14 tháng 2, 2016

Cải tạo tư tưởng (chính trị)

Từ điển Bách khoa Việt Nam, quyển 1 A-Đ (Hà Nội: Trung tâm Biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, 1995) định nghĩa như sau:

CẢI TẠO TƯ TƯỞNG (chính trị), làm thay đổi căn bản nhằm xoá bỏ những tư tưởng lạc hậu, trau dồi tư tưởng mới tiến bộ.  CTTT là quá trình lâu dài, tiến hành bằng nhiều biện pháp và phương tiện tổng hợp: phê bình, tự phê bình, học tập tập trung, tuyên truyền qua sách báo, hoạt động văn hóa, văn nghệ và các phương tiện thông tin đại chúng, vv.  CTTT là một công tác quan trọng của các đảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa.  Tuy nhiên, CTTT trước hết và quan trọng nhất là hoạt động tinh thần của bản thân mỗi người, nghĩa là quá trình tự cải tạo.  Kết quả CTTT còn phụ thuộc vào cải tạo kinh tế - xã hội, vào hoạt động thực tiễn của đối tượng được cải tạo.

Remolding Thought (politics), making a fundamental change aimed at eliminating backward thought, cultivating new progressive thought.  RT is a lengthy process, carried out through many integrated means and procedures: criticism, self-criticism, collective study, propaganda through books and newspapers, cultural activities, performing arts and the mass media, etc... RT is an important task of communist parties and socialist governments.  Nevertheless, RT above all and most importantly is a spiritual activity for every one individually, meaning a process of remolding oneself.  The result of RT also depends on the remolding of the socio-economic, the practical activities of the subject being remolded.


Chữ "cải tạo" thường được dịch sang tiếng Anh bằng chữ "reeducate."  Tôi nghĩ rằng chữ "remold" đúng nghĩa hơn (ở nước Anh được đánh văn như "remould.")

Theo từ điển Oxford English Dictionary remould có nghĩa: "To mould again; to change the form of, to reform; to make into a different thing" - (Khuôn đúc lần nữa; thay đổi hình thức, cải thiện; làm thành một thứ khác).

Tư tưởng (cách hiểu biết và sinh hoạt thông thường nhất, thói quen, thế giới quan) của con người được coi như đất sét được khuôn đúc thêm một lần.  Cái vấn đề là được khuôn đúc một lần rồi thì đất sét (và tư tưởng) thành cứng.  Rất khó được mềm lại nữa để được khuôn đúc thêm một lần.  Cứng rồi thì cũng rất dễ bị tan vỡ.

Hai chữ "lạc hậu" và "tiến bộ" rất đáng sợ.  Hai quan điểm đó luôn luôn phụ thuộc vào bối cảnh từng xã hội, đâu phải của mỗi nước, mỗi xã hội, mỗi người, muôn thuở có quan niệm như nhau.  Đoạn định nghĩa ở trên không nói rõ ai thực hiện công trình cải tạo tư tưởng.  Đoạn ở trên chỉ nói là "tự cải tạo" là tốt nhất.  Rất ít người có đủ sức, đủ chí khí để tự cải tạo mình, để sửa lại các thói xấu của mình.  Như vậy việc cải tạo tư tưởng phải có lãnh đạo.  Trường hợp của Việt Nam là đảng lãnh đạo.  Nhưng thực ra việc hình thành hay cải tạo tư tưởng ở bất cứ đâu có sự đóng góp của bố me, họ hàng, bạn bè, nhà trường, tin ngưỡng, quảng cáo, v.v.

Một con người đã trưởng thành vào đời rất khó cải tạo.  Chắc người đó phải tự giác ngộ.  Và nhiều lần con người chỉ được cải tạo ở bên ngoài mà thôi.  Cái phẩm chất không thay đổi mấy.  Còn một người không tự giác ngộ sẽ như một cục sét khuôn đúc khô và cứng.  Khi nào khuôn đúc lần nữa thì sẽ bị tan vỡ.

Tại sao nhìn con người chất bị động như là đối tượng để ép vào khuôn khổ?  Con người như thế chắc dễ điều khiển hơn?  Hiện nay lực lượng chính mà khuôn đúc tất cả mỗi chúng ta là việc quảng cáo các sản phẩm, các lối sống nhằm mục đích lấy hết tiền và thì giờ của mình.

Không có nhận xét nào: