3/4
Hôm xưa tôi đến nhà em
A day long ago I went to your house
Ra về mới nhớ rằng quên cây đàn
After I left I remember that I forgot my guitar
(Tình tang tính tính tình tang)
Đêm khuya thao thức mơ màng
I stayed awake the whole night in a fantasy
Chờ mai tìm đến cô nàng ngây thơ
Waited for tomorrow to go look for that innocent lass
(Tình tang tính tính tình tang)
Hôm sau tôi đến nhà em
The following day I went to your house
Cây đàn nằm đó nhưng em đâu rồi?
The guitar lay there, but where were you?
(Tình tang tính tính tình tang)
Bông hoa trên phím tươi cười
A flower on the frets was freshly plucked
Người tiên tặng đoá hoa đời xinh xinh
A fairy gave it, life was so nice
(Tình tang tính tính tình tang)
Tôi nâng niu cây đàn, tình tang
I caressed my guitar
Đem về say đắm, tôi nâng niu hoa tàn, tình tang
Took it home lost in a spell, I caressed the wilting flower
Khi bông hoa úa vàng, tình tang
As the blossom grew pale
Lòng tôi vấn vương, nhớ người hay nhớ hương? tình tang
My heart ensnared, did I long for her or the fragrance?
Đàn ôi Thôi cứ lên tiếng than
Oh guitar! Just keep up those those plaintive tones
Hay cứ reo nỗi hoan
Or keep crying out for joy
Trên đường lên viễn phương
On the road to distant lands
(Tang tình tang tính tang)
Người ôi! Tôi thường hay muốn biết
Dear girl! I've often wanted to know
Với tình hoa thắm thiết
With the flower's ardent affection
Yêu tôi hay yêu đàn?
Did you love me or my guitar?
Tôi nghĩ rằng từ lúc đầu xuất hiện bài ca này nghe mới mẻ lắm. Các bài ca Việt trước được ca từ có như phong cảnh - gió trăng lạc lối... sương lam mờ chân mây... Các ca từ này rất hay và đầy ý nghĩa nhưng cũng biểu lộ những cảm tượng mơ hồ.
Với bài hát "Cây đàn bỏ quên" Phạm Duy soạn ca từ kiểu kể chuyện - một cuộc gặp gỡ và các suy nghĩ đi cùng. Và Phạm Duy đi sâu vào tâm tư của một chàng trai trẻ. Phạm Duy viết ca khúc này trong thời "Nam Tiến" - ông nhập ngũ và đi vào Nam. Trong quyển Hồi Ký tập II của ông, ông kể:
"Cũng ở trên một bãi biển, lần này là bãi biển ở gần Phan Rang, sống tại nhà của đồng bào có cô con gái rất xinh, bởi vì bây giờ -- than ôi -- tôi cần phải giữ "đạo đức cách mạng" cho nên tôi chỉ soạn ra một bài hát rất dụt dè là bài "Cây Đàn Bỏ Quên" bịa ra chuyện tôi đến chơi tại nhà cô em rồi ra về mới nhớ rằng quên cây đàn."
Nghĩa là "Cây đàn bỏ quên" là một chuyện có thực (ít nhiều). Phạm Duy nói rằng bài này "rất dụt dè" nhưng tôi nghĩ rằng hồi đó ông chưa được viết một ca khúc nồng nàn hay cụ thể hơn.
Hình như lúc nào bài ca này được biểu diễn các nam ca sĩ cũng hát một cách chậm chạp, âm thầm, sầu lắng. Nhưng Phạm Duy đặt nhịp đi là Allegretto nghĩa là hơi nhanh. Còn dù ca từ bài hát này cũng có một số nét buồn tôi nghĩ rằng ca từ này cũng được chất vui đùi.
Người "em" thì có nhà có chỗ ở nhất định. Người "tôi" là một kẻ lãng du chọn một kiếp lữ hành - không nhà, chắc chỉ vác ba lô và cây đàn. Tôi cho rằng ca khúc này có ba nhân vật, còn nữa miêu tả một tam giác tình yêu (love triangle). Tất nhiên ba nhân vật ấy là người "em," cái "tôi" và cây đàn. "Em" có thể yêu tôi hay cây đàn. Cây đàn ấy và tôi là đôi tri kỷ. Theo Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của (1895) nghĩa của tri kỷ là "kẻ biết mình, một lòng một dạ với mình." Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê, chủ biên; Trung tâm từ điển học, 2002) thì tri kỷ nghĩa "bạn rất thân, hiểu rõ lòng mình." Bạn tri kỷ này tiết lộ cảm tình hộ cái "tôi." Cây đàn này nói lên những lời mà cái tôi không không thể hay không dám tỏ.
Rồi cây đàn ấy bị bỏ quên. Hay được bỏ quên? Tôi nghĩ rằng cây đàn ấy không thể nào ngẫu nhiên để lại trong nhà em đó. Dù ý thức hay vô ý thức cái tôi có ý định nhờ cây đàn ấy giúp làm mối cho mình. Còn thú vị hơn cái tôi có thể tưởng tượng cây đàn ấy thay mặt cho mình được gần, được thân mật với người em ấy. Được tường mìn ở trong khuê các - tất nhiên phải "thao thức mơ màng" cả đêm.
Nhưng người em ấy rất khéo, rất khôn. Dù thấy cảm động nhiều, người em ấy cũng biết rằng cái tôi lãng du này sẽ không ở lại lâu với mình, không phải là đàn ông đáng hiến tình yêu của mình. Như trong bài "Chuồn chuồn ớt" anh ấy sẽ ra đi song người em này không muốn lâm vào cảnh "một mình ra ngõ, một mình xem." Nhưng người em ấy muốn trao vật thưởng là một bông hoa cho hai nhân vật (cái tôi và cây đàn) đã cho mình bao nhiêu xúc cảm đẹp đẻ.
Lúc mới nhận vật thưởng đáng quý này thì cái tôi thấy "say đắm." Cái tôi âu yếm bông hoa ấy vì bao gồm bao nhiêu tình thương được trao cho mình. "Hoa úa vàng" là như thời gian càng chạy qua thì cái tôi càng không chắc về chất tình thương ấy. Đoàn bài ca mà cái tôi van xin cây đàn "cứ lên tiếng than / hay cứ reo nỗi hoan" rất hay. Cây đàn tri kỷ này làm cho đời mình giầu kinh nghiệm phiêu lưu. May mà người em ấy không làm cho hay bạn tri kỷ phải chia tay với mình.
Nhưng dù cái tôi cảm thấy hạnh phúc với bạn đường mình thì cứ nhắc về kỷ niệm xưa của cô "tiên" "ngây thơ" nhưng khéo léo này. Người em ấy gây thắc mắc nổi lên trong mối quan hệ của cái tôi với cây đàn - nàng "yêu tôi hay yêu cây đàn." Vậy tình bạn được thành phức tạp hơn. Cái tôi bắt đầu ghen và nghi ngờ cây đàn một ít. Có phải bạn đường của mình có duyên hơn mình? Có phải một ngày mình sẽ phải tự đứng lên và không còn tựa vào tính duyên dáng của bạn mình là cây đàn?
Mới đây tôi được biết đến một câu thơ của thi sĩ Hy Lạp cổ là Pindar mà Scott Horton dịch sang tiếng Anh như sau: "Wise is he who knows things through himself" (“σοφὸς ὁ πολλὰ εἰδὼς φυᾷ: μαθόντες δὲ λάβροι παγγλωσσίᾳ, κόρακες ὥς” - Khôn ngoan là kẻ mà hiểu biết mọi sự qua chính mình). Ông Horton viết tiếp đến khái niệm của nhà triết lý Gottold Lessing qua câu thơ này: "Humor is fundamentally valid when it helps us appreciate the human condition by laughing at ourselves, or at a foible or shortcoming common to us as human beings." (Biết đùa hợp lý cơ bản lúc mà giúp chúng ta đánh giá đúng thân phận con người bằng chúng ta tự cười về chính mình hay về các tật hay thiếu sót chung của mọi chúng ta là nhân sinh).
"Cây đàn bỏ quên" thật hay vì qua ca từ này Phạm Duy chứng minh một cách hiểu biết qua chính mình bằng một cách tha thiết nhưng cũng vui đùa. Người nghe được hiểu hơn về nhưng cảm xúc giữa hai người chỉ gặp nhau một lần và qua cuộc gặp gớ này một người chàng trai được suy nghĩ và hiểu biết thêm về cuộc đời của mình.
Bia "Cây đàn bỏ quên" (An Phú xuất bản năm 1954)
Cây đàn là một chiếc đàn như thế nào? Ca từ này không chính xác. Đàn bầu? đàn sến? Tranh bia có chiếc vĩ cầm. Vĩ cầm là một đàn giao hưởng cao sang. Có lẽ người vẽ tranh này muốn minh họa một cuộc tình (ngắn) trong sạch? Trong tranh này thì chàng nhạc sĩ cũng bỏ quên một tập nhạc. Nghĩa là chàng nhạc sĩ này cũng có trình độ, không thuộc thành phận "xướng ca vô loại."
Tôi cứ tưởng rằng chàng nhạc sĩ này là một người phong trần, giang hồ, du ca, và xướng ca vô loại nữa. Người này học ở trường đường, có kiến thức qua kinh nghiệm sống. Chàng nhạc sĩ đem theo cây đàn ghi ta bình dân. Tất nhiên tôi cũng nghĩ đến con người Phạm Duy là kẻ du ca một thời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét