30 tháng 8, 2014

trích Civilization and Its Discontents của Sigmund Freud

The existence of this tendency to aggression which we can detect in ourselves and rightly presume to be present in others is the factor that disturbs our relations with our neighbours and makes it necessary for culture to institute its high demands. Civilized society is perpetually menaced with disintegration through this primary hostility of men towards one another. Their interests in their common work would not hold them together; the passions of instinct are stronger than reasoned interests. Culture has to call up every possible reinforcement in order to erect barriers against the aggressive instincts of men and hold their manifestations in check by reaction-formations in men's minds... Civilization expects to prevent the worst atrocities of brutal violence by taking upon itself the right to employ violence against criminals, but the law is not able to lay hands on the more discreet and subtle forms in which human aggressions are expressed. The time comes when every one of us has to abandon the illusory anticipations with which in our youth we regarded our fellow-men, and when we realize how much hardship and suffering we have been caused in life through their ill-will.

Sự hiện hữu của khuynh hướng gây hấn mà chúng ta có thể phát hiện trong mình và cho đúng là có mặt trong người khác là cái yếu tố mà làm náo động các mối quan hệ với người đồng loại và làm cần thiết một nền văn hóa để tiến hành các nhu cầu cao.  Xã hội văn minh luôn luôn bị dọa bởi sự giải thể qua sự thù địch căn bản của con người với nhau.  Lợi ích của công việc chung không đủ để kìm được được cùng nhau; sự đam mê của bản năng mãnh liệt hơn lợi đã được cân nhắc kỹ.  Văn hóa phải gọi lên tất cả mọi tăng cường để xây lên các hàng rào chống bản năng công kích của con người và để được kìm các biểu lộ nhờ các hình thành-phản ứng lại trong tâm trí con người... Một nền văn minh mong sẽ được ngăn cản các việc tàn ác nhất của bảo lực tàn bạo vì sẽ tự lấy quyền để áp dụng bảo lực với các phạm nhân, nhưng các luật pháp không được lấy quyền với các hiện tượng riêng biệt và tinh vi lúc nào sự gây hấn của con người được biểu lộ.  Có một lúc mà mỗi người chúng ta phải rời bỏ các mong đợi ảo vọng mà chúng ta lúc trẻ cứ nhìn đồng bào mình, và khi nào chúng ta nhận ra bao nhiêu khó khăn và đau khổ mà chúng ta gây ra trong đời nhờ ác ý của họ.

 The Communists believe they have found a way of delivering us from this evil. Man is wholeheartedly good and friendly to his neighbour, they say, but the system of private property has corrupted his nature. The possession of private property gives power to the individual and thence the temptation arises to ill-treat his neighbour; the man who is excluded from the possession of property is obliged to rebel in hostility against the oppressor. If private property were abolished, all valuables held in common and all allowed to share in the enjoyment of them, ill-will and enmity would disappear from among men. Since all needs would be satisfied, none would have any reason to regard another as an enemy; all would willingly undertake the work which is necessary. I have no concern with any economic criticisms of the communistic system; I cannot enquire into whether the abolition of private property is advantageous and expedient. But I am able to recognize that psychologically it is founded on an untenable illusion. By abolishing private property one deprives the human love of aggression of one of its instruments, a strong one undoubtedly, but assuredly not the strongest. ... This instinct did not arise as the result of property; it reigned almost supreme in primitive times when possessions were still extremely scanty...

Người Cộng sản tin rằng họ đã tìm lối để giải thoát mỗi chúng ta thoát khỏi cái ác.  Theo họ, con người vốn là hoàn toàn tốt và thân mật, nhưng hệ thống quyền sở hữu cá nhân dành quyền cho cá nhân vậy sự cám dỗ hành hạ đồng loại nảy sinh ra; con người không được cho quyền sở hữu phải đối kháng chống kẻ đàn áp. Nếu tất cả quyền sở hữu được hủy bỏ, tất cả đồ quý giá được giữ chung và mỗi người đều được hưởng chúng, tính ác ý và căm thù sẽ biến hẳn trong đời người.  Vì mỗi nhu cầu sẽ được thỏa mẫn, không ai sẽ có lý do để coi kẻ khác như là kẻ thù; tất cả mọi người sẽ vui lòng làm mỗi việc cần thiết.  Tôi không có lợi gì với bất cứ lời phê bình mặt kinh tế của hệ thống cộng sản chủ nghĩa; tôi không thể hỏi nếu việc hủy bỏ quyền sở hữu cá nhân có phải thuận lợi hay thích hợp.  Nhưng tôi không có khả năng xác nhận rằng về mặt tâm lý ý đó được xây trên một ảo tưởng không bảo vệ được. Khi hủy bỏ quyền sở hữu cá nhân, người ta tước đoạt tính ham mê gây hấn của con người một trong những công cụ chính, tất nhiên một công cụ mãnh liệt, nhưng nhất định chứ phải là mãnh liệt nhất. ... Bản năng này không nảy sinh ra nhờ quyền sở hữu; nó bao trùm gần như nó cao nhất thời đại nguyên thủy, thời mà các vật sở hữu còn rất thiếu...

Sigmund Freud, Civilization and Its Discontents, translated and edited by James Strachey (New York: W.W. Norton & Company, 1961), tr. 69-71.


Bản chất của loài người là "sự đam mê của bản năng mãnh liệt hơn lợi đã được cân nhắc kỹ."  Và "Bản năng này không nảy sinh ra nhờ quyền sở hữu."  Vậy con người và xã hội không thể hoàn toàn hoàn thiện mình.  Lắm lần con người không theo lẽ phải và sống một cách trái với lợi ích của mình. "Lợi ích của công việc chung không đủ để kìm được được cùng nhau."

24 tháng 8, 2014

trích Đáy Địa Ngục của Tạ Tỵ - về Trần Văn Khê và các đoàn hát

[ở trại Nam Hà 1979]

Nhà nhạc học Trần Văn Khê đã có lần đến thăm trại tù này.  Ông cùng đi với một số người.  Tôi không ró họ thuộc phái đoàn nào?  Chẳng biết ông Khê nghĩ gì, khi chính những người đang bị giam giữ tại đây, đã từng chiến đấu, để cho ông trở về quê nhà thăm lại gia đình một cách an toàn trong những năm còn chinh chiến.  Nhưng nhục nhã hơn cả, có lẽ, là lần thăm Trại của đoàn hát cải lương từ miền Nam ra Bắc trình diễn.  Khi ghé qua Phủ Lý, tụi Công An toàn trại, làm anh em tù từ Đại Tá đều phải đi trốn cả ngày dưới chân núi.  Các Nam nghệ sĩ khi trước, đa số thuộc lính của ngành Chiến Tranh Chính Trị và các nữ nghệ sĩ phần đông cũng ăn lương dân chính của ngành ấy.

nguồn: Tạ Tỵ, Đáy Địa Ngục (San Jose: Thằng Mõ 1985), tr. 597.

Hình như Tạ Tỵ có ác ý với Trần Văn Khê?   Trên trang 193-194 ông viết một cách mỉa mai về sự hiện diện của Trần Văn Khê trên đài truyền hình Việt Nam sau 1975.  Chắc Tạ Tỵ thấy nhục nhã vì Trần Văn Khê được biết đến các trại cải tạo, đã chứng kiến trại cải tạo, và còn nữa được chế độ mà xây nên hệ thống các trại cải tạo ưu đãi.  Song Trần Văn Khê đâu phải là nhà chính trị, đâu phải là chiến sĩ chiến đấu cho chế độ nào.  Ông thì chiến đấu cho nhạc dân gian Việt Nam và cho sự nghiệp ông. 

Đọc quyển hồi ký này thì độc giả sẽ thấy thái độ của Tạ Tỵ càng năm càng cực đoan.  Là bên thua cuộc thì Tạ Tỵ nhận là sẽ bị xử lý - song chế độ Việt Nam đã nói là cải tạo 3 năm thì xong.  Và sau vài năm ở các trại Tạ Tỵ cũng chứng kiến rằng những người phụ trách các trại cải tạo không theo lý tưởng nào và tham nhũng rất nhiều.

Điều thấy những người từng làm việc với mình đến biểu diễn cho kẻ thù mình của thì khó chịu hơn.  Nhưng các diễn viên có thể làm gì khác không?  Ai dại mà tự nguyên bị giam ở trại cải tạo?  Có điều kiện theo nghề, kiếm sống thì tất nhiên phải theo chế độ mới.

Một cuộc nội chiến như thế bắt mọi người phải khéo léo tìm cách để sống và tồn tại.

20 tháng 8, 2014

Nhớ rừng (Missing The Jungle) - Thế Lữ (1935)

 
Hoàng hổ (nguồn Wikipedia)
 
(Lời con Hổ ở vườn Bách Thú)
(Words of the Tiger at the Zoological garden)

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Bearing a massive grudge inside an iron cage
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
I lay outstretched, watching days and months pass.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Contemptuous of the mob out there, haughty, dim-witted
Giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm.
Who raise their beady eyes mocking the sacred jungle.
Nay bị xa cơ, nhục nhằn, tù hãm, 
Now fallen on hard times, I'm humiliated, confined
Để làm một trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Left to be an oddity, a plaything
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Enduring display next to those half-witted bears,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
With a pair of panthers in the next cage, untroubled

Ta sống mãi trong tình thương, nỗi nhớ,
I live all the time in pity, longing
Thủa tung hoành, hống hách những ngày xưa.
Once I ruled the roost, commanded it all long ago.
Nhớ cõi sơn lâm, bóng cả, cây già,
Longing for the verdant mountains, deep shadows, old trees
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi.
With wind wailing through the woods, headwaters raging in the mountains
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
And the times I roared a fearsome epic poem,
Ta bước chân lên dõng dạc, đường hoàng,
Feet that stepped upward, self-assured, majestic
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Glided my body like a rhythmic, rippling wave
Vờn những âm thầm, lá dài, cỏ sắc.
Capered in silence, long leaves, sharp grasses
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
In dark caves, my numinous eyes, when they glowered,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi,
Made every creature catch their breath,
Ta biết ta chúa tể của muôn loài
I know I'm the ruler of every beast
Trong chốn cỏ hoa không tên, không tuổi.
In an nameless grassy flowered realm.

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Where have they gone, the golden nights at stream side,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
When I ravenously devoured my prey, stood drinking in the waning moon?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Where are the rainy days shaking all points of the jungle,
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
I quietly watched my mountains and rivers restored?
Đâu những buổi bình minh cây xanh nắng gội,
Where are those dawns, green foliage rinsed in a sunny glow,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Birdsongs that awoke me, jubilant
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Where are those afternoons smeared blood behind the woods.
Ta đợi tắt mảnh mặt trời gay gắt
I awaited the extinguishing of the blazing sun
Để ta chiếm lấy phần tối tăm bí mật?
So I could seize a share of secret darkness
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? 
Alas! Where has this time of glory gone?

Nay ta ôm nỗi hận ngàn thâu,
Now I cling to an unremitting anger
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi.
Hate these immutable surroundings.
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
These rigged, ordinary, false surroundings:
Hoa chăm, cỏ sén, lối phẳng, cây trồng
Tended flowers, cut grass, level paths, potted plants;
Giải nước đen giả suối, chẳng thông giòng
A ribbon of black water, fake streams, without circulation
Lẩn lút bên những mò gò thấp kém;
Skulking by low hillocks;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm.
Wee sesame bushes, gentle leaves, no mystery 
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu,
A studied imitation of wild uncultivation,
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.
Of a timeless place, lofty, gloomy. 

Hỡi cảnh oai linh, nước non hùng vĩ!
Hail sacred scenes, imposing waters and mountains!
Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị.
As a species of holy tiger I reigned.
Là nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
In a vast setting where I grappled long ago,
Nơi ta chẳng còn mong được thấy bao giờ!
A setting I cannot expect to ever see again,
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Can it be known during these days of disappointment,
Ta đang theo giấc mộng ngàn to lớn
That I'm following a boundless, far off dream
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi.
So my soul will hover near my inferiors.
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
Oh my terrible jungle!


nguồn: Phong Hóa 135 8 février 1935, 9.


Ông hổ này mới nhớ rừng lúc mà mất rừng.  Ý thức con hổ ở rừng là như thế.  Ông hổ này cũng ngạo mạn tưởng rằng rừng này là địa hạt của riêng mình.  Hùng cường như thế thì mỗi thú vật phải cúi xuống trước mình. Làm sao mà bị lật đổ vậy?

Thế Lữ viết đến một "thời oanh liệt" của con hổ này.  Một con hổ chỉ có thời gian của mình.  Còn nữa, con hổ là một thú vật đơn độc.  Trong một thời gian (oanh liệt nào đó) riêng một con hổ một mình thống trị một vùng.  Các con hổ đánh dấu lãnh thổ của mình.  Mặc dù thống trị được lãnh thổ nhưng con hổ cũng không có bạn nào cả.  Trong lãnh thổ này, con hổ không trình bày mình một cách hiển nhiên.

Con hổ là một tinh thần của rừng thiêng.  Đặng Tiến nhận xét rằng theo dân gian "rừng thiêng" và "hùm thiêng" như một ("Việc đồng hóa cọp với cây cối cũng dễ hiểu : cọp là hình ảnh bí hiểm của rừng núi, hòa mình với cỏ cây, xuất hiện bất thường về đêm, có nhiều linh khiếu, khiến con người đồng hóa rừng thiêng với hùm thiêng." xem bài "Vì sao hổ lại được gọi là Ông Ba Mươi?")  Con hổ thuộc cõi "bí hiểm" - một chỗ không có lịch sử, không có đồng hồ, chỉ có ngày và đêm theo nhau: một "chốn cỏ hoa không tên, không tuổi."

Thế Lữ viết: "Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, / Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?"

Tôi nghĩ rằng "đổi mới" này không phải là đổi mới NVL (theo Từ điển tiếng Việt (Trung tâm từ điển ngôn ngữ,1992) nghĩa là "Thay đổi cho khác hẳn với trước, tiến bộ hơn, khắc phục tình trạng lạc hậu, trì trệ và đáp ứng yêu cầu của sự phát triển").  Thời "Nhớ rừng" hình như "đổi mới" chữ chưa thông dụng.  Huình Tịnh Paulus Của Đại Nam quấc âm tự vị (Rey, Curiol & Cie., 1895) không có chữ này.  Các từ điển miền Nam không có chữ này (xem Việt Nam tân từ điển minh họa (Khai Trí, 1967), Việt Nam từ điển (Khai Trí, 1970) và Vietnamese-English Dictionary của Nguyễn Đình Hòa (C.E. Tuttle Co., 1966)).  Ở ngoài Bắc sau 1945 chữ "mới" có nghĩa đặc biệt chưa từng có.  Theo Huình Tịnh Paulus Của thì chữ "đổi" có nghĩa là "Trao một vật là lấy vất khác; thay cái khác, làm thế khác ..."  Vậy trong đôi câu ở trên, hình như đổi mới là tình hình sau khi mưa đổ rửa rừng núi. 

Song một thú vật đơn độc như thế không kế thừa gì, không phát triển gì, không đoàn kết với ai cả.  Vậy "lũ" người có khả năng bắt mình, có khả năng làm cho mình bị giam, bị đày trong "cũi sắt."

Rừng thẳm là một cõi âm, cõi huyền bí, một cõi "tối tăm bí mật."  "Cõi" của "lũ người" thì "sửa sang, tầm thường, giả dối." Song cõi ấy có kế hoạch, và loài người có khả năng để được làm cho kẻ địch của họ được bình định.  Loài người thuộc vào cõi dương.

Như thế thì trong bài thơ này, thi sĩ Thế Lữ có tự xếp mình (và xếp dân tộc Việt) về phía "lũ" hay phía hổ?  Lũ người thì thuộc bên thắng cuộc, hổ thì bên thua cuộc.  Sẽ vĩnh viễn như thế.  Như thế con hổ là hình ảnh rất lãng mạn và hoài cổ.  Làm "chúa tể của muôn loại" con hổ rất đáng phục và đáng khiếp sợ chứ? 

Song con hổ này có nhiều tật xấu như tính kiêu căng, vô kỷ luật, và phẫn nộ. Ông hổ này bị liệt vì "nỗi hận ngàn thâu" này.  Sinh vật lộng lẫy này bị thua nặng vì sự khôn ngoan phụ thuộc vào nền văn minh của loài người.  Con hổ miêu tả "những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối: / Hoa chăm, cỏ sén, lối phẳng, cây trồng."  Như thế sự giả tạo là kết quả của xã hội loài người.  Có phải là thông điệp của ông hổ (và của Thế Lữ?) là sự thanh cao của thiên nhiên và sự giả vờ của văn minh loài người?

Song, ngược lại, có phải Thế Lữ tự xếp mình với các "người ngạo mạn, ngẩn ngơ"?  Bị bắt và pho bay ở sở thú thì con hổ không còn đáng phục và các lời khoe khảng và đe dạo hiện nay nghe rất trống rỗng.  Con hổ huy hoàng này đã lỗi thời.  Có phải con hổ là triều đình - nói chính xác là triều đình Huế lúc bấy giờ?  Các vua chúa An Nam và hệ thống quan lại được pho bày như con hổ trong cũi sắt.  Song tôi nghĩ rằng cho rằng con hổ là truyền thống cung đình thì không đủ.  Con hổ tiêu biểu cho cả một dân tộc sống không thực tế - một xã hội vừa tự hào, khoe khoảng mà thiếu sức mạnh, vừa mê tín, lạc hậu.  Chữ "ngươi" được áp dụng để chỉ người hàng dưới.  Nhưng ai ở hàng dưới?

Giáo sư nhà tâm lý học Jerome S. Bruner đã viết về hai loại cốt truyền huyền thoại khác nhau chủ yếu kể về sự ngây thơ, và về sự khôn ngoan.  Nói đơn giản thì con hổ biểu lộ sư ngây thơ và lũ người biểu lộ sự khôn ngoan.  Ông Bruner viết:
... the demise of the myths of creation and their replacement by a scientific cosmogony that for all its formal beauty lacks metaphoric force, the theme of creating becomes internalized, creating anguish rather than as in the externalized myths, providing a basis for psychic relief and sharing [On Knowing; Essays for the Left Hand (Belknap Press of Harvard University Press, 1962, tr. 42 - việc cốt tích huyền thoại qua đời và được thay thế bằng vũ trụ quan khoa học, mặc dù có vẻ đẹp hình thức nhưng thiếu sự thuyết phục ẩn dụ, thế cái chủ đề sáng tạo bị chủ quan hóa và gây ra đau khổ, ngược với các huyền thoại khách quan hóa mà cung cấp một nền tảng cho sự khuây khỏa và chia sẻ siêu linh.]
Tôi muốn đặt một câu hỏi - có phải việc bị bắt và bị giam là tốt cho con hổ?  Con hổ vào sở thú là như được cứu thế.  Con hổ không có khả năng tự điều khiển mình.  Cái tính cách kiêu căng, vô kỷ luật, và phẫn nộ rất hại cho mỗi thú vật, và cũng rất hại cho chính con hổ.  Vào cõi văn minh thì mỗi thứ được lo cho.  Có tổ chức biết thế nào là tốt cho mình, thế nào là hại cho mình.  Tổ chức tập thể điều chỉnh và quản lý cái riêng tư.  Tính cá nhân phải cùi xuống và nhận luật lệ của tập thể.  Vậy quần chúng tập thể (theo sự lãnh đạo của những người chuyên môn) bắt giam một cá nhân mạnh mẻ mà có sức lôi cuốn.  Lý luận khai hóa thắng và sức mạnh lãng mạn thua.

19 tháng 8, 2014

tân nhạc, một lối nhạc cải cách ghi theo ký âm pháp Tây phương (2014)

... [L]ịch sử Việt Nam đã ghi, rằng vào cuối thế kỷ 18, trong dịp phái bộ của Quang Trung Hoàng đế gửi qua Yên Kinh chúc thọ Hoàng Ðế Càn Long nhà Mãn Thanh được bát tuần, vị trọng thần hàng văn dẫn đầu phái đoàn là Phan Huy Ích đã điều khiển một ban nhạc dâng Càn Long 10 khúc hát, với nhạc điệu thuần túy Việt Nam trên lời ca do chính Phan Huy Ích sáng tác.

Cuối thế kỷ 20 này, chúng ta không còn biết gì về cả lời lẫn nhạc điệu của 10 ca khúc nói trên...

May mắn thay, ngày nay, âm nhạc Việt Nam đã đổi khác, và mãi mãi sau này người ta sẽ có thể biết rằng người Việt Nam buồn vui ca hát như thế nào vào cuối thế kỷ 20. Sự đổi khác đã có là nhờ người Việt ngày nay dùng phép ký âm ghi lại trên giấy trắng mực đen những giai điệu được sáng tác hoặc lưu truyền, và có kỹ thuật ghi âm để phần nào lưu giữ được những lời ca và khúc hát đã làm nên nghệ thuật âm nhạc của mình.

Ðây là một sự thay đổi lớn lao trong sinh hoạt văn học nghệ thuật của người Việt.

Ngày nay, thể loại âm nhạc được đa số người Việt chúng ta ưa chuộng, chính là tân nhạc, một lối nhạc cải cách ghi theo ký âm pháp Tây phương, trình tấu bằng nhạc cụ Tây phương để diễn tả nỗi rung động Việt Nam, trên lời ca Việt Nam, viết bằng chữ quốc ngữ...

Nền tân nhạc đó, thưa quý thính giả, thực ra mới chỉ xuất hiện từ khoảng 60 năm nay mà thôi.

nguồn: Quỳnh Giao, "Suối nguồn tân nhạc," Người Việt 13 tháng 8 2014.


Cố danh ca Quỳnh Giao nhận xét rất chính xác.  Không biết bà đã viết những lời này từ bao giờ - vậy nói đến việc tân nhạc mới xuất hiện trong vòng 60 năm trong lúc bà viết chắc là đúng.  Phương pháp ghi ca khúc bằng các nốt phương tây mới bắt đầu thành phổ biến từ 1938.  Tôi cũng đồng ý với cách định nghĩa "tân nhạc" của Quỳnh Giao - là nhạc viết theo phương pháp ghi âm của phương Tây.  Vậy tân nhạc mới được lên tuổi 76 mà thôi.  Chắc mỗi người quen biết các ông, bà, cụ lớn tuổi hơn (họ phải xưng hô tân nhạc bằng "em" hay "cậu").  Chỉ được thọ 76 tuổi, nhưng chắc tân nhạc không thể nào chết.

Quỳnh Giao gọi tân nhạc là nhạc mà "đa số người Việt chúng ta ưa chuộng" thì cũng rất đúng.  Đúng quá.  Có một nhóm thiểu số đáng kể ưa nhạc quốc tế nhiều hơn.  Cũng có một nhóm thiểu số ưa "cổ nhạc" nhiều hơn, nhưng tôi e rằng nhóm ấy không đông.

Việc ghi âm nốt nhạc, việc áp dụng nhạc cụ quốc tế, việc sử dụng phương pháp dạy nhạc lý của phương Tây đã hoàn toàn thay đổi nền âm nhạc Việt Nam.  Tôi cho rằng là nhạc Việt đối với người Việt xưa, và đối với nhạc Việt xưa đã thành một nguồn nhạc ngoại lai.  Song việc cho cái ngoại lai vào để bổ xung và thích hợp với vồn cổ thì cũng hợp lý.  Hợp lý hay không hợp lý, điều đó đã từng xây ra.  Không phải do âm mưu nước ngoài, không phải vì tinh thần yếu kém của người Việt.  Người Việt dần dần hình thành một luồng âm nhạc mới.  Luồng âm nhạc này thích hợp với tâm lý của đa số người Việt trong một thời gian mà cuộc sống của người Việt được thay đổi rất nhanh.

Vậy năm 1937 Nguyễn Văn Tuyên soạn ca khúc "Một kiếp hoa."  Năm 2014 Nguyễn Thanh Tùng sáng tác "Em của ngày hôm qua."  Là tân nhạc Việt Nam.  Và đường giữa hai địa vị ấy đã có nhiều chỗ thấp và nhiều điểm cao nhưng cứ là tân nhạc.

17 tháng 8, 2014

Cử nhạc (1927)


Từ 9 giờ đến 10 giờ chiều hôm nay có một toán lính khố xanh cử nhạc tại nhà kèn vườn hoa Paul Bert

Hà Thành ngọ báo 15 september 1927, 1.


Năm 1927 Hà Nội có một dàn nhạc kèn của lính khố xanh biểu diễn nhạc "fanfare" ở trung tâm Hà Nội.  Đây là trước khi Đinh Ngọc Liên đã nhập ngũ (là ngày 15 tháng 4 1930).  Vậy có người Việt cử nhạc này là người tiền phong của quá trình tây phương hóa và hiện đại hóa nhạc Việt.  Chắc đa số người An Nam Mít đến nghe như vịt nghe sấm vì lúc bấy giờ nhạc Tây rất xa lạ với người bản xứ.

http://i1190.photobucket.com/albums/z459/kln2119/Anh4.jpg
Kiosque da la musique du Square Paul Bert (nguồn: Việt Nam Xưa và Nay)


15 tháng 8, 2014

trích Đáy Địa Ngục của Tạ Tỵ - về Trần Văn Khê

[Ở trại Suối Máu, độ 1975]

Nhằm mục đích tuyên truyền Trại có đặt máy Tivi, mở mỗi tối, nơi căn nhà hội.  Anh em tù, chả biết làm gì hơn, đi xem Tivi trước giờ ngủ.  Có một tối, chúng tôi được xem nhà nhạc học Trần Văn Khê nói về âm nhạc cổ truyền Việt Nam.  Vẫn bài ông Khê đã nói ở Trường Quốc Gia Âm Nhạc khi trước, trong chuyện ông về thăm quê nhà.  Chúng tôi thầm phục tài hoạt động chính trị của ông Khê nhiều hơn về nhạc học.  Ông đi hàng hai, chả mất lòng bên nào.

Tạ Tỵ.  Đáy địa ngục (San Jose, CA: Thằng Mõ, 1985), tr. 193-4.


Tạ Tỵ nhận xét đúng.  Ông Trần Văn Khê đã sống lâu năm ở Pháp, không bắt phải theo bên nào.  Ông từng tham gia sinh hoạt trong giới văn nghệ Việt Nam Cộng Hòa và cho nhiều bài đăng trên tạp chí Bách Khoa.  Ông cũng tham gia nhiều hội thảo Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á để đại diện cho văn hóa âm nhạc Việt Nam.  Vậy ông có uy tín quốc tế.

Một điều may nữa cho ông Khê là thời sinh viên ông chơi thân với những người có địa vị ở nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa như Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ và Huỳnh Văn Tiểng.

13 tháng 8, 2014

5 giờ chiều qua - Một người con gái nhảy xuống Hồ Hoàn Kiếm (1933)

Hanoi. Hồi 5 giờ chiều qua, trước cửa nhà Máy điện, 1 người lính cảnh sát trông thấy 1 người con gái nhảy xuống hồ Hoàn kiếm.  Người cảnh sát vội chạy đến bờ hồ nhảy xuống nước vớt người con gái ấy lên, nhưng thị đã uống nước nhiều, hên không nói được câu nào chỉ chực lịm đi.  Người ta vội chở người con gái vào sở Cẩm cấp cứu rồi vào nhà thương điều trị.

Trong nhà thương, người con gái đã tỉnh, và khai tên là Vũ thị Thọ, 19 tuổi quán làng Văn bằng, huyện Vụ bản tỉnh Nam định.  Nguyên nhân thị đi trẫm mình là bởi bố mẹ bắt ép thị lấy 1 người mà thị không thuận.  Vì việc ép duyên ấy nên thị bực trí lên Hanoi tự tận.

Ngọ báo 23 août 1933, tr. 2.


Có bao nhiều tiểu thuyết, bài thơ, bài ca về tình yêu không thành, về chuyện "sang ngang."  Bị ép duyên thì cô Vũ Thị Thọ không tự bỏ mình chấp nhận một đời chồng không hạnh phúc và nhảy xuống Hồ Hoàn Kiếm.  Là chỗ đông lúc 5 giờ chiều, mặt nước êm đềm cô Thọ không nghĩ kỹ về việc này, hay cô Thọ muốn được cứu.

9 tháng 8, 2014

trích "Trước ngã ba lịch sử" của Trọng Lang - chương ba

Sau khi Ngày Nay đăng bài “Lạc vào động Chúa Hàng Bạc”, tôi đến Tòa soạn Ngày Nay vào một buổi chiều, do lời mời của anh Nhất Linh. ...

Mùi hoa thoang thoảng, tiếng đàn tàu tam thập lục thánh thót bài Tiên-Hoa điệu. ...

Anh Tam [tức nhà văn Nhất Linh] vẫn viết. Tôi gọi anh để gọi là có chuyện để nói:

- Ai đánh Dường Khầm thế?

Anh Tam không trả lời thẳng, nhưng cất tiếng gọi:

- Thạch Lam à! Trọng Lang hỏi thăm đấy!

Tiếng đàn im bặt, thì ra nhạc sĩ là Thạch Lam, từ một căn phòng nhỏ, có che màn kín như phòng tối rửa ảnh, anh Thạch Lam gọi tôi hỏi:

- Vào đây Trọng Lang. Thế nào, chép cho bài Nhì Voòng chưa? Hình như tài sìu hay hơn sỉu tìu phải không, anh?

Tôi đáp:

- “Viết rồi, tiểu điệu (sỉu tìu) là ca lý. Ðại điệu là tuồng, kể thì mỗi thứ hay một cách.”

Giờ đây tôi xin nói rõ hơn: anh Thạch Lam đánh đàn tam thập lục khá hay, nhưng anh mới biết mấy bài Tiểu Ðiệu. Nên anh hỏi xin tôi vài bài thuộc đại điệu, như Nhị Vương, như Bang Tứ, vì anh biết tôi còn một nghề riêng là: biết kéo nhị tàu, và là người Việt Nam đầu tiên chơi nhạc tàu, do ông Trần Sềnh đào tạo.

nguồn: Trọng Lang (website)


Trong những năm 1930 có người Hà Nội rành các làn điệu nhạc Trung Quốc.  Thực ra người Hoa là dân tộc thiểu số Việt Nam có dân số cao nhất.  Trước 1980 Hà Nội khá đông người Hoa.  Đến bây giờ vẫn còn đông người Hoa ở Sài Gòn và ở lục tỉnh.  Nhưng tôi chưa thấy công trình hay bài viết nào viết nhạc Hoa ở Việt Nam hay ảnh hưởng của nhạc Hoa trong đời sống âm nhạc của người Việt.

Nói riêng về nhóm Tự Lực Văn Đoàn thì số 87 (năm 1934) của báo Phong Hóagiai điệu Ngũ Điểm do Lemur / Nguyễn Cát Tường minh họa.  Khi Tú Mỡ và Thế Lữ soạn lời châm biếm cho tuồng cải lương nghị viện (xem Ngày Nay 85 - năm 1937) thì họ cũng sử dụng đến điệu Ngũ Điểm.  Trong Hồi ký, quyển một (Thời ấu thơ), Phạm Duy cũng nhắc đến một số giai điệu nhạc Hoa từng nghe trên vỉa hè Hà Nội những năm 1920, 1930.  Còn nhạc hát tuồng / hát bộ / hát bội rất quen thuộc ở Việt thời bấy giờ.

Nhạc Trung Quốc rất gần gủi với người Việt xưa nay.  Vậy ca khúc Việt Nam thỉnh thoảng nghe na ná như nhạc Trung Quốc không phải một chuyện gây ngạc nhiên.

8 tháng 8, 2014

Chầu hát đêm qua, xin chịu nhé (1931)

-- Chầu hát đêm qua, xin chịu nhé, hễ tôi "vặn" được mấy cái "xỉ" xuống trả ngay.....
-- Này anh, nói thực hay nói đùa đấy?
-- Nói thực! Thế các chị không biết tôi mở hiệu giồng răng à?

-- Last night's singing session, can you give me a raincheck until I can "twist" a few "teeth" and pay you back right away?
-- Brother, is this the truth or joke?
-- It's the truth! You sisters don't know that I've opening a shop for pulling teeth?

Ngọ báo 24 tháng 12 1931, tr 1.


Tranh vẻ này không buồn cười lắm. Nhưng nó chứng mình rằng lúc bấy giờ (chỉ cách đây 85 năm) những đàn ông có nghề nghiệp hay "đi hát."

7 tháng 8, 2014

Saigon 1 (1968)


 Rue Catinat - Đường Tự Do
 Xích lô về nhà em
 Bán hàng vỉa hè
 Thuận hiện đang ở đâu?
 Hai mẹ con qua con đường đầy xe cộ.
 Hai cô bán hàng vỉa hè vui nghịch.

 Hình như cô ấy bán băng cối hiệu Scotch.
Quyển Phương pháp Tự học Độc tấu Tây ban cầm theo Điệu Flamenco của Hoàng Bửu được bán.

 Nụ cười xinh.
 Mặc cả?
 ... Điên cái đầu!

Nguồn: John Hlavacek Collection, Vietnam Center and Archive.

Cách ảnh ở trên trích từ 6 phút đầu tiên của một cuộn phim quay đầu tháng 11 1969.  6 phút này phải nói là tuyệt vời thì mời bà con xem.

http://www.vietnam.ttu.edu/virtualarchive/items.php?source=rss&rec=135333

6 tháng 8, 2014

Người vội vàng (Someone in a Hurry) - Khánh Đơn (2011)

Người ta nói anh lừa dối, người ta nói em dại khờ.
Someone said you lie, someone said I'm a fool
Người ta nói ai không yêu sao lại đi yêu người giống anh.
Someone said somebody doesn't love, so why would they go love someone like you?
Thời gian đó ta hạnh phúc, người chăm sóc em thật lòng, người đổi thay em không hay.
Those times were happy, someone took care of you truly, someone changed and I didn't know
Ngày chia tay em giật mình.
When the day of separation came I was shocked.

Tình ta đã vội vàng vỡ đôi, người quay bước vội vàng với ai cùng người ta đang tay trong tay, đang rất vui anh quên em rồi
Our hurried love broke in two, someone hurriedly turned away with somebody, they're hand in hand, very happy you've forgotten me
Mình em cứ vội vàng bước đi sợ ai thấy vội lao khóe mi, giọt lệ rơi trong đêm chia ly em nhìn anh bước đi vội vàng.
I still hurried and left, afraid of someone, a hurried glance at the corner of an eye, tears fell on the night of separation I saw you
Làm con gái chỉ toàn đắng cay, giờ nơi đó người nào có hay, từng ngày em cô đơn nơi đây.
A girl's life is just bitter pain, now somewhere does someone know, every day I'm lonely here
Em nhớ anh nhớ anh vô cùng [thật nhiều].
I miss you, miss you tremendously [a whole lot].
Làm con gái tựa một cánh hoa cành hoa héo vì tình xót xa.
Being a girl is like a flower whose petals dry out because of a painful love.
Chuyện tình ta nay đã phôi pha trên phố em bước đi vội vàng.
Our love now has withered away upon the street where I hurry away.

Hoàng Châu ca.

Video này rất tiêu biểu.  Bối cảnh video có chất hơi giam giữ - chỉ có hai hoặc một người (mỗi người khác vắng mất).

 Một cầu cong.  Hoàng Châu nhìn chàng trai ấy, chàng trai ấy xấu hổ không nhìn Hoàng Châu.  Dạ trời màu vàng.
 Hai người không tìm được lời nói.
 Ngày xưa hai người sống như trong chiêm bao.  Phòng bếp đẹp với các dụng cụ xịn.  Chàng trai ấy đã chăm sóc cô ấy - chú đáo lấy hai cốc sữa.  Như thế thì vừa lành mạnh, vừa lạ.
 À... Hoàng Châu uống sữa thì để nét trắng trên môi.  Chàng trai cứ chú đáo chăm sóc cô ấy lần nữa - chỉ nét trắng ấy.
 Quay về tâm trạng cô đơn.  Hoàng Châu bước đi trong hàng lang của căn hộ tao nhã và hiện đại.  Ánh sáng đèn sáng chói làm mình mất phướng hương.  Cô ấy mặc váy xanh như đi bữa tiệc.
 Hoàng Châu bước lẻ loi ngoài trời trong mưa (hãy tưởng tượng đến cơn mưa ấy).  Cô ấy mặc váy và đêm ô màu vàng của đèn sáng chói ở trên (và da trời ở đầu và cuối video).  Màu xanh của váy cô ấy thành màu xám của bức tượng.
 Một lần nữa lại quay về quá khứ vui - hay người làm trò nghịch với nhau.
 Rồi một ngày chàng trai ấy gọi điện cho một người nào đó làm cho anh ấy được mỉm cười.  (Là người tình?).  Hoàng Châu nghe trộm.  Nó buồn.  Người ta đẹp trai, chú đáo chăm sóc mình cũng thế với người khác.
Rút cuộc hai người trên cầu cong tiễn biệt nhau - hai người hai lối.

Lời ca có kết luận - "hoa cành hoa héo" tương tự như muốn nói rằng kiếp của cô gái là phải biết khóc.  Trong cuộn video Hoàng Châu chỉ chỉ mở miệng hát trong thời hiện tại buồn.  Trong quá khứ chỉ có cảnh và cử chỉ - của niềm hạnh phúc, của việc nhận thức bị phản bội.

Bị bác bỏ thôi.  Vội vàng - mình tưởng mình quen người khác, người từng thân với mình.  Nghĩa là cô ấy chưa hiểu biết về chàng trai ấy cho kỹ.  Một chàng trai có sức quyến rũ để cưa mình cũng có sức quyến rũ để cưa người khác.

Là một bài học về mối quan hệ hai người tình.  Hai người làm quen nhanh, sống nhanh, chia tay nhanh.

3 tháng 8, 2014

Mới có nhiều đĩa hát Odéon (1929)

Tiếng Bắc kỳ, thu thanh bằng điện.  Hát đủ các lối: tuồng, chèo, ả-đầu, ca, hòa đàn, nhiều nhất là các thứ hát vặt như hát bên đạo (văn, kinh), tụng kinh nhà Phật, 5 lối chầu văn, kể truyện chinh phụ, bần nữ thân, ngâm cung oán, hát xẩm, đò đưa (điệu đò giọc) du em (điệu Huế) v.v. kể ra đây không hết được.  Ngài nào mua xin lại, hoặc viết thư ngay lại hiệu

Đặng Thị Liên
Tonkin -- 25, phố hàng Trống, 25 -- Hanoi
Téléphone: 795

nguồn: Hà Thành ngọ báo 9 décembre 1929, 4.

Công ty Odéon lập ra ở nước Đức năm 1903 thu âm nhạc khắp thế giới.  Việc sản xuất và buôn bán đĩa âm nhạc là một việc kinh doanh.  Người Việt hiện nay coi nhạc truyền thống như một vốn thiêng liêng của dân tộc.  Người Việt lúc bấy giờ coi nhạc ấy như nhạc đẹp để nghe cho vui.  Chắc công ty Odéon coi nhạc này như một thứ giải trí bình thường.  Họ thu các loại âm thanh mà sẽ có công chúng đón mua đem về nhà.

Một yếu tố quan trọng là các đĩa này được "thu bằng điện" (electric recording).  Kỷ thuật ghi âm thanh này mới có từ 1925.

Công chúng Hà Nội năm 1929 đón mua gì?  Nhạc kịch như tuồng và chèo - nhưng chưa có cải lương Nam kỳ.  Họ cũng thu và bán đĩa vần thơ như hát ả đào, kể chuyện chinh phụ, ngâm thơ, v.v., nhạc tín ngưỡng như tụng kinh và chầu văn.

Máy hát 
"Le Lidophones"

Có những cơ quan của máy thực đắt tiền, như: moteur à vis sans fin, diaphragme métallique, chambre de resonance intérieure, manivelle à vis, vần vần.  Trông thực nhã, hát rất rõ rằng êm ái, mà giá chỉ bỏ ba mươi ba đồng (33 p. 00).

Bán tại hiệu:
Đặng Thị Liên
Tonkin -- 25, phố hàng Trống, 25 -- Hanoi
Téléphone: 795

Tôi thực sự chưa bao giờ nghe đến một máy Lidophone.  Máy này có vẻ như một máy đĩa quay tay, vậy có thể xách tay và nghe bất cứ nơi nào.  Năm 1929 rất ít người Việt có điện tử, vậy một máy không cần điện cũng rất tiện.

nguồn: Hà Thành ngọ báo 10 décembre 1929, 3.

Tôi vẫn rất muốn biết thêm về đời bà Đặng Thị Liên.  Bà mở tiệm tự bao giờ.  Bà bán đĩa và máy đĩa đến bao giờ?  Trong các biến cố sau 1945 bà ở đâu?  Bà còn thân nhân ở Hà Nội không?

1 tháng 8, 2014

1884-1945 / 1946-1957

Năm 1946-1957 được vẽ to và có cờ sao vàng phấp phới ở trên như mặt trời.  Trong cảnh này có đồng người bận rộn làm việc.
Có cảng, có nhà máy - rất khác với giai đoàn 1884-1945 là thời Pháp thuộc.  Song cảnh này bị vẽ giả. Các cảng và nhà máy ở Việt Nam năm 1957 là do Pháp quy hoạch và thực hiện.  Có lẽ lúc Pháp rút khỏi Việt Nam thì các công trình này mới thành một niềm tự hào cho dân Việt.  Cảnh này ở trên thực sự thuộc về giai đoạn 1884-1945.  Cấu trúc hạ tầng như các nhà máy, xe cộ, tàu thủy là thắng lợi phẩm, không phải của người Việt thực hiện.
Cảnh 1884-1945 vẽ nhỏ chỉ có dân nghèo đói xác xơ với ông Tây và ông quan vui cười.  Thực ra trước 1945 nạn đói cũng có, trước 1884 cũng có, sau 1954 cũng có.
Cô nông dân nhanh nhẹn, vui tươi chỉ có trước 1884 và sau 1946?
Sự biết chữ là một thành công lớn của giai đoạn sau 1945.  Nhưng người Tây không giới thiệu chữ La ma thì chắc việc xóa nạn mù chữ khó thực hiện.  Đọc sách là một cách tốt để giải trí và cải tiến mình.  Trẻ em Việt Nam còn hăng hái đọc sách không?

Giáo sư Keith Taylor viết:
French colonial rule cannot be judged as more virulent and corrupt than the regimes that had governed the Vietnamese in earlier ages. It was based, as all regimes in the past had been, upon the power to coerce and the corruptions of human nature. But it was also based upon the ideal of helping the Vietnamese to overcome the backwardness that had enabled the French invaders to prevail. / Việc cai trị thực dân Pháp không thể nào đánh giá độc địa và đồi bại hơn các chế độ khác thống trị người Việt thời xưa.  Nó căn cứ vào, như các chế độ thời xưa, sức lực để ép buộc và tính đồi bại của nhân tính. Nhưng nó cũng căn cứ vào niềm lý tưởng giúp đỡ người Việt vượt qua sự lạc hậu đã cho kẻ xâm lược Pháp thắng thế. (History of the Vietnamese.  Cambridge University Press, 2013, tr. 467-8).
nguồn các tranh vẽ: Thời mới 2 tháng 9 1957, 1