trích Dương Thụ, "Bốn mươi năm Hà Nội" trong Cà phê... mưa (Nxb Nhã Nam, 2010); vốn được in trên báo Bắc Ninh 10/1994.
tr. 20 - Vào một ngày cuối thu của bốn mươi năm trước, ngày mồng mười tháng Mười năm 1954, hàng chục vạn đồng bào Hà Nội, sau gần ba nghìn ngày mong ước chờ đợi, đã đổ ra đường để được sống giây phút cảm động nhất, thiêng liêng nhất của đời mình, để được tận mắt nhìn thấy quang cảnh vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại: Quân ta về, rầm rập tiến vào năm cửa ô, cờ đỏ sao vàng rợp trời, thủ đô giải phọng! ...
On an autumn day forty years ago, the 10th of August 1954, tens of thousands of Hanoi-ans, after an almost 3,000 day wait, poured out into the streets to live most one of the most intense, most sacred moments of their lives, to see before their eyes the most glorious spectacle of contemporary Vietnam: Our soldiers returning, animatedly advancing through the city's five gates, yellow stars on red flags shading the street, the capitol was liberated!
...
tr. 21 - Ngày ấy... nếu chỉ căn cứ vào vẻ bề ngoài như Hà Nội êm ả như trong mơ.
In those days... based on appearances, it was as if Hanoi was peaceful like a dream.
Nhưng... thực ra bên trong thì không như thế. Một cuộc vật lộn, đau đớn đã diễn ra với bao nhiêu đổ vỡ mất mát và cũng biết bao nhiêu nảy nở sinh thành làm thay đổi một cách căn bản Hà Nội, với tất cả những gì nó có trước đó.
But... in fact, on the inside it wasn't like that. A struggle, a painful one occurring with so much breakage and loss and also so much emerging, coming to life, that fundamentally changed Hà Nội from everything that it had before.
Cán bộ, công nhân, dân nghèo thành thị đã trở thành chủ nhân thật sự của kinh thành ngàn năm văn vật. Những tà áo dài thướt tha, những bộ complet lịch sự của tầng lớp trung lưu đã biến mất. Thay vào đó là áo cánh, áo cộc, quần đen, là những bộ áo quần bảo hộ lao động may cắt bằng vải xanh Sĩ Lam Trung Quốc, những bộ đại cán màu rên và áo trấn thủ, áo bông trần, áo len tối màu cho những ngày trở rét.
The city's cadres, workers, the poor had become the true bosses of this civilized, thousand year old capitol. Graceful women's tunics, elegant three piece suits of the middle classes disappeared. In their place were loose shirts, short sleeve shirts, black trousers, protective clothing for work made of army green Chinese fabric, cadre uniforms, padded cotton vests, dark sweaters for cold nights.
Người Hà Nội đã làm một cuộc thanh lọc cuộc đời mình.
Hanoian had purified their lives.
Cái riêng tư được gọi bằng một tên mới: chủ nghĩa cá nhân, và nó nhanh chóng trở thành kẻ thù số một của mọi tâm hồn. Cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa cá nhân tư sản với mọi biểu hiện của nó trong tư tưởng, trong quan niệm, trong sinh hoạt thừơng ngày là cuộc cách mạng quan trọng nhất làm thay đổi gương mặt của người Hà Nội.
The personal was called by a new name: individualism, and this quickly became the number one enemy of every soul. The war against bourgeois individualism and its expression in thoughts, in ideas, in daily activities was the most important revolution that changed Hanoians' appearance.
Họ gạt ra ngoài mọi phù phiếm xa hoa, mọi kiểu lịch sự, mọi hoa mỹ bóng bẩy trong lối sống. Không son phấn, không nước hoa, không thời trang áo quần đồng hồ kính bút...
They rejected every frivolous extravagance, every manner of elegance, every showy ornamentation in their lives. No more make-up, no more perfume, no more fashion in clothing, watches and pens...
tr. 22 - ... Và cũng mất luôn những nhỏ nhẹ cùng sự chọn lọc, chải chuốt ngôn từ, sự luôn xin lỗi cám ơn như một dân Paris chính cống trong lời ăn tiếng nói của người Hà Nội gốc.
... Additionally was lost a gentleness and discernment, a polished vocabulary, an always present "excuse me" and "thank you" like true Parisians in the way of speaking of native Hanoians.
Sự thay đổi này đã tạo ra những nét đẹp mới, chân thật giải dị hơn, nhưng cũng làm mất đi nhiều thứ mà bây giờ mỗi khi nhớ lại vẫn thấy ngẩn ngờ nuối tiếc.
This change created a new beauty, more sincere and simple, but it also caused the loss of many things that every time I recall them make me feel foolish regret.
Ý của Dương Thụ là tất cả mọi người Hà Nội đều mừng cuộc giải phóng thủ đô. Tuy nhiên, giải phóng xong không có ý nghĩa hết đấu tranh. Còn thêm "một cuộc vật lớn" - chống chính người Hà Nội, những người bị gọi là của Hà Nội tạm chiếm. Đây là một cuộc chống phong tục, thói quen, lối sống của dân thành phố. Thay đổi sinh hoạt quen thuộc hàng ngày phải "đau đớn" như Dương Thụ viết - là thay đổi "tất cả những gì nó có trước đó."
Dương Thụ coi cách thay đổi này như lẽ dĩ nhiên phải như vậy - vì "dân nghèo trở thành ... chủ nhân." Còn cũng được "tạo ra những nét đẹp mới." Người Hà Nội được "làm một cuộc thanh lọc cuộc đời mình." Ông mô tả một "cuộc chiến đấu" trong một Hà Nội "êm ả." "Chủ nghĩa cá nhân" bị công kích. Bị công kích cũng có ý nghĩa là "chủ nghĩa cá nhân" cứ phản kháng và không đầu hàng. Nhiều nét Hà Nội "phù phiếm xa hoa" và "chải chuốt" cố và được tồn tại. Tuy nhiên tồn tại với "bao nhiêu đổ vỡ mất mát."
vài hình ảnh trong phim tư liệu Viet Minh troops take over in Hanoi 1954.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét