9 tháng 10, 2012

bảy phụ nữ, bảy đàn tranh


nguồn: Lam Điển, "Xưởng nhạc cụ Việt Nam," Thời mới (5 tháng 1 1965), 4.


Cách đây vài tháng tôi soạn post "Tốp thập lục của Đoàn nhạc Dân tộc trung ương."  Trong bài ấy cũng có một tấm ảnh bảy phụ nữ, bảy đàn tranh.


Các ảnh hơi mờ, thì không biết có chung một "tốp" trong cả hai ảnh.

Tôi xem các ảnh này và tự hỏi "meme" này xuất phát từ đâu ra.  Meme có thể tạm định nghĩa theo ý của Richard Dawkins là một replicator - một cái tái tạo. Nó là một unit of cultural transmission or a unit of imitation (một đơn vị chuyển giao văn hóa, một đơn vị bắt chước)

Người Việt có ý kiến cho một nhóm phụ nữ mặc quốc phục ngồi thành hàng với các đàn tranh trước mình, hai tay sẵn sàng để gẩy dây từ bao giờ?

Hồi xưa (trước đây 100 trăm năm chẳng hạn) không biết có bao nhiêu phụ nữ chơi đàn.  Trong nhạc tài tử một phần lớn các nghệ sĩ đàn tranh vốn là đàn ông.

Có ai bao giờ xuất bản những đĩa hay băng của một tốp đàn tranh?  Nếu có, có bạn nào sưu tầm băng đĩa như xin cho tôi hay.  Lúc giải trí, bạn nào thích nghe một nhóm người phụ nữ gẩy bài bản "Lý ngựa ô" với một nhóm đàn tranh không?

Tôi nghĩ rằng ý nghĩa của các tốp / đoàn kiểu này hoàn toàn thuộc về chủ nghĩa quốc gia.  Hình ảnh ở trên có quốc tính và nữ tính.  Các cô gái, phụ nữ chơi đàn tranh như thế chứng tỏ lòng yêu nước Việt, yêu văn hóa Việt.  Tôi nghĩ rằng rất nhiều người thích hình ảnh ở trên dù không ưa nghe âm thanh đi cùng cho lắm.

Đàn tranh vốn chỉ có một đàn chơi cho giải buồn hay trong một ban nhạc tài tử hòa cùng với các nhạc cụ truyền thống khác.  Bao giờ mà có ý kiến tập trung một số người - từ 2 đến 200 - để chơi chung một giai điệu?  Tôi nghĩ rằng thì mới có nhu cầu này từ khi mà các giáo viên / nghệ sĩ bắt đầu dạy các đàn truyền thống bằng các nốt ký âm.

Có một điều nữa là có lẽ meme này đã thông qua Trung Quốc trước khi đến với Việt Nam.  Trung Quốc có một đàn tương tự gọi là guzheng.

Ở Singapore dàn nhạc guzheng được phát triển nhiều.  Thí dụ trường Loyang Secondary School có một Guzheng Ensemble.


nguồn: Loyang Secondary School

Toàn phụ nữ mặc quốc phục giống như Việt Nam.  Có phải Singapore học theo Việt Nam?  Hay cả có một nguồn gốc chung khác?  Hay cái nhu cầu giáo dục, thẩm mỹ, quốc gia xuất hiện ở hai nơi này (và các nơi khác) một cách độc lập.

Không có nhận xét nào: