Bộ Thông tin Văn hóa vừa quyết định môt số biện pháp về việc cấm lưu hành, phổ biến các ấn phẩm về ca nhạc, các loại băng nhạc, dĩa hát đã xuất bản trước ngày 30-4-1975, Thông tri của Bộ Thông tin Văn hóa qui định:
… Ngoại trừ tập hát; “10 bài sử ca” xuất bản năm 1966 và hai tập “Hát cho đồng bào tôi nghe” và “Hát cùng đồng bào tôi” của phong trào sinh viên yêu nước đã xuất bản năm 1970, 1971, được tiếp tục lưu hành, phổ biến trong dân chúng, tất cả các tác phẩm ca nhạc tân, cổ khác, dưới hình thức bản nhạc, bài ca riêng lẻ, tập bài hát chung của nhiều tác giả, tuyển tập từng tác giả, băng ghi âm to, nhỏ, dĩa hát… được chế độ Mỹ-ngụy cấp giấp phép xuất bản và lưu hành trong dân chúng, với ý đồ gián tiếp hoặc trực tiếp phục vu cho chế độ bán nước và cướp nước của chúng, nay tuyệt đối cấm lưu hành, phổi biến trong dân chúng.
… Tất cả những ấn phẩm ca nhạc, các loại băng, dĩa hát (trừ ba tập bài hát được phép lưu hành nêu trên) muốn được phổ biến, lưu hành ngoài thị trường nói chung, đều phải được Bộ Thông tin Văn hóa cho phép. … Kể cả các tác phẩm cách mạng cũ, các tác phẩm mới sáng tác sau 30-4-1975, nếu muốn tái bản, xuất bản, muốn trình diễn, sử dụng nơi công cộng, cũng cần được Sở, Ty Thông tin văn hóa duyệt và cho phép
… Đối với các tác phẩm ca nhạc nước ngoài:
Trong khi chờ nghiên cứu đánh giá, phân loại các tác phẩm ca nhạc nước ngoài (có lời hay không lời), trước ắt để đáp yêu cầu ca nhạc trong quần chúng, Bộ Thông tin văn hóa qui định cho cơ sở, các tổ chức quần chúng chỉ được sử dụng ca nhạc theo các chương trình ca nhạc nước ngoài của băng tần FM, của các đài phát thanh Việt Nam, của các đài vô tuyến truyền hình Việt Nam, cũng như các bài bản thuộc chương trình giảng dạy của trường Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh, các tiết mục biểu diến của các đoàn Văn công Nhà nước.
Mọi tác phẩm ca nhạc khác của nước ngoài không thuộc các nguồn cho phép trên, tạm thời không được sử dụng, cờ sự nghiên cứu của Vụ Âm nhạc (Bộ Thông tin Văn hóa) và sẽ có thông báo bổ sung sau.
nguồn: Giải phóng #182 (21 tháng 2 1976), tr. 1, 4.
Mỹ-ngụy là hai chữ nguyền rửa cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nói thế là không cần nói gì nữa - Mỹ ngụy là bệnh hủi của thời đó. Bản nhạc do "Mỹ-ngụy cấp giấp phép xuất bản và lưu hành" phải biến đi. Việt Nam có Mỹ-ngụy từ bao giờ? 1954? Chẳng hạn bản nhạc bài ca "Bạch Đằng giang" của Lưu Hữu Phước được nhà xuất bản Tinh Hoa tái bản năm 1955 bị cấm luôn? May mà có điều kiện cầu xin các sở, ty cho phép lưu hành.
Mỹ-ngụy là hai chữ nguyền rửa cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nói thế là không cần nói gì nữa - Mỹ ngụy là bệnh hủi của thời đó. Bản nhạc do "Mỹ-ngụy cấp giấp phép xuất bản và lưu hành" phải biến đi. Việt Nam có Mỹ-ngụy từ bao giờ? 1954? Chẳng hạn bản nhạc bài ca "Bạch Đằng giang" của Lưu Hữu Phước được nhà xuất bản Tinh Hoa tái bản năm 1955 bị cấm luôn? May mà có điều kiện cầu xin các sở, ty cho phép lưu hành.
….
Sách báo về lịch sử mỹ thuật, âm nhạc, tranh dân gian truyền thống, tranh cổ điển, nhạc cổ điển không lời ca (sẽ có hướng dẫn cụ thể sau).
Các loại sách báo, âm nhạc, tranh ảnh thuần túy về tôn giáo, không lợi dụng tôn giáo để xuyên tạc, chống lại cách mạng và ca ngợi đế quốc, tay sai.
“Bộ Văn Hóa thông cáo về bài trừ văn hóa phẩm phản động, đồi trụy,” Giải Phóng #212 (27 tháng 3 1976), tr. 4.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét