26 tháng 12, 2013

Buddy Rich đến Sài Gòn năm 1961

Buddy Rich đến Sài Gòn tháng 11 năm 1961 với đoàn của hề / MC Joey Adams tổ chức.  Hồi ký của Adams trích bài báo này của Times of Vietnam (3 tháng 11 1961) viết về buổi biểu diễn ở rạp Hưng Đạo:
Buddy Rich, world famous drummer, dominated the show with skill, the equal of which has never been seen here before... Buddy Rich, một tay đánh trống danh tiếng nhất toàn cầu, vượt cao hơn cả chương trình, chưa thấy ai tài giỏi hơn ông ở đây bao giờ... [On The Road for Uncle Sam (Bernard Geis Associations, 1963]
Ảnh này chụp tại sân bay Tân Sơn Nhứt. Người thứ 4 từ phía trai là Trần Văn Trạch, tiếp theo là Joey Adams và Thanh Nga.  Có lẽ Huỳnh Anh là người thứ ba.  Hai người da đen chắc là thành viên của Four Step Brothers (nhóm nhảy claquette) đến với đoàn này. Nguồn ảnh: Joey Adams, On the Road for Uncle Sam.  Buddy Rich không có mặt ở đây, chắc bởi vì có mâu thuẫn với chủ nhóm Joey Adams.

Theo bài của Bồ Giang Công Tử:
Sọan giả Nguyễn Phương nhắc đến một thành tích lẫy lừng của tay trống Huỳnh Anh, mà có lẽ anh cũng không chú tâm đến nhiều vì không mấy khi nghe anh nhắc đến, đó là cuộc "đọ trống" giữa tay trống số một của Mỹ thời bấy giờ là Buddy Rich và tay trống Huỳnh Anh của Việt Nam tại rạp Hưng Đạo vào năm 1961. Sọan giả Nguyễn Phương cho đây là một biến cố quan trọng của nền âm nhạc Việt Nam, vì tay trống Buddy Rich quả thật lừng danh thế giới như người viết đã tìm tòi trong "Net" và lấy ra hình Buddy Rich để ghép chung với hình "gã giang hồ" Huỳnh Anh, tay micro, tay rượu, lãng đãng hát trong đêm Văn Nghệ tại Nhược Gia Trang để in trong bài này.

Đơn chương trình của Joey Adams với Buddy Rich Sextet trong lượt lưu diễn Viễn Đông 1961 - Buddy Rich ở trên, Joey Adams ở vòng giữa, và The Four Step Brothers ở dưới - cuộc lưu diễn Viễn Đông - nguồn: Worthpoint

Dàn nhạc của Buddy Rich Sextet biểu diễn ở Việt Nam gồm Buddy Rich (trống), Rolf Ericson (kèn trumpet), Sam Most (sáo flute), Mike Mainieri (đàn vibraphone), Johnny Morris  (dương cầm) và Wyatt Ruther (đại hồ cầm).


Hình như Buddy Rich là người đứng ở giữa cạnh Barry Zorian (bên phải), lúc tới Ấn Độ.  Ảnh này chụp 7 tháng 11 1961 ngay sau khi ra Việt Nam - nguồn: "Opening Joey Adams Show," Barry and Martha Zorian Collection, Vietnam Center and Archive.

Buddy Rich có tiếng là người nóng tính.  Dưới đây là  cuộc đối thoại giữa đại biểu John J. Rooney của New York và ông Isenbergh của Bộ Ngoại Giáo (trích từ Congressional Record [Văn kiện Quốc hội] - House - 20 tháng 7 1962, tr. 14356).
Mr. Rooney - ... was it reported that in the final minutes of the troupe's stay there in Saigon, and just prior to departure for Bangkok en route to Bangalore, the much-heralded feud between Adams and Buddy Rich broke out into a near fist fight at the airport?
Mr. Isenbergh - This was reported.
Mr. Rooney - And was it reported that the immediate trigger this time, though by no means the root of the trouble, was the unpaid hotel bills run up by three members of Rich's band?
Mr. Isenbergh - This was reported.

Ông Rooney - ... có phải đã có báo cáo rằng trong những phút cuối của chuyến đoàn ở Sài Gòn, và ngay trước khi cắt cánh đi Băng Cốc trên đường đi Bangalore (Ấn độ), cái mối thù công khai giữa Adams và Buddy Rich vỡ ra thành gần như sắp đấm nhau ở sân bay?
Ông Isenbergh - Đã được báo cáo như thế.
Ông Rooney - Còn có phải đã có báo cáo rằng hành động lập tức lúc bấy giờ, dù đâu phải là cớ căn bản của vấn đề, là các đơn không trả của ba thành viên dàn nhạc Rich?
Ông Isenbergh - Đã được báo cáo như thế.
Câu chuyện của hơn 50 năm trước thuộc về chủ đề âm mưu truyền bá văn hóa sa đọa đồi trụy của đế quốc Mỹ.  Thật như vậy.  Bộ Ngoại Giáo Mỹ trả không biết bao nhiêu trăm nghìn đô la để gửi đoàn của Joey Adams đi các nước châu Á để giới thiệu văn hóa Mỹ với các nước để cạnh tranh với ảnh hưởng của cộng sản chủ nghĩa.  Quốc Hội Mỹ thắc mắc vì cho là số tiền trả nhiều, nhưng kết quả thì ít.  Còn Adams và bà vợ của Adams rất vụng về xúc phạm đến phong tục và lẽ phép của nhiều nước vì họ chưa được hiểu về văn hóa của các xứ lạ.  Còn có vấn đề nữa là Adams không phải là diễn viên xuất sắc và chỉ chọn riêng một nghệ sĩ xuất sắc đi cùng là Buddy Rich cùng một số người khác không tiếng tăm.  Nhóm The Four Step Brothers cũng hay, nhưng không nổi tiếng lắm.

Việc Bộ Ngoại Giáo gửi Buddy Rich đến Việt Nam cũng tốt cho Việt Nam.  Nhạc jazz là một nghệ thuật rất tiêu biểu và đặc trưng của nước Mỹ đã bị cấm ở miền bắc Việt Nam và một số nước cộng sản khác.  Một người nhạc sĩ thành công người Việt như Huỳnh Anh đã được trao đổi với một người cùng nghề phải nói là số một thế giới như Buddy Rich.  Thế là kết quả tốt đẹp.

Nhạc của dàn nhạc Buddy Rich Sextet thu trong giai đoạn ấy là tác phẩm "Blowin' the Blues Away."


Nhóm The Four Step Brothers nhảy trên truyền hình năm 1956.

Joey Adams làm MC trên chương trình truyền hình Rate Your Mate (Hãy đánh giá bạn đời của bạn).

24 tháng 12, 2013

Rừng chưa thay lá (The Forest Hasn't Shed Its Leaves) - Huỳnh Anh + Hòang Ngọc Ẩn (1981)

Anh đi rừng chưa thay lá
Since I've left the forest hasn't shed its leaves
Em về, rừng lá thay chưa?
Since you've returned, has the forest shed its leaves?
Phố cũ bây chừ xa lạ
The old streets are presently strange
Hắt hiu đợi gió giao muà!
Zephyrs await the changing season's wind!

Xuân xưa mình chung đôi bóng
Springs long ago we shared the same shadow
Xuân này mình ngóng trông nhau
This spring we await each other
Hun hút phương trời vô vọng
As far the eye can see the skies are hopeless
Nhớ thương bạc trắng mái đầu!
Longing dusts silver in our hair!

Em có về qua phố cũ
Have you gone back to the old street
Phố phường chừ đã đổi thay
Our neighborhood, at present is it changed
Thương em nửa đời hoang phế
I love you, half a lifetime in ruins
Thương ta chịu kiếp lưu đày!
You love me, suffering the fate of exile!

Xuân nay mình em lẻ bóng
This spring you are a solitary shadow
Có còn tiếc nhớ xuân xưa
I still regret those springs long ago
Dài ta đếm từng nhung nhớ
At length I count each longing
Em ơi! Chờ gió giao muà….
My dear! Wait for the changing season's wind....


Nhạc sĩ Huỳnh Anh qua đời ngày 13 tháng 12 vừa rồi.  Sống chung một thành phố bao nhiêu năm, nhưng tôi chỉ được gặp nhạc sĩ Huỳnh Anh một lần cách đây gần 20 năm qua điện thoại, và chỉ qua vài câu nói thôi.  Ở Mỹ Huỳnh Anh không kiếm sống bằng nhạc.  Ông lái xe taxi, vậy một người quen lái taxi cho tôi biết số điện thoại của Huỳnh Anh.  Qua cuộc đối thoại ấy tôi cảm tưởng rằng ông như muốn xóa đi quá khứ làm nhạc của ông.  Tôi tỏ ý muốn gặp mặt và nói chuyện về sự nghiệp âm nhạc của ông.  Ông xin lỗi nói rằng đời làm nhạc của ông không có gì đáng kể.  Ông nhận xét rằng khả năng đánh trống không có gì mấy, không bằng các tay đáng trống ở Mỹ.  Tôi đã cố gắng gọi điện ông vài lần nữa, nhưng ông không bắt điện thoại.  Tôi vô cùng tiếc điều đó.

Nhưng thực sự ông Huỳnh Anh đã có một sự nghiệp âm nhạc rất đáng kể.  Gia đình ông đã có nhiều người ranh nhạc tài tử, cải lương.  Huỳnh Anh làm nghề đánh trống từ khi 11 tuổi.  Chơi nhạc từ bé ông từng có tên hiệu Bé hay Bé Đánh Trống.  Một người đánh trống vũ trường ở Cần Thơ trong những năm ấy thì cũng được ăn lương rất khá.  Sau một thời gian Huỳnh Anh quyết định lên Sài Gòn để được học trống, nhưng không có giáo viên dạy trống.  Vậy ông tiếp tự học qua sách và đĩa.  Trong bài phỏng vấn năm 1963 (tạp chí Bách Khoa) ông cũng nhắc đến thời được nghe hai dàn nhạc Jack Teagarden and Buddy Rich lúc lưu diễn ở Sài Gòn.

Hương Lan ca "Rừng chưa thay lá"

Tôi không biết Huỳnh Anh đã bao giờ về quê hương.  Điều chắc chăn là năm 1981 thì ông nhạc sĩ này không thể biết sẽ bao giờ có điều kiện để về nước.  Ông sống nửa đời ở Việt Nam, rồi lúc 43 tuổi phải lìa xa quê - chịu "kiếp lưu đầy."  Không có nhiều manh mối trong bài hát này để chứng minh rằng người kể chuyện trong ca khúc đang ở xa xứ.  Chỉ có việc là các "phố cũ" đã thành "xa lạ."  Từ khi nhạc sĩ Huỳnh Anh ra khỏi Việt Nam đến thời sáng tác bài hát này phố cũ đã xa lạ thật.


Một điều thú vị của bài thơ Hoàng Ngọc Ẩn là hai đoạn thơ 4 câu đều có âm điệu dấu giống nhau, vậy dễ thành 2 đoạn phiên khúc.  Chọn nhịp boléro Huỳnh Anh tạo một tác phẩm kế tiếp giòng nhạc Sài Gòn thời vàng son.  Nội dung và không khí "Rừng chưa thay lá" rất giống nhạc trước 1975, nhưng tác phẩm này được soạn ở "xứ người."

Vậy nhạc sĩ Huỳnh Anh rất có công vì lúc sáng tác ông giữ được không khí của miền quê đã mất, của một nền âm nhạc đang bị dập tắt ở Việt Nam.  Chính sách văn hóa của thuở ấy là xóa các thành tích và vết tích của tình ca dân gian của người Việt.  Dù ở một "phương trời vô vọng" nhạc tình này còn được nuôi dưỡng bởi những người như Huỳnh Anh.

"Rừng chưa thay lá" của Huỳnh Anh và Hoàng Ngc Ẩn được phép phổ biên ở Việt Nam từ 1 tháng 12 2010.

18 tháng 12, 2013

Người Hà Nội nhắn người Hanoi (Hanoians Remind Hanoians) - Tò Mò (1955)

Người Hà Nội nhắn người Hanoi

nguồn: Thời mới 16 tháng 11 1955

Nghe "ra-đi-ô" thì bà con ta ở Hà-Nội ai cũng đều thích.  Bằng chứng là những giờ phát thanh của Đài Tiếng nói Việt-Nam, bất kỳ đi qua phố nào cũng đều nghe thấy tiếng nói của chị Xưởng ngôn ngân nga và âm vang vảng đuổi theo.  Lại ở các khu lao động bây giờ đã dần dần đổi mới, tiếng nói quen thuộc ở máy phóng thanh đã là người bạn vô hình thân thiết của mọi người.  Ấy là chưa muốn nhắc tới những ngày chủ nhật, xung quanh Hồ Hoàn Kiếm, người cứ đông nghịt như chẩy hội xúm xít dưới các cột đèn có mắc máy phóng thanh nghe và theo rõi tin tức.  Người dân thủ đô ưa thích nghe "ra-đi-ô" như bữa cơm hàng ngày là do trình độ nhận thức dần dần được nâng cao, hiểu tầm quan trọng của tin tức liên hệ đến quyền lợi bản thân mình thế nào.

Lại còn phần ca nhạc thì vô khối món ăn lành mạnh: nào biểu diễn ca nhạc của các đoan nghệ thuật Triều Tiên, Trung quốc, Liên-xô, An-ba-ni, Văn công Việt Nam v.v…  Ít người còn tư tưởng bàng quan như cái hồi thủ đô còn bị chiếm đóng, cả ngày khổ cái lỗ nhĩ vì giọng bán nước và các bài hát lai căng, mất gốc.

Nhưng còn một điểm mà người Hà-nội vẫn còn thấy hơi bực mình.  Nó thế này: Bạn đói bụng vào một hiệu phở hay khát nước vào một tiệm giải khát thì dễ thấy ngay cái khó chịu đó.  Là còn mấy ông chủ hiệu nào đó còn mắc cái bệnh vô ý thức nặng cứ vặn cho thật to cái đài "Cuốc ra cuốc vào" nghe thuần là giọng mất nước làm cho ăn mất ngon miệng uống cũng khó trôi cổ.  Có bạn đã thẳng thắn phê bình ông chủ hiệu là ở chỗ công cộng không nên làm như vậy, thì ông ta cười khì: Chính phủ có cấm đâu.. Với lại: Chỉ nghe hát cải lương thôi mà…

Làm một người dân nước độc lập sướng là thế đó.  Tự do nghe, tự do nói.  Chả bủ với đồng bào ta trong Nam mới nghe trộm đài Hà nội đã bị bọn Diệm xông vào nhà đập phá, đánh nhừ tử.

Nhưng cũng xin nhắn là chúng ta được sống đời tự do của người dân một nước độc lập thì cứ là đề nghị bà con nào còn vô ý thức cái kiểu như trên cũng nên cất cái tự do ấy vào tủ hòm khóa chuồng cho nhân dân được nhờ.

Tò Mò

Listening to the radio is something that all the Hanoi family enjoys.  The proof is that during the broadcast hours of the Voice of Vietnam, passing any street you can hear the voice of the woman Announcer resound and the echo follow you.  Especially in the working districts that are gradually renovating, the familiar voices on the loudspeakers have become everybody's invisible familiar friend.  And that's not to speak of Sundays around Restored Sword Lake, people crowd around like they're at a festival gathering under streetlights that have loudspeakers attached and follow the news.  The enjoyment of the people of the capitol from listening to the radio is due to their rising level of awareness, their understanding of the importance of the news and its relationship to their personal interest.

As for the music portion there's a cornucopia of wholesome fare: there are performances of Korean, Chinese, Soviet and Albanian artistic troupes, Vietnamese ensembles. Few people can imagine with indifference the days when the capitol was occupied, all day our ears suffered because of voices selling out the country and mongrel, rootless songs.

But there's one thing that Hanoians still find annoying.  It's like this: A hungry friend enters a phở shop, or a thirsty one enters a refreshment stand can easily find this unbearable.  It's that there are still some proprietors who are still afflicted by a lack of awareness who still tune loudly into the "Hoe In Hoe Down" radio, listening with familiarity to voices losing the country so that eating there looses its savor and the drink is hard to swallow.  My friend directly criticized this proprietor saying he shouldn't do this in public, but he laughed it off: The government hasn't banned it... He continued: I'm just listening to some cải lương...

Being a citizen of an independent country is such a pleasure.  You're free to listen, free to speak.  Without any consideration for our comrades in the South who listen to Hanoi radio and were their homes destroyed, were struck unconscious.

But let me remind everyone that we are able to live free lives of people in a free land, I still suggest that those of you who still are not conscious about the matters above should put that kind of freedom away lock it away as a favor to the people.


Tò Mò là ai?  Theo bài này thì Tò Mò là dân Hà Nội ở lại thủ đô thời kháng chiến chống Pháp.  Hình như Tò Mò vô tư sống ở Hà Nội những năm ấy, nhưng luôn luôn nuôi hy vọng là Pháp sẽ được đuổi ra.  Song ông từng bị đau khổ vì trong những năm ấy ông bắt phải nghe "các bài hát lai căng, mất gốc."  Các bài ấy là những bài ca nào?  Lai căng, mất gốc không có ý nghĩa là nhạc ngoại quốc thuần túy.  Vậy các tác phẩm "lai căng, mất gốc" là bài hát Việt.

bia sau của "Chàng đi theo nước," Nhà xuất bản An Phú, 1954.

Ở trên là danh sách 100 bài ca chắc bị coi như "bài hát lai căng, mất gốc" xuất bản năm 1954 như phổ biến ở các thành phố thuở ấy.  Hiện nay các ca khúc như ở trên được gọi bằng nhạc tiền chiến.  Ông ấy muốn nghe nhạc kiểu gì? Hình như nghe nhạc Triều Tiên, Trung Quốc, Liên Xô và An-ba-ni cũng được, và tất nhiên cũng phải có nhạc của các đoàn văn công Việt Nam.

Pháp đi thì người Hà Nội được có một "người bạn vô hình thân thiết" mới.  Bóng ma ấy là "chị Xướng ngôn" của Đài Tiếng Nói Việt Nam.  Hà Nội có một hệ thống loa khắp thành phố từ bao giờ?  Chính quyền Pháp có áp dụng phương tiện ấy?  Tôi nghĩ chắc chính quyền Việt Nam xây nên cái lưới dây điện khắp thành phố từ khi mới về thủ đô mùa thu 1954 (chỉ trước bài viết này hơn một năm). Frank Dikötter mô tả cách áp dụng loa ở Trung Quốc những năm đầu 1950 - "They seemed to be everywhere, placed at street corners and railway stations, in dormitories, canteens and all major institutions. They often blasted the same tune, as people assembled in the morning for their fifteen minutes of calisthenics." [Chúng [các loa] như có ở khắp mỗi chỗ, đặt ở các góc phố và nhà ga, ở các nhà ở tập thể, các quầy ăn uống, và ở các cơ quan lớn.  Chúng hay phát to chung một giai điệu, lúc mà dân tập trung tập thể dục buổi sáng mười lăm phút - The Tragedy of Liberation: A History of the Chinese Revolution 1945-1957 (Bloomsbury Press, 2013, tr. 193)]

Ông Tò Mò cũng chê những nghe đài "Cuốc ra cuốc vào" [tức Đài Quốc Gia].  Điều này cũng chứng minh rằng các đài phát thanh của miền Nam đã có một số thính giả không ít ở Hà Nội.  Các loa là của nhà nước, các máy nghe đài là của dân.  Tình hình cuối năm 1955 còn thoải mái một ít nếu có đám người nghe đài miền Nam ở chỗ công cộng.  Như bài của Tò Mò nhận xét, chắc dân miền Nam cũng không được nghe đài miền Bắc ở chỗ công cộng - Việt Nam sắp vào nội chiến.

Tôi nghĩ nội dung của đài miền Nam cũng đáng chú ý - họ "chỉ nghe hát cải lương thôi."  Vậy có vẻ như ông Tò Mò không chịu nghe các nghệ sĩ như Út Trà Ôn, Tư Sạng, Năm Cần Thơ, v.v.  Như David G. Marr viết trong quyển mới [Vietnam: State, War, and Revolution, (1945-1946) (University of California Press, 2013), tr. 412] một phương pháp tuyên truyền là gửi thư cho các tờ báo.  Bộ Tuyên Truyền có truyền thống gửi lá thư cho các tờ báo theo các bút danh để chủ trương chính sách nhà nước.  Lắm lần các lá thư mà báo đăng có tên đầy đủ và địa chỉ của người viết.  Vậy, tôi hỏi một lần nữa ông Tò Mò là ai vậy?

Ông bán phở, bán nước (theo nghĩa đen) có khái niệm đúng - "Chính phủ có cấm đâu."  Tôi không biết Việt Nam có pháp luật "cấm nghe đài địch" từ bao giờ.  Năm 1955 nhất định chưa có.  Như vậy thì cách giải quyết vấn đề dân thích nghe cải lương và nhạc tiền chiến của miền nam là áp dụng dư luận.  Nếu dư luận chưa có thì hãy gây nên dư luận.  Thế là quyền lực nhẹ.  Quyền lực nhẹ tốt hơn quyền lực mạnh chứ?

14 tháng 12, 2013

Tuồng cải lương ... nghị viện (Cải lương play ... of the delegates) - Tú Mỡ + Lê Ta (1937)

Trong Ngày Nay số 85 (14 novembre 1937, trang 10-11; 21), Lê Ta [tức Thế Lữ] và Tú Mỡ soạn lời ca cho một "Tuồng cải lương nghị viện" theo các giai điệu "ta" và "tây" dưới đây.  Có một tôi chưa biết đến (La vầy?) nhưng phần lớn các bài có thể sử dụng trong một vở cải lương thời bấy giờ.  Song tỷ lệ ca khúc hương đạo Pháp hơi bị nhiều.

Vui hướng đạo
J'ai deux amours
Marseillaise
L'oncle de Pékin
Hành vân
Lưu Thủy
Le cor
La vầy
La badge
Ngũ điểm
Bài tạ
Tam pháp nhập môn
Les trois petits cochons
C'est à Capri
Louveteaux
Ngọc mỹ nhân
Les gars de la marine
Tứ đại cảnh
Madelon
Joyeux au revoir

12 tháng 12, 2013

trích David Marr, Vietnam: State, War, and Revolution (1945-1946)

The government ordered all Vietnamese employees of the former colonial state to remain in position, and most complied. … The new Ministry of Information and Propaganda ordered all newspaper and book publishers to continue submitting copy to former colonial censors. … The “wiring” of the colonial state had largely survived, to be used by the new masters. (tr. 5)

Chính phủ [tức chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa] lệnh ra các nhân viên Việt của chính quyền thực dân cũ phải giữ chức, và đa số tuân theo. ... Bộ Thông Tin và Tuyên Truyền mới lệnh ra các tờ báo và nhà xuất bản cứ tiếp đệ trình bản thảo cho các nhà kiểm duyệt thực dân cũ ...  "Hệ thống dây điện" của chính quyền thực đã được chủ yếu sống sót, để chủ mới được áp dụng.

The right to censor newspapers and other mass media had been asserted by the provisional DRV government at the 2 September Independence Day meeting in Hanoi. Some colonial-era censors continued to work for the new regime, monitored by Việt Minh adherents with press experience, and of course expected to enforce a different set of content restrictions. (tr 511)

Quyền lợi kiểm duyệt các báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng đã được chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa khẳng định tại buổi họp mồng 2 tháng 9 Ngày Độc Lập ở Hà Nội.  Những nhà kiểm duyệt thời kỳ thực dân tiếp làm việc cho chế độ mới, giám sát bởi những người trung thành với Việt Minh mà có kinh nghiệm báo chí, và tất nhiên với sự trông mong họ sẽ đòi một bộ những giới hạn về nội dung khác.

David Marr, Vietnam: State, War, and Revolution (1945-1946) ̣(University of California Press, 2013).

8 tháng 12, 2013

Bỏ Ty Kiểm Duyệt (Getting Rid of the Censorship Bureau) - Từ Ly, Nhất, Nhị Linh, Tú Mỡ, Thế Lữ, Lêta, Thạch Lam, Khái Hưng, Chàng Thứ XIII, Đông Sơn và Nhát Dao Cạo (1935)

Bắt đầu từ 1er Janvier 1935, ty kiểm duyệt không còn nữa.  Sẽ có bài điếu văn của Tú Mỡ.  Việc này là một việc rất quan trọng, chúng tôi sẽ nói đến nhiều trong những kỳ sau.  Tiện đây xin có lời trân trọng từ biệt các ngài trong ty kiểm duyệt.  Các ngài đã làm bển phận các ngài.  Chúng tôi đã làm bển phận chúng tôi.  Tuy đôi bên có khi trái ý nhau chút ít -- đó là lẽ tự nhiên - nhưng sau một cuộc chung sống khá dài về tinh thần, lúc chia tay không khỏ nhớ nhung, thương tiếc.  Tiếc thì tiếc, thương thì thương, các ngài cũng như chúng tôi đều ao ước rằng cuộc phân ly này sẽ là cuộc vĩnh biệt.

Starting from January 1, 1935, the censorship bureau is no more.  There will be a funeral oration by Tú Mỡ.  This is a very important affair, and we'll have a lot to say about it in later issues.  Availing ourselves now we give solemn words of farewell the gentlemen of the censorship bureau.  You have done your duties.  We have done ours.  Although the two of us have had our disagreements -- that's natural -- but after a rather long shared experience in spirit, at separation it's hard to escape from feelings of longing and regrets.  Regrets are regrets, gentlemen, you like we hope that this separation will be a final farewell.

Từ Ly, Nhất, Nhị Linh, Tú Mỡ, Thế Lữ, Lêta, Thạch Lam, Khái Hưng, Chàng Thứ XIII, Đông Sơn và Nhát Dao Cạo.

nguồn: Phong Hóa 131 4 tháng 1 1935, 1.

Kiểm duyệt và báo chí

nguồn: Phong Hóa 132 (11 tháng 1 1935), bia.

Trong tranh này, ông Tây của Ty Kiểm Duyệt cắt cái neo của từng tờ báo trên biển giông tố.  Không biết các thuyền báo sẽ chìm hay nổi, nhưng các tờ báo sẽ có điều kiện thử sức của mình.  Trên trang 2, Từ Ly viết:
Xong đời kiểm duyệt, còn đời báo.  Tôi nửa mừng nửa lo.
Mừng là mừng được cái hy vọng sẽ được quyền tự do ngôn luận theo báo chí tây, mừng là mừng có thể giãi bày ý kiến về những vấn đề quan hệ mà không phải bôi xóa.
Mừng nhiều mà lo ít, vì ta cứ theo Chân, Thiện, Mỹ mà hành động, ta làm đủ bổn phận của ta rồi, còn lo ngại gì những sự xảy ra về sau.
Done with censorship, there's still newspaper work.  I'm both happy and worried.
This happiness is the happiness of realizing the hope of having free speech like Western papers, happiness is the happiness of telling my ideas about related problems but without having to cross things out.
We're mostly happy and little worried, because we still follow Truth, Goodness, and Beauty in our actions, when we've done enough of our duty we still have to worry about what will happen afterwards.

6 tháng 12, 2013

Công tử đọc thư tình (The Dandy Reads A Love Letter) - Nang H-E (1935)

nguồn: Phong Hóa 142 (29 tháng 3 1935), tr. 8.

Văn chương tiền chiến, nhạc tiền chiến tóm tắt:

Em yêu anh...
...nhưng thày me em bắt em lấy người khác...
...em muốn trốn đi cùng anh gây lấy hạnh phúc...
...nhưng không xong...
Em đành theo lời cha mẹ em vậy.

5 tháng 12, 2013

Thân tàn, ma dại (The Haggard, The Wasted) - Vũ Đình Liên (1934)

Tôi muốn hát những bài ca thảm thiết
I want to sing heart-rending songs
Như những tiếng kêu than của người đói rét,
Like the wailing of the hungry and the cold,
Trong đêm đông mưa gió lạnh lùng,
During winter nights of cold wind and rain
Khắc bốn bề yên lặng vắng không;
Etch all sides of silence and emptiness;

Tôi muốn rủ những trẻ con côi cút
I want to invite orphaned children
Không chốn nương thân không người chăm chút.
With no place to rest, no one to take care of them.
Suốt đêm khuya đợi mẹ mãi không về,
Through long midnights awaiting mothers who don't return
Ngủ đã say, còn thổn thức trong cơn mê;
Sleeping deeply, still sob in their dreams;

Tôi muốn an ủi những người nghèo khổ,
I want to console those in great want,
Thiển não, bơ vơ, không họ hàng nhà cửa.
The despondent, the friendless, without family or home.

Họa lời ca, tôi muốn được cây đàn
To paint my lyrics, I want a lute
Điện xa đưa, không đằm thắm, ái ân,
Telegraphing afar, no profundity or affection,
Mà duy có giọng thiết tha, nức nở
And only with an insistent, sobbing voice
Như tiếng người oán hờn than thở
Sounding like those who bitterly lament

Tôi sẽ gẩy những khúc não nuột, ai bi
I'll pluck out melancholy, wistful pieces
Như mối thương tâm u uất, tê mê
Like unutterable, ecstatic distress
Tiếng buồn bực, sợi giây buông thon thả.
Vexed sounds, slender filaments released
Như hàng lệ tốm tăm thầm rơi trên má
Like tears in sombre lines silently flowing upon someone's cheeks
Của lão lòa đôi mắt đục ngầu,
Of a blind crone, eyes scaled over
Đôi mắt trơ nhìn những cảnh đâu đâu.
A pair of motionless eyes viewing some scene, somewhere.

Tôi sẽ gọi bạn lầm than, đói khát
I'll call miserable friends in want
Đến chung quanh để nghe tôi đàn hát.
To come around to hear me play and sing.
Quên hết những nỗi oán hờn đau khổ từ xưa
Forget the grudges and pain through the ages
Nghe thấy tiếng đàn, họ yên lặng, ngẩn ngơ.
Hearing my lute, they're calmed, melancholy.
Vì lời hát với tiếng đàn đều nhắc nhủ
For my words and their accompaniment both remind
Và tả rõ, vỗ về cuộc đời tân khổ.
And clearly depict, console miserable lives.

Rồi hết cả bầy rách rưới đui mù,
Then the whole pack of the ragged and blind,
Từ ông lão già cho đến đứa trẻ thơ
From the old men to the young ones
Rứt tiếng hát, đều kêu lên, cảm khái;
Stop their singing, call out, touched:
"Anh là thi sĩ của những người thân tàn ma dại."
"You're the poet of the haggard, the wasted."

nguồn: Phong hóa 111 (18 tháng 8 1934), 3.


Vũ Đình Liên tuổi 21 soạn bài thơ này với mục đích "Tả rõ, vỗ về cuộc đời tan khổ."  Bài thơ này chắc phản ánh thực tế trước mắt của tác giả - một thực tế được nhân đạo hóa và lãng mạn hóa.  Thực ra, không có xã hội nào mà không có người "thân tàn, ma dại."  Song hình như các thi sĩ trước không coi đề tài này xứng đắng cho những áng thơ.

Các Mác cũng viết đến những người "thân tàn, ma dại" với mục đính giúp những người đó bằng kiến thức về tình trạng mình và tình thế thế giới.  Vũ Đình Liên muốn làm như loa phát thanh tình trạng này ("muốn được cây đàn / Điện xa đưa").  Nhưng có vẻ như loa chỉ phát thanh phía các "bạn lầm than, đói khát" để họ biết có một người đồng cảm với mình - như một niềm an ủi để họ được "[q]uên hết những nỗi oán hờn đau khổ từ xưa."  Quên hết chứ phải căm hờn lên đường xông pha - "họ yên lặng, ngẩn ngơ."  Ý này dù rất ngây thơ cũng tốt chứ?  Những người này như bị bỏ qua, vậy được công nhận, được người thi sĩ nói lên hộ họ được "kêu lên, cảm khái" vì người thi sĩ đó.

3 tháng 12, 2013

Mới về: nhiều loại Nhạc cụ và Phụ tùng (1956)

Mới về: Nhiều loại

Nhạc cụ và phụ tùng

Cái loại nhạc cụ : buôn : lẻ

Công hòa Dân chủ Đức

Đàn Accordéon Watminster
80 basses 5 registres : : 650,000đ. 1 chiếc

Cộng hòa Tiệp khắc

1) Đàn: Đàn Mandoline loại 1 : 27,000đ : 30,000đ. 1 chiếc
Đàn Mandoline loại 2 : 28,000đ : 31,000đ. ---
2) Khóa nhạc : Khóa Guitare : 6,500đ : 7,800đ. 1 bộ
Khóa Mandoline :5,000đ - 6,000đ ---
3) Giây đàn : Giày Violon loại 1 : 2,000đ : 2,400đ
Giây Violion loại 2 : 1,500đ : 1,800đ. ---
Giây Violoncelle : 5,250đ : 6,300đ ---
Giây Guitare loại 1 : 1,800đ : 2,160đ. ---
loại 2 : 1,400đ : 1,680đ. ---
Các loại Harmonica giá từ 400đ. đến 12,000đ.
và các nhạc cụ khác

Đã có bán buôn, bán lẻ tại cửa hàng Mậu dịch Bách hóa Hà nội (7 Hàng Bài) và các tỉnh


Tổng Công ty Bách hóa

nguồn: Thời mới 10 tháng 5 1956, 2

Sau 1954 không còn được hưởng các đàn từ Pháp, Anh và Mỹ nhập khẩu vào, nhưng dần dần có các đàn từ đông Âu thay thế.  Đây là một phong cầm Đông Đức, hiệu Weltmeister (chứ phải là Watmeister).  So với cuộc sống sinh hoạt năm 1956 chắc 650,000 đồng là khối tiền khổng lộ.  Lúc bấy giờ ai có đủ tiền mua đàn phong cầm?  Hiện nay mua một chiếc phong cầm mới tốt thì trả 2,000$ (42 triệu đồng) vẫn là một khối tiền to.

nguồn ảnh: Ebay Đức

30 tháng 11, 2013

Ngày xuân ... họ đi lễ đi liếc! (1934)


nguồn: Phong Hóa 88 (9 mars 1934), tr. 1.

Báo Phong Hóa đầy dục tình.  Trai liếc gái, gái liếc trai kiểu gì?

29 tháng 11, 2013

Ông Thế Lữ đã báo thù gì ông Vi Huyền Đắc - Tùng Hiệp (1938)

Tùng Hiệp, "Ông Thế Lữ đã báo thù gì ông Vi Huyền Đắc"

"Ông Kỳ Cóp", chiều thứ bảy vừa rồi, bắt đầu ra mắt khán giả một cách rất thảm đạm bằng những bài hát của nhạc sĩ Lê Thương.  Buồn rầu, ông này hát những bài do ông soạn như để ganh đua với mấy ông cố đạo cầu kinh.  Không có lấy một cử chỉ, ông đưa cái đầu từ phải sang trái, và từ trái sang phải, như sắp sửa nhẩy xuống sông Dường "Tử .. ư . ừ" trong bài hát của ông.

Ông khôn khéo hát bằng một giọng thấp.  Một đôi khi, co vài note đàn hơi cáo -- chưa lên tiếng ông đã hết hơi, đứt giọng rồi.

nguồn: Vịt Đực Số 23, 30 Tháng Mười Một 1938, tr.  4


Đây là lý luận âm nhạc thời tiền chiến.  Nhạc sĩ Lê Thương tự hát các bài hát của mình trên sân khấu trong vở kịch Ông Kỳ Cóp của Vi Huyền Đắc soạn.  Hình như Lê Thương vừa đàn guitar vừa hát, nhưng phong cách biểu diễn của nhạc sĩ này không được thuyết phục nhà phê bình Tùng Hiệp.

Theo tôi biết Lê Thương hát ca khúc "Tiếng đàn âm thầm" trong vở kịch ấy.  Tôi thấy tiếc là chưa được sưu tầm tác phẩm này.  Thông tin trên mạng cho rằng bài ca "Tiếng đàn âm thầm" ra đời từ năm 1934 nhưng tôi không biết nguồn thông tin này là thế nào.  Chỉ có điều chắc chăn là ca khúc này được sáng tác trước 1938.

27 tháng 11, 2013

Gặp sư tử (Meeting The Tiger) - SMYL (1935)

------------Khâm Thiên

--Hôm nay cậu đi săn kia mà?
--Không săn sao gặp được mợ.

--Today you're hunting around there?
--If I wasn't hunting how would I meet you.

nguồn: Phong Hóa 162 (15 novembre 1935), tr. 4.

Cái đằng sau của tranh này là văn hóa phi vật thể của Việt Nam.  Đàn ông ở trên là người bảo trợ các nghệ sĩ.  Ở nhà bị vợ trách mắng và nghe con khóc thì trốn nhà là phải.

24 tháng 11, 2013

Một hãng vô tuyến điện ngoại quốc Thu thanh Hồ Chủ Tịch (1946)

Một hãng vô tuyến điện ngoại quốc Thu thanh Hồ Chủ Tịch cùng với bài Tiến Quân Ca, Diệt Phát Xít

A foreign wireless company records President Hồ on to a record with The Advancing Army Song, Wipe Out Fascists

Sáng hôm qua, 27-4-46 -- Hai nhà vô tuyến điện Pháp là ông Sallebert và Gauch có đến yết kiến Hồ Chủ-tịch, xin Chủ-tịch tuyến bố một vài lời để thu thanh vài lời để thu thanh vào đĩa để gửi sang Pháp.

Chiều theo lời yêu cầu khẩn khoản, đại khái Hồ Chủ-tịch tuyến bá: Tôi gửi lời chào thân ái dân tộc Pháp.  Mặc dầu có những trở lực hiện thời, tôi tin rằng sự hợp tắc dân tộc Pháp và dân-tộc Việt sẽ đến kể quả vì hai dân tộc cùng theo đuổi lý tưởng chung; tự-do, bình đẳng, bác-ái.

Sau khi tuyến bố, hai nhà điện thanh lại phỏng vấn cụ một vài phút để thu thanh vào đĩa.

Đến chiều, hai ông lại tới xin phép thu thanh những bản nhạc Tiến-quân-ca, Diệt phát-xít Hồ-chí-Minh muôn năm, do ban âm nhạc Vệ-quốc đoàn cử.

Yesterday morning, April 27, 1946 -- two French wireless experts, Mr. Sallebert and Mr. Gauch paid an official vist upon President Hồ, requested the President to proclaim a few words to record to disc to send to France.

Indulging this entreaty, President Hồ proclaimed: I send loving greetings to the French people. Although there are impediments at this time, I believe that cooperation between the French people and the Vietnamese people will produce results because our two people pursue shared ideals: liberty, equality, fraternity.

After the proclamation, the electric sound experts then interview the elder for a few minutes to record to disc.

In the afternoon, the two gentlemen requested permission to record the pieces Advancing army song, Wipe out fascists, Hồ Chí Minh forever, played by the by National Guard music group.

nguồn: Độc Lập 28 tháng 4 1946, tr. 1


Ông Sallebert đã làm phóng viên cho các báo Pháp như Combat, Le Monde, and Le Figaro.  Ông thu thanh Hồ Chí Minh chắc là việc thu thông tin và không có nghĩa ngoại giáo như báo Độc Lập tưởng.  Người đọc bài báo ở trên sẽ nghĩ rằng Hồ Chí Minh và chính phủ Việt Nam cho "hai nhà điện thanh" "đến yết kiến" là một đặc ân.  Còn "hai nhà điện" "xin phép" thu vài ca khúc Việt Nam.  Chắc cụ Hồ và dàn nhạc Vệ Quốc Đoàn (của Đinh Ngọc Liên chỉ huy) rất vui được điều kiện chia sẻ với thính giả xa xôi.

Nếu tư liệu này còn tồn tại thì quý lắm!  Có lẽ đây là trường hợp đầu tiên của tác phẩm tân nhạc Việt Nam được thu trên đĩa hay băng.  Tôi cũng nghĩ rằng các phóng viên đang lấy tư liệu này để biên soạn một chương trình để phát thanh.  Các hành khúc thời khởi nghĩa tháng 8 sẽ gây không khí tốt cho một chương trình thời sự.

23 tháng 11, 2013

tấm ảnh từ Richard E. Wood Collection




Vietnamese Band - Headquarters and Headquarters Command, 1st Signal Brigade Company Area, Long Bình

Một ban nhạc Việt Nam ở bốt Mỹ.

Nguồn: Richard E. Wood Collection, Vietnam Center and Archive.

Bà chúa Bé Tý (1936)

Bà chúa Bé Tý một bóng hoa ở chợ phiên 
Lady Little Tý, a flower at the fair.

nguồn: Phong Hóa 187 (15 mai 1936), tr. 9.

Cô Bé Tý là một người huyền thoại - tiếng Anh gọi là larger than life - lớn hơn đời sống.  Bà là một người đồng bóng có một đời sống rất độc đáo.  Được phát hiện hình ảnh của bà ấy tôi thấy thú vị lắm.  Tôi không biết thân phận của bà ra sao?

Đọc thêm về Bà chúa Bé Tý dưới đây (trích Hồi Ký: Thời thơ ấu của Phạm Duy)

Nói tới chuyện lên đồng của thời tôi còn bé thì phải nói tới Cô Bé Tý ở Hàng Bạc, một cô me Tây rất ngộ nghĩnh mà tôi có hân hạnh được tới gần. Cô Bé Tý được coi như ngang hàng với người nổi danh trong làng me Tây là cô Tư Hồng nhưng cô Bé Tý được nhiều người yêu mến vì tính đồng bóng của cô.

Trước hết, cô Bé Tý là người rộng rãi, ai xin tiền cô cũng cho. Rồi tới cái ngông của cô là ở ngay giữa thành phố, cô cho xây một Sở Thú (Zoo) nhỏ với một dẫy chuồng nhốt khỉ, gấu và những con thú (cô làm thành quái vật) như gà ba chân và lợn hai mõm. Ai đi qua nhà cô cũng phải dừng chân lại để coi Sở Thú tí hon này. Tôi và thằng Bảo là bạn ở cạnh nhà (cháu của Chu Viên, em rể của Duy Lam, Thế Uyên) được cô rất yêu. Được cô cho vào chơi. Vào trong nhà cô là như lạc vào trong truyện vẽ bằng tranh, vào trong truyện thần tiên. Nào là những xác chim, xác hổ được nhồi bông. Nào là những con rắn sống uốn mình quanh chiếc ngai sơn son thếp vàng trên đó có cô Bé Tý ngồi bảnh choẹ và lên đồng thường xuyên giữa một đám đầy tớ toàn là những người lùn. Ai vào nhà Cô thì đều phải gọi Cô là Bà Chúa.

Đối với tôi, cô Bé Tý với thế giới gà ba chân, lợn hai mõm, những người lùn, những đồng cô bóng cậu mặc y phục lộng lẫy, múa gươm hay chèo thuyền trong khói nhang nghi ngút, với chiêng trống tưng bừng... giống như chuyện ảo tưởng có thực. Tôi luôn luôn cho rằng những người như Cô Bé Tý, người chào không biết mỏi ở phố Hàng Dầu -- và sau này nhà thơ Bùi Giáng -- là những người sung sướng nhất, vì họ được luôn luôn sống trong cảnh dị thường. Được sống đầy đủ với cô Bé Tý trong một thế giới thần tiên nên sau này tôi không còn ham mê đọc những tác phẩm giả tưởng của Andersen và cũng không còn thích coi những phim hoạt hoạ của Walt Disney nữa.

Tú Mỡ (1936)

Tú Mỡ (ngẫm nghĩ) - Thực là Mèo thấy mỡ.
(Tú Mỡ nghĩ ra bức tranh này)
Theo truyện có thực

Tú Fat (to himself) - Truly the Cat sees fat.
(Tú Fat thought up this picture)
A true story

nguồn: Phong Hóa 184 (24 tháng 4 1936), tr. 3

Tú Mỡ tham gia Tự Lực Văn Đoàn một cách tích cực không kém ai.  Gần như số nào của báo Phong Hóa có một hay mấy bài thơ của Tú Mỡ.

21 tháng 11, 2013

48! Thế là tôi lên được 3 kí... - Phạm Hảo (1958)

-- 48! Thế là tôi lên được 3 kí..
-- Phải , 3 kí "tóc".

-- 48! That means I gained 3 kilograms
-- That's right, 3 kilograms of hair.

nguồn: Thời mới 14 tháng 2 1958, tr. 2.

Chuyện đùa không thể bao giờ cũ.  Năm 1964 thì ông bác sĩ không đo 5 phần tóc hay người ta lầm lẫn một chàng trai với một cô gái.  Nhưng tranh này cũng chứng minh rằng năm 1958 Hà Nội từng có thanh niên thích để tóc dài.

19 tháng 11, 2013

Thăng Long Học Hiệu (1935)

Thăng Long Học Hiệu / Trường Thăng Long / École Thăng Long là một ngôi trường rất nổi tiếng nhưng tôi chưa thấy hình này trên mạng.  Các quảng cáo trên tờ báo xưa là một nguồn thông tin rất thú vị.  Lướt qua các tạp chí Phong Hóa tôi được tìm thấy các ảnh quảng cáo ở dưới.
Thăng Long Học Hiệu
9 et 11, Phố Hàng Cót, Hanoi
Sáng lập từ 1920

École Thăng Long

nguồn: Phong Hóa 154 (20 septembre 1935), tr. 15.

Trong quảng cáo ở trên có giáo viên Đặng Thái Mai và Hoàng Minh Giám rồi, nhưng chưa có Võ Nguyên Giáp.

Phòng thí nghiệm hóa học ở Thăng Long Học Hiệu.  Trời ơi, nhìn con rắn trên tủ.

nguồn: Phong Hóa 155 (27 septembre 1935), tr. 19.
École Thang-Long
Enseignement secondaire, primaire supérieur et primaire
Directeur: Nguyễn Bá Húc
Licencié ès-sciences mathématiques

Trường Thăng Long
Giáo dục trung học, cao đẳng tiểu học và tiểu học
Giám đốc: Nguyễn Bá Thê Húc
Bằng cử nhân khoa học toán học

nguồn: Phong Hóa 162 (15 novembre 1935), tr 15.

Ở trên có các học trò xếp hàng ở ngoại trường.

Mâý tủ sách Thư Viện nhà Trường

Mặt sau ra sân nhà Trường

nguồn: Phong Hóa 172 (31 Janvier 1936), tr. 12.