Rạp chiến bóng Đại Đông 46 phố Hàng Cót
phim phụ: Mỏ dầu Cas-pienne (Liên Xô)
phim chính: Những buổi Liên-hoan của Đại-hội Thanh-Niên và Sinh-Viên Thế-giới lần thứ tư tại Thủ-đô nước Lỗ trong đó có điệu múa cờ "Tiến quân" của phái-đoàn nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã được các nước hoan nghênh nhiệt liệt.
Chương trình ca nhạc:
Trong thời gian chiếu phim đặc sắc này tối nào cũng có ca nhạc hồi 20 giờ do dàn nhạc Lúa-Vàng trình bầy với các danh ca: Minh-Đỗ -- Anh-Tuấn -- Thanh-Hằng và Anh Thanh-Hiếu.
Đặc biệt: trong một ngày rất gần đây nữ danh-ca quen biết Mộc Lan sẽ ra mắt tại rạp Đại Đông
Chú ý: Vì phim dài và có thêm ca nhạc nên giờ chiếu như sau: Hàng ngày: 17 giờ 30 và 20 giờ
Chủ nhật thêm hai buổi đồng hạng: 10 giờ và 14 giờ
Đại Đông Theatre 46 Hàng Cốt Street.
Second feature: Caspian Oil Fields. Main Feature: Festivals from the fourth World Youth and Student Congress in the capital of Poland where there was flag dance "Advancing Army Song" by the delegation from the Democratic Republic of Vietnam that was enthusiastically welcome by each country.
The music program: During the time showing this distinctive film each night there will be music at 8:00 PM by the Golden Rice group performed with well-known singers: Minh Đỗ, Anh Tuấn, Thanh Hằng and Thanh Hiếu.
Special: one day soon the famous female vocalist Mộc Lan will be present at the Đại Đồng theatre. Attention: Because this long film has extra music it will screen at: Every day 5:30 PM and 8:00 PM. On Sunday there will be two programs at the same price: 10 AM and 2 PM
Chắc ít người biết rằng trong những năm 1954-1956, các rạp chiếu bóng Hà Nội vẫn có những chương trình nhạc biểu diễn trước khi chiếu phim. Các dàn nhạc chơi loại nhạc từng được gọi là nhạc cải cách / nhạc tiền chiến / nhạc trữ tình / nhạc vàng (gọi tùy ý của người của giai đoạn nào).
Ban Lúa Vàng chơi nhạc ở các rạp Đại Đồng, rạp Công Nhân, rạp Long Biên, rạp Bắc Đô, v.v. Tôi chưa biết ban nhạc có những thành viên nào. Có lẽ có Hoàng Xuân Tiến thổi kèn.
Một chuyện bí hiểm trong làng âm nhạc là có phải là Đoàn Chuẩn và Mộc Lan được gặp nhau và yêu nhau. Mộc Lan cho rằng hai người không lần nào gặp nhau. Bài ở trên báo rằng Mộc Lan định đến Hà Nội mùa xuân năm 1955. Đây là giai đoạn dân khắp nước di cư vào Nam, tập kết ra Bắc. Không biết Mộc Lan, là dân miền Nam, sẽ thuận tiện được ra miền Bắc rồi về miền Nam.
Trong sách Chuyện tình các nhạc sĩ tiền chiến (Hà Nội: Nxb Văn hóa Thông tin, 1996, tr. 29), Lê Hoàng Long viết "Thế rồi, cô lên đường ra Bắc ... Dịp ra Hà Thành này của Hoa khôi M.L. lại đúng vào mùa Thu ..." Mộc Lan nói với tôi là Lê Hoàng Long bịa đặt câu chuyện này. Bài báo ở trên cho biết là có dự định Mộc Lan biểu diễn thời tháng 2 1955 - chứ phải là mùa thu như Lê Hoàng Long viết. Một điều nữa là trong những ngày sau bài báo ở trên được xuất bản, không có thêm thông tin về ca sĩ Mộc Lan. Mộc Lan không xuất hiện trên sân khấu Hà Nội lúc bấy giờ, và chắc đã không lên Hà Nội nữa.
Đặc biệt: trong một ngày rất gần đây nữ danh-ca quen biết Mộc Lan sẽ ra mắt tại rạp Đại Đông
Chú ý: Vì phim dài và có thêm ca nhạc nên giờ chiếu như sau: Hàng ngày: 17 giờ 30 và 20 giờ
Chủ nhật thêm hai buổi đồng hạng: 10 giờ và 14 giờ
Đại Đông Theatre 46 Hàng Cốt Street.
Second feature: Caspian Oil Fields. Main Feature: Festivals from the fourth World Youth and Student Congress in the capital of Poland where there was flag dance "Advancing Army Song" by the delegation from the Democratic Republic of Vietnam that was enthusiastically welcome by each country.
The music program: During the time showing this distinctive film each night there will be music at 8:00 PM by the Golden Rice group performed with well-known singers: Minh Đỗ, Anh Tuấn, Thanh Hằng and Thanh Hiếu.
Special: one day soon the famous female vocalist Mộc Lan will be present at the Đại Đồng theatre. Attention: Because this long film has extra music it will screen at: Every day 5:30 PM and 8:00 PM. On Sunday there will be two programs at the same price: 10 AM and 2 PM
Chắc ít người biết rằng trong những năm 1954-1956, các rạp chiếu bóng Hà Nội vẫn có những chương trình nhạc biểu diễn trước khi chiếu phim. Các dàn nhạc chơi loại nhạc từng được gọi là nhạc cải cách / nhạc tiền chiến / nhạc trữ tình / nhạc vàng (gọi tùy ý của người của giai đoạn nào).
Ban Lúa Vàng chơi nhạc ở các rạp Đại Đồng, rạp Công Nhân, rạp Long Biên, rạp Bắc Đô, v.v. Tôi chưa biết ban nhạc có những thành viên nào. Có lẽ có Hoàng Xuân Tiến thổi kèn.
Một chuyện bí hiểm trong làng âm nhạc là có phải là Đoàn Chuẩn và Mộc Lan được gặp nhau và yêu nhau. Mộc Lan cho rằng hai người không lần nào gặp nhau. Bài ở trên báo rằng Mộc Lan định đến Hà Nội mùa xuân năm 1955. Đây là giai đoạn dân khắp nước di cư vào Nam, tập kết ra Bắc. Không biết Mộc Lan, là dân miền Nam, sẽ thuận tiện được ra miền Bắc rồi về miền Nam.
Trong sách Chuyện tình các nhạc sĩ tiền chiến (Hà Nội: Nxb Văn hóa Thông tin, 1996, tr. 29), Lê Hoàng Long viết "Thế rồi, cô lên đường ra Bắc ... Dịp ra Hà Thành này của Hoa khôi M.L. lại đúng vào mùa Thu ..." Mộc Lan nói với tôi là Lê Hoàng Long bịa đặt câu chuyện này. Bài báo ở trên cho biết là có dự định Mộc Lan biểu diễn thời tháng 2 1955 - chứ phải là mùa thu như Lê Hoàng Long viết. Một điều nữa là trong những ngày sau bài báo ở trên được xuất bản, không có thêm thông tin về ca sĩ Mộc Lan. Mộc Lan không xuất hiện trên sân khấu Hà Nội lúc bấy giờ, và chắc đã không lên Hà Nội nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét