5 tháng 12, 2009

Phúc âm buồn (Sad Good Tidings) - Trịnh Công Sơn, 1964

1.
Người nằm co như loài thú khi mùa đông về
Someone lies curled up like a kind of animal at winter's return
Người nằm yên không kêu than buốt xương da mình
Someone lies still, he doesn’t wail as his flesh and bones are pierced through
Từng tiếng người nhiều tiếng người gọi hoài giữa đêm
Their voices, many voices call endlessly in the night

Người nằm co như loài thú trong rừng sương mù

Someone lies curled up like a kind of animal in the foggy jungle
Người nằm yên không kêu than chết trên căn phần
Someone lies still, he doesn’t wail dying upon the root.
Một góc trời người vẫn ngồi một đời nhỏ nhen
In one corner of the sky somewhat sits awaiting a petty life

Người còn đứng như tượng đá trong rừng cây già

Someone still stands like a stone statue in a forest of old trees
Người còn đứng như trăm năm vết thương chưa mờ
Someone still stands like one hundred year's wounds haven't blurred,
Từng đêm về từng đêm về mang đời ngẩn ngơ
Night by night, returns bringing a stupefied life

Còn bao lâu cho thân thôi lưu đày chốn đây
Yet how much longer for the body to cease its exiled here
Còn bao lâu cho thiên thu xuống trên thân này
Yet how much longer for a thousand autumns to descend into this body
Còn bao lâu cho mây đen tan trên hồn người
Yet how much longer for black clouds to disperse on someone's soul
Còn bao lâu tôi xa em xa anh xa tôi
Yet how much longer am I far from you and him and from myself.

2.
Người nhìn mãi theo từng chuyến xe ngựa qua rồi
Someone looks always towards the horse carts that have passed
Người nhìn dấu xe lăn đi dấu lăn trên đời
Someone looks at the cart's tracks, the tracks of its rolling upon life
Ngựa xa rồi người vẫn ngồi bụi về với mây
The horse has passed, someone still sits, dust returns with the clouds

Người ngồi đó gieo hạt lúa trên ruộng đất này

That sitter cast grains of rice on these fields
Người còn đó nhưng bơ vơ mắt chong đêm dài
Someone's still there, but desolate eyes stare at the long night
Ngựa xa rồi ngựa xa rồi trên ngày tháng vơi
The horse is already far, far gone for uninterrupted days and months

Người còn đó những lời nói rơi về chân đồi

Someone's still there, words spoken fall to the foot of the hill
Người còn đó nhưng trong tim máu tuôn ra ngoài
Someone's still there, but inside the heart's blood spurts outward
Nhuộm đất này nhuộm cho hồng hạt mầm trót vay.
Dyeing this earth, dyeing it to make the sprouts utterly rose-hued.

Tôi dịch "phúc âm" là "good tidings" vì hình như nghĩa chính là Gospel. Chữ gospel thì thuộc về đạo Cơ đốc, nhưng bài ca của Trịnh Công Sơn không theo nội dung ấy. Chữ gospel vốn có ý nghĩa là "glad tidings" - phần "go-" = good, phần "-spel" = "spell." Hồi xưa chữ "spell" có nghĩa là như "narration" (kể chuyện) hay "fable" (ngụ ngôn).

Ca khúc này vốn có tên gọi là "Phúc âm." Năm 2003 Khánh Ly kể cho tôi nghe rằng Khánh Ly đọc lời ca này đề nghị cho thêm chữ buồn. Tác phẩm này cũng phải thuộc các "ca khúc da vàng." "Phúc âm buồn" là ca khúc đầu tiên trong tập Ca khúc Trịnh Công Sơn năm 1967. Khánh Ly thu ca khúc này trên băng Hát cho quê hương Việt Nam 3 và Trịnh Công Sơn thu cho băng Hát cho quê hương 6. Bài ca này cũng có tên gọi khác là "Dấu xe lăn" - "The Cart's Tracks."




Cấu trúc ca từ của Phúc âm buồn rất đều đằn. Từng câu gồm 10 chữ - 3+3+4 hoặc 3+3+(2+2). Cấu trúc tiết tấu cũng đơn giản.

Theo tôi phân tích tiết tấu, thì bài này ra sao (theo các ô nhịp):

A' [ô nhịp 1-6]
1-2 -- a'
3-4 -- a'
5-6 -- b'
A'' [ô nhịp 7-12]
7-8 -- a'
9-10 -- a'
11-12 -- b'
A''' [ô nhịp 13-18]
13-14 -- a'
15-16 -- a'
17-18 -- b''
B [ô nhịp 19-25]
19-20 -- b''
21-22 -- b''
23-24 -- b''
24-25 -- b''

Từng chùm ba chữ đều bắt đầu với 2 nốt móc kép. Trong a' thì cái chùm bốn chữ thì bắt đầu với 2 nốt móc kép rồi được 2 nốt kép đều.

Theo tôi hiểu thì "Phúc âm buồn" viết về một ranh giới không có giữa sự sống và sự chết. Có 12 câu bắt đầu với từ "người" (là nốt C trong hợp âm C thứ). Các câu b' thì có hai chùm 3 chữ bắt đầu với 2 nốt móc kép rồi có bốn chữ cuối có 4 nốt đều gồm 3 nốt đen chùm ba (quarter note triplets). Các câu b'' thì khác một ít - là bốn chữ cuối có 4 nốt đều gồm 3 nốt móc (eight notes).

Người nằm (nằm co, nằm yên)
Người còn (còn đứng, còn đó)
Người nhìn (nhìn mãi, nhìn dấu)
Người ngồi (ngồi đó)

"Người nằm co" là như người đó có vết thương nặng kể cà bị tử thương - là vết của sự chết khốc liệt của chiến tranh? Ai ngoài một thân chết có thể "không kêu than buốt xương da mình"? "Từng tiếng người ... gọi hoài giữa đêm" là linh hồn của các thân chết? "Nằm co như ... trong rừng sương mù" có nghĩa là chết trong chiến trường?

Rồi người vừa nằm thì lại được "còn đứng," "còn đó" - "Người đứng như tượng đá trong rừng cây già" có phải một người sống sót sau những sự khốc liệt có xây ra. Người đó còn "vết thương" của "trăm năm," có cảm giác "ngẩn ngơ." Lời ca có cả người chết, người sống - thì có lẽ hai người là một, hai người có thể thay thế nhau, hay hai người là mọi người? "Còn bao lâu tôi xa em xa anh xa tôi"? Một kiếp chốn "lưu đầy" (hay từng kiếp chốn lưu đầy - "thiên thu"). Thế mới là phúc âm?

Còn mây? "Còn bao lâu cho mây đen tan trên hồn người"? Trong bài "Ca dao mẹ" thì mây có vai trò an lành nhưng mây đen này thì bi hiểm hơn. Hình như mây đen làm sự hiểu biết con người thành mơ hồ - "ngẩn ngơ," "bơ vơ." Nhưng phiên khúc 2 có một sự an lành nhỏ nhoi là một con ngựa kéo xe. Con ngựa này thì không đem hạnh phúc mà chỉ đem vết bánh trên đất. Đây đúng là huyền thoại Sisyphus như John Schafer có viết.

Con ngựa thường lệ là một thú vật tung hoành, đầy sinh sống. Nguyễn Đắc Xuân có viết một bài "Tản mạn về con ngựa trong ca từ Trịnh Công Sơn" (trong quyển Trịnh Công Sơn có một thời như thế, TPHCM: Nxb Văn học; Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, 2003). Theo ông Xuân thì "Con ngựa thích tự do, thong dong, sang trọng..., yên lành" (tr. 136). Nhưng con ngựa này bị ràng buộc phải kéo xe lăn. Các con ngựa thì có lẽ làm cho bụi bay đi cùng mây đen ấy ("bụi về với mây").

Điều thứ hai là xe của các con ngựa này để những dấu bánh. Có phải là những vết xe lăn là như vết nhăn? Hay là những hàng luống? - "Người ngồi đó gieo hạt lúa trên rụông đất này." Người ngồi ấy làm ruộng để tự nuôi dưỡng mình, hay nuôi dưỡng những người đến sau. Nuôi dưỡng đến mức là cho mình hy sinh hay tái chế / làm phân bón. Một lần nữa cái biên giới giữa sự sống và sự chết rất mỏng. "Người còn đó nhưng trong tim máu tuôn ra ngoài /Nhuộm đất này nhuộm cho hồng hạt mầm."

Nguyễn Đắc Xuân cũng viết rằng "Ngưa [hồng] là Trịnh Công Sơn mà cũng là tuổi trẻ thế hệ của ông, bạn bè của ông" (tr. 135). Người ngồi, người đứng, ngựa xa, người còn... - bài hát này đại khái là về thế hệ thanh niên lớn lên thời chiến tranh liên miên. Làm sao mà thoát?

Vital Nourishment: Departing From Happiness của Francois Jullien (New York: Zone Books, 2007) nói đến quan niệm dưỡng sinh trong triết lý Trung Quốc xưa. "Dưỡng sinh không phải là tiến tới cái gì nào đó; nó là sự tái sinh" (nutrition is not progress toward something; it is renewal - tr. 27). "Con người "thực" không biết "yêu đời" hay "ghét sự chết." ... "Con người "thực" chấp nhận sự đến và sự ra đi này, là khách hoặc chủ tử tế trong mọi hoàn cảnh (the "authentic" man does not know "love life" or "detest death" / The "authentic" man accepts this coming and going and is life's gracious guest or host in each circumstance - tr. 36). Cái phúc âm thuộc về thông điệp này.

Đa số ca sĩ hát bài hày biểu diễn với tiết tấu không chính xác kiểu nhịp 6/8 (6 nốt móc trong một ô nhịp) theo nhịp slow rock - ví dụ Khánh Ly trên bằng Hát Cho Quê Hương Việt Nam 3 hay Ngọc Anh hát gần đây hơn theo kiểu blues.

Trịnh Công Sơn, lúc thu thanh, hát khá đúng nhịp. Một điều đáng chú ý nữa là Trịnh Công Sơn hát đúng nốt, đúng âm vực như ông vốn ghi. (Như vậy rất có thể đừng tập nhạc ban nhạc của Trịnh Công Sơn sử dụng đúng nốt mà Trịnh Công Sơn hát).


Phuc Am Buon (Hat Cho Que Huong Viet Nam 6, Pre-75) - Trinh Cong Son

Bài hát này có lẽ là tác phẩm đầy kịch tính nhất của Trịnh Công Sơn và có âm vực thật rộng - một quảng 13 từ B đến G. Trong hai ô nhịp đầu (và từng đoạn a1) thì âm vực cũng khá rộng - một quảng 10 từ C đến Eb. Lúc Trịnh Công Sơn biểu diễn thì ông hay hát kéo dài những nốt cao. Ví dụ lúc hát "không kêu than buốt xương da mình," "không kêu than chết trên căn phần," "như trăm năm vết thương chưa mờ." Trong điệp khúc thì Trịnh Công Sơn cũng kéo dài và chậm lại ở các chỗ hát những nốt G cao nhất - "cho thiên thu xuống trên thân này" và "tôi xa em xa anh xa tôi."

Dù ý nghĩa bài ca này không dễ hiểu, cấu trúc âm nhạc và lời ca thì dễ thuộc. Có mô hình số chữ 3-3-4. Có những mô hình huyền-huyền-không dấu (người nằm co / còn bao lâu), có những mô hình không dấu-huyền (đông về / sương mù). Gần đây thì một số ca sĩ sử dụng đến đoạn điệp khúc như một đoạn đầu - lấy cái đoạn kịch tính nhất để giới thiệu bài ca này. Một trường là video clip sau đây có Cẩm Vân hát.



Video này có khói có lửa có dây thép gai, có các cô mặc áo dài trắng đội nón lá trông như các con ma xinh lang thang. Các cô cách nhìn ngang ngang gần như kiểu xã hội chủ nghĩa. Nhưng tóc huyền bay theo gió bớt đi phong cách ấy. Một cô đem một chim bồ câu trắng đòi hòa bình.

Người xướng ngôn viên cuối clip này nói rằng Trịnh Công Sơn "làm cho con người tìm giá trị mình trong một hoàn cảnh nghịch đảo." Nói thế cũng đúng. Nói bài ca này phản chiến thì không đúng hẳn (các hình ảnh áo trắng và bồ câu trắng không hợp bài hát này). Hình ảnh của bài ca này là "người nhìn mãi" và "chấp nhận sự đến và sự ra đi" (lời của Jullien). Trịnh Công Sơn tìm đến những lý do trong những tình cảnh phi lý - và thiên thu.

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

Bạn Tây Bụi quả là hiểu biết sâu sắc về Nhạc và về Trịnh Công Sơn. Bài viết của bạn thật hay. Tôi thì không rành về nhạc, nhưng tôi Yêu Trịnh Công Sơn. Tôi đã từng thích "Phúc Âm Buồn", nhưng không hiểu nổi bài hát. Đến khi tôi trở thành một Phật tử, thì bỗng dưng tôi cảm thấy mình hiểu bài này.Tôi nghĩ không có gì là phản chiến cả.Bài hát mang tên "Phúc Âm", nhưng thấm đẫm tinh thần Phật giáo: Ranh giới cực kỳ mỏng manh giữa sự sống và sự chết, hay gần như là 2 cõi hòa làm 1 - tức là không ranh giới trong bài hát.Tinh thần của Phật giáo y như vậy. Bài hát này là một bức tranh sinh động cho thuyết Luân hồi và Nghiệp Báo. Tôi yêu bài hát buồn này, để thấy rằng cuộc đời rất đáng yêu, và đáng để mà Tu dưỡng.