10 tháng 11, 2013

Đêm chiến thắng (Night of Victory) - Xuân Quỳnh (1975)

Sài Gòn thân yêu đã giải phóng rồi
Beloved Saigon is liberated
Cả Hà nội đêm nay không ngủ được
All Hanoi cannot sleep a bit
Những cửa sổ đèn hoa lấp lánh
Windows and decorative lights gleam
Những con đường lấp lánh cờ bay
Roads gleam with flags unfurled

Buổi ước ao mong đợi tháng năm dài
Time of hopes and wishes, long months and years
Sông Hồng đỏ phập phồng tiếng hát
Red River, red, swollen with song
Như đời người trải nhiều biến động
Like lives that have been through so many changes
Thành phố từng thao thức đã bao đêm:
A city sleepless for so many nights:

Năm bốn nhăm Hà nội cướp chính quyền
In fifty four Hanoi stole authority
Đêm sục sôi Tổ quốc vùng đứng dậy
On a night boiling over the Fatherland arose
Đêm mừơi chín phố nhà đỏ cháy
The night of the 19th houses and streets burned red
Rồi một đêm chờ bộ đội trở về
Then one night when we awaited the soldiers' return

Mười hai đêm chớp đạn rạch trời
For twelve nights flashing shots tore through the heavens
Tiếng bom dội, B52 nát vụn...
The sound of echoing bombs, B52s blowing everything apart
Thành phố sống vạn đêm quyết liệt
The city lived several thousand decisive nights
Chưa đêm nào náo nức như đêm nay:
But no night was ever as stirring as tonight:

Tiếng búa vang, khói trắng lò hơi
Hammers resound, white smoke from furnaces
Tiếng máy chuyển rộn ràng hơi thở gấp
Engines turning noisily, out of breath
Dòng điện thắp niềm vui chiến thắng
Electric current illuminates victory's joy
Những chuyến xe Hà nội gửi Sài gòn.
The truckloads Hanoi sends to Saigon.

Khuôn chữ trên tay bác thợ nhà in
Type in the printer's hands
Tin vui lớn đang chờ lên cột báo
Great happy news waiting to land in newspaper columns
Lòng chắp cánh quên mồ hôi đẫm áo
Heart taking flight, forgetting the sweat soaking his shirt
Những kiện hàng tíu tít chuyển vào ga
Bundles pell mell moving to the train station

Ruộng lúa xanh, vườn nhãn sắp đơm hoa
Green rice fields, longan orchards about to fill will blossoms
Lúa thêm hạt, mùa cây thêm quả...
Rice with more grains, seasons of trees with more fruit
Vui trọn vẹn, vui không còn một nửa
Complete happiness, happiness by half
Tương lai đang giục giã triệu bàn tay
The future hastens a million hands

Những ngôi sao trên nhà Bác xanh ngời
Stars above Uncle's radiant green house
Vì miền Nam bao đêm Bác thức
For the South, Uncle was sleepless so many nights
Nay Hà nội với Sài gòn sum họp
Now Hanoi and Saigon are having a reunion
Tháng Năm hồng thơm ngát một trời sen.
In May fragrant roses suffuse a lotus sky.


nguồn: Hà Nội mới 8 tháng 5 1975, 2


Mộc khoảnh khắc trần đầy ý nghĩa, niềm nhiệt tình của khoảnh khắc đó - Xuân Quỳnh kể từng chi tiết đó.  Xuân Quỳnh đã sống từng đêm ấy - sinh năm 1942 thì thi sĩ là người Hà Nội có mặt các năm 1945, 1954, 1972.  Rồi được chứng kiến buổi đêm đến cùng - "Buổi ước ao mong đợi tháng năm dài"

Từng ngày sống nóng bỏng - "Thành phố sống vạn đêm quyết liệt."  Những người "lòng chắp cánh quên mồ hôi đẫm áo" thế là sống theo lý tưởng.  Nghĩa đời là lao động, hy sinh và đoàn kết tới kết quả tốt đẹp.  Nhưng các ngày nóng bỏng kết thức thì sao?  Chiến thắng, thành công rồi thế nào nữa?  Hưởng được hòa bình thì sao?  Thì vẫn còn "Tiếng búa vang, khói trắng lò hơi."  Có phải là Hà Nội liền sản xuất cho miền Nam nghèo khổ với "Những chuyến xe Hà nội gửi Sài gòn."

Vậy việc thắng lợi sẽ dội vào mỗi mặt đời sống.  Mỗi việc nhận làm ắt phải thành công, phải thắng.  Nếu có chiến thắng đêm nay thì mỗi khó khăn sẽ được vượt qua - "Lúa thêm hạt, mùa cây thêm quả."  Thế là bối cảnh dân Hà Nội những năm đó.  Được cổ vũ mãi, làm hết sức mình mà được thưởng công xứng đáng.  Đây là một quan niệm rất hồn hậu và ngây thơ nữa.  Nội chiến thì đồng bào mình thắng, song đồng bào mình thua nữa.  Thực tế không đen trắng như mình tưởng.  Nhưng hòa bình đến thì một đau khổ chung được đỡ.

Mặc dù "Đêm chiến thắng" không phải một bài thơ nổi bật của Xuân Quỳnh, trong bài thơ này có một số hình ảnh hay.  "Sông Hồng đỏ phập phồng tiếng hát" mô tả sự bao la, mênh mông của niềm phấn khởi của dân Hà Nội đã trải qua bao nhiêu năm chiến tranh.  "Khuôn chữ trên tay bác thợ nhà in" một tả lịch sử đi qua bàn tay của người lao động.   Có một hình ảnh mà chắc không được mỗi người chấp nhận là "Năm bốn nhăm Hà nội cướp chính quyền."  Một độc giả báo Tuổi Trẻ đã lo rằng "Động từ 'cướp' chỉ hành động xấu xa."  Người ấy cho rằng sự kiện năm bốn nhăm "giành chính quyền về tay nhân dân." Tôi nghĩ rằng chữ "cướp" rất chính xác.  Trước sự kiện 8/1945 chính quyền đã nắm trong tay chính phủ Trần Trọng Kim, cũng là những người yêu nước Việt, muốn một nước Việt độc lập.  Một cách mạng phải chủ động "cướp" chính quyền; tại sao một cuộc cách mạng đợi lúc được giành chính quyền?

Không có nhận xét nào: