Ngày vừa rồi blog này có một bài về viết lúc Phạm Duy tham gia chương trình truyền hình của Pete Seeger năm 1966. Phạm Duy được sang Mỹ theo sự bảo lãnh của Bộ Ngoại Giao Mỹ để trao lưu văn hóa cho nước Việt Nam Cộng Hòa. Tôi đề cập đến thông tin này vì Peter Seeger là một người cộng sản trăm phần trăm và cũng là một người có cảm tình với chế độ cộng sản ở miền Bắc. Nói thế cũng có nghĩa là Seeger coi trọng văn hóa cao hơn hơn chính trị.
Năm 1972 Peter Seeger cùng vợ (Toshi) và một đứa con gái (Tinya) được mời sang Hà Nội. Ông viết một bức thư cho bố ông (là nhà dân tộc nhạc học nổi tiếng Charles Seeger) ngày 9 tháng 3 rằng ông cùng gia đình ông đang đi trên máy bay từ Moscow đến Hà Nội. Ông viết một bài nhật kỳ "Hanoi Diary, 1972" cho tạp chí Eastern Horizon số 11 tháng 4 1972 (đăng lại trong quyển Pete Seeger In His Own Words, Paradigm Books, 2012). Nhật kỳ này viết từ 10 đến 18 tháng 3 1972. Ngày 21 tháng 3 ông cùng gia đình giã từ Hà Nội để lên Bắc Kinh của Bác Mao. Còn có một tư liệu nữa viết về chuyến đi này là bài "Strummin' Banjo in North Vietnam" ("Gẩy đàn ban-giô ở Bắc Việt Nam" trong tạp chí Saturday Review 13 tháng 5 1972, tr. 28-32).
Mới xuống máy bay ông kể "Huge bouquets of flowers are put in our arms, and we are kissed and hugged" [Những bó hoa khổng lộ được đưa vào tai chúng tôi, còn chúng tôi được hôn và ôm nữa].
Pete Seeger cầm đàn ban giô nói chuyện với các nhạc sĩ Việt Nam (nguồn: Saturday Review 13/5/1972)
Ngày 12 tháng 3 ông đến 51 Trần Hưng Đạo để nói chuyện và trao đổi về văn hóa. "We hear a great variety of Vietnamese music, from the Western-influenced modern compositions to ancient traditional music" [Chúng tôi được nghe nhiều loại nhạc Việt, từ các tác phẩm hiện đại chịu ảnh hưởng phương Tây đến nhạc truyền thống cổ xưa]. Họp xong, ông đi mua sắm đôi dép cao su kiểu Bác Hồ. Rồi ông làm một chương trình 15 phút cho truyền hình Hà Nội.
Ông được đến một làng cách Hà Nội 12 miles (19 cây số) với một máy ghi âm để nghe dân ca. "We're treated like VIPSs and are allowed to pass ahead of a long military convoy" [Chúng tôi được đối xử như các nhân vật rất quan trọng và được lái xe vượt qua một đoàn xe quân lực dài]. Ông thăm trường làng và hát dân ca Mỹ cho các em. Ăn trưa, uống cà phê, chè và bia xong, ông được nghe dân ca quan họ. "On the way home our interpreter says, 'I really think this tyle of music would have died out if not for the revolution" [Trên chuyến về người phiên dịch của chúng tôi nói, "Thú thật tôi cũng nghĩ rằng nhạc này đã chết rồi nếu không có cách mạng].
Về Hà Nội, Seeger hát cho một quần chúng 400 cán bộ văn hóa. Theo phong cách của ông, ông khuyến khích khán giả hát chung một bài ("Wimoweh" - một dân ca Nam Phi). Hôm 14 và 15 ông cùng gia đình được đi Vịnh Hạ Long du lịch.
Ông nhắc đến cuộc gặp gỡ hai nhà văn Chế Lan Viên và Lưu Quý Kỳ, nhưng không nhắc đến nhạc sĩ sáng tác nào. Seeger cũng được gặp nghệ sĩ Đoàn Anh Tuấn để tìm hiểu thêm về nhạc dân gian Việt Nam. Đoàn Anh Tuấn giới thiệu một tác phẩm mới của Huy Thục.
Ông thu một số chương trình cho Đài Tiếng Nói Việt Nam (không biết họ còn có trong kho lưu trữ?). Một trong những tác phẩm Seeger chọn để hát là "Give Peace A Chance" (Hãy cho hòa bình một cơ hội) của John Lennon. Để xem quần chúng ngày biểu tình trong một phim tư liệu xem link này.
Cờ Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam bay ở thủ đô Washington 15 tháng 11 1969 ngày của cái gọi là Moratorium March on Washington, tức Moratorium March to End the War (Hành quân đình chỉ để kết thức chiến tranh ở Washington) lúc Pete Seeger hát "Give Peace a Chance."
Việc thu thanh cho các chương trình đài phát thanh ở Hà Nội làm quân đội và Bộ Ngoại Giao rất bực mình. Seeger phát biểu cho lính Mỹ nghe, vậy họ lo rằng sẽ có chiến sĩ thấy khó chịu hay mất khí chiến đấu.
Phạm Tuyên nhắc cho nhà nghiên cứu âm nhạc Barley Norton rằng ông đã có điều kiện xem một phim của cuộc biểu tình ấy (xem "Vietnamese Popular Song in '1968': War, Protest and Sentimentalism" trong quyển Music and Protest in 1968 (Cambridge University Press, 2013). Chính việc nghe và xem Pete Seeger trước quần chúng phản chiến đã gây cảm hứng cho Phạm Tuyên soạn ca khúc "Gảy đàn lên hỡi người bạn Mỹ" (in trong tạp chí Văn Nghệ 13 tháng 3 1970). Rồi ngay trước khi Seeger tới Hà Nội, Phạm Tuyên viết thêm một tác phẩm "Chào tiếng hát đấu tranh từ nước Mỹ" (in trong tạp chí Văn Nghệ 10 tháng 3 1972).
Ở Hà Nội năm 1969 thì rất khó "cho hòa bình một cơ hội." Một lý do tất nhiên là bởi vì chiến tranh đã đến Hà Nội rồi. Một lý do nữa là nếu dân miền Bắc phát biểu ý kiến đòi hòa bình, không tham gia chiến tranh thì họ sẽ bị bắt và giam [xem đoàn về một tổ chức gọi là Mặt trần Hòa bình Dân chủ Chống Chiến tranh trong quyển Hanoi's War: An International History of the War for Peace in Vietnam (Cuộc chiến của Hà Nội: Một Lịch sử quốc tế của chiến tranh cho hòa bình ở Việt Nam) của Lien-Hang T. Nguyen (University of North Carolina Press, 2012). Vụ Toán Xồm, Lộc Vàng cũng là một trường hợp tương tự]. Trong quyển History of the Vietnamese People (Lịch sử của người Việt - University of California Press, 2013) K. W. Taylor cũng viết rằng Lê Duẩn chủ trương chiến tranh ở miền Nam để củng cố quyển lực nội bộ. Năm 1969 hòa bình không có cơ hội bên Mỹ hay bên Việt Nam.
Tự do ngôn luận là như thế này. Treo cờ Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam ở thủ đô, không ai bị giam. Peter Seeger đi vào "lòng địch" tỏ ý phải chiến của tổ quốc mình thì bị phê phán nặng nề, nhưng về nước không bị bắt.
Năm 2007 Seeger viết những lời này trong thư cho Phạm Tuyên: "As musicians, our art should overcome language barriers and differences in culture or politics to work for peace. (Là nhạc sĩ, nghệ thuật chúng ta nên vượt qua ranh giới ngôn ngữ và sự khác biệt về văn hóa và chính trị để làm cho hòa bình).
ABF Chicago-area Legal History Workshop
1 giờ trước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét