7 tháng 9, 2020

Băng cát-xét Nắng Thủy Tinh (1993)

nguồn: bangcassette.com

Một điều đặc biệt về băng này là không được sản xuất ở Thành Phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội, hai thị trường âm nhạc lớn nhất nước Việt.  Địa chỉ Trung Tâm Băng Nhạc Thất Sơn ở thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang, tức xứ "Lục Tỉnh." 

Một số các ca sĩ ca trên băng này đã nổi tiếng một thời gian như Phương Thảo và Thu Hà.  Thủy Tiên này khác với Thủy Tiên trẻ được nổi tiếng bây giờ.  Ít lâu sau khi băng này được xuất bản Thủy Tiên của băng này sang Mỹ làm công tác với Thúy Nga Paris By Night.  Ca sĩ Thế Sơn cũng sang Mỹ năm 1994 theo chương trình H.O. và cũng hợp tác với Thúy Nga rồi Trung Tâm Asia. 

Còn Lệ Thu này không phải là Lệ Thu đã vượt biển sang Mỹ năm 1979. Đáng kể là sự có mặt của Hồng Nhung hát một ca nước Anh, lời Việt, nhưng lúc bấy giờ Hồng Nhung chưa đủ tên tuổi để đăng tên trên bìa ngoại.

Bích Phượng là con gái út của nghệ sĩ Út Trà Ôn chuyên hát nhạc theo phong cách miền Nam / cải lương.  Tô Thanh Phương dù không nổi tiếng lắm đã được một sự nghiệp biểu diễn lâu năm.  Tôi không rõ về sự nghiệp ca hát của ca sĩ Hoàng Kim.

Mục lục của băng này cũng khá đặc biệt.  Trong 11 bài hát có 6 bài hát được sáng tác thời Việt Nam Cộng Hòa, 1 bài hát được sáng thời Quốc Gia Việt Nam, 2 "bài tây (hay đông) tiếng ta," và 2 bài ca được sáng tác thời Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Ngày 18 tháng 7 năm 1992 đã có một lượt hơn tám chục bài hát sáng tác trước 1975 được cấp phép phổ biên.  Trong danh sách những bài ca ấy có "Mùa thu còn đó" của Châu Kỳ sáng tác năm 1971, "Ai cho tôi tình yêu" của Trúc Phương sáng tác năm 1964, "Chuyện hẹn hò" của Trần Thiện Thanh sáng tác năm 1974, và "Ai về sông Tương" của Thông Đạt / Ngô Văn Giảng sáng tác năm 1949.

"Nắng thủy tinh" của Trịnh Công Sơn đã được cấp phép sớm hơn một chút vào ngày 10 tháng 8 năm 1991. "Tình khúc chiều mưa" của Nguyễn Ánh 9 cũng được cấp phép ngày đó và được cấp phép một lần thứ hai (?) ngày 28 tháng 1 1992.

Với "Sa mạc tình yêu" Khúc Lan đặt lời Việt cho bài ca Nhật "Mirage of Love" mới được cấp phép ngày 4 tháng 3 năm 2010.  Hình như "Chiều cuối tuần" của Trúc Phương đã không được cấp phép theo chế độ kiểm duyệt hồi đó.

Băng nhạc này cũng có hai bài hát Việt Nam hiện đại lúc bấy giờ.  "Xa vắng" của Nguyễn Văn Hiên chắc được sáng tác vài năm trước khi băng này được sản xuất.  Phải coi Nguyễn Văn Hiên là nhạc sĩ của phong trào - tức phong trào sinh viên, phong trào ca khúc chính trị sau năm 1975.  Có lẽ nhạc sĩ kiêm ca sĩ Sỹ Đan đã sang Mỹ theo chương trình H.O. trong thời gian băng nhạc này được thực hiện. 

Năm 1993 thuộc một thời ngưỡng cửa của nhạc Việt hiện đại.  Quan niệm đổi mới phát triển chậm trong lĩnh vực âm nhạc. Băng cát xét này đã được sản xuất xa các trung tâm văn hóa và chủ yếu gồm những ca khúc mới được cấp phép (hay chưa được cấp phép).  Đây cũng là giai đoạn mà hai nước Việt Nam và Mỹ đang bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Một số nhân vật thực hiện băng này đã sắp đi sống và lập nghiệp ở Mỹ.

Cuộn băng cát xét là một phương tiện nghe nhạc đã từng bị bỏ quên. Những băng này bắt đầu được sản xuất và phổ biên ở Việt Nam Cộng Hòa từ độ năm 1969 và mãi đến những năm đầu 2000 được quần chúng Việt Nam yêu nhạc rất ưa thích. Tôi chỉ biết đến băng này qua mạng và rất muốn nghe chương trình này.  Thực sự ít ai nghĩ đến việc lưu trữ các băng cát xét lúc bấy giờ và các băng dễ bị hư.  Như vậy chắc sẽ có những chương trình âm nhạc bị mất luôn.

Không có nhận xét nào: