Thập kỷ 60, nếu như ở Sài Gòn, các thiếu nữ mặc juyp ngắn trên gối, đầm chít eo, sành điệu dạo xe vespa đi cà phê sáng thì ở miền Bắc, để sở hữu một chiếc xe đạp là cả một hành trình gian truân. Các cô Hà Nội quần lụa, áo tay bồng, nhịn ăn nhịn mặc tích 5 bánh xà phòng, 1 ái phích nước mởi đổi được 1 cái lốp xe đạp. Để sắm đủ phụ tùng xe cũng mất vài ba năm thế nên nhiều nhà có xe cũng chẳng dám đi mà chỉ treo lủng lẳng lên xà ngang gác xép, thỉnh thoảng lôi xuống lau và bơm lốp.Facebook không phải là phương tiện để viết văn xuôi, vậy người làm post này viết lúng túng một chút thì chắc chẳng sao. Nhưng quan điểm của đoạn viết này cũng khó nắm được. Trang Dân Trí có đầu đề bài viết như sau: “Giai điệu tự hào” tái hiện từng lát cắt lịch sử. Ngày 22 tháng 1 2014 Facebook của Giai Điệu Tự Hào cũng nhắc đến "Những nốt nhạc hào hùng, những hình ảnh ghi khắc lịch sử quá đỗi tự hào của dân tộc." Như thế thì vai trò của chương trình này là thể hiện một quá khứ để làm toàn dân Việt tự hào về quá khứ mình. Chữ tự hào có nghĩa "Lấy làm hài lòng, hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có," thì quá khứ như thế phải rất là chọn lọc. Mọi sự kiện tốt đẹp được nhắc đến, mọi sự kiện không đẹp thì bị bỏ đã đành. Tuy nhiên, nếu quá khứ này thật sự không đẹp theo suy nghĩ của mọi người thì sao? Một quá khứ nhiều chết chốc, kẻ bị bỏ tù không xứ án, anh em hai phía biên giới đánh nhau, nước bị cô lập về ngoại giao, dân sống thiếu thốn về vật chất và kiến thức không thuộc về cái tốt.
Bạn có biết không, sự kiêu hãnh của một cô gái thả tóc dài trên chiếc xe đạp Mifa ba mươi năm trước có khi còn lớn hơn cả việc mặc váy Prada đi SH bây giờ. Độ tự tin của một chàng trai tuổi gần đôi mươi, quần bò rách, áo phông màu mè lượn trên một chiếc xe cuốc, và nhất là lại có một một cô bạn gái ngồi gióng ngang, ngày ấy có khi chẳng kém gì với việc một cậu ấm bây giờ vào quán, mở laptop Vaio và nghe điện thọai Vertu. Thời đó ai có xe đạp phải đăng ký, xe phải đeo biển số khung đàng hoàng kẻo có ngày bị CSGT tuýt còi hỏi. nguồn: Facebook Giai điệu tự hào 10 tháng 2 2014
Đối với chương trình này thì cách nhìn về Sài Gòn thời tiền-thống nhất rất khó hiểu. Có phải đây thực sự là một thành phố "các thiếu nữ mặc juyp ngắn trên gối"? Không thể nói là không có, nhưng ăn mặc như thế có phải tiêu biểu cho các gái trẻ Sài Gòn những năm 1960? Tại sao không viết "các thiếu nữ mặc áo dài trắng học sinh"?
Thêm một điều lạ là giả sử thiếu nữ của hai miền chỉ nghĩ đến đồ xả xỉ phẩm của thời đại - ở miền Nam là xe vespa, ở miền Bắc là xe đạp Mifa. Có lẽ người viết đoạn này muốn giúp thế hệ trẻ hiện sống trong một xã hội tiêu thụ được gắn bó với thế hệ ông bà? Nhưng đây cũng là một cách rất lạ để xét lại lịch sử. Thời toàn dân chiến đấu giải phóng miền nam / xây xã hội chủ nghĩa ở miền bắc, người "cậu ấm" là thế nào? Là con nhà tư sản chưa cải tạo? Chắc thế là hiếm. Là con của viên chức nhà nước? Như Hồ Chí Minh phát biểu - "Không phải hễ cứ bố là cán bộ thì con là 'cậu ấm'" (trích "Bài nói chuyện với cán bộ, đảng viên hoạt động lâu nǎm (9-12-1961)). Một thời gian của "những người sống vì mọi người" thì cũng có các cậu ấm. Nếu không thì ai mua các đạp xịn của giai đoạn ấy, ai có quyền đăng ký. Tôi cũng chưa hiểu tại sao người viết bài này được tự hào vì từng phải có phiếu mua phụ tùng xe đạp? Hay được tự hào vì công an đòi giấy tơ chứng nhân sở hữu xe đạp?
Hình như tác giả của những câu ở trên muốn nói thế hệ trẻ hiện nay nên tích cực noi gương thế hệ xe đạp cuốc. Nhưng gương mẫu mô tả ở trên được đánh giá theo tiêu chuẩn vật chất và tiêu chuẩn quan liệu, không phải là theo một tiêu chuẩn đạo đức hay tiêu chuẩn tinh thần.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét