15 tháng 4, 2012

Tình người lính trẻ (The Love of a Young Soldier) - Thanh Sơn (1970)

Từ ngày đi lính đã ba năm hơn chưa nghĩ tới chuyện gia đình
It's been three years since I left to be a soldier, I've not yet thought of family matters
Từng yêu quê hương tôi đi từ Bến Hải đến tận miền Cà Mau trên đoạn đường tranh đấu
Loving my country I've gone from Bến Hải all the way to Cà Mau on stretches of the road of conflict
Biết mừng nhiều chiến công, một đôi lần khóc bạn, bạn bè tôi rất đông từ thuở còn đi học nay là chiến hữu, những người trai thế hệ đi cầm súng hôm nay để chép sử ngày mai.
Experienced the celebration of many victories, a few times shed tears for friends, my friends are many, from my school days - now they are comrades at arms, men of a generation bearing arms today to write tomorrow's history pages

Tôi lớn khôn bởi lửa khói, tình thương nung nóng bỏng tuổi đời ngoài hai mươi.
I've grown wiser because of the fire and smoke, love tempered at an age over twenty.
Người yêu tôi nhỏ bé tên gọi nữ quân nhân, hai ta gặp gỡ nhau chung một lý tưởng.
My petite lover is called a woman soldier, we met sharing one ideal

Mộng ước ngày nào thôi chiến chinh nước Việt Nam thái bình, trong ánh bình minh hận thù xưa bôi xóa, có tôi trở về làm đám cưới nhà binh.
Our wish on any day is for the war to end, with Vietnam at peace, in the light dawn for old feuds to be erased, with me going home to a soldier's wedding.


Trúc Ly ca "Tình người lính trẻ" cho hãng dĩa Việt Nam, Văn Phụng hòa âm


Nhạc sĩ Thanh Sơn (1938-2012) qua đời cách đây chưa một tháng. Tôi đã có dịp gặp và nói chuyện với ông một lần (do nhạc sĩ Hoàng Trang giới thiệu). Có lẽ Thanh Sơn là người đã biết và nhớ nhiều nhất về nhạc phổ thông ở Sài Gòn trong giai đoạn mà nhạc bolero được thịnh hành. Sau 1975 thông tin về nhạc phẩm và nhạc sĩ của nhạc ấy bị vùi và xóa nhiều, vậy kiến thức của những người như Thanh Sơn rất có giá trị, nhưng hiện giờ thì không còn nữa.

"Tình người lính trẻ" không phải một trong những tác phẩm nổi tiếng của Thanh Sơn. Nhưng tôi rất thích giọng hát ngọt ngào của Trúc Ly và cách phối âm của Văn Phụng với những nét đàn vibraphone và đàn oóc có tiếng vọng.

Tất nhiên bài ca này có chất tuyền truyên. Nhân vật của ca khúc này "yêu quê hương" thì đề cao việc phục vụ đất nước và kiên nhẫn đợi đến "ngày nào thôi chiến chinh." Đây là một chụm từ nổi bật - tại sao không viết ca từ "ngày nào chiến thắng" hay "ngày chiến thắng ắt phải đến"? Tôi nghĩ lý do là Thanh Sơn hiểu rằng trong chiến tranh này với người Việt đánh người Việt sẽ có người Việt thắng và người Việt thua. Ước mộng chính là "thôi chiến tranh."

Cách nhìn ấy được nhấn mạnh thêm với đoạn "trong ánh bình minh hận thù xưa bôi xóa." Hòa bình đến là không còn hận thù, chứ phải vì "sạch bóng thù." Lúc thôi chiến chinh không phải là dịp khải hoàn, nhưng lại là dịp làm cho đời được bình thường hóa để "trở về làm đám cưới nhà bình."

Người lính trong bài ca này cũng không phải một người làm bằng thép. Dù cũng trải qua nhiều ("lớn khôn bởi lửa khói" từ Bến Hải đến Cà Mau) nhưng cũng biết "khóc bạn" và cũng dành chỗ trong lòng cho "người yêu nhỏ bé." Có lẽ lý do chính mà hiến tuổi trẻ của mình là do cả thế hệ có mối tình cảm chung - quen biết nhau từ thời học trò rồi yêu quê hương một cách chung. Bạn chiến hữu và nữ quân nhân nhỏ bé được "chung một lý tưởng." Nhưng lý tưởng ấy là như thế nào? Thú thật thì rất khó biết. Lý tưởng ấy thì có ước vọng "chép sử ngày mai" nhưng cho một xã hội như thế nào? Quan trọng hơn nữa là ước vọng sống trong hòa bình và tha thứ cho nhau.

Không có nhận xét nào: