26 tháng 7, 2021

Kỷ thuật trà của phụ nữ Việt Nam (1938)




Hôm qua chúng tôi có kỹ thuật tiệc trà của phụ-nử Việt-Nam đải bà Pagès trước khi về Pháp. Trên đây là tấm hình kỷ-niệm chụp sau bửa tiệc ấy.

nguồn ảnh: Tân Tiến 9 tháng 3 1938

Bà Pagès là vợ của Thống Đốc Nam Kỳ lúc bấy giờ Pierre André Michel Pagès. Trong tấm ảnh này các đàm Pháp đều đội mũ, các phụ nữ Việt thì không.

Điều đáng chú ý là nhạc giải trí trong bửa tiệc sang trọng này là do ba cậu bé cung cấp với các đàn dây truyền thống. 

23 tháng 7, 2021

Yêu cầu mấy chị cho xem thẻ khám bịnh!! Mau lên! - Tuýt (1965)


nguồn: Chính Luận 21 tháng 8 1965

Vài ngày sau trên báo Chính Luận (23 tháng 8) có mục với dòng đầu "Vũ nữ chỉ phải khám bệnh 1 lần trước khi hành nghề."

Ở đằng sau có một nhạc công chơi đàn contrabasse trong dàn nhạc.

16 tháng 7, 2021

Tin âm nhạc (1950)

Chúng tôi yêu cầu tất cã những hãng thâu thanh vô dỉa nếu muốn thâu thanh những nhạc phẩm của chúng tôi, phải viết thơ điều đình trước.

Địa chỉ:
DƯƠNG-THIỆU-TƯỚC
24 Đường Robert Hanoi
THẨM-OÁNH
57 Đường Rollande Hanoi

nguồn: Sài Gòn Mới 2 tháng 6 1950

Lúc bấy giờ Sài Gòn là trung tâm sản xuất đĩa hát ở xứ Việt - Hà Nội chưa có hãng đĩa nào cả. Như vậy chắc chắn nhiều nhạc sĩ ngoài Bắc (đa số các nhạc sĩ nhạc cải cách hồi đó sống ở miền Bắc) cũng không cho phép các tác phẩm được thu thanh và phát hành.

Tức ra nhạc của Dương Thiệu Tước và Thẩm Oánh được bằng hai hãng dĩa là Oria, Philips và Polyphon đều là công ty ở Châu Âu.

10 tháng 7, 2021

Cánh hoa thời loạn (A Flower In Disturbed Times) - Y Vân (1965)

Như cánh hoa trong thời loạn ly 
Like a flower petal at a time of war
Ai đem giông tố bao trùm thế hệ 
Someone brought a tempest that envelopes a generation
Anh nếu thương cho một đời hoa
Dear if you feel pity for a flower's life
Thì xin giữ yên quê nhà.
Then please keep the peace for your native country

Xin anh che chở tấm đời nhỏ bé hậu phương
Please, dear, protect tiny lives behind the lines
Như câu chuyện tình người hùng và giai nhân
Like the love stories of a hero and his young bride
Những cánh hoa hồng bên hàng rào kẽm hầm chông, vẫn mong bàn tay người đem tưới vun trong vườn.
The rose petals next to the barbed wire fence still await someone's arms to irrigate and care for the garden.

Như cánh hoa trong thời biển dâu
Like a flower at a time with land was upended by the sea
Xin anh săn sóc cho đời thắm màu
I ask that you take care for our vivid livies
Ôi nước non chia lìa vì đâu
Oh, why are our mountains and water kept apart
Nòng súng anh xây nhịp cầu.
The barrel of your gun will bridge the gap.

nguồn: Y Vân, "Cánh hoa thời loạn" (S: Việt Nam Nhạc Tuyển, 1965)

Nhạc phẩm thứ 11 của Việt Nam Nhạc Tuyển



Hà Thanh ca bài "Cánh hoa thời loạn."

5 tháng 7, 2021

Quán nhạc Minh Phát tổng phát hành (1970)


Quán nhạc tổng phát hành
Minh Phát
2 Nguyễn Trung Trực -- Saigon
Hộp thơ 2488. Đ.T. 97.639

Các nhà mua về bán, xin liên lạc thẳng với nhà phát hành, sẽ được hưởng nhiều hoa hồng.
Có đầy đủ nhạc Việt (tiền chiến, thời trang) tập nhạc, sách nhạc, nhạc ngoại quốc và
Rừng nhạc bỏ túi. Hàng gởi đi nhanh chóng và bảo đảm.

nguồn: bia sau của Bằng Giang, "Xa nhau từ đó" (Minh Phát, 1970)


Minh Phát, tên thật là Nguyễn Đăng Minh.  Quán nhạc Minh Phát có địa điểm rất tao nhã - ngã đường Nguyễn Trung Trực và Lê Lợi, quân Nhật.  Thực ra quán Minh Phát là một sạp nằm ở vỉa hè ở phía trước một tiệm khác.  Không biết có ai còn giữ một bức ảnh của quán Minh Phát? Đó là một cơ quan xuất bản và phát hành nhạc rất quan trọng của đời sống văn hóa thời Việt Nam Cộng Hòa.  Quán Minh Phát đã tồn tại từ độ năm 1962 đến 1975.  Sau 1975 không biết ông Minh ra sao?

Sau năm 1975 người ta hay gọi nhạc Sài Gòn thời Việt Nam Cộng Hòa bằng các tên như nhạc vàng, nhạc sến hay nhạc boléro.  Thực ra trước năm 1975 tên gọi phổ thống nhất của nhạc này là nhạc thời trang.  Quán Minh Phát "có đầy đủ nhạc Việt (tiền chiến, thời trang)".  Nhạc tiền chiến chủ yếu là nhạc Hà Nội, nhạc thời trang chủ yếu là nhạc Sài Gòn.

Tôi được hân hạnh là người đầu tiên cho chụm từ "Rừng nhạc bỏ túi" trên mạng.  Đây là một hình ảnh rất đúng.  "Quán" của Minh Phát là hai quầy to có tủ ở trong với không biết bao nhiêu "nhạc bướm" (một tờ giấy dài được gấp thành 2 mặt giấy / 4 trang).  Trên mặt quầy một mấy đống tờ nhạc.  Các tờ nhạc cũng được treo trên dây ở trên.