Con mắt nhà mỹ-thuật có khác
The artist's eyes are different
Nhà mỹ-thuật lẩm bẩm - Đẹp! Đẹp thật!
The artist mumbles - Beautiful! Simply Beautiful!
Tưởng tượng với sự thực... hay nhà văn-sĩ viết tiểu-thuyết
The imagination with reality... or the author writing a novel
nguồn: Phong Hóa 20 (4 tháng 11 1932), tr. 9; tr. 1
Nhà văn Nhất Linh vẽ cái tranh ở trên. Chưa biết họa sĩ ở dưới là ai. Cả hai chứng minh việc quốc tế hóa tư tưởng người Việt. Chắc phải gọi là quốc tế hóa tự nguyện. Trước khi Tây đến thì người Việt đã có khả năng cảm nhận cái đẹp, để bay theo tưởng tượng của mình. Tôi được nghe nhiều người nói "Every Vietnamese is a poet."
Hai tranh ở trên minh họa một thái độ nghệ thuật vị nghệ thuật theo chủ nghĩa lãng mạn tây phương. Một nghệ sĩ / họa sĩ / nhà văn sẽ mặc kệ mọi khó khăn để thể hiện tác phẩm vĩ đại của mình. Tôi nghĩ rằng những người làm báo Phong Hóa vừa ghét, vừa thích thái độ này. Ghét vì họ chủ trương làm việc để cải thiện xã hội, nhưng thích vì họ cũng có khả năng cảm nhận cái đẹp. Con mắt của họ cũng khác.
Nhưng con người sáng tạo cũng lắm lần phải vui vẻ chịu sự thiếu thốn. Vẽ hai nhân vật lố bịch ở trên cũng là một cách để làm cho xã hội nhận biết rằng các người sáng tạo cũng phải chịu khó để dâng hiến các tác phẩm trước quần chúng.
Trợ lý ảo có giúp người kém thành khá giỏi?
4 giờ trước
2 nhận xét:
So this was “quốc tế hóa tự nguyện” để làm gì? According to the article you link to, Phan Bội Châu đã “quốc tế hóa tự nguyện để chống Pháp.” So I wonder why the Tự Lực Văn Ðoàn boys did it. . .
I always find that humor in the past can be really difficult to understand. Were people serious? Sarcastic? Making fun of themselves? Making fun of others? It can be hard to tell (or I at least have a hard time telling sometimes).
Didn’t Nhất Linh spend a brief period of time at the fine arts college? My guess would be that he got along with those folks ok. So then in the top picture I guess he would be laughing with them rather than at them??? Or given how small the world these people functioned in was, sometimes I wonder if comics like these might actually be very specific, and many readers would know who Nhất Linh was referring to. In which case they would be inside jokes? Tôi không biết.
Có lẽ điều đáng khen nhất của nhóm Phong Hóa / Ngày Nay là họ "không rõ lập trường." Nhưng họ cũng phải đối phó với nhiều thay đổi, với những ý kiến mới mẻ. Nhưng thái độ của họ rất thật thả và ngây thơ. Thích là nói thích, ghét thì cũng nói. Khi mà thích và ghét cùng lúc thì có mâu thuẫn - nhưng chẳng sao.
Tôi nói "quốc thế hóa tự nguyện" cho vui. Thật ra là lúc mà mở mắt và sống họ cũng phải tìm cách để đáp ứng với thời đại. Vậy họ phải quốc tế hóa. Nhưng họ quốc tế hóa nhanh nhẹn và duyên dáng hơn nhiều trí thức khác ở Việt Nam. Như vậy thì phải gọi là tự nguyện.
Đăng nhận xét