17 tháng 12, 2012

Hàng cà phê (The Coffee Shop) - Hường (1964)

Hàng cà-phê chọn khéo thay
A coffee shop, its spot chosen very carefully
Bên kia trụ sở, bên này cơ quan
Over there a headquarters, on this side an office
Tám giờ vàng ngọc miên man
For eight hours it's riches without end 
Biết đâu buổi nghỉ giờ tan lúc nào
It's hard to know if they're on break or if it's quitting time
Thậm thà thậm thụt ra vào
Regulars are always coming in and out
Anh còn có mặt tôi nào chịu đua
If you're there then I've got to make an appearance
Rì rầm to nhỏ tuôn bừa cả ra
In a whisper, louder or softer, coarse language non-stop
Cà-phê một tách ngâm nga
Coffee, small sips at leisure
Kèm theo một ấm nước trà ngát hương.
Along with a pot of warm fragrant tea.

Thêm phần kín đáo đoan trang
There's all the more discretion 
Mành kia buông xuống, ngoài đường thấy chi
With that curtain rolled down -- can't see a thing from the street
Vui thay mà cũng kín ghê
It's really fun and terribly secret
Anh anh chị chị cà-phê lu bù
Brothers, sisters, and coffee to live it up
Dè đâu lại chính thằng cu
Who would expect that that young boy
Con bà chủ quán gật gù thơ ngây
The boss lady's kid naively nods
Rằng người thất nghiệp nhiều thay
Thinks there are so many unemployed
Giữa giờ làm việc vào đây uống trà!
That during working hours come here to drink tea!

nguồn: Thời mới 11 tháng 10 1964, tr. 2


Có hai vấn đề trong bài thơ này.  Một là bà chủ doanh nhân bán cà phê.  Hai là các cán bộ làm việc ở các trụ sở / cơ quan đi chơi trong giờ làm.  Họ không phải là người làm việc bằng hai theo nhu cầu của thuở ấy.

Hiện nay các hàng cà phê không cần "kín đáo đoan trang."  Nhưng các cán bộ / công chức / nhân viên chắc còn tha hồ đi uống cà phê trong giờ làm việc.  Thằng cu thơ ngây trong bài thơ bây giờ không cần tưởng rằng các người thưởng thức cà phê bị thất nghiệp.  Các quán cà phê cũng là cơ quan phụ của nhiều cán bộ.

Theo sách Hanoi's War của Nguyễn Thị Liên Hằng [Nxb University of North Carolina, 2012]) 1964 là năm mà chính phủ miền Bắc cố thực hiện một cuộc tổng khởi nghĩa tổng tấn công ở miền Nam, nhưng không thành.  Thuở đó họ tổ chức miền Bắc để có khả năng gửi lực lượng quân đội vào miền Nam.  Cùng thời họ tập trung quyền lực về mặt an ninh để ngăn cản bất cứ thành phần không ủng hộ kế hoạch đó.

Bắt đầu từ 1964 một hành động như uống trộm uống cà phê cũng có thể bị coi như phản đối thụ động.  Các hành động như thế là một cách gian tiếp để tỏ thái độ "không ưa thích chế độ ta."  Vậy nhà nước qua các nguồn truyền thông phải hưởng chú ý đến tệ nạn này.

Không có nhận xét nào: