24 tháng 12, 2009

"Những vấn đề đặt ra trong công tác xã hội hoá các hoạt động văn hoá," của Lê Như Hoa (1996) - trích

Le Như Hoa . "Những vấn đề đặt ra trong công tác xã hội hoá các hoạt động văn hoá," Xã hội hóa hoạt động văn hóa, Lê Như Hoa, biên tập (Hà Nội: Nxb Văn hóa Thông tin, 1996), 9-19.

tr. 9 - Trong lĩnh vực văn hoá, vấn đề xã hội hoá đã được đặt ra như một động lực thúc đẩy các hoạt động văn hoá phát triển trong tình hình mới... Qua họat động thực tiễn đã xuất hiện nhiều hình thức xã hội hoá, có hình thức [tr. 10] thúc đẩy các hoạt động văn hoá phát triển đúng hướng, song cũng không ít các hình thức gây nên các hoạt động tuỳ tiện, lộn xộn thậm chí bị thương mại hoá.

p. 9 – In the cultural realm, the problem of socialization has been raised like an impetus promoting the development of cultural activities in a new situation… In practice many socialized forms have appeared, forms that have [tr. 10] promoted cultural activities that have developed correctly, however there are also not a few forms that have resulted in activities that are haphazard, disorderly, even commercialized.

Xã hội hoá các hoạt động văn hoá không chỉ thu hút trí tuệ, nhân lực, vật lực của toàn xã hội cho lĩnh vực này và còn là nhân tố thúc đẩy các hoạt động văn hoá phải biến đổi về chất cả nội dung lẫn hình thức, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân trong thời kỳ mới.

Socializing cultural activities does not just attract the intelligence, and the human and material power of the entire society into this realm, it is also a factor promoting the shaking up of cultural activity in its subject matter and form, responding to the requirements of the people’s spiritual life in this new era.

Xã hội hoá các hoạt động văn hoá mang ý nghĩa cấp bách, trước hết, bởi nó góp phần giải quyết ngay những khó khăn chồng chất mà hoạt động văn hoá trong cơ chế thị trường đang vấp phải. Trước hết là tài chính. Trong cơ chế quản lý quan liêu bao cấp, hầu hết các hoạt động vân hoá được bao [tr. 11] cấp từ Trung ương đến cơ sở. Nay nguồn kinh phí do Nhà nước trợ cấp chỉ có hạn các đơn vị hoạt động văn hoá phải tự lo liệu để có kinh phí hoạt động. Trong khi đó thời kỳ đất nước mở cửa, thời kỳ bùng nổ thông tin, hàng ngày người dân tiếp xúc với nhiều hình thức hoạt động văn hoá tiên tiến của nhiều nước trên thế giới, phương tiện nghe nhìn đến tận gia đình, nhu cầu, thị hiếu văn hoá ngày càng cao, đòi hỏi các hình thức hoạt động văn hoá phải có chất lượng cao. Và chính vì chất lượng hoạt động văn hoá mà số người tham gia các hoạt động chưa cao mà số người tham gia văn hoá giảm dần. Vì vậy hiện nay xã hội các hoạt động văn hoá được xem như là một trong những vấn đề nổi bật vừa là mục tiêu và cũng là phương thức nhằm khắc phục những khó khăn mà hoạt động văn hoá đang gặp phải, điều tiết nó cho phù hợp với cơ chế thị trường.

Socializing cultural activity has a sense of urgency, above all, because it plays a role in immediately resolving the accumulated difficulties that culture in the market structure falls into. Above all financing. In the structure of subsidized, bureaucratic management, all cultural activity is [tr. 11] subsidized from the Center to each enterprise. Here, the funding provided by the Government just confines each unit active in culture to having to take care themselves in order to have operating expenses. During the time the period that the country opened its doors, the period of information explosion, every day the people come into contact with many advanced cultural forms from many countries of the world, audio-visual equipment have come right into the home, cultural demands and tastes are ever higher and demand that cultural activities must be of a high quality. And it’s exactly because the cultural activities that some participate in are not yet of a high quality that the number of people participating in culture have gradually decreased. Because of that the socialization of cultural activity is seen as one of the leading issues, it’s an aim and a means aimed at overcoming the difficulties that cultural activities have been running into, regulating it so that it’s compatible with the market mechanism.

1) Xã hội hoá các hoạt động văn hoá có nghĩa là biến các hoạt động vă hoá trở thành của toàn xã hội, được xã hội quan tâm và nuôi dưỡng. Hoạt động văn hoá không chỉ còn là của riêng ngành văn hoá mà được sự tham gia của nhiều ngành và mọi tần lớp nhân dân. Xã hội càng phát triển thì nhu [tr. 12] cầu văn hoá của con người càng cao... Qua thực tiễn của nhiều nước trên thế giới cho thấy, trong phát triển nếu như không cân bằng giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hoá thì sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng trong đời sống tinh thần của xã hội.

1) Socializing cultural activity means making cultural activities belong to the entire society, looked after and supported by society. Cultural activities are no longer for just the cultural departments but benefit from the participation of many departments and each segment of the people. The more society develops, the higher the cultural [tr. 12] requirements of the people become… The practical experiences of many of the world's countries have shown that, in development, if there is not an equilibrium between economic development and cultural development then there will be descent into a crisis in the spiritual life of society.

tr. 13 - Hoạt động văn hoá trong cơ chế thị trường có hai mắt tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực của thị trường là đòi hỏi các hoạt động văn hoá phải đáp ứng được nhu cầu của xã hội, thúc đẩy nó phải cạnh tranh giữa các mặt hoạt động, buộc nó phải năng động, sáng táo, luôn luôn đổi mới. Mặt tiêu cực của thị trường là dễ đẩy các hoạt động văn hoá vào con đường thương mại hoá.

p. 13 - Culture activities in the market structure have two sides, positive and negative. The positive side is that the market requires that cultural activity must meet society's requirements, push it to compete in its activities, force it to be dynamic, creative and always renovating. The negative side is that the market can easily push cultural activity to become commercialized.


Đọc ở trên xong thì hình như trong lĩnh vực văn hóa có hai cơ chế đối lập là "cơ chế quản lý quan liệu bao cấp" và "cơ chế thị trường" và mục đích của chủ trương xã hội hóa là tìm cách để hai cơ chế hòa hợp với nhau. Việc xã hội hóa được coi như "một đồng lực thúc đẩy." Sực đồng lực ấy từ đâu ra? Từ "người dân tiếp xúc với nhiều hình thức hoạt động văn hóa." Một việc nữa là những người dân ấy đòi hỏi văn hóa có "chất lượng cao."

Bài viết này về việc chủ trương xã hội hóa văn hóa có một ý rất đặc biệt là nhận rằng Việt Nam đã mở cửa - khái niệm thời kỳ trước là hay nói đến sự xâm lược / xâm nhập văn hóa từ bên ngoài. (Thật ra đã có một thành phần xã hội không nhỏ vốn không có khái niệm đóng cửa). Hiện nay (1996) thì ý thức dân được đánh giá cao - là tiếc xúc với văn hóa tiên tiến. Lắm lúc thì dân có bị phê vì tiếp xúc với văn hóa "độc hại."

Trong bài này ông Lê Như Hoa cũng nhận rằng "các hoạt động văn hóa" cần được "thúc đẩy" và "phải biến đổi." Nguồn lực biến đổi là "toàn xã hội." Năm 1996 người ta sử dụng đến danh từ "xã hội" nhưng những năm trước các nhà lãnh đạo hay nói đến "quần chúng." Đặt tên "xã hội hóa" thì có lẽ người ta suy tưởng đến chủ nghĩa xã hội. Sử dụng đến tên gọi mới này cũng chứng minh rằng Đảng vẫn đi trước, vẫn là Đảng tiền phong.

Nói đến "xã hội hóa" và "toàn xã hội" nhưng các bài trong quyển Xã hội hóa hoạt động văn hóa này chỉ có các bài lo về các tổ chức của cơ chế văn hóa của nhà nước (cơ chế quản lý quan bao cấp). Cái vấn đề là tìm cách để các tổ chức / đơn vị văn hóa của nhà nước có thể canh trạnh trong "tình hình mới."

Văn hóa của quần chúng tự phát thì không cần nói đến. Cái vấn đề chính là làm sao mà cơ chế văn hóa của nhà nước đứng trước và đối phó với cơ chế thị trường. Nhưng thị trường có phải là ai nếu không phải là quần chúng nói chung. Quần chúng tự phát thì sẽ có một kết quả đáng lo là "các hình thức gây nên các hoạt động tuỳ tiện, lộn xộn thậm chí bị thương mại hoá." Hình như không có gì ác liệt bằng việc thương mại hóa văn hóa? Thì một mặt quan trọng của việc xã hội hóa là tìm "phương thức nhằm khắc phục những khó khăn mà hoạt động văn hoá đang gặp phải, điều tiết nó cho phù hợp với cơ chế thị trường." Nhưng điều tiết bằng cách nào? Bằng cơ chế quản lý quan liệu bao cấp (hay không còn bao cấp)?

Có phải là các hãng đĩa, các bầu sô, các công ty giải trí là kết quả của chủ trương xã hội hóa văn hóa? Các nhà / công ty doanh nghiệp ấy có "thu hút" một phần nào đó của "trí tuệ, nhân lực, vật lực" của "toàn xã hội" do khả năng kiếm tiền của họ. Và họ có góc phần "đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân trong thời kỳ mới" phải không? Khái niệm xã hội hóa có mở rộng thị trường văn hóa và có giúp những người làm thương mại nữa.

Không có nhận xét nào: