1)
Ta lại đào công sự cho trận chiến đấu ngày mai
We're digging fortifications for tomorrow's battles
Nào tay cuốc (ấy) tay mai,
Hoes in hand, spades in hand
Ta đào mau ới dô hò dô dô ta!
We dig fast, hey, heave ho!
Tranh thủ lúc trời chưa sáng, ta đào bằng xong,
Take advantage of the hours before the light, we'll even it out
Đây là nơi đặt pháo,
Here's a place to place cannon
Đây là hào giao thông.
Here's a communication trench.
Nay mai pháo của ta nòng vươn cao trên trận địa
Now our cannons will, barrels, stretch high above the battle
Bắn gục bọn xâm lược Mỹ,
Shoot down the American invaders,
Bảo vệ đất nước làng quê dô ta!
Protect the land, the village our home, heave ho!
2)
Ta lại đào công sự cho trận chiến đấu ngày mai.
We're digging fortifications for tomorrow's battles
Nào bên gái (ấy) bên trai,
Girls on this side, boys on that,
Ta đào mau ới dân làng ơi dô ta!
We're digging fast, hey, heave ho!
Tranh thủ lúc trời chưa sáng, ta đào ta san,
Take advantage of the hours before the light, we'll level it out,
Ta lèn cho thật chắc,
We'll pack it down until it's firm
Cắm thêm cành ngụy trang.
Erect more camouflage
Ta lại đào công sự dô ta
We dig fortification, heave ho
Cho cuộc chiến đấu còn dài dô hò dô dô ồ ta dô hò dô dô ồ ta!
For the fight's still long, hey, heave ho!
nguồn: Tiếng hát Việt Nam, tập II (Hà Nội: Nxb Văn Hóa, 1977)
Đây là -
1) một bài ca cho đoàn người làm dân công hát
2) một bài ca mô tả người làm dân công
3) một bức tranh vẽ cảnh làm cảm hứng cho toàn dân phấn đấu
4) một bài ca / bức tranh tự hào thành quả của mình
Hát theo kiểu thứ 4, giọng ca Minh Quang rất đều, rất trữ tình, rời tiến luyến từng nốt trong câu hát. Còn nữa ca từ bị bowdlerize (theo Oxford English Dictionary nghĩa là "[omit or modify] words or passages considered indelicate or offensive" - bỏ sót hay sửa đổi những chữ hay đoạn chữ bị coi là thiếu tế nhị hay làm xúc phạm). Ba chữ "xâm lược Mỹ" trong nguyên bản thành bốn chữ "xâm lăng tàn ác."
Bản thu âm khác theo kiểu thứ 3 ở trên (vẽ cảnh) của Tốp ca Tổng cục Chính trị nghe rất hay. Chỉ có phong cầm đàn theo một nhóm 6-8 người hát. Chắc đây là một trong những đoàn đi phục vụ văn nghệ thời chiến. Lúc "đào" thì họ hát rất khỏe và nhịp nhàng. Lúc "tranh thủ lúc trời chưa sáng" thì họ giảm âm lương như muốn giữ bí mật.
Từng chữ được nhấn mạnh như thở ra theo nhịp làm việc. Có phong cách xướng xa của bài hò truyền thống. Lúc kết thức bài nhịp đi của cả nhóm được thúc nhanh.
Cụ thể thì chắc "Đào công sự" được sáng tác ngay sau khi Mỹ bắt đầu thả bom trên đất Bắc Việt năm 1965. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn đã đến tận nơi xem dân địa phương "đào công sự." Ông mô tả dân lao động bằng bàn tay (chỉ có hai dụng cụ là cuốc và mai). Công việc này làm theo sức đoàn kết của từng làng. Vậy đây là kiểu thứ 2 ở trên (mô tả). Nhưng tôi cũng tự hỏi - dân đào công sự năm 1965 có bao giờ tự phát hát những bài hò, hay hát chính bài ca này.
Những bài ca chủ nghĩa hiện thực xã hội hay hướng về một tương lai rực rỡ, nhưng xa xôi - "chiến đấu còn dài."
Welcome The Parabola Group
7 giờ trước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét