29 tháng 4, 2013

Bodéga, Hà Nội, 1957

Bodéga

57 phố Tràng-Tiền Hà-nội -- G.N. 2396
Giám đốc: K. Naraindas

Tiệm Cơm Âu Ấn
do đầu bếp chuyên nghiệp phụ trách

Nơi hẹn hò của những khách sành ăn tại Thủ-đô

nguồn: Thời mới 20 tháng 6 1957, 3


Chữ bodéga gốc từ tiếng Tây Ban Nha có nghĩa tiệm nhỏ hay kho rượu.  56 năm sau ở địa chỉ 57 Tràng Tiền này thì Bodéga vẫn còn.  Hiện nay được gọi là Bodega Hotel của Công Ty Cổ Phần Bôđêga.

nguồn ảnh: Diachiso.vn

Ai ngờ là thủ đô Hà Nội trên đường đi lên xã hội chủ nghĩa và bị che sau cái màn sắt còn nhiều người khách sành ăn các món Âu-Ấn?

25 tháng 4, 2013

Xưởng lọc nước mắm trắng của M. Đoàn-Đức-Ban tại Cát-Hải Quảng Yên


Xưởng lọc nước mắm trắng của M. Đoàn-Đức-Ban tại Cát-Hải Quảng Yên

Xưởng mười cá của M. Đoàn-Đức Ban quản trị lấy tại Cát Hải Quảng Yên

nguồn: Phong Hóa 27 (23 tháng 10 1932), 5.


Đoàn Đức Ban là bố của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn.  Nhờ công ty Vạn Vân này mà Đoàn Chuẩn thành "công tử."

22 tháng 4, 2013

6 tấm ảnh chụp ở Hà Nội năm 1993

Tôi đến Việt Nam lần đầu là tháng tư năm 1993 - vậy đã hai mươi năm rồi.  Đi du lịch ở một xứ xa lạ tất nhiên tôi phải mang theo một máy ảnh.  Còn một điều tất nhiên nữa phải chụp một kiểu ảnh ở một thắng cảnh như bờ Hồ Hoàn Kiếm - một Hồ Hoàn Kiếm khá yên tĩnh.
Thêm một điều tất nhiên nữa phải nếm các đặc sản, vậy người ta dẫn tôi đi ngõ Cấm Chỉ.  Tôi hãy đến nơi đó để ăn cháo cá quả và miến lươn.
Quảng trường trước lăng Hồ Chí Minh cũng khá vắng vẻ
Cám ơn anh Long đã đẻo đi ra thành phố một chút -- đây là ngã ba Quốc Lộ 1 và Quốc Lộ 5.
Tôi không nhớ rõ đây là phố nào?  Chắc tôi chụp ảnh này để minh hoạ giao thông lộn xộn trong thành phố, nhưng hiện giờ phải thừa nhận sự yên ổn của đường phố Hà Nội năm 1993 so với hiện nay.  Còn tỷ lệ xe đạp còn chiếm được đường còn khá - có lẽ bốn mươi phần trăm.  Chà thấy xe ô-tô này cả.
Đây là Nhạc Viện Hà Nội.  Chắc nhà này bị phá rồi.  Hà Nội thuở ấy chưa chen chật và mở rộng như hiện nay.

21 tháng 4, 2013

Mùa đông (Winter) - Trần Thy Nhã Ca (1961)

không còn một nàng tiên vỗ về ru giấc ngủ
there's no more fairy to lull you to sleep
không còn một lời ca làm dịu hồn cô đơn
there's nary a word to sing that would ease a lonely soul
không còn thư tình thơm nức mùi thuốc lá
there are no more love letters scented with cigarette smoke
không còn một bàn tay vuốt ve giận hờn 
there's no longer a hand to sooth the anger 

không còn gì, không còn gì, tất cả 
there's no more, there's no more, at all

mỗi buổi mai thức dậy tiếng còi tàu 
every morning awakened by the train whistle
đời tình ái cỏ rơm
a life of love and straw
cùng khoảng trống bên vai nơi nỗi buồn ở lại 
along with an emptiness on my shoulders where sadness remains
với mặt trái bàn tay, mặt phải của linh hồn 
with the left side of your arm, right side of your soul

anh đã tự do vào đời tôi đập phá 
you freely entered my life and smashed it

tôi cũng tự do xài phí hết đời tôi 
I also took the liberty of wasting my whole life
cuối những sớm mai chiều tối của đời mình
the end of my life's mornings and nights
khi ngã xuống những tháng ngày mục rã 
as days and months in decay tumble down
tôi cũng không cần ai nhớ ai quên 
I don't need anyone to remember or to forget

người con gái chết đi mang tên loài cỏ dại.
a girl died named wild grass.


Sáng Tạo, số 7 tháng 9 năm 1961

Nghĩa của bài thơ này không phức tạp lắm.  Đây là cảm xúc của một phụ nữ bị phụ tình.  Nhưng cách nhìn của thi sĩ có chất thuyết sinh tồn - hãy xem hai chỗ có chữ "tự do."  Hai nhân vật đều không bị số phận ép.  Đời có lô-gích.  Hai người chịu trách nhiệm của hành động mình, dù cách hàng động theo cách nhìn của thi sĩ phải gọi là vô lô-gích hay nói cho chính xác là không xây dựng.  Anh "vào đời tôi đập phá" và "tôi "xài phí hết đời tôi."

Cuộc tình ấy vẫn vương vấn trong trí nhớ của thi sĩ với những hình ảnh mùi thuốc lá, tay vuốt ve.  Tất cả tan vỡ, nghĩa là người thi sĩ này mất một quãng đời quý báu trong đời mình.  Vậy rút cuộc cô ấy lại bắt đầu coi nhẹ đời mình là "người con gái chết đi mang tên loài dỏ dại."

Sự vương vấn vô lô gích làm nhiều nhà lý luận theo phái thanh giáo muốn bài trừ các biểu hiện của tình yêu.  Song việc "xài phí" và "đập phá" đều thuộc về tự do và nhân phẩm con người.  Còn con người toàn diện sẽ tự hiểu biết mình đến mức mà nhận ra các cảm xúc phức tạp.

20 tháng 4, 2013

tấm ảnh màu từ Rufus Philips Collection 1954-6


dân Bắc di cư vào nam
 
Đại tá Edward Lansdale
 
Ngô Đình Diệm ở Bình Định
 

nguồn: Rufus Philips Collection, Vietnam Center and Archive

18 tháng 4, 2013

1... Mát ruột ... 2... Đau lòng! - Đông Sơn (1933)


1... Mát ruột ... / Refreshed to the core

2... Đau lòng! / Aching the heart

nguồn: Phong hóa 7 tháng 7 1933, trang 2.

Theo wikipedia thì quát điện mới thành phổ biến toàn cầu từ thập niên 1920 vì kỷ thuật cho sản xuất rẻ tiền hơn.  Có lẽ tranh này được vẽ từ khi quát điện mới được dân Việt sử dụng đến.  Mua một xà xỉ phẩm như thế là một chuyện, nhưng trả tiền điện một tháng là một chuyện khác.

16 tháng 4, 2013

Còn bao lâu nữa mình lên được chủ nghĩa xã hội? (How Much Longer Until We Reach Socialism?) - Đặng Nhân (1965)

nguồn: Thủ đô Hà Nội 16 tháng 3 1965, tr. 3

"Ngồi buồn tán chuyện":

--Còn bao lâu nữa chúng mình lên được chủ nghĩa xã hội bà chị nhỉ?

Hàng xén - Lơ hồng

"Sitting sadly chatting":

--How much longer 'til we get to socialism, sister?


Bà mập đứng ra vẻ buồn xỉu, ông hút thuốc thoát mô hồi.  Xã hội chủ nghĩa là một thiên đường mà mỗi người muốn được lên.

Tất nhiên buôn bán vỉa hè trái với kế hoạch xây xã hội chủ nghĩa.  Nhưng dân vẫn phải mưu sinh.  Ngồi suốt ngày, bị cấm, bị công an kèm riết - thế đó là một cuộc sống gay go chứ?


Gần năm mươi năm sau thiên đường xã hội chủ nghĩa chưa tới. Có lẽ nó xa hơn bao giờ.  Về vật chất thì đời không gay go như xưa.  Nhưng chắc mỗi người còn mong nhiều hơn ở xã hội và cuộc đời.

15 tháng 4, 2013

Một đời người (A Man's Life) - ?? (1932)

nguồn: Phong Hóa 16 (6 tháng 10 1932), 6

Nhỏ - Little
Nhớn lên học - Growing up, studying
Mong đi học - The desire to work
Cuộc tiêu sầu cho qua ngày đoan tháng - Drowning one's sorrows as the days turn to months
Cuộc vui ... tuổi già - Amusements ... of old age
Hết! - That's all!

Tranh chuyện này thật hay.  Nó phản ánh đời sống của thời tám mươi năm trước, nhưng cũng không xa lạ lắm so với đời này.  Bỏ cả tuổi trẻ học thi đến mức phải đeo kính.  Rồi tất nhiên các "cuộc tiêu sầu" và "cuộc vui" đổi hình thức, nhưng hai nhu cầu ấy vẫn còn.  Thay vì cô đầu thì hiện nay thì đi nhậu hay hát karaoke, thay vì thuốc phiên thì hiện nay có rượu bia ma túy.

Có lẽ cái ý chính của tranh này là làm cho các đàn ông bắt phải tự nhủ - mình có thực sự làm gì trong đời này? Chỉ có con chim hót trên mộ mình?

11 tháng 4, 2013

thêm tấm ảnh từ Rufus Philips Collection




Hoan nghênh quân đội quốc gia Việt Nam
 
- Tư tưởng không bị kiếm chế
- Cá nhân không bị trói buộc
- HẠNH PHÚC nghĩa là:
- Ruộng đất tài-sản nhân dân không bị tập trung làm của chung ...

nguồn ảnh: Rufus Philips Collection, Vietnam Center and Archive.

8 tháng 4, 2013

Nghề đàn! (Musicians By Trade) - Chí Thân (1965)

Đám cưới nọ muốn cho rôm rả
That wedding wanted to be elegant
Ngoài bánh quy, thuốc lá, nước trà
In addition to cookies, cigarettes, tea
Kẹo ngon với lọ đầy hoa
Yummy candy with vases full of flowers
Lại còn cố kéo vài ba anh chàng
You still have got to drag out a couple of guys
Tay cầm nhị, tay cầm đàn
A fiddle in one hand, a lute in the other
Lẳng lơ mấy khúc tơ vàng nỉ non.
Dallying with a few plaintive pieces on their golden threads 
Người dự cưới nghe đờn đã ngán
The wedding guests hearing the music are bored
Lại lời ca còn chán chường hơn!
And the words you sing are even more tedious!
Trông người trau chuốt nước sơn
Seeing people all dolled up with a fresh coat of paint
Mà sao đặc xịt tâm hồn của xưa!
But how they're hardened with the spirit of days gone by!
Còn một việc xin thưa... bí mật
And yet another thing, I beg of you... keep it secret
Đợi mọi người đi khuất mới làm
After waiting for everyone to leave, this is what they do
Chung ba bốn chú chơi đàn
Together three or four musicians
Được xơi một lúc hăm nhăm đồng--tròn
Imbibe at once at 25 đồng--exactly
Tiếc cho lễ thành hôn nhà nọ
I feel sorry for the wedding at that house
Văn nghệ thành méo mó văn nghê!
Performing arts distorted into nonsense!
Còn như mấy bạn trẻ kia
And those young friends there
Nghề đàn kiểu đó cũng nghề... buôn thôi!
That musician's trade is ... just a trade!

Chí Thân
(Hải Phòng)

nguồn: Thời mới 28 tháng 3 1965, 2


Trong một thời gian "tất cả vì miền Nam ruột thịt" làm sao mà chấp nhận những người dành tiền cho những việc vô ích như đám cưới? 

Còn làm sao mà chấp nhận các nhạc công ̣(tức nghệ nhân / nghệ sĩ nhạc truyền thống) nhận được tiền sau khi phục vụ người nghe? "Nghề đàn kiểu đó cũng nghề... buôn thôi!"

Dù gọi là "tâm hồn của xưa" như thế rõ là thái độ "xướng ca vô loại" của thời phong kiến.  Khi nghiên cứu đến nhạc đám cưới ở Hà Nội tôi chỉ nghe đến những tiệc cưới mời vài người hát và chơi đàn ghi-ta.  Họ chơi "nhạc xanh" (nhạc ngoài quốc) và vài bài ca "đỏ" nhẹ nhàng.  Một người tiêu biểu chơi nhạc cho các đám cưới thuở ấy là Toán Xồm.  Theo những người tôi gặp họ không được "xơi" đồng xu nào - họ thích giúp vui, và khoe tài của mình và cũng thích được ăn, uống, và hút thuốc cho ngon một chút.

Vậy có vấn đề chính là dân miền Bắc còn "phí" tiền tổ chức đám cưới với ý sĩ diện.  Vấn đề phụ là các nghệ nhân chơi nhạc phụ vụ đám cưới mà không thuộc cơ chế nào.  Nhạc của họ thì "nỉ non" nghe "chán chường" và "ngán."  Nội dung thì vui tươi, không xây đất nước.

"Tiếc cho lễ thành hôn nhà nọ."  Mục đích của bài thơ dư luận này là báo cáo rõ cho mọi người biết rằng tổ chức đám cưới lớn là sẽ bị xã hội chê.  Tôi nghĩ rằng đại đa số người đã biết rồi.  Họ biết phải giấu tài sản và của của mình để mà không bị chú ý đến.  Nhưng dù thế nữa, dân miền Bắc Việt Nam vẫn không thể bỏ truyền thống đám cưới với mỗi nét đẹp và xấu của nó.

7 tháng 4, 2013

Cửa hàng bán và sửa chữa nhạc cụ - 1964

Cửa hàng bán và sửa chữa nhạc cụ
Xưởng nhạc cụ Bộ Văn hóa 19 Tràng-Tiền Hà-Nội

Bán hạ giá

Các loại nhạc cụ từ 55% trở xuống

--Mới có thêm các loại đàn Piano, Ghi-ta điện, Cello và Violon loại đặc biệt.  Ghi-ta mặt phồng có nam chỉ nhựa, các loại đàn dân tộc cải tiến gỗ mun Khóa đồng khảm trai có hộp

--Nhận chữa các loại đàn Piano, Accordéon, Violon và các loại đàn khác

-- Mở cửa từ 7 giờ đến 17 giờ, chủ nhật đến 21 giờ.

nguồn: Thời mới 28 tháng 7 1964, tr. 3


Shop selling and repairing musical instruments
Musical instrument workshop of the Ministry of Culture 19 Tràng Tiền, Hà Nội

On sale

Instruments at 55 percent off or less

--Now we have more exceptional kinds of pianos, electric guitars, cellos and violins.  Hollow body guitars inlayed with varnish, upgraded national instruments with ebony wood, brass pegs, oyster shell inlay and a case

--We repair all kinds of pianos, accordions, violins and other instruments

--Open from 7 AM until 5 PM, Sundays until 9 PM


nguồn ảnh: Hugh Manes Collection, Vietnam Center and Archive


Câu hỏi thứ nhất: ở Hà Nội năm 1964 có ghi-ta điện tử không?  Tôi nghĩ rằng lúc bấy giờ ghi-ta điện tử có nghĩa là ghi-ta Hawaii điện tử.  Hồi đó còn một vài thầy ̣(như Đoàn Chuẩn chẳng hạn) dạy ghi-ta điện tử.

Câu hỏi thứ hai: tại sao trong một nước cộng sản chủ nghĩa có quảng cáo bán hạ già như các xã hội thị trường?  Năm 1964 chiến tranh chưa khốc liệt vậy chưa có nhiều dân Hà Nội đi sơ tản ở nông thôn hay miền núi.  Có lẽ vài năm sau cửa hàng phải hạ giá thêm?

Thuở ấy ai có tiền hàng xịn như thế?

Hiện nay hình như không Xưởng nhạc cụ Bộ Văn hóa không còn?  Họ đóng cửa hay đổi tên?