[ở trại Nam Hà 1979]
Nhà nhạc học Trần Văn Khê đã có lần đến thăm trại tù này. Ông cùng đi với một số người. Tôi không ró họ thuộc phái đoàn nào? Chẳng biết ông Khê nghĩ gì, khi chính những người đang bị giam giữ tại đây, đã từng chiến đấu, để cho ông trở về quê nhà thăm lại gia đình một cách an toàn trong những năm còn chinh chiến. Nhưng nhục nhã hơn cả, có lẽ, là lần thăm Trại của đoàn hát cải lương từ miền Nam ra Bắc trình diễn. Khi ghé qua Phủ Lý, tụi Công An toàn trại, làm anh em tù từ Đại Tá đều phải đi trốn cả ngày dưới chân núi. Các Nam nghệ sĩ khi trước, đa số thuộc lính của ngành Chiến Tranh Chính Trị và các nữ nghệ sĩ phần đông cũng ăn lương dân chính của ngành ấy.
nguồn: Tạ Tỵ, Đáy Địa Ngục (San Jose: Thằng Mõ 1985), tr. 597.
Hình như Tạ Tỵ có ác ý với Trần Văn Khê? Trên trang 193-194 ông viết một cách mỉa mai về sự hiện diện của Trần Văn Khê trên đài truyền hình Việt Nam sau 1975. Chắc Tạ Tỵ thấy nhục nhã vì Trần Văn Khê được biết đến các trại cải tạo, đã chứng kiến trại cải tạo, và còn nữa được chế độ mà xây nên hệ thống các trại cải tạo ưu đãi. Song Trần Văn Khê đâu phải là nhà chính trị, đâu phải là chiến sĩ chiến đấu cho chế độ nào. Ông thì chiến đấu cho nhạc dân gian Việt Nam và cho sự nghiệp ông.
Đọc quyển hồi ký này thì độc giả sẽ thấy thái độ của Tạ Tỵ càng năm càng cực đoan. Là bên thua cuộc thì Tạ Tỵ nhận là sẽ bị xử lý - song chế độ Việt Nam đã nói là cải tạo 3 năm thì xong. Và sau vài năm ở các trại Tạ Tỵ cũng chứng kiến rằng những người phụ trách các trại cải tạo không theo lý tưởng nào và tham nhũng rất nhiều.
Điều thấy những người từng làm việc với mình đến biểu diễn cho kẻ thù mình của thì khó chịu hơn. Nhưng các diễn viên có thể làm gì khác không? Ai dại mà tự nguyên bị giam ở trại cải tạo? Có điều kiện theo nghề, kiếm sống thì tất nhiên phải theo chế độ mới.
Một cuộc nội chiến như thế bắt mọi người phải khéo léo tìm cách để sống và tồn tại.
Trong hang đá nhỏ – Việt Khôi.
56 phút trước
2 nhận xét:
Xin hỏi Tây bụi cuốn sách Đáy Địa Ngục của Tạ Tỵ có thể mua ở đâu ?
Xin lỗi, nhưng tôi đâu có biết. Sách này có gía trị cao. Tôi mượn sách từ một giáo sư về hưu. Nếu bạn đọc nào ý kiến xin đăng nhận xét.
Đăng nhận xét