Look up to the blast furnace, sparks flash brighter than stars
Tôi ngước trông lên lò cao, thấy cô thợ hàn dán mắt trông sao.
I look up to the blast furnace, see the girl welder gazing at the stars
Ngày nào trên tay cô cặp sách
Before, in her hands she carried a book bag
Chiều về cô vui chơi thỏa thích
Every evening she made merry as she pleased
Cô vẫn say mê xem bác thợ hàn
She was still fascinated watching the older welders
Kìa xem bông hoa đang nở sáng
Over there, see the brilliance of blossoms abloom
Mải chơi nên đôi khi mẹ mắng
She got caught up in her fun, sometimes her mother scolded her
Miên man thấy trong lòng rực ánh lửa hoa.
Continuously there was a glow she felt, the glow of the fiery blossom
Đến hôm nay trên lò cao, ánh lửa hàn loé sáng hơn sao
Now today upon the blast furnace, sparks flash brighter than stars
Đôi mắt cô đang nhìn theo, ngắm xem đường hàn nhẵn bóng cô yêu
Her eyes follow along, look at the welded, polished path that she loves
Ngày ngày tay cô đưa mải miết,
Every day she concentrates on guiding her hands
Lò ngày mai sôi lên mẻ thép
The furnace tomorrow will rage in jagged steel
Cô thấy vui khi đất nước mạnh giầu.
She's happy when the nation's rich and strong.
Đời vui bên bông hoa lửa sáng
Life's beautiful by the blossom of bright flame
Mùa thi đua cô hoa hồng thắm
In the competitive season she's a deeply colored rose
Lò cao ánh tương lai đẹp tựa ngàn sao.
The blast furnace's future glow will be beautiful as a thousand stars.
Miêu tả bài ca "Cô thợ hàn" và một số bài ca tương tự, quyển Âm nhạc mới Việt Nam đề cập đến:
...hình ảnh của con người lao động mới, những người của giai cấp công nhân Việt Nam lần đầu tiên hiện diện với những hình hài cụ thể, sống động trong kho tàng âm nhạc dân tộc. [Âm nhạc mới Việt Nam: Tiến trình và thành tực. Viện Âm Nhạc, 2000, tr. 644].Soạn năm 1962 bài ca này được viết trong thời gian phát triển nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trước khi đổi phương hướng gửi bộ đội vào Nam để giải phóng miền Nam thân yêu năm 1964. Vậy "Cô thợ hàn" không có chữ chiến đấu, giết thù... như nhiều "bài ca đi cùng năm tháng" khác. "Cô thợ hàn" được sáng tác trong bối cảnh:
Những năm đầu của thời kỳ khôi phục và xây dựng kinh tế trên miền Bắc, đề tài của loại bài hát vui - hài hước tập trung vào chủ đề đề cao lao động và con người lao động... Các nhân vật chính ... là các cô gái. Cái ỏn ẻn, đỏm dáng, nhí nhảnh và hồn nhiên... trở thành những môtíp được các tác giả khai thác. (tr. 366)Nét chủ yếu đây là cái hồn nhiên. Cô thợ hàn này sẵn sàng đón từng ngày mới làm "đất nước mạnh giàu." Cô ấy cũng được niềm tự hào là thành phần của giai cấp tiến bộ sẽ được giải phóng toàn nhân loại.
Một bài viết trên trang VOV nói rằng:
Viết về đề tài công nghiệp luôn là một thách thức lớn đối với giới nhạc sĩ. Và thực tế, số lượng bài hát viết về đề tài này được công chúng tán thưởng còn ít ỏi.
Rồi nói về riêng bài ca "Cô thợ hàn" của nhạc sĩ / nghệ sĩ Thịnh Trường bài viết này có đọan:
Bài hát mang đề tài về một công việc cụ thể, không thú vị, không lãng mạn tưởng như rất dễ khô cứng. Vậy mà tác giả đã viết nên một ca khúc với giai điệu tươi sáng, diễn tả một cô thợ hàn trẻ đang say sưa, mải mê với công việc, rất yêu nghề và yêu đời" ["Thịnh Trường - một gương mặt khó quên," VOV Online 21 tháng 1 2012 - lưu giữ trên trang Báo Mới]
Nhất định đã từng có người "tán thưởng" bài ca "Cô thợ hàn." Có các comment (trích từ trang Bài ca đi cùng năm tháng) ở phía dưới của thế hệ 5x chứng minh rằng bài ca đã gây ấn tượng tốt với một số người cùng thời:
Nguyễn Văn Hạnh: "tôi không khỏi bồi hồi, xúc động vì hồi tôi còn rất bé tôi đã thấy ông anh và những người bạn của anh tôi thường xuyên hát bài "Cô thợ hàn""
danmoi: "Lớp thanh niên chúng tôi thời đó rất thích bài hát này đến nỗi cứ mỗi sáng chủ nhật đều gác mọi việc lại để tranh thủ nghe xem chương trình "theo yêu cầu thính giả" có phát bài hát này không."
Nguyễn Lưu: "Đầu năm 1963 tại thị xã Thanh Hóa đoàn CMNDTW về biểu diễn chúng tôi đã được trực tiếp nge Thịnh Trường hát bài này,người nge đã vỗ tay yểu cầu hát lại nhiều lần."Còn việc ca khúc "Cô thợ hàn" được giải nhì trong cuộc thi của Hội Nhạc Sĩ năm 1962 chỉ có nghĩa là một số chuyên viên âm nhạc đánh giá cao ca khúc này. Thính giả thì bị câm.
Giả sử thính giả được nghe bất cứ nhạc phẩm tùy ý, họ chọn ca khúc "Cô thợ hàn" để nghe hay đa số khán giả người Việt trong thời gian đó thích nghe một bản vọng cổ mùi mẫn nhiều hơn? Hay "Khúc ca ngày mùa" chẳng hạn? Suốt cả giai đoạn đó, lãnh đạo nhà nước chỉ huy mỗi sinh hoạt trong xã hội. Họ chủ trường việc các nghệ sĩ soạn những tác phẩm về việc "khôi phục và xây dựng kinh tế trên miền Bắc" rồi, như trăm hoa đua nở, các nghệ sĩ sẽ thi đua soạn các tác phẩm theo nội dung ấy. "Cô thợ hàn" chắc chỉ là một ca khúc trong mấy chục ca khúc viết về đề tài cùng thời. Đa số các ca khúc ấy không được nhắc đến nữa. Còn "Cô thợ hàn" được giới thiệu trên đài năm 1962 bởi giọng ca của tác giả Thịnh Trường, rồi được thể hiện qua giọng ca của Ngọc Bé trong những năm cuối 1970 rồi Trung Đức thu lại ca khúc này trong những năm đầu 1990.
Thịnh Trường hát "Cô thợ hàn" năm 1962 theo độ nhanh 102 nhịp một phút, với bản phối âm gọn, ngắn, nhịp nhàng. Không có tiếng trống, không nhạc khí gõ nào. Ban nhạc này chỉ gồm đàn piano, đàn tam thập lục (gốc Mộng Cổ), các sáo phluýt, các kèn clarinet (nghe ở đây).
Ngọc Bé hát "Cô thợ hàn" độ năm 1980 theo nhịp nhanh 98 một phút. Ban nhạc thì có bộ gõ, cây phách và lúc lắc, với đàn ghi ta và bát xơ điện tử với dàn nhạc violon và flute.
Rồi có Trung Đức hát "Cô thợ hàn" - chắc trong những năm 1990 - với bản phối hoàn toàn điện tử. Nhịp điệu thì chậm lại thì chậm lại đến 88 nhịp một phút. Nhịp điệu ở đây nghe rất nhẹ, nhưng cũng có móc kép làm cho nhịp, dù chậm hơn, được đẩy lên. Trung Đức hát với tiếng rung rất trữ tình (nghe ở đây).
Vừa mới đây đài VTV1 trong một chương trình "Giai điệu tự hào" có ca sĩ nhạc trẻ Đàm Vĩnh Hưng. Đàm Vĩnh Hưng hát chậm hơn nữa - 80 nhịp một phút với một bộ trống với tiếng xanh ban theo từng nốt móc và tiếng trống theo từng back beat nhịp hai và bốn.
Video của Đàm Vĩnh Hưng hát trong "Giai điệu tự hào" gây ra một không khí rất phù hợp với nội dung bài ca. Một ý chính trong lời ca "Cô thợ hàn" là cảnh huyền bí gây kích thích của lò cao. Việc hàn kim loại làm tia lửa như vì sao trên trời.
Các diễn múa mặt nạ và găng tay an toàn, áo trắng, quần yếm xanh đóng vài các cô thợ hàn. Trong đó có một người mặc áo xanh.
Người đó cởi mặt nạ ra ...
để bộc lộ một khuôn mặt đàn ông trong đám nữ thợ hàn. Đàn ông tâm sự về một cô thợ hàn tay nghề.
Các nữ diễn viên là như nghệ sĩ thuở nào trong văn hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Họ làm trang điểm cho sinh hoạt mô tả trong lời ca hay lời kịch. Ở đây không có cử chỉ phù hợp với việc hàn kim loại.
Có lớp khán giả đủ tuổi được lớn lên với bài ca "Cô thợ hàn." Có vẻ họ "thỏa thích" nghe nhạc của thời thanh niên của họ.
Có lớp khán giả trẻ ngồi ngoan và nghe. Họ vỗ tay theo nhịp bài ca. Họ "hiếu" quá khứ này, nhưng không họ không tỏ vẻ thích thú lắm. Đàn bác cho uống một liệu thuốc, và các cháu biết uống.
Các cô thợ là gương mẫu, thậm chí là "siêu mẫu" của thời đại.
nguồn: bia tạp chí Việt Nam số 48, tháng 9 1961, từ blog Lê Minh Khải 7 tháng 12 2013.
Đây là phụ nữ tiến bộ mẫu mục của xã hội chủ nghĩa. Phụ nữ được giải phóng và có quyền vươn lên chọn các nghề công nhân tùy ý, và công nhân là giai cấp tiên phong của nhân loại.
"Cô thợ hàn" của chúng ta không được tự hát. Có người kể chuyện về quá trình trưởng thành của cô ấy. Cô ấy vốn là học trò "cặp sách," có lúc nghỉ ngơi được "vui chơi thỏa thích." Nhưng cô cũng "mê xem bác thợ hàn" trên lò cao. Cô ấy cứ sống tự nhiên "mải chơi" nhưng luôn luôn "thấy trong lòng rực ánh lửa hoa," còn nghĩ thầm rằng nghề thợ hàn là nghề xứng đáng và có giá trị. Cô ấy đã tìm đến một việc hay hơn thói vui chơi cũ. Việc này vừa linh thiêng vừa thiêng liêng vì làm "đất nước mạnh giàu," gây một "tương lai đẹp tựa ngàn sao."
Người nghe có thể cảm thấy rất dễ gần với cô ấy - như quan điểm nhà triết gia Ortega y Gasset nói là "participación sentimental en los hechos" - sự tham dự tình cảm thật sự (xem bài "Deshumanización del arte," 1925 [Sự phi nhân của nghệ thuật]). Đây là "realidad 'vivada'" [thực tế sống], khác với "realidad 'contemplada' [thực tế ngắm]." Sống là đồng cảm, tuy nhiên ngắm thì cũng phải đứng ngoài và suy ngẫm.
Song lẽ nếu ta đồng cảm thì nhân vật của tác phẩm thành đối tượng "figura de cera es el melodrama puro" [tượng sáp là kịch mê-lô thuần túy]. Đây là con người trong một thế giới quan đen trắng được tô màu trắng tinh khiết.
Cô ấy đi làm và thấy bằng lòng với nghề nghiệp thì đã đành. Giờ làm việc xong thì đời cô ấy thế nào? Cô ấy được bạn trai nào cưa? Nhắc đến chuyện tầm thường vậy thì có mất màu trắng tinh khiết không? Cô ấy về nhà thì chắc phải làm việc thêm - nấu cơm, rửa bát, giặt quần áo (cùng lúc bố và anh em trai được "vui chơi thỏa thích."). Nhưng cầm mỏ hàn cô ấy được thỏa mẫn và đất nước hưởng sức lao động kỹ lưỡng và nhiệt tình của cô ấy.
Có lẽ hình ảnh quyết định mô tả một cô gái ấy "mải chơi," nhưng cùng lúc là học sinh vô tư cô ấy cứ có cảm giác mạnh mẻ về không khí huyền bí của lò cao: "Miên man thấy trong lòng rực ánh lửa hoa." Cô ấy biết rằng cô sẽ được lột xác thành một người trưởng thành lấy trách nhiệm góp phần cho đất nước.
Các cô gái năm 2014 phản ứng thế nào với bài ca "Cô thợ hàn"? Thế cũng là một câu hỏi khó trả lời. Một điều biết được là tiết mục Đàm Vĩnh Hưng hát "Cô thợ hàn" nhận tỷ lệ bình chọn nhất trong chương trình "Giai điệu tự hào" ngày vừa rồi. Theo nhà báo Quỳnh Hương:
...nếu xét trên phương diện chính trị, ca khúc đã hoàn tốt công việc của mình nhưng nếu đứng trên cương vị âm nhạc thì ca từ, giai điệu của Cô thợ hàn quá thô sơ, đơn giản, chưa đạt tới mức kinh điển như những tác phẩm khác [VnMedia 27/1/2014].Tôi phủ nhận nhận xét ấy. Giai điệu "Cô thợ hàn" có nhiều nét chèo rất hay. Tác giả bắt đầu bài ca trên nhịp một mạnh (không có nốt lấy đà) rất gây ấn tượng. Đúng là giai điệu này không "kinh điển" nhưng nó rất giản dị. Với giọng hát của Thịnh Trường và Ngọc Bé thì bài ca này nghe rất mềm dẻ và dễ nghe. Hai nghệ sĩ này hát theo nhịp độ nhanh để gây một không khí vui tươi vừa thúc giục, vừa nhẹ nhàng. Nhưng gần đây hơn, khi Trung Đức hát thì giai điệu này bị chậm lại thành thong thả hơn. Với bản phối nhẹ và giọng hát trữ tình như Trung Đức thì hát chậm cũng chẳng sao, nhưng ca khúc lại có chất hoài cổ. Nhưng đêm "Giai điệu tự hào" thì Đàm Vĩnh Hưng với giọng khản với bản phối nhịp trống mạnh. Vậy ca khúc này dù được "trẻ hóa" theo thời trang thì nghe rất vụng về và không thích hợp. Không còn gì để làm người nghe được quyến luyến người nghe ngoài một ngôi sao hát trên sân khấu và món âm nhạc được hiện đại hóa, thời tranh hóa. Còn ngôi sao này hát thấp cái nốt cuối là cao điểm của bài ca nữa.
Song cái vấn đề chính là nội dung của bài hát này. Không phải vì lời ca và đề tài này không hay, nhưng nó có còn phù hợp với tinh thần các thiếu nữ vào đời hiện nay? Có phải các phụ nữ trẻ có học thực (như trong ảnh ở trên) sẽ chọn nghề thợ để tự vươn mình lên?
Còn tôi có một thêm thắc mắc. Có đoạn hát lúc mà cô "ngắm xem đường hàn nhẵn bóng cô yêu." Đây là chữ "yêu" duy nhất trong bài ca này, vậy việc "ngắm xem" này rất có ý nghĩa. Cô thợ hàn yêu "đường hàn nhẵn bóng" mà cô được thực hiện. Nhưng xin lỗi - như thế đó là ảo thuật. Hàn kim loại xong thì có đường hàn lởm chởm. Thực tế mà cô thợ hàn ngắm là một thực tế giả vở. Lớp khán giả "đúng tuổi" ở trên còn mong rằng phụ nữ của thế hệ sau sẽ làm việc "nhẵn bóng" như người "tự hào" xưa không? Làm thế sẽ rất khó chịu với thế hệ trẻ mà được biết nhiều hơn về kiến thức toàn cầu. Họ cần "hàn" vào thực chất cụ thể chứ phải là thực chất hư ảo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét