934 (của một tác giả vô danh) được như thế thì tốt lắm rồi.

1 tháng 11, 2013

Ca Huế! Ca Huế (1946)

tại rạp Porte d'Or đêm 27-9-46

Mới ra lần thứ nhất ở Bắc bộ.  Ban Việt Hưng lớn nhất Trung bộ.  Hơn 40 đào kép trẻ trung sẽ ra mắt quý đồng bào với những điệu ca du dương, êm đềm của "Sông hương, Núi Ngự" trong vở tuồng "Không dội giời chung" có đào Mộng Diệp, Phi Yến, Kim Tha, Kim Oanh, Tố Mai, vân vân ... Kép Châu Kỳ, Tư Muông, Ngọc Hường, Chiêu Thương, Nam Dân, Ngọc Yến, Việt Cường sẽ hết sức trổ tài trên sân khấu với 4 cây dao găm rất ghê sợ.

Bán vé vừ 9 giờ sáng tại số 8 hàng Trống.  Mở màn 8 giờ 30 tối.
Giám đốc Minh Phương kính mời.

Coming for the first time to the North.  The Việt Hưng Group is the largest in Central Region.  More than 40 young actors and actresses will appear before the eyes of their countrmen with tuneful, peaceful melodies of "The Perfume River, The Imperial Mount" in the play "No Echo In The Same Echo" with actresses Mộng Diệp, Phi Yến, Kim Tha, Kim Oanh, Tố Mai, etc... Actors Châu Kỳ, Tư Muông, Ngọc Hường, Chiêu Thương, Nam Dân, Ngọc Yến, Việt Cường show their talents with all their might upon the stage with 4 very frightful daggers.

nguồn: Cứu Quốc 25 tháng 9 1946, 4.


Châu Kỳ ở trên rất có thể là nhạc sĩ sáng tác Châu Kỳ.  Bố Châu Kỳ, Châu Huy Kỳ, và chị của Châu Kỳ, Châu Thị Minh, đều đã tổ chức gánh hát nhạc và tuồng Huế.  Chỉ vài tháng nữa trận Hà Nội bùng nổ, vậy chắc tình hình ở thủ đô khá căng thẳng.  Nhưng Hà Nội được nghe ca Huế.  Liệu một gánh hát từ Huế lên Hà Nội hiện nay có nhiều người để ý không?  Thẩm mỹ người Hà Nội năm 1946 khác với thẩm mỹ 67 năm sau.

Rạp Porte d'or ở phố Hàng Buồm một thời gian sau được gọi là rạp Kim Môn.  Địa chỉ là khoảng 88 - 90 Hàng Buồm.