30 tháng 12, 2015

Thương nhau ngày mưa (In Love On A Rainy Day) - Nguyễn Trung Cang (1973?)

Khi mặt trời vắng bóng
When the sun takes its leave
Khi lời nguyền khuất lấp
When promises are enshrouded
Nghe lạc loài kiếp sống sao mỏi mong!
Feeling lost in a life of anticipation!
Như giọt buồn nước mắt
Like sad teardrops
Mưa ngại ngùng héo hắt thương người về buốt giá trên đường xa!
Wavering rain fades, pitying the one returning, cold upon a distant road!
Bao là tình thắm thiết
So many ardent feelings
Cho giờ này nuối tiếc thương nhiều rồi
So that right now ample regrets and pity
Cũng cách xa mà thôi!
Are far, far away!
Mưa từng ngày thiết tha
It rains every restless day
Mưa bàng hoàng xót xa
It rains, bewildered, in torment
Còn mưa mãi giữa bơ vơ đắm trong mơ
It still rains forever, midst abandonment, lost in dreams

Như mưa ngày nào thấm ướt vai em
Like the rain every day soaks your shoulders
Như mưa ngày nào khuất lấp sao đêm thương em ngày nào khóc ướt môi mềm!
Like the rain every day enshrouds the night stars, is sorry for you any day crying, moistening soft lips!
Thương nhau thật nhiều, biết mấy tin yêu
We feel for each other a lot, have know faith and love
Cho nhau trọn tình
Give each other all our love
Dẫu có điêu linh
Even when there's misfortune
Xa nhau trọn đời
Far apart all our lives
Vẫn nhớ thương nhau
Still long for each other

nguồn: Nguyễn Trung Cang, "Thương nhau ngày mưa," (Sài Gòn: Khai Sáng phát hành, 1973).


Hai người yêu nhau mà không được gần nhau.  Nội dung kiểu này rất phổ biến.  Lời ca cũng như lời tiền chiến.  Cảm tình lờ mờ theo thời tiết lờ mờ, nhưng cảm tình cộng thời tiết là xúc cảm sâu xa.  Đoạn điệp khúc với từng chụm bốn chữ, với các giọng hát đệm nghe rất quyến rũ và dễ nhớ.

Phong các của bài ca "Thương nhau ngày mưa" khác với các bài ca Phượng Hoàng mà Nguyễn Trung Cang.  Nhưng thực ra "Thương nhau ngày mưa" là bài ca của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang mà được nhiều người ưa thích nhất.


28 tháng 12, 2015

Hãy ngước mặt nhìn đời (Look Up and See Life) - Lê Hựu Hà (1972?)

1.
Cười lên đi em ơi
Smile some my dear
Dù nước mắt rớt trên vành môi
Even if tears streak past the edge of your lips
Hãy ngước mặt nhìn đời
Look up and see life
Nhìn tha nhân ta buông tiếng cười
Seeing everyone else I let out a laugh
Ta không cần cuộc đời
I don't need life
Toàn những chê bai và ganh ghét
It's all scorn and jealousy
Ta không cần cuộc đời
I don't need life
Toàn những khoe khoang và thấp hèn
It's all boasting and baseness

2.
Cười lên đi em ơi
Smile some my dear
Cười để giấu những dòng lệ rơi
Smile to hide your falling tears
Hãy ngước mặt nhìn đời
Look up and see life
Nhìn đổi thay ta vang tiếng cười
Seeing the changes I let out a laugh
Ta không thèm làm người
I've no desire to be a human
Thà làm chim trên rừng hoang vắng
It's better to be a bird in a deserted forest
Ta không thèm làm người
I've no desire to be a person
Thà làm mây bay khắp phương trời
It's better to be a cloud flying in all directions

Điệp khúc - Refrain

Yêu thương gì loài người
What's there to love of people
Ngoài những câu trau chuốt với đời
Besides refined words about their lives
Ngoài những toan tính trong tiếng cười
Besides the intentions within the laughter
Và những âm mưu dọn thành lời
And schemes put into words
Ta chỉ cần một người
I just need one person
Cùng với ta đợi chết mỗi ngày
To await death with me every day
Rồi hóa thân trong loài hoa dại
To then be incarnated as wildflowers
Để muôn đời không biết đớn đau
To always not know pain

3.
Cười lên đi em ơi
Some some my dear
Cười để giấu những dòng lệ rơi
Smile to hide your falling tears
Hãy ngước mặt nhìn đời
Look up and see life
Chờ ngày xuôi tay xong kiếp người
Await the day, arms straightened at your side when you've finished your human incarnation
Yêu thương gì cuộc đời
What's to love of life
Toàn những chê bai và ganh ghét
It's all scorn and jealousy
Yêu thương gì cuộc đời
What's to love of life
Toàn những phô trương và thấp hèn
It's all showing off and baseness



"Ta không thèm làm người" là một thông điệp bi quan cùng cực.  Đây là người ghét sự giả dối của người khác xung quanh mình.  Cùng lúc bài ca "Hãy ngước mắt nhìn đời" có tiết tấu và giai điệu rất vui mừng. Lạ nhỉ?

"Ngước mắt nhìn đời" có nghĩa là quan sát, hiểu biết, tự tạo ra ý thức hệ riêng đúng với sự thật.  Ta không chọn kiếp người, nhưng ta không được che mắt bịt tai.  Mặc dù muốn khóc, ta phải cười trước tình cảnh con người đấu tranh kiếm danh tiếng, kiếm tiền bạc cửa cải mặc kệ mỗi người khác.

Chỉ có một miền an ủi đau đớn là mỗi thứ đều sẽ tàn phai.  Như vậy ta mong cái chết của mình. "Chờ ngày xuôi tay xong kiếp người."

"Yêu thương gì cuộc đời"?  Nếu không yêu thương thì ta sẽ không khóc, sẽ không bị người khác ảnh hưởng.  Nhưng ta khóc bởi vì ta bị thiệt hại, hay vì xã hội xung quanh mình bị thiệt hại?

Giống nhiều bài ca khác của Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang cùng thời, bài ca này cũng chịu ảnh hưởng của tình trạng chiến tranh.  Chiến tranh là do con người làm, chứ phải là thiên nhiên làm.

Các nhà quản lý ca khúc ở Việt Nam sau 1975 nghi ngờ đến bài "Hãy ngước mắt nhìn đời" một cách khác thường.  Từ 15 tháng 10 1989, Cục Âm nhạc và Múa bắt đầu cấp phép cho các bài ca "vàng" được lưu hành trên đất Việt.  Trong thông báo ấy có một số ít bài ca bị chính thức cấm bằng tên.  "Hãy ngước mắt nhìn đời" là một trong những bài ca ấy (xem báo Thanh niên 12 tháng 11 1989).

Sách Âm nhạc mới Việt Nam: Tiến trình và Thành tựu (Viện Âm nhạc, 2000) có đoạn này nói về việc dân phục hồi nhạc tiền chiến, nhạc Sài Gòn trước 1975, nhạc người Việt hải ngoại:
Sự phục hồi các bài hát lãng mạn, trữ tình của một thời đã qua cũng được "bung" ra một cách tran lan, thả nổi, thiếu sự giải thích, hưởng dẫn để quần chúng thấy được giá trị cũng như mặt hạn chế của các tác phẩm này.  Một số kẻ xấu cũng đã lợi dụng phong trào này để đưa vào các bài hát hải ngoại có nội dung xấu hay các bài hát của thời kỳ địch tạm chiếm miền Nam trước đây như: Hãy ngước mặt nhìn đời của Lê Hựu Hà, Chút quà cho quê hương, Mười năm tình cũ... của bọn phản động tâm lý chiến sống lưu vong tại Mỹ [trang 675].
Thái độ ghét bài ca "Hãy ngước mắt nhìn đời" của các học giả nghiên cứu nhạc Việt rất khó hiểu đối với tôi.  Trước hết bài ca này không được sáng tác ở hải ngoại như "Chút quà cho quê hương" hay "Mười năm tình cũ."  Còn nữa, "Hãy ngước mắt nhìn đời" không liên quan gì đến cuộc tâm lý chiến của Mỹ, hay của người Việt "sống lưu vong tại Mỹ."  Nếu có, thì bằng chứng ở đâu?

Lê Hựu Hà viết đến một xã hội "Toàn những chê bai và ganh ghét ... Toàn những phô trương và thấp hèn."  Các cái đó nằm ở kết cấu xã hội - kết cấu xã hội của thuở nào, dân tộc nào.  Điều tất nhiên là cấp trên của mỗi kết cấu xã hội lắm lần không chịu bị công nhận là kẻ "phô trương và thấp hèn."

26 tháng 12, 2015

tấm ảnh nhạc kích động - NCO Club Entertainment 1970-1 từ Stephen F. Ware Collection (2)




ban nhạc Firebirds 70



nguồn ảnh: Stephen F. Ware Collection, Vietnam Center and Archive

Người chụp ảnh để ý đến các cô ca sĩ, vữ nữ, nhưng đằng sau có các nhạc công chơi nhạc rock.  Không biết các ca sĩ, nhạc công là người Việt, người Phi hay người Hàn Quốc.  Phục vụ lính Mỹ thì phải hát các bài ca bằng tiếng Anh.

21 tháng 12, 2015

Tự Lực Văn Đoàn (Self Reliance Literary Group) - (1934)

Tự-Lực Văn Đoàn họp những người đồng chí trong văn giới; người trong đoàn đối với nhau cốt có liên lạc về tinh thần, cùng nhau theo đuổi một tôn chỉ, hết sức giúp nhau để đạt được mục đích chung, hết sức che chở nhau trong những công cuộc có tính cách văn chương.

Người trong Văn Đoàn có quyền để dưới tên mình chữ Tự Lực Văn Đoàn và bao nhiêu tác phẩm của mình đều được Văn Đoàn nhận và đặt dấu hiệu.

Những sách của người ngoài, hoặc đã xuất bản, hoặc còn là bản thảo, gửi đến để Văn Đoàn xét, nếu hai phần ba người trong Văn Đoàn có mặt ở Hội đồng xét có giá trị và hợp với tôn chỉ sẽ nhận đặt dấu hiệu của Đoàn và sẽ tùy sức cổ động giúp.  Tự Lực Văn Đoàn không phải là một hội buôn xuất bản sách.

Sau này nếu có thể được, Văn Đoàn sẽ đặt giải thưởng gọi là giải thưởng Tự Lực Văn Đoàn để thưởng Tự Lực Văn Đoàn để thưởng những tác phẩm có giá trị và hợp với tôn chỉ của đoàn.

1. Tự sức mình làm ra những sách có giá trị về văn chương chứ không phiên dịch sách nước ngoài, nếu những sách này chỉ có tính cách văn chương thôi: mục đích là để làm giàu thêm văn sản trong nước.
2. Soạn hay dịch những cuốn sách có tư tưởng xã hội chú ý làm cho Người và Xã hội ngày một hay hơn lên.
3. Theo chủ nghĩa bình dân, soạn những sách có tính cách bình dân và cổ động cho người khác yêu chủ nghĩa bình dân.
4. Dùng một lối văn giản dị, dễ hiểu, ít chữ nho, một lối văn thật có tính cách Annam.
5. Lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời, có trí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ.
6. Ca tụng những nết hay vẻ đẹp của nước mà có tính cách bình dân, khiến cho người khác đem lòng yêu nước một cách bình dân. Không có tính cách trưởng giả quý phái.
7. Trọng tự do cá nhân.
8. Làm cho người ta biết rằng đạo Khổng không hợp thời nữa.
9. Đem phương pháp khoa học thái tây ứng dụng vào văn chương Annam.
10. Theo một trong chín điều này cũng được, miễn là đừng trái ngược với những điều khác.

Self Reliant Literary Group

The Self Reliant Literary Group gathers comrades within the literary world; towards one another people within the group originally have been in contact in spirit, together follow a principle, and with all their strength help each other achieve a common goal, with all their strength protect each other in their undertakings of a literary nature. 

Those in the Literary Group have permission to use the words Self Reliant Literary Group under their name and however many of their works that are accept by the Literary Group and place the sign.

Books from outsiders, whether punished or manuscripts, that are sent to the Literary Group for review, if two thirds of the people in the Literary Group who are present at the committee review have value and fit with our principles will be about to use the Group's sign and to their ability encouraged.  The Self Reliance Literary Group is not an organization to sell or publish books.

Afterwards, if possible, the Literary Group will make a prize called the Self Reliance Literary Group prize to reward works of value that correspond to the group's principles.

1. On our own to make books of literary value, not translations of foreign books, only if these books have a literary quality: the goal is to enrich the literary product of our country.
2. Compose or translate books that have social thought that pay attention to making the People and Society of today better.
3. Following populism, compose books of a popular quaility and encourage others to love populism.
4. Use a way of writing that is common, easily understood, has few scholarly words, a way of writing that truly has an Annamite quality.
5. Always new, young, loving life, and having a striving mind and belief in progress.
6. Praise the good and beautiful features of our country that have a popular quality, causing others to have love of country in a popular manner.  Don't have a bourgeois, arististocratic quality.
7. Respect individual freedom.
8. Let people know that Confucianism is no longer timely.
9. Bring western scientific methods to apply to Annamite literature.
10. Following any one of these nine principles is fine, as long one is not in contradiction with the other principles.


nguồn: Phong hóa #87 2 mars 1934, 2


Mục đích văn chương của Tư Lực Văn Đoàn có những nét hơi giống mục đích văn chương của cộng sản Việt Nam.

Đề cao lớp trẻ.  Làm văn bình dân.  Ca ngợi quê hương.  Bác bỏ nho giáo.  Áp dụng đến khoa học.  Quan tâm đến xã hội.  Phấn đấu và tiến bộ.

Mặc dù gần như chung một lý tưởng, hai phe rất khác về chính trị.  Như vậy không nên ngạc nhiên là một số nhà văn Tự Lực Văn Đoàn cũng thành đảng viên đảng Cộng sản.  Một điều không ngạc nhiên là các tác phẩm Tự Lực Văn Đoàn bị cấm đoán là do các tác phẩm này có nhiều nét chung, nhưng phong cách của Tư Lực Văn Đoàn rất thật thả và không che sự thật ở đằng sau như ở hiện thực xã hội chủ nghĩa.  

18 tháng 12, 2015

Độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội - Chi Lăng (1975)


nguồn: Giải phóng (bộ mới) #104 (17 tháng 11 1975), tr. 1

Ba màu đen trắng đỏ.  Tranh cổ động này được cùng thời mà Đảng Lao Động tổ chức một hội nghị bàn về việc thống nhất nước Việt và giải tàn Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam.  Nhưng ở đây cái lá cờ đỏ xanh vàng của Mặt trận bị bỏ sót (để tiết kiệm mực màu xanh?).

Từ đồng quê bé nhỏ với dáng cây cau màu đỏ, hai cô bước đi. Tà áo và tóc thề của hai cô được bay trong gió.  Họ đi tới một công trường của thời đại chủ nghĩa xã hội.

Tại sao tranh cổ động này có hai cô mặc áo dài mà chứ phải là công nhân, hay cặp vợ chồng, hay một tiểu gia đình. Có lẽ hai cô này là cô gái Bắc kỳ và cô gái Nam bộ mới được sống ân tình với nhau trong một nước thống nhất. Chắc hai cô mặc áo dài tiêu được biểu cho hòa bình, cho một lối sống mới mà mỗi người sẽ được thong thả theo đảng tiền phong vào một tương lai đẹp đẽ.

16 tháng 12, 2015

Mặt trời đen (The black sun) - Nguyễn Trung Cang (1972?)

Mặt trời đen, quá đen, đen như đời ta
The black sun, too black, black like our lives
Đời hằng mong thoát đi, đi khung trời xa
Lives where every wish escapes, goes to the sky's distant edge
Cuộc đời như chó hoang lang thang về đêm.
Life is like a wild dog at night
Cuộc tình không mấy khi nghe câu dịu êm.
A love seldom hearing gentle words

Mặt trời không muốn sáng soi cho ta thấy nắng lên trong đêm dài, cho đời ta ấm áp.
The sun refuses to shine, causes us to see sunlight above on those long nights, to warm our lives.

Nụ cười ta đánh rơi mất khi còn thơ,
Our smiles fallen, lost when we were young
Chỉ còn hiu hắt trên đôi môi hững hờ.
They just blow lightly upon a pair of indifferent lips
Từng niềm tin vỡ tan, bước xa mộng mơ.
Each belief is shattered, stepping far from reverie
Mặt trời đen vẫn xua bóng đêm nhẩn nha
The black sun still drives away the unhurried clouds

Nụ cười chưa vang tiếng sao nghe nước mắt thấm lên đôi vai gầy. 
Smiles not yet uttering a sound, why do we feel tears soaking a pair of shoulders.
Ôi! buồn đau biết mấy.
Oh! So much sadness and pain.

Đời buồn mong quên hết, ta mong quên hết.
Life's sad I wish I could forget it all, I wish I could forget it all
Vứt đi bao âu sầu luôn tìm nơi nương náu.
Throw away so many sorrows, look for some shelter

Sao ta vẫn thấy mặt trời đen, đen như mực, đen như đêm ma quái. Ah. ha ha ha..
Why do I still see a black sun, black like ink, black like a ghostly night, ah ha ha ha


Đen sáng.  Nguyệt nhật.  Lạnh ấm.  Âm dương.  Mặt trăng mặt trời.  Mỗi thứ đi song với nhau cũng phải có sự căn bằng.

Một thuở không cân bằng sẽ bất ổn, bất lợi, bất hạnh (bất nhiều thứ).  "Cuộc đời như chó hoang lang thang về đêm." 

Cuộc đời đen như thế thì muốn trốn, "mong thoát đi," "mong quên hết" thì cũng phải.  Nhưng thoát làm sao?

Mặt trời đen trên trời nhắc mãi về tâm trạng buồn đau này.  Không khó nghĩ rằng mặt trời đen này là chiến tranh.

Minh Xuân ca với ban Phượng Hoàng

12 tháng 12, 2015

Đài báo giờ và ca nhạc phát từ Thành phố Hồ Chí Minh (1975)

Bắt đầu từ ngày 1-8-1975, Ban quân quản Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh có thêm hoạt động phát thanh đều tần (FM - 99,9 MHZ), lấy tên là: Đài báo giờ và ca nhạc phát từ thành phố Hồ Chí Minh.

Chương trình của Đài được phát liên tục từ 6 đến 24 giờ, bao gồm: Báo giờ mỗi đầu giờ; tóm tắt tin tức mỗi đầu giờ; ca nhạc Việt Nam và quốc tế.

Địa chỉ và số dây nói của đài như sau:

Đài báo giờ và ca nhạc thành phố Hồ Chí Minh, số 12 Cường Để, Sài Gòn 1, dây nói: 92.519.


nguồn: Giải phóng #13 (5 tháng 8 1975), tr. 4.


Đài báo giờ và ca nhạc phát từ Thành phố Hồ Chí Minh là đài "tiền bối" của Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.  Việc "báo giờ" chắc cần thiết vì hồi xưa dân thường không có đồng hồ, chưa có điện thoại dị động.

Đài phát thanh này cũng là do sự tiếp quản của quân quản lực lượng quân đội đã vào Sài Gòn 3 tháng trước.  Các đường phố Sài Gòn chưa được điều chỉnh, như đài phát thanh này là có địa chỉ ở đường Cường Để.

10 tháng 12, 2015

Thuần phong mỹ tục ... Mỹ (American Customs and Manners) - Sỹ Ngọc (1955)

Văn nghệ ướt của Mỹ - American arts
Tục Mỹ - American manners
Tự do ngôn luận Mỹ - American freedom of speech
Nhân đạo Mỹ - American humanity
Một kiểu yêng hùng lối Mỹ - A kind of American bravado

nguồn: Văn Nghệ 14 tháng 7 1955, tr. 1.


Sỹ Ngọc là một họa sĩ Việt có tiếng tăm, nhưng đây những tranh đơn sơ.  Nhu cầu chính trị cao hơn nhu cầu nghệ thuật.  Các kiểu gián điệp tuyên truyền giản dị thái quá như vậy có bao giờ hiệu quả không?

8 tháng 12, 2015

Bộ binh ta (1955)

Hoan nghênh quân đội nhân dân vào giải phóng Hà Nội

nguồn: Độc lập #124 (8 tháng 10 1955), tr. 1

tấm ảnh Qui Nhơn / An Nhơn từ Stephen F. Ware Collection (1970-1)



Hiệu Bánh Kẹo Thành Lợi - bán các loại bánh kẹo mè xửng, sỉ và lẻ





thành phố Qui Nhơn nhìn tử bên cảng
cảng Qui Nhơn


cảnh bên quốc lộ 1


nguồn ảnh: Stephen F. Ware Collection, Vietnam Center and Archive.

5 tháng 12, 2015

Hãy nhìn xuống chân (Look Down at Your Feet) - Lê Hựu Hà (1972?)

Hãy nhìn xuống chân biết bao nhiêu người khốn cùng
Look down at your feet knowing how many people are impoverished
Sống đời tối tăm như loài giun
Live dark lives like worms
Hãy nhìn xuống chân biết bao nhiêu người ngã gục
Look down at your feet knowing how many people have fallen
Chết để chúng ta thêm lợi danh
Who died so that we have profit and fame

Hãy nhìn xuống chân dế giun đang cười con người
Look down at your feet, crickets and worms laugh at mankind
Miếng mồi đỉnh chung mãi dành nhau
Morsels of bait, the summit everyone always strives for

Hãy nhìn xuống chân để thấy thua loài côn trùng
Look down at your feet to see we're inferior to bugs
Suốt đời chẳng bon chen nhọc thân
Who all their lives don't compete or knock themselves ourselves out

Hãy nhìn xuống chân những gông xiềng từ muôn kiếp
Look down at your feet, at the shackles of thousands of incarnations
Hãy nhìn xuống chân thấy ước mơ đang chết dần
Look down at your feet, see your dreams slowly die
Sao còn giết nhau mãi giết nhau không hối tiếc
Why do we always kill each other, kill each other without regret
Sao còn mãi mê mãi mê chia chác bạc tiền
Why are we always entranced bartering our lucre

Hãy nhìn xuống đây để thấy thương người thua mình
Look down here to pity people who are less than you
Vẫn gượng sống vui với niềm tin
Still forcing themselves to live happily with some faith
Hãy nhìn xuống chân để lắng nghe nỗi bất bình muốn gào thét nhưng phải lặng thinh
Look down at your feet to feel displeasure, wanting to shout out but remaining silent

Hãy nhìn ngẫng lên để thấy bao nhiêu thấp hèn bao điều chua cay và đáng ghét
Crane your neck to see so many vile things, so many bitter and hateful things
Hãy đừng ngẫng lên để mua thêm sự chán chường
Don't crane your neck to acquire more boredom
Hãy đừng ngẫng lên để còn thương
Don't crane your neck to still feel pity

Hãy nhìn xuống chân để thấy ta là cát bụi
Look down at your feet to see that we are dusty sand
Cát bụi sẽ tan theo thời gian
Dusty sand that will dissolve with time
Hãy đừng tiếc thương nếu ta tin còn linh hồn
Don't regret or feel pity if we believe we have a soul
Sá gì xác thân tạm bợ nầy
Pay no mind to this temporary carcass

Hãy nhìn xuống chân
Look down at your feet
Để thấy ta là vô nghĩa
To see we have no meaning
Sống rồi chết đi không nguồn còn
Living and dying without an origin

Nếu còn kiếp sau ước ao không làm giống người
If there's a next live, I'd wish not to be human
Suốt đời lấy hơn thua làm vui
All my life grabbing for less or more for fun

Hãy nhìn xuống chân kiếp nhân sinh một nắm mồ tiếc gì chút hư danh người ơi
Look at your feet, human incarnation is a grave, don't regret a little vanity my friend

Hãy nhìn xuống chân nắm đất kia đợi phiên mình
Look at your feet, that soil awaits your turn
Hãy nhìn để nghe đời buồn tênh
Just look to feel life's very sad

Hãy nhìn xuống chân để quên đi phận thân mình sinh nhằm Quê Hương nhằm thế kỹ
Look down at your feet to forget your fate of being born in this Homeland, this century

Hãy nhìn xuống chân để xót xa cho kiếp người sống chờ chết như mong niềm thương
Look down at your feet to feel pained for human existence living for death like awaiting pity



Nhắc đến nhạc của ban Phượng Hoàng thì có lẽ người ta chưa nghĩ nhiều đến chiến tranh.  Nhưng chiến tranh là bối cảnh của nhiều bài ca của Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà.

Trong bài ca "Hãy nhìn xuống chân," Lê Hựu Hà viết cho một thế hệ "sinh nhằm quê hương, nhằm thế kỷ."  Các cuộc chiến đòi hỏi nhiều nhất ở các người thanh niên sắp bước vào đời.  Những người "thấy ước mơ [của mình] đang chết dần" cùng lúc bắt phải sống trong tình cảnh "giết nhau mãi giết nhau không hối tiếc."

Ở đằng sau cuộc chiến tranh, ở đằng sau các "người ngã gục" luôn luôn có những kẻ được hưởng "bạc tiền" và "lợi danh."  Như thế một người có lý tưởng cao sẽ thấy khó chịu với xã hội xung quanh mà các người "vẫn gượng sống vui với niềm tin."

Lê Hựu Hà viết như tưởng rằng mỗi người khác mà chấp nhận tình cảnh này bị mù và không có ý thức.  Nhạc sĩ này cảm thấy như phải chỉ cho họ nhận ra cái "thấp hèn bao điều chua cay và đáng ghét."

Như vậy chỉ có một lối sống là nhìn xuống chân và chờ sự chết.  Sớm hay muộn mỗi người phải chết - cái "nắm đất kia đợi phiên mình."  Nhưng là người có lòng thương, là người có lương tâm thì thấy rất buồn cho đồng hương mình.  "Hãy nhìn xuống chân để xót xa cho kiếp người sống chờ chết như mong niềm thương."

Một bài ca viết về những ngày xưa khủng khiếp, nhưng xa lạ với xã hội và tâm trạng hiện nay có còn đón thịnh giả mới không?

4 tháng 12, 2015

2 tháng 12, 2015

Đi tìm lý tưởng dĩ vãng (Seeking An Ideal Past) - Tứ Ly (1936)

Văn hóa cũ của phương đông đã đến buổi tàn rồi, mà vẫn chưa muốn chết, khác nào một cô gái trở về già vẫn còn muốn người ta mến hương yêu sắc.  Nhưng than ôi, có tô sơn, điểm phấn cho lắm cũng chỉ thêm rõ những nét răn trên má mà thôi.

The old culture of the east has come to an end, but it's not ready to die, it's no different than a maiden who has aged and wants people to adore her appearance.  But good grief, make up and powder just make the wrinkles on her cheeks clearer!

Tuy vậy, mới thoạt nhìn cô gái già ấy, ai cũng tưởng là có duyên.  Cuộc đời xưa, nhìn qua cái màn thời gian, như nhiễm đầy thi vị.  Còn gì nên thơ hơn là một vài gian nhà tranh, một cuộc đời êm đềm lặng lẽ như mặt nước hồ thu, chung quanh toàn là người yêu, là họ hàng, làng xóm, với những ngôi mộ tổ dưới đặng tre xanh, với cây đa cổ thụ cạnh đình làng...

Nevertheless, take a glance at that old maiden, you would think she had charm.  The life of olden times, looked at over time, seems imbued with fascination.  Is there anything more poetic than a couple of thatched houses, a quiet, peaceful life by an autumn lake, all around us are lovers, relatives, neighbors, with our ancestors graves beneath a row of green bamboo, with the ancient banyan tree next to the village temple.

Phải, ông cha ta đã sống một cuộc đời êm lặng, một cuộc đời quá êm lặng.  Chôn sâu trong một chế độ mà họ cho là bất di bất dịch, là tuyệt đội, là một sự dĩ nhiên, họ đã sống những ngày yên ổn, không có chút băn khoăn về tinh thần.  Trật tự trong xã hội -- một trật tự nghiêm khắc -- họ coi là một sự không thể nào rời được.  Tư tưởng ấy, không những kẻ có quyền, mà cả đến những người bị áp bức cũng có.

It's true, our forbears lived placid lives, lives that were too placid.  Buried deeply in a regime that they thought was immutable, it is evident that they lived secure days, nary a worry about their souls.  Order in society -- a severe order - was something they viewed as inescapable.  This way of thinking was held, not only by those in charge, but even by those who were oppressed.

Khốn khổ, nhục nhằn đến đâu, họ cũng không mơ tưởng, mong ước một cuộc đời khác, vì họ không biết rằng có thể có một cuộc đời khác được.

However miserable or disgraced, they never dreamt of or expected a different life, because they did not know that a different life was possible.

Họ chỉ còn một việc: là nhắm mắt hành động theo quy củ có sẵn, theo phép vua, theo lệ làng... họ không cần phải nghĩ ngợi nữa.  Trí đoán xét vì thế mà thiên lệch hay là mất đi hẳn.  Thời xưa họ không hề nổi giận lúc họ trông thấy một người làm phản mà phải chu di đến ba họ.  Họ cho là đáng kính trọng cái hành vi ngu dại của đại tướng Nhạc-Phi lúc đại tướng biết nịnh thần giả sắc vui bắt mình chết mà cũng nhắm mắt theo.  Họ tán dương hành động của cô Thúy Kiều bán mình chuộc cha và coi sự bán vợ đợ con là một việc hợp công lý.  Họ coi là hợp lẽ những hình vi trái với lẽ phải, hay làm giảm, làm mất cả nhân cách... Ông Lý lạy ông Huyện, ông Phủ lạy ông Án, đó không phải là một sự đáng bỏ, mà lại còn là một sự hợp lễ nữa...

Only one thing remained for them: to close their eyes and act according to the available precepts, the king's laws, the village laws... they have no need to think any more.  Such judgement is biased or is lost altogether.  Long ago they would never be angry with they saw a traitor have to execute three generations.  They find respectable the stupid act of general Yue Fei when he knew that courtiers feigning happiness captured him and just watched it happen.  They eulogize the actions of Miss Thúy Kiều selling herself to ransom her father and regard selling wives, mortgaging children as reasonable acts.  They find reasonable behavior contrary to justice, or lessen, lose their humanity.  The Village chief kowtowing to the District chief, the Prefect chief kowtowing to the Judge, those aren't things to get rid of, but there just some more reasonableness...

Những sự quái dị ấy -- và ngàn vạn sự quái dị khác -- đều ẩn nấp sau cái không khí nên thơ của đời cũ.  Ông cha ta sống yên ổn trong cuộc đời ấy, nền văn hóa ấy, không phải là vì mến yêu nó, nhưng là vì tâm hồn đã bị khuôn vào những mẫu nhất định, là vì -- tôi xin nhắc lại một lần nữa -- không thể tưởng tượng một cuộc đời khác được...

These monstrosities -- many thousands of other monstrosities -- find shelter behind the picturesque atmosphere of the old life.  Our fathers and grandfathers lived securely, that life, that culture, not because they loved it, but because their souls were patterned into definite standard, and because -- allow me to repeat again -- they couldn't imagine a different life...

Họ sẽ băn khoăn, họ sẽ đau khổ, nếu họ có tư tưởng rằng cuộc đời êm đềm như mặt nước hồ thu của họ chỉ có vẻ phẳng lặng của một vũng ao tù.

They would worry, they would be pained if they could imagine that those lives placid as a lake of theirs only had the serene and quiet appearance of a prison's boggy pond.

nguồn: Phong Hóa 190 (5 tháng 6 1936), 2.


Tứ Ly tức là nhà văn Hoàng Đạo viết bài này cho số cuối cùng của tạp chí Phong Hóa trước khi bị đóng cửa.  Đăng phía trên chủ đề bài viết này có câu "Câu chuyện hàng tuần của người mới."  Người mới muốn xóa hết đời cũ.  Nhưng những người ấy bắt người Việt phải gặp cái mới - người Pháp thé vẫn ủng hộ đời sống cũ.  Như vậy có người muốn đuổi Pháp vì họ không đổi mới xã hội, đổi mới văn hóa cho kịp.  Chính Pháp thích một xứ An Nam "tô sơn."

1 tháng 12, 2015

tấm ảnh nhạc kích động - NCO Club Entertainment 1970-1 từ Stephen F. Ware Collection


một ban nhạc nữ nhạc công / vũ nữ




ban nhạc Paper Dolls - Búp bê giấy

"The best singer they ever had" - Cô ca sĩ hay nhất từ bai giờ [cũng có người thổi kèn trombone]


nguồn ảnh: Stephen F. Ware Collection, Vietnam Center and Archive.


Người chụp hình chỉ quan tâm đến các cô ca sĩ, vũ nữ, nhưng ở đang sau có ban nhạc rock.  Hình như các tấm ảnh có ban nhạc khác nhau.  Không biết các ban nhạc gồm các nhạc công người Việt hay người Phi.


NCO Club nằm phía cực trai