Chúng ta không nên xấu hổ mà nhận rằng: người An-nam mình có tính cẩu thả và bất cứ ở một chỗ công chúng nào cũng phô bày cái tính cẩu thả làm mất phẩm giá ấy ra một cách đương nhiên, "không cần gì ai!"
Hãy lấy một thí dụ gần gụi nhất: người annam đi xem hát.
Chúng tôi không muốn nói đến mấy rạp cải lương ở Saigon hay Dakao chỗ mà người ta chỉ đến để cười cho xướng miệng và để phô bày bộ quần áo ngủ bằng lụa mỏng dinh. Chúng tôi cũng không muốn nói đến mấy rạp hát ở ngõ Sẩm-công là chỗ để cho người ta mua vé để đi lại rầm rầm cho xướng chân, để nổ quết trầu vào tường vôi, và để ném vỏ quít, vỏ cam, vỏ hát dưa cho xướng tay.
Chúng ta muốn nói đến nhà hát lớn của thành phố mỗi khi có một cuộc dạ hội. Những khi ấy, nhà hát đã thành một nơi tụ hội của khách phong lưu và ta vẫn phải biết chút ít xã giao để người ngoại quốc khỏi trông ta bằng con mắt khinh bỉ, coi ta như lũ mọi đen không biết lẽ phép, lịch sự là gì.
Phạm Văn Binh, "Xã giao trong nhà hát," Ngày Nay #55 (18 avril 1937), 11.
Phạm Văn Binh, "Xã giao trong nhà hát," Ngày Nay #55 (18 avril 1937), 11.
...
Trong khi ngồi xem, không nên binh phẩm to, cười ha hả, dù trên sân khấu có nhiều đoạn làm cho mình phải cười to đến thế mới tả được hết cái lòng vui vẻ của mình.
Cần tránh nhất là cái thú rung dùi của nhiều ông đi xem hát, hay gác chân lên cái thành ghế của người ngồi trước, rồi tự cho cái chân của mình làm việc khiến cho người chung quanh mình phải chóng mặt mà vẫn chưa tha.
Phạm Văn Binh, "Xã giao trong nhà hát," Ngày Nay #57 (2 mai 1937), 11.
Đọc bài báo này mình tưởng mà được một bài viết ngay bây giờ, chứ phải là 89 năm trước đây. Người "An Nam" có một phong cách riêng để ứng xử khi đi coi nghệ thuật. Nếu đa số là như thế thì tại sao mà bình luận? Vì "người ngoại quốc ... trông ta bằng con mắt khinh bỉ, coi ta như lũ mọi đen không biết lẽ phép, lịch sự là gì." Nghĩa là có một tiêu chuẩn quốc tế đòi hỏi một cách ứng xử nhất định khi vào một nhà hát. Người Việt lạc hậu vì không biết, hay không chịu theo tiêu chuẩn ấy. (Chưa chắc là dân ở các xứ văn minh cũng theo tiêu chuẩn ấy).
Đi coi nghệ thuật lúc bấy giờ chủ yếu là xem cải lương, chèo, tuồng hay đi coi phim hay kịch nói. Bài viết này rất có giá trị vì cho người hiện nay được hiểu biết về không khí trong các rạp hát và nhà hát cách đây gần 100 năm.
Phạm Văn Binh, "Xã giao trong nhà hát," Ngày Nay #57 (2 mai 1937), 11.
Đọc bài báo này mình tưởng mà được một bài viết ngay bây giờ, chứ phải là 89 năm trước đây. Người "An Nam" có một phong cách riêng để ứng xử khi đi coi nghệ thuật. Nếu đa số là như thế thì tại sao mà bình luận? Vì "người ngoại quốc ... trông ta bằng con mắt khinh bỉ, coi ta như lũ mọi đen không biết lẽ phép, lịch sự là gì." Nghĩa là có một tiêu chuẩn quốc tế đòi hỏi một cách ứng xử nhất định khi vào một nhà hát. Người Việt lạc hậu vì không biết, hay không chịu theo tiêu chuẩn ấy. (Chưa chắc là dân ở các xứ văn minh cũng theo tiêu chuẩn ấy).
Đi coi nghệ thuật lúc bấy giờ chủ yếu là xem cải lương, chèo, tuồng hay đi coi phim hay kịch nói. Bài viết này rất có giá trị vì cho người hiện nay được hiểu biết về không khí trong các rạp hát và nhà hát cách đây gần 100 năm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét