Tôi đã nghĩ nhầm. Tôi đã tưởng rằng chỉ có vài bài ca "phản chiến của Trịnh Công Sơn còn bị cấm phổ biến ở Việt Nam. Rồi 12 tháng 7 2012 Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn cho đăng "Danh mục các bài hát trước năm 1975 được phép phổ biến" trên mạng.
Trang tư liệu ấy (http://cucnghethuatbieudien.gov.vn/xem-tin-tuc/thong-tin-tu-lieu/danh-muc-cac-bai-hat-truoc-nam-1975-duoc-phep-pho-bien-phan-ix.html - link này không còn hiện hữu) và cả website của Cục từ hơn một tháng trước đã biến mất, nhưng tôi đã lưu trữ.
Tôi nghĩ rằng trang ấy mô tả tình trạng của các bài ca từ 1 tháng 5 1975 đến đầu năm 2012. Có lẽ thêm một số bài ca được cấp phép sau đó. Nhưng theo tư liệu này thì tối thiếu là 134 ca khúc của Trịnh Công Sơn đã chính thức bị cấm trong vòng 37 năm đó. Nói là "cấm" thì không chính xác vì sự thật là rất ít bài ca của tác giả nào bị cấm mà chỉ "chưa được phép" thôi.
Dưới đây là tên của tất cả các bài ca của Trịnh Công Sơn đã được phép phổ biến đến tháng 7 năm 2012.
Tất cả là 32 bài ca. Ở cuối bài blog này có danh mục gồm 134 tác phẩm của Trịnh Công Sơn viết trước 1975 mà tôi được sưu tầm hay thấy được xuất bản qua tập nhạc hay băng đĩa nhạc mà đến đầu năm 2012 chưa được cấp giấy phép. Đây là chưa kể đến những ca khúc khác mà nhạc sĩ hay gia đình của nhạc sĩ chưa công bố. Trong danh mục chưa giấy phép này có khá nhiều bài ca được in và thu đĩa ở Việt Nam trong những năm trước đây. Một bài ca có địa vị thiêng liêng như "Nối vòng tay lớn" được hát trên đài lúc Việt Nam được thống nhất chưa được cấp phép. Có bài "Đóa hoa vô thường" được thính giả của chương trình Làn Sóng Xanh bầu cử thành bài ca số một của tháng 10 1997 trên danh mục này. Cũng có bài ca "Một cõi đi về" là một trong những bài mà những người dự thi Tiếng Hát Truyền Hình năm 2002 hát.
Một "Danh mục các bài hát chưa được phép phổ biến" của Cục Nghệ thuật Biểu diễn sẽ luôn luôn có những thiếu sót lố bịch. Một danh mục "cấm" sẽ hợp lý hơn. Nếu phải xin thì sẽ có trường hợp nhiều bài ca với phẩm chất giá trị cao bị coi như trái phép. Cấm là phải tiết lộ lý do cụ thể tại sao tác phẩm bị cấm sẽ gây tai hại cho người nghe. Điều lố bịch nữa là tất cả các bài hát này được tha hồ hát và nghe ở khắp năm châu. Chỉ có quê hương Trịnh Công Sơn cấm nhạc của Trịnh Công Sơn.
Một sự thật khác là Cục Nghệ thuật Biểu diễn quản lý rất lỏng lẻo. Thanh Lam hay Hồng Nhung thu hay hát một phần lớn các bài ca dưới đây thì không có ai để ý đến việc xin phép. Nhưng chắc nếu một ca sĩ hải ngoại muốn hát ở Việt Nam thì sẽ phải nghiêm tục theo thủ tục.
Gần đây báo VNExpress (12 tháng 3 2013) có bài viết "Dần xóa cơ chế xin - cho trong cấp phép ca khúc trước 1975" làm cho mình được hy vọng một chút. Nhưng chỉ một chút thôi. Người yêu nhạc Trịnh Công Sơn (và nhiều tác giả khác) cũng còn phải đợi ai xin phép. Việc "dần xóa" chỉ có ý nghĩa là Cục định làm việc kiểm soát này nhanh chóng và tiện lợi hơn.
Danh mục các bài hát Trịnh Công Sơn chưa được phép phổ biến đến năm 2012
Bài Ca Dành Cho Những Xác Người
Bay Đi Thầm Lặng
Bên Đời Hiu Quạnh
Biết Đâu Nguồn Cội
Buồn Từng Phút Giây
Cánh Đồng Hòa Bình
Cát Bụi
Chỉ Có Ta Trong Một Đời
Chìm Dưới Cơn Mưa
Chính Chúng Ta Phải Nói Hòa Bình
Cho Quê Hương Mỉm Cười
Chờ Nhìn Quê Hương Sáng Chói
Chưa Mòn Giấc Mơ
Có Một Giòng Sông Đã Qua Đời
Có Một Lần Không Còn Bóng Dáng Con Người
Có Nghe Đời Nghiêng
Có Những Con Đường
Cỏ Xót Xa Đưa
Còn Có Bao Ngày
Cúi Xuống Thật Gần
Cũng Sẽ Chìm Trôi
Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu
Dã Tràng Ca
Dân Ta Vẫn Sống
Dấu Chân Địa Đàng
Du Mục
Dựng Lại Người Dựng Lại Nhà
Đại Bác Ru Đêm
Để Gió Cuốn Đi
Đêm Bây Giờ Đêm Mai
Đêm Thấy Ta Là Thác Đổ
Đi Tìm Quê Hương
Đóa Hoa Vô Thường
Đôi Mắt Nào Mở Ra
Đồng Dao Hòa Bình
Đời Cho Ta Thế
Đừng Mong Ai Đừng Nghi Ngại
Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên
Em Đã Cho Tôi Bầu Trời
Em Đi Trong Chiều
Gần Như Niềm Tuyệt Vọng
Gia Tài Của Mẹ
Giọt Lệ Thiên Thu
Góp Lá Mùa Xuân
Hát Cho Một Người Vừa Nằm Xuống
Hát Trên Những Xác Người
Hãy Cố Như
Hãy Cứ Vui Như Mọi Ngày
Hãy Đi Cùng Nhau (cũng được gọi bằng tên Hãy Đi Cùng Tôi)
Hãy Khóc Đi Em
Hãy Nhìn Lại
Hãy Nói Giùm Tôi
Hãy Yêu Nhau Đi
Hòa Bình Là Cơm Áo
Huế Saigon Hànội
Khói Trời Mênh Mông
Lại Gần Với Nhau
Lời Của Dòng Sông
Lời Ở Phố Về
Lời Thiên Thu Gọi
Môi Hồng Đào
Một Buổi Sáng Mùa Xuân
Một Cõi Đi Về
Một Lần Thoáng Có
Một Ngày Như Mọi Ngày
Một Ngày Vinh Quang, Một Ngày Tuyệt Vọng
Mùa Áo Quan
Mùa Phục Hồi
Mưa Hồng
Này Em Có Nhớ
Ngày Dài Trên Quê Hương
Ngày Mai Đây Bình Yên
Ngày Về
Ngậm Ngùi Riêng Ta
Ngẫu Nhiên
Nghe Tiếng Muôn Trùng
Ngụ Ngôn Mùa Đông
Nguyệt Ca
Người Con Gái Việt Nam
Người Đi Hành Hương Trên Đỉnh Núi
Người Già Em Bé
Người Hát Bài Quê Hương
Người Mẹ Ô Lý
Người Về Bỗng Nhớ
Nhân Danh Ai Anh Bắn Vào Người
Nhân Danh Việt Nam
Nhìn Những Mùa Thu Đi
Như Cánh Vạc Bay
Như Một Vết Thương
Như Tiếng Thở Dài
Những Ai Còn Là Việt Nam
Những Con Mắt Trần Gian
Những Giọt Máu Trổ Bông
Níu Tay Nghìn Trùng
Nối Vòng Tay Lớn
Nước Mắt Cho Quê Hương
Ông Tiên Vui
Ở Trọ
Phúc Âm Buồn
Quê Hương Nặng Đau
Quỳnh Hương
Ra Đồng Giữa Ngọ
Rồi Như Đỗ Ngây Ngô
Ru Đời Đã Mất
Ru Đời Đi Nhé
Ru Em
Ru Ta Ngậm Ngùi
Rừng Xưa Đã Khép
Sao Mắt Mẹ Chưa Vui
Sẽ Còn Ai
Ta Đi Dựng Cờ
Ta Phải Thấy Mặt Trời
Ta Quyết Phải Sống
Thương Một Người
Tình Ca Người Mất Trí
Tinh Sầu
Tình Xa
Tình Xót Xa Vừa
Tôi Đã Mất
Tôi Sẽ Đi Thăm
Trên Cánh Đồng Hòa Bình
Tuổi Trẻ Việt Nam
Tự Tình Khúc
Từng Ngày Qua
Tưởng Rằng Đã Quên
Vàng Phai Trước Ngõ
Vẫn Nhớ Cuộc Đời
Vết Lăn Trầm
Việt Nam Ơi Hãy Vùng Lên
Xa Dấu Mặt Trời
Xác Ta Xác Thù
Xanh Lòng Phai Tàn
Xin Mặt Trời Ngủ Yên
Yêu Dấu Tan Theo
Welcome The Parabola Group
7 giờ trước
1 nhận xét:
Ds các ca khúc được phép phổ biến đã dời qua nhà mới rồi anh ạ, hihi. Link: http://www.bvhttdl.gov.vn/vn/bh-dc-phep-pho-bien/index.html
Đăng nhận xét