24 tháng 8, 2013

Bắc Sơn (Bắc Sơn) - Văn Cao (1945)

Kính tặng Chu-văn-Tấn con hùm sám Bắc Sơn
Respectfully dedicated to Chu Văn Tấn, grey tiger of Bắc Sơn.

Ôi còn đâu đây sắc chàm pha màu gió.
Oh where is the indigo, its colors cut by the wind.
Đau lòng bao năm sống lầm than đây đó.
Hearts pained for so many years living there in such misery.
Ai về châu xưa nhớ hồi máu thắm cây rừng.
Whoever returns to the district of years past would remember the blood, its deep color upon the forest trees.
Còn vang khe núi tiếng quân oai hùng.
There from the mountain's crevices the sounds of a majestic army still echo.

Lớp lớp chiến đấu Lạng Sơn tung bay cờ,
Wave after wave joined the battle at Lạng Sơn, casting the flag into the air
Rồi vùng đồi núi nhớ bao nhiêu hận thù,
Then hurrying from the hills remembering so much rancor
Dân quân du kích Cách mạng bùng mùa thu,
The Revolutionary partisans broke out in the autumn
Sao vương bóng cờ bay trên chiến khu.
Why then does the flag's shadow still linger upon the battle zone.

Bắc Sơn! Đây hố sâu mồ chôn.
Bắc Sơn! Here in deep caves are interred the graves
Rừng núi ngân tiếng hú căm hờn.
The hills, the mountains echo with the sounds of spiteful howls
Bắc Sơn! Khi bóng trăng mờ sương.
Bắc Sơn! When the moon's shadow is dimmed in the fog.
Bắc Sơn! không bóng người dưới thôn.
Bắc Sơn! There's not a soul left down in the village

Giặc Pháp tàn ác giày xéo,
The French invaders mercilessly trampled everything down
Từng xác ngập đất máu xương,
Each corpse floods the earth with blood and bones
Nhà đốt cầm giáo cầm súng,
Houses burnt, holding lances, holding guns
Dân quân vùng ra Sa Trường.
The people's army hastily ran out to the Battlefield

Bắc Sơn! Nơi đó sa trường xưa.
Bắc Sơn! That place is the battleground of old.
Bắc Sơn! Đây núi rừng chiến khu!
Bắc Sơn! Here is the mountain and jungle war zone.

Nghe rừng âm u tiếng ngàn ca nguồn sống.
In the gloomy forest, hear mountains sing of life's source
Nay toàn dân say gió lành bên khe suối.
Now the people are intoxicated by the wind, feel good fortune by the rivulet
Nhưng nhìn châu xưa bóng cờ mấy cánh sao vàng.
But look at the district of long ago, see the trace of a flag with folds of a golden star
Đồn cao vách đá nép mây huy hoàng.
Our cliffside post brilliantly lies in hiding

Toán chiến sĩ bước về châu xưa xây đồn,
The band of warriors step back to the district of long ago to build a post
Đoàn người Việt mới quyết hy sinh một lòng,
A new Vietnamese unit is determined to sacrifice with one heart,
Gươm dao chung sức phá xiềng cùng chặt gông,
With swords and knives our shared strength will break our shackles, cut off the cangue.
Bao thây đắp nền xây châu Bắc Sơn.
How many corpses build the foundation, construct a new Bắc Sơn district.


Trong Vietnam 1945: The Quest For Power (University of California Press, 1997) David Marr viết:
Units of Chu Van Tan's National Salvation Army, which had been depleted and dispersed by colonial sweeps in late 1944, moved quickly after the Japanese coup to seize several posts in Thai Nguyen province, then marched westward into Tuyen Quang.  Perhaps their most satisfying accomplishment, however, was to join with a unit of Vo Nguyen Giap's Propaganda and Liberation Army to take the Mo Nhai and Binh Gia posts in Bac Son, site of the late September 1940 abortive uprising, without firing a single shot. (tr. 206) 
Các đơn vị Cứu Quốc Quân của Chu Văn Tấn, mà đã từng bị làm suy yếu và giải tán do thực dân quét ra cuối năm 1944, hàng động mau lẹ sau vụ lật đổ của Nhật để chiếm một số đồn ở tỉnh Thái Nguyên, rồi hành quân phía Tây vào Tuyên Quang.  Song lẽ, chắc thành công thỏa mẫn nhất là khi hợp lực với một đơn vị của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân của Võ Nguyên Giáp để chiếm các đồn Mỏ Nhài và Bình Gia ở Bắc Sơn, là vị trí năm 1940 của cuộc khởi nghĩa bị phôi thai, mà không phải bắn súng.
Một nét đặc biệt của nhạc cải cách Việt Nam là việc bỏ các chữ dấu hỏi và dấu ngã trong lời ca - nhất là trong các bài hành khúc.  Bài "Bắc Sơn" chỉ có riêng chữ "sĩ" (chiến sĩ).  Đôi chữ "châu xưa" cũng xuất hiện nhiều.  Thật ra "châu" là một từ cũng xưa.  Việc xưa này được nhìn từ thời năm 1945.  Năm 1940 nhiều máu bị đổ rồi lúc Nhật lật đổ chính phủ Pháp quân lực Việt Nam được về Bắc Sơn để xây lên một tương lai vững bền hơn.

Lời ca của Văn Cao rất kịch tính, máu me đầm đìa - "máu thắm cây rừng," "hố sâu mồ chôn," "tiếng hú căm hờn," "tàn ác giày xéo," "ngập đất máu xương," lại "bao thây đắp nền xây châu Bắc Sơn."  Đầu bài "sống lầm than," cuối bài "chung sức phá xiềng cùng chặt gông."  Đây là do lời kêu gọi "quyết hi sinh một lòng."

"Bắc Sơn" được trình bày trên sân khấu Nhà hát Lớn ngày 6 tháng 4 1946 với vở kịch Bắc Sơn.
Bản nhạc "Bắc-sơn" một tác phẩm mới của Văn-cao, được ban âm nhạc Vệ-quốc-đoàn trình bầy một cách đích đáng.  Trong nhạc điệu còn với vẻ âm u của núi rừng Bắc-sơn.  Người ta cũng nhận thấy rằng bản Bắc-sơn, có phảng phất một ít hơi hương của bài Hải-quân Việt-Nam cũng cùng nhạc sĩ ấy. ("Đi xem kịch 'Bắc-sơn'," Độc Lập 7 tháng 4 1946, tr. 2).
Lời bình luận cùng thời là như thế.  Tôi không đồng ý với người bình luận cách đây 67 năm - tôi không nghe gì âm u trong giai điệu, nhưng thực ra tôi không biết về cách biểu diễn của Ban âm nhạc Vệ Quốc Đoàn ngày đó.  Tôi cũng không nghe thấy "hơi hương" của bài "Bài ca chiến sĩ hải quân" trong bài "Bắc Sơn."

Tôi thích cách hát không trang điểm của ca sĩ Lâm Xuân


hơn cách trau chuốt của Vũ Dậu, Đàm Ngọc, Tốp ca nữ Đài Tiếng Nói Việt Nam.


"Bắc Sơn" là một bài ca quần chúng vậy nên một cách tự nhiên và nhiệt tình.

Không có nhận xét nào: