25 tháng 1, 2019

Lời du tử (Words Of Wandering Son) - Nguyển Đình Phúc (1944)

Ad libitum - Dolce [Tùy ý - Ngọt ngào]

tặng em Bảo

Chiều nay biết về nơi đâu?
This evening don't know where to go?
Dừng chân ta ngắm cảnh bao la sầu.
Resting my feet I see a scene of great sadness
Ai đi trong lớp sương sơ
Who is going into the layers of fog
Người về đâu tá tới nơi quê nhà.
Where will he go, to the place of his home?

Dừng nơi đây, dừng nơi đây,
Stay right here, stay right here,
Ðường dài, chí lớn, ta dừng nơi đây.
The road's long, the will's large, I'm still right here.
Trông mây bay, trông mây bay 
Looking at the drifting clouds, the drifting clouds
Về nơi quê nhà, ta buồn chỉ có mình ta.
Returning to their homes, I'm sad, there is only me

Sáo vi vu u ủ ù
The whistling flute
Khúc nhạc ru
A lullaby
Ðàn ai xa vắng khóc than mùa thu, trông hoa lá rụng tơi bời
Whose faraway lute is sorrowing for autumn, looks at the scattered fallen leaves
Trong lòng người nghệ sĩ lệ rơi rơi.
Inside, the artist's tears fall.

Từ ra đi, bước lưu ly
Since leaving, the parting steps
Ðường chông gai đâu sờn chí nam nhi.
A road of thorns and spikes, don't discourage a man's will
Mà nay lòng nhớ quê hương
Whose heart now longs for home
Trong chiều sương sao để lệ sầu vương?
In the foggy evening, why leave sad spilt tears?

Không, không, ta quyết đi xa
No, no, I'm determined to go far
Có đâu ngồi nhớ tới nơi quê nhà.
There's no sitting and longing for home.

nguồn: Cô Lái Đò (Hà Nội: Nhà xuất bản Âm Nhạc và Đĩa Hát, 1988)


So với một bài ca bình thường thì "Lời du tử" cũng là lạ.  Cấu trúc bài ca này không có phiên khúc, không có điệp khúc.  Phải nói đây là cấu trúc lang thang.

Người "du tử" là một người thuở xưa.  Người đó rất nhạy cảm, hòa và phản ứng với thiên nhiên.  Người đó cũng một giữ sự độc lập của mình. 

Trong hồi ký, thì nhạc Nguyễn Đình Phúc nói là giai điệu của bài "như nhịp đời lang thang của nghệ sĩ."  Người nghệ sĩ giữ sự lý tưởng, nhưng người nghệ sĩ cũng nghèo.  Ai mà theo người nghệ sĩ ấy?  Nhưng người nghệ sĩ cứ đấu tranh cho nghệ thuật.  Nguyễn Đình Phúc mô tả người đó của "một bô-hê-miêng," (bohemian - tức là bô-hem), của "một "díp-si, có tính chất tự do phóng khoáng." Người kiểu ấy "không chịu theo khuôn phép xã hội, tự do phóng túng" [đánh nghĩa theo trang http://1tudien.com].  Người bô-hem vừa nghèo vừa "xướng ca vô loại" nhưng có sự hiểu biết hơn mỗi người trung bình khác.

Lúc tôi nói chuyện với Nguyễn Đình Phúc gần 25 năm trước đây thì ông kể rằng bài ca "Lời du tử" khó vượt qua chế độ kiểm duyệt lúc bấy giờ.  Người kiểm duyệt Nguyễn Văn Giệp là người nhạc đàn violin cổ điển tây phương muốn tự chối bài ca ngày vì không có cấu trúc rõ rệt.  Thực ra nhạc truyền thống Việt Nam không theo cấu trúc của nhạc tây phương.  "Lời du tử" có vẻ như một giai điệu ngâm thơ hơn một khúc ca phổ thông hay cổ điển tây phương.

Cuối bài ca thì người bô-hêm, ngừơi di-gan được chiến thắng: "Không, không ta quyết đi xa."  Bài ca này cũng được phổ biến một thời gian.  Sau đó tôi không biết bài ca "Lời du tử" có bị cấm bao giờ nữa, nhưng ngày 12 tháng 11 năm 1989 thì bài hát được cấp phép trở lại.


"Lời du tử" do một ca sĩ nghiệp dữ thể hiên.

21 tháng 1, 2019

"Đố chị biết mùa hay mốc nhất?" (1931)

-- Đố chị biết mùa nào hay mốc nhất?
-- Mùa nồm, ẩm thấp thì cái gì chả ...
-- Thế thì nhầm, mùa hanh! Cứ xem em từ này mỏi tay rồi, mà nó vẫn như lan-ben đấy chị!

nguồn: Hà Thành ngọ báo (31 tháng 12 1931).

11 tháng 1, 2019

Đôi mắt đò ngang (A Pair Of Eyes, The Spanning Ferry) - Nguyễn Trọng Tạo (1995)

Bồng bềnh, bồng bềnh. 
Rocking, rocking

Đò ngang đò ngang.
The ferry spans, spans across
Gọi đò gọi đò, đò sang đò sang đò sang sóng nước
Calling the ferry, the ferry crosses, it crosses the water's waves
Gặp đôi mắt biếc. Meeting a pair of bright eyes
Mà say mà say (ư ứ) tình.
That were drunk with love.
Mà yêu mà yêu (ư ứ) người.
That loved someone.
Qua sông Lam hỏi thăm đôi mắt ấy.
Crossing the Lam River I greet those eyes.
Hỡi người, người về đâu.  về đâu hỡi người?
Ahoy, where are they going, where are you going?
Về đâu trên bến dưới thuyền?
Where are you going, upon the dock, inside the boat?
Sa Nam chưa vãn chợ biết tìm là tìm người đâu?
Sa Nam the market's not yet done, how to find her, where to find her?
Chợ đông. 
A crowded market.
Chợ đông ai sợ đò đầy.
A crowded, who fears the ferry
Chìm trong đôi mắt ấy, đò đầy, đò đầy anh cứ sang.
Plunges into those eyes, the ferry here, I'll still cross.

Bồng bềnh, bồng bềnh.
Rocking, rocking.
Đò sang đò sang.
The ferry spans, spans across
Bạn tình bạn tình, cùng sang cùng sang cùng sang bến nước.
Lover friend, we cross together to the dock.
Mùa xuân đất nước.
Spring for the land.
Niềm vui niềm say (ư) rót đầy.
Happiness, intoxication fully poured forth.
Niềm yêu niềm thương (ư) tháng ngày.
A loving and cherishing of days and months.
Bên sông Lam trời xanh như đắm đuối.
At the Lam River the sky's blue like it's surrendered itself.
Hỡi người tình ơi. 
Oh my love.

"Đôi mắt đò ngang" là một bài ca theo cái mà tôi gọi là "địa phương ca" là những bài ca ca ngợi riêng các miền quê Việt Nam.  Thể loại này vốn có từ thời kháng chiến.  Cái bài hát ấy ca tụng sức chiến đấu, sức sản xuất của dân sống và gốc từ một vùng nào đó.  Mặc dù đã cũng khen các địa phương đó, nhưng các bài hát tuyên truyền ấy cũng phải kể đến những sinh hoạt truyền thông, những nét thiên nhiên của các vùng địa phương.

Hình như dân của các tỉnh, làng xứ Việt thích các bài ca được viết về mình, như vậy thì vẫn có nhiều bài ca mới hơn được viết để khen từng địa phương.  "Đôi mắt đò ngang" là một bài hay viết về tỉnh Nghệ An.

nguồn: Đắc Lam "Nghệ An: Vẫn còn những chuyến đò ngang 'thót tim'," Pháp luật (11 tháng 2 2010).

Việt Nam là một đất nước nhiều con sông.  Năm xưa con đò là một phương tiện chuyên chở rất cần thiết.  Trong thi ca tiền chiến có rất nhiều bài thơ được viết về sự "sang ngang" qua một con đò.  Hiện nay thì con đò dành cho người nông thôn nghèo nàn.

Trong bài ca và thi ca "sang ngang" có nghĩa là người tình đi qua sông để lấy chồng ở làng khác.  Trong ca khúc này thì chàng trai (người tình nam) sang sông để tìm người tình.  Người tình (nam) ấy đến kịp.  Như vậy thì "bên sông Lam trời xanh như đắm đuối."  Tình đã đẹp (dù không được dang dở).

Nguyễn Trọng Tạo đã kể rằng ca khúc "Đôi mắt đò ngang" được hát tại nhiều đám cưới ở Nghê An.  Hai đứa đẹp đôi.  Mới đây nhạc Nguyễn Trọng Tạo qua đời.  Gặp ông tôi thấy ông là một người của chế độ, nhưng tôi cũng thấy rằng ông không muốn bị một chế độ làm hạn chế.  Ông nói chuyện rất tự nhiên và cởi mở.

Phải nói đây là một bài ca được thành công vì dân gian hóa.

6 tháng 1, 2019

Cấm lưu hành, phổ biến các bản nhạc, dĩa hát xuất bản trước ngày 30-4-1975

SGP —

Bộ Thông tin Văn hóa vừa quyết định môt số biện pháp về việc cấm lưu hành, phổ biến các ấn phẩm về ca nhạc, các loại băng nhạc, dĩa hát đã xuất bản trước ngày 30-4-1975, Thông tri của Bộ Thông tin Văn hóa qui định:


… Ngoại trừ tập hát; “10 bài sử ca” xuất bản năm 1966 và hai tập “Hát cho đồng bào tôi nghe” và “Hát cùng đồng bào tôi” của phong trào sinh viên yêu nước đã xuất bản năm 1970, 1971, được tiếp tục lưu hành, phổ biến trong dân chúng, tất cả các tác phẩm ca nhạc tân, cổ khác, dưới hình thức bản nhạc, bài ca riêng lẻ, tập bài hát chung của nhiều tác giả, tuyển tập từng tác giả, băng ghi âm to, nhỏ, dĩa hát… được chế độ Mỹ-ngụy cấp giấp phép xuất bản và lưu hành trong dân chúng, với ý đồ gián tiếp hoặc trực tiếp phục vu cho chế độ bán nước và cướp nước của chúng, nay tuyệt đối cấm lưu hành, phổi biến trong dân chúng.

… Tất cả những ấn phẩm ca nhạc, các loại băng, dĩa hát (trừ ba tập bài hát được phép lưu hành nêu trên) muốn được phổ biến, lưu hành ngoài thị trường nói chung, đều phải được Bộ Thông tin Văn hóa cho phép. … Kể cả các tác phẩm cách mạng cũ, các tác phẩm mới sáng tác sau 30-4-1975, nếu muốn tái bản, xuất bản, muốn trình diễn, sử dụng nơi công cộng, cũng cần được Sở, Ty Thông tin văn hóa duyệt và cho phép

… Đối với các tác phẩm ca nhạc nước ngoài:

Trong khi chờ nghiên cứu đánh giá, phân loại các tác phẩm ca nhạc nước ngoài (có lời hay không lời), trước ắt để đáp yêu cầu ca nhạc trong quần chúng, Bộ Thông tin văn hóa qui định cho cơ sở, các tổ chức quần chúng chỉ được sử dụng ca nhạc theo các chương trình ca nhạc nước ngoài của băng tần FM, của các đài phát thanh Việt Nam, của các đài vô tuyến truyền hình Việt Nam, cũng như các bài bản thuộc chương trình giảng dạy của trường Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh, các tiết mục biểu diến của các đoàn Văn công Nhà nước.

Mọi tác phẩm ca nhạc khác của nước ngoài không thuộc các nguồn cho phép trên, tạm thời không được sử dụng, cờ sự nghiên cứu của Vụ Âm nhạc (Bộ Thông tin Văn hóa) và sẽ có thông báo bổ sung sau.

nguồn: Giải phóng #182 (21 tháng 2 1976), tr. 1, 4.


Mỹ-ngụy là hai chữ nguyền rửa cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.  Nói thế là không cần nói gì nữa - Mỹ ngụy là bệnh hủi của thời đó.  Bản nhạc do "Mỹ-ngụy cấp giấp phép xuất bản và lưu hành" phải biến đi.  Việt Nam có Mỹ-ngụy từ bao giờ?  1954?  Chẳng hạn bản nhạc bài ca "Bạch Đằng giang" của Lưu Hữu Phước được nhà xuất bản Tinh Hoa tái bản năm 1955 bị cấm luôn?  May mà có điều kiện cầu xin các sở, ty cho phép lưu hành.

…những loại văn hóa phẩm còn lại có nội dung như sau đây có thể tạm được lưu hành:
….
Sách báo về lịch sử mỹ thuật, âm nhạc, tranh dân gian truyền thống, tranh cổ điển, nhạc cổ điển không lời ca (sẽ có hướng dẫn cụ thể sau).

Các loại sách báo, âm nhạc, tranh ảnh thuần túy về tôn giáo, không lợi dụng tôn giáo để xuyên tạc, chống lại cách mạng và ca ngợi đế quốc, tay sai.

“Bộ Văn Hóa thông cáo về bài trừ văn hóa phẩm phản động, đồi trụy,” Giải Phóng #212 (27 tháng 3 1976), tr. 4.