22 tháng 2, 2016

Anh ở đây (I Am Here) - Thục Vũ (1975-6)

1-
Anh ở đây bạn bè anh cũng ở đây
I am here, my friends are here as well
Áo rách xác xơ vai gầy cùng chung kiếp sống lưu đầy
Shirts frayed and worn, gaunt shoulders, a shared fate of banishment
Anh ở đây ngày ngày cơm chưa đầy chén
I am here, day after day rice not filling my bowl
Chiều chiều xa trông đàn én kiếm mồi thấp thoáng bay nhanh
Every evening, afar seeing the swallows looking for their prey come and go in rapid flight

Toa liền toa, tầu đi trong ánh hoàng hôn
Car after car, a train goes in the dusk's last light
Tiếp nối những dư âm buồn thành thơ day dứt tâm hồn
Combined with sad echoes becoming a poem that torments the soul
Trăng ngậm sương mịt mờ không soi nẻo tối đường dài sao rơi lạc lối cho lòng giăng mắc không nguôi
The moon suffers the shadowy fog, it shines not on night's long road, lost falling stars, for feelings hung out with no relief

Chiều Suối Máu xót xa buồn nhớ con
Painful evenings at Bloody Stream remembering my child
Tình thương em vẫn đong đầy khóe mắt
Your love still shows something special in your eyes
Chiều Long Giao sương mờ đêm u uất nhớ thương vơi đầy hẹn hò vương chân mây
Evenings at Long Giao dim fog, melancholy nights remembering incompletely, an encounter stuck in the clouds

Anh ở đây bạn bè anh cũng ở đây vẫn giếng nước sâu bên cầu
I am here, my friends are here as well, there's still a deep well by the bridge
Tìm trăng, trăng vướng giây gầu
Looking for the moon, the moon's tangled in the scoop's rope
Anh ở đây ngày ngày bên trong rào sắt
I am here, day after day inside a iron enclosure
Hận thù ưu tư chồng chất giữa lòng núi cũ sông xưa
Hatred of the enemy, afflictions pile up in the heart of old mountains and ancient rivers

Anh ở đây anh ở đây sao vẫn còn ở đây?
I am here, I am here, why still here?

nguồn: Vũ Đức Nghiêm, Tình Ca & Ngục Tù Ca (San Jose, CA: Vũ Đức Nghiêm, 1991).


Gian khổ vật chất (cơm chưa đầy chén) là điều dĩ nhiên của trại cải tạo.  Xem cánh én bay "thấp thoáng" thì tiếc quyền tự do đi lại của một con người bình thường.  Mặt trăng cũng bị sương che, như bị ngăn cản gặp người thân.  Trăng cũng vướng vào giếng - giếng là rào vậy trăng cũng là tù nhân.  Một xã hội mà làm phát triển hận thù không phải một xã hội hòa bình, không phải một xã hội hòa giải.

Thục Vũ tên thật Vũ Văn Sâm sinh 1932 là dân bắc di cư (quê ở Trực Ninh, Năm Định).  Ông làm trưởng phòng Tâm Lý Chiến ở Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung - đủ để bị cải tạo lâu năm.  Trước năm 1975 nhạc sĩ Thục Vũ cũng tham gia thị trường nhạc ở Việt Nam Cộng Hòa với những ca khúc như "Nỗi niềm thương nhớ" (Diễn Hồng xuất bản năm 1964, Hoàng Oanh ca cho hãng đĩa Việt Nam), "Nắng đổ chiều thu" (Julie Quang ca cho hãng đĩa Việt Nam năm 1970) và "Tình mùa chinh chiến" (Minh Hiếu ca cho hãng đĩa Việt Nam năm 1963).

Trong hồi ký trại cải tạo Đáy địa ngục (San Jose: Thằng Mõ, 1985), Tạ Tỵ nhận xét về Thục Vũ:
Thục Vũ làm nhạc cũng như làm thơ, những tiếng thơ buồn bã mang nhiều uất hận! Thục Vũ vốn có bệnh đau gan nặng, da mặt và mắt anh vàng màu lá úa! Anh ít nói, không thờ ờ cũng chẳng vồn vã. Chúng tôi cùng chung C nhưng không cùng B. ở sát nhà nhau. Tuy ở gần, nhưng ít khi gặp, mỗi lần gặp, tâm sự chẳng muốn nói (tr. 75-6).
Chẳng muốn nói có nghĩ là tinh thần đang bị suy sụp (như Tạ Tỵ).

Nhạc sĩ Thục Vũ không được cải tạo lâu vì chết trong trại ở Sơn La giữa đêm 16-17 tháng 11 1976.  Phan Lạc Phúc (Lô Răng) viết trong Bè bạn gần xa: Bút kỳ (Westminster, CA: Văn Nghệ, 2000):
Đã lâu lắm rồi, người địa phương ở Sơn La nói vậy, mới có năm quá lạnh như năm nay. Đúng là "giậu đổ bìm leo", vào cái lúc mà tù cải tạo ra Bắc, lại đụng ngay một trận rét kinh hồn... Mà xưa nay cái lạnh và cái đói có nó có liên hệ "hữu cơ" với nhau. Càng đói thì càng rét - mà càng rét thì càng đói. Anh em ta đã có người "nằm xuống" vì đói lạnh. Vũ Văn Sâm (viết văn, làm nhạc) chết đêm 16 rạng 17 tháng 11 năm 1976 bên bịnh xá, sau cơn gió mùa đông bắc đầu tiên.


Các bài hát của Thục Vũ cũng có vị tiền chiến giống giống giai điệu Đoàn Chuẩn.  Vậy con trai của ông Chuẩn hát bài ca này cũng được.

Cái hay của bài hát này là đầu đề - tôi ở đây, nghĩa là tôi tồn tại.  Bạn bè tôi ở đây, chúng tôi cũng tồn tại.  Một mục đích của cơ chế cải tạo là cách ly thành phần xã hội "phản cách mạng." Tồn tại là phản kháng.  Thục Vũ không được tồn tại, nhưng "Anh ở đây" tồn tại.  Bài ca này không được phổ biến nhiều và chắc không được ưa thích cho lắm.  Nhưng nó là một tư liệu làm chứng một thời gian ở Việt Nam.

Thực ra bên ngoài tường trại người Việt không được hưởng các giai điệu mềm mại, êm ái như giai điệu này, và không được tâm sự về nỗi "buồn nhớ" trong lòng.

Không có nhận xét nào: