18 tháng 2, 2014

Ông Nguyễn Khắc Hiếu với việc đời - 1932-3


Ông Ngyễn-Khắc-Hiếu với việc đời

Này lúc luân thư .. ông ... đảo ngược ru ... u ...

(với các quyển Con uống [hay Còn uống?] và Khối tình bé tì)

tranh của Tứ Ly (Thạch Lam)

nguồn: Phong Hóa 14 (22 septembre 1932), 4.

Bộ tứ bình mới

Chủ chén nó say quên bẵng chó
Lòng không gia dối chó ngồi ngây
May thay! Một bãi thừa ơn chú!
Chú cũng say mà chó cũng say!

Vive La Fontaine

(tranh này không đề tên, nhưng thi sĩ ở đây rất giống các hình ảnh của Tản Đà khác)

nguồn: Phong Hóa 27 (16 février 1932), tr. 1.
Nam-Việt kỳ-quan số 3

Trên chợ trời
Bác bén hã: NGUYỄN-KHẮC-HIẾU

với các bầu rượu: Tản Đà văn tập, Khối tình con, Khối tình lùn, Giấc mộng con, Giấc mộng lớn, Đàn bà tầu - kêu: Con uống!

Tranh: Đông Sơn (Nhất Linh)

nguồn: Phong Hóa 37 (10 mars 1933), tr. 1

Lẩn quẩn

Còn gì khổ bằng: nguồn văn tắc, cơn nghiền lên mà lúc sờ đến bầu thì đã có người nghịch tính gấu đâu mất!
(Các bạn tìm xem bầu rượu ở chỗ nào và người nghịch tính ấy là ai?)

(Lịch năm 1903 / Mộng lớn / Mộng con / Khối tìn)

nguồn: Phong hóa số 51 (16 juin 1933), tr. 14.


Thế ra không phải tại rượu

--Ồ! có lẽ hôm nay mình nhắm với thịt quay cho nên mới cạn được ngần này rượu mà trông đồ vật gì cũng quay cả!

Tranh: Lemur (Nguyễn Cát Tường)

nguồn: Phong hóa số 72 (10 novembre 1933), tr. 5.


Những năm đầu tiên xuất bản tạp chí Phong Hóa, nhóm Tự Lực Văn Đoàn có thái độ ác đối với Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu.  Thực ra nhóm ấy rất thích làm bút chiến và đả kích mỗi báo, mỗi nhóm, mỗi người không phải của mình.  Còn Tản Đà thì dễ biếm họa.  Ông thuộc phe cũ - ăn mặc cũ, viết văn chương cũ, có cách ăn ở cũ.  Ông cũng đã làm báo.  Song, như các tranh ở trên minh họa, đặc điểm của Tản Đà là thói uống rượu.  Thế hệ trẻ muốn cải cách xã hội như nhóm này và các nhóm cộng sản không chịu nổi thói xấu này.

Vài năm nữa ban biên tạp của Tự Lực Văn Đoàn sẽ thay đổi thái độ này.  Họ đăng vài bài thơ và nhiều bản dịch từ các bài thơ kinh điển của Trung Quốc của Tản Đà.

Không có nhận xét nào: