23 tháng 2, 2014

Rừng lá thấp (Forest of Low Leaves) - Trần Thiện Thanh (1968)

Tặng anh hùng mũ xanh chiến trường Bình Lợi,
cố Đại Úy Vũ Mạnh Hùng TD3/TQLC

1.
Rừng lá xanh xanh cây phủ đường đi
Forests of leaves green, green coat the road we take
Thành phố sau lưng ôm mộng ước gì?
The city at my back what desires should I hold on to?
Tôi là người vui chinh chiến dài lâu
I'm a man happily going off to war for a long time
Nên mộng ước đầu tôi nghe đã chìm sâu.
So the first desire, I've felt I've buried deep

2.
Từ máy thu thanh cô nàng vừa ca:
From a tape recorder a young lady just sang:
"Trọn kiếp yêu anh lính khổ xa nhà"
"My whole life I'll love soldiers in hardship far from home"
Giữa rừng già nghe tiếng hát thật cao
In the old forest the voice echoes on high
Nhưng giữa rừng già tôi có thấy gì đâu?
But midst the old forest do I feel anything?

ĐK:
Sao không hát cho người giết giặc trên cầu, khi bùn lầy còn pha sắc áo xanh trong khói súng xây thành
Why don't you sing for those who killed the enemy on the bridge when the mud was still fading his green uniform while gun smoke built a town

Mắt quầng thâm mất ngủ tàn đêm khói lửa, giờ chỉ còn hai tiếng "mến anh."
Sleepless rings around eyes at the end of a night of smoke and flames, there's just two sounds "admire you"

Sao không hát cho những người còn mải mê
Why don't you sing for those who have a passion
Lá rừng che kín đường về phồn hoa 
The forest leaves hide a road back to prosperity
Sao không hát cho những bà mẹ từng đêm nhớ con xa
Why don't you sing for those mothers each evening miss their far-away child
Hay hát cho những người vừa nằm (gục) xuống chiều qua.
Sing for those who who fallen yesterday evening

3.
Rừng lá xanh xanh lối mòn chạy quanh.
Forests of leaves green, a worn path running past.
Đời lính quen yêu gian khổ quân hành
In a soldier's life you learn to love the hardship of military operations
Nghe từ ngày thơ tiếng súng triền miên
Since I was a child I've heard the endless sound of guns
Đánh giặc lâu bền cho non nước bình yên
Fighting the enemy durably so the land can be at peace

4.
Lời hát xin gây rung động thật lâu
The song's words, let them stir for a very long time
Đừng hát như chim trên ngọn (vùng) lá sầu xin thật lòng trong câu hát đầu môi
Don't sing like the bird in sad leaves, please, be sincere in the song at the tip of your lips
Như lính giữa rừng yêu lá thấp mà thôi. 
As soldiers in the woods love the low leaves, that's all.

nguồn: Trần Thiện Thanh, Tuyển tập 1: 30 bài nhạc lính (Westminster, CA: Nhật Trường Productions, 1999)


Lá thấp vừa che chở, vừa che khuất.  Lá được bảo vệ và làm vắng mặt.  Vậy "lính giữa rừng yêu lá thấp."

Ở giữa lá thấp thì lính lầm lì nhận thân phận mình "là người vui chinh chiến dài lâu."  Là người xa khuất cho nên "mộng ước đầu tôi nghe đã chìm sâu."

Hình như rừng lá thấp cũng có ý nghĩa mô tả những cành lá ngụy trang trên mũ, áo và ba lô lính chiến ở trong rừng.

Nói cụ thể thì bài ca này được viết để tưởng niệm một người lính chết lúc mà quân lực Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tấn cộng vào Sài Gòn thời Tết Mậu Thần.  Hình như đơn vị của Vũ Mạnh Hùng bảo vệ cầu Bình Lợi.  Theo một trang web thì:
Trung Úy Vũ Mạnh Hùng đã tử thương vì bị VC bắn sẽ khi anh tiến tới ra lịnh cho chiếc M41 không bắn đại bác vào nhà dân. (trang Tổng Hội Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam trích "Lử Ðoàn TQLC với trận chiến Tết Mậu Thân tại Sàigòn")
Vậy, theo tài liệu này thì Vũ Mạnh Hùng chết vì lo cho dân thường ở xung quanh cầu này.

Trên một tư liệu khác có người khác viết:
Khu vực Cầu Bình Lợi không như bây giờ không có dân cư đông đúc xung quanh toàn là những lùm cây tán thấp cỏ mọc Um tùm. (forum của trang yeunhacvang.com)
Bên kia cầu là một con "đường về phồn hoa," về thành. Vậy lúc bảo vệ sự phồn hoa ấy và những người được hưởng sự phồn hoa ấy, họ được có hiểu cho những người lính sống mạo hiểm và khó khăn không?

Tác giả ca khúc này nhận nhiệm vụ soi sáng trên cảnh này.  Ở thủ đô thì có những cô ca sĩ hát cho lính.  Họ hát những câu "Trọn kiếp yêu anh lính khổ xa nhà" thì các câu ấy nghe suông.  Tác giả này hỏi: "Sao không hát cho người giết giặc trên cầu, khi bùn lầy còn pha sắc áo xanh trong khói súng xây thành." Người lính của ca khúc này muốn sự thông cảm và hiểu biết của cô ca sĩ này và của khúc ca này. Tại sao không hát về cái sự thật?

Lý do là người công dân bình thường không muốn biết cái sự thật của chiến tranh.  Các chiến sĩ được coi như là vị anh hùng, lúc chết là liệt sĩ, và chết một cách vĩ đại.  Đơn giản, gọn gàng, và ngây thơ. Ca khúc này đòi mọi người nhìn vào thực tế.  Nhưng có phải bài hát này cũng xóa cái sự thật của chiến tranh?  Có phải là lính thực sự "quen yêu gian khổ quân hành" không?  Còn hai câu sau tỏ những ý rất đặc biệt mà cần mổ xẻ:
Nghe từ ngày thơ tiếng súng triền miên / Đánh giặc lâu bền cho non nước bình yên."
Có phải là cách đáp ứng xứng đáng của một người nghe tiếng súng triền miên từ bé là cầm súng để làm thêm tiếng súng?  Còn giặc là ai để mà phải đánh.  Giặc là một người thanh niên không khác gì mấy với mình?  Giặc cũng là người Việt.  Có lẽ giặc chính là các nhà chính trị, các bộ quốc phòng, các người tranh ghế ở nội các?

Làm chiến tranh cho hòa bình có hợp lý không?  Hạ súng thì hòa bình mới đến chứ?  Song khái niệm đánh giặc cho non nước bình yên hợp với tâm lý của thời gian ấy.  Nói chung Sài Gòn lúc bấy giờ là một ốc đảo bình yên trong nỗi loan.  Biến cố mô tả trong bài "Rừng lá thấp" mới chạm đến tình trạng bình yên ấy.  Tất nhiên xã hội ấy rất mộng ước đến hòa bình.  Thái độ của lính chiến ở trên là phải cắn răng cứ chiến đấu lâu dài để được hưởng hòa bình ấy.

Tất nhiên khái niệm ca khúc ở trên cũng là một loại tuyên truyền, nhưng tuyên truyền như thế có hiệu quả không? Trong sách sử mới History of the Vietnamese People, trang 607, Keith W. Taylor viết sau việc tấn công Tết Mậu Thần thì "the new government of the Second Republic in Saigon benefited from a rise of popular support as people rallied against the attackers with a new sense of appreciation for what was a stake" (chính phủ mới của Đệ Nhì Cộng Hòa ở Sài Gòn được hưởng sự ủng hộ đại chúng khi mà dân tập hợp lại chống những người tấn công với khả năng đánh giá mới của những nguy cơ trong cuộc).  Như vậy, có phải họ nên nói rõ hơn là họ đấu tranh để tránh một ngày thống nhất theo điều kiện của bên đã tấn cộng lúc Tết Mậu Thần?

Một ý khác trong những bài ca lính chiến là lòng trung thành với đồng đội trong đơn vị.  Vậy phải "hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua," và biết ơn những người ấy một cách xứng đáng.
niềm thương cảm?  Hình một thời nào đó ca khúc Sài Gòn được chuyển hướng từ "yêu người lính xa nhà" đến "yêu và hiểu đến người lính gian khổ."  Những người lính che dưới lá rừng như vô hình.  Việc "mắt quầng thâm mất ngủ tàn đêm khói lửa, giờ chỉ còn hai tiếng "mến anh" không đủ.  Người lính đòi nhiều hơn.  Các cô ca sĩ hậu phương "đừng hát như chim trên ngọn lá sầu xin thật lòng trong câu hát đầu môi."  Nhưng các cô ấy đại diện cho toàn xã hội mà nên chân thành tưởng nhớ đến những người lính được che chở bởi rừng lá thấp.


Hãy đến trang nhacso này có âm thanh của Thanh Thúy, một "cô nàng", ca "Rừng lá thấp."  Hãy tìm mục số 7 trên danh sách của album này.

3 nhận xét:

Nặc danh nói...

Sao không hát cho người giết giặc trên cầu, khi bùn lầy còn pha sắc áo xanh?

Trong khói súng xây thành, mắt quầng thâm mất ngủ tàn đêm khói lửa, giờ chỉ còn hai tiếng "mến anh."

Chào chú,

Cháu xưng hô như vậy vì trộm nghĩ có lẽ chú lớn tuổi, có thể bằng ba của cháu (sinh năm 1943? hihi)

Theo cháu, cách ngắt câu như trên mới đúng, đầy đủ ý nghĩa và cũng phù hợp cách ngắt hơi trong lúc hát.

Cụ thể, ở câu thứ 2 là: Trong tiếng súng nổ xiết chặt vòng vây (Sài Gòn)thì làm sao người lính ngủ được? Hành quân liên tục, tấn công liên lục nên người lính mất ngủ vì mắt bị quầng thâm. Trong lúc gian nan, cực khổ như vậy song lại lãng mạn, gợi lên trong lòng, nhớ tiếng thỏ thẻ của người yêu như thêm động lực để chiến đấu.

Cháu tạm hiểu vậy đó.

Chú có bức ảnh nào về vùng Củ Chi, Trảng Bàng hay Tha La xóm đạo ngày xưa không?

tây bụi nói...

Cám ơn bạn nặc danh góc những ý kiến hay. Tôi đã ngắt câu theo cách chữ hoa trong bài bản trong của một tập nhạc của Trần Thiện Thanh tự xuất bản. Nhưng tôi nghĩ rằng nhận xét của bạn rất hợp lý. Đa số các tấm ảnh tôi cho lên blog là tư liệu tôi được biết đến trên mạng. Cái nguồn chủ yếu là trang của Vietnam Center and Archive. Đây là nơi mà nhiều lính và công chức người Mỹ nốp các tư liệu về Việt Nam để lưu trữ. Tôi đề nghị bạn kiểm trả trang này để xem có ảnh này đáp nhu cầu của bạn: http://www.virtualarchive.vietnam.ttu.edu/starweb/virtual/vva/servlet.starweb

Dong Kha nói...

Chào anh Jason. Tôi có viết 1 bài viết để cắt nghĩa cho bài hát này, có 1 số chi tiết có quan điểm khác với anh. Mời anh xem thử: https://nhacxua.vn/ca-tu-trong-nhac-xua-tu-may-thu-thanh-co-nang-vua-ca/