Có cảng, có nhà máy - rất khác với giai đoàn 1884-1945 là thời Pháp thuộc. Song cảnh này bị vẽ giả. Các cảng và nhà máy ở Việt Nam năm 1957 là do Pháp quy hoạch và thực hiện. Có lẽ lúc Pháp rút khỏi Việt Nam thì các công trình này mới thành một niềm tự hào cho dân Việt. Cảnh này ở trên thực sự thuộc về giai đoạn 1884-1945. Cấu trúc hạ tầng như các nhà máy, xe cộ, tàu thủy là thắng lợi phẩm, không phải của người Việt thực hiện.
Cảnh 1884-1945 vẽ nhỏ chỉ có dân nghèo đói xác xơ với ông Tây và ông quan vui cười. Thực ra trước 1945 nạn đói cũng có, trước 1884 cũng có, sau 1954 cũng có.
Cô nông dân nhanh nhẹn, vui tươi chỉ có trước 1884 và sau 1946?
Sự biết chữ là một thành công lớn của giai đoạn sau 1945. Nhưng người Tây không giới thiệu chữ La ma thì chắc việc xóa nạn mù chữ khó thực hiện. Đọc sách là một cách tốt để giải trí và cải tiến mình. Trẻ em Việt Nam còn hăng hái đọc sách không?
Giáo sư Keith Taylor viết:
French colonial rule cannot be judged as more virulent and corrupt than the regimes that had governed the Vietnamese in earlier ages. It was based, as all regimes in the past had been, upon the power to coerce and the corruptions of human nature. But it was also based upon the ideal of helping the Vietnamese to overcome the backwardness that had enabled the French invaders to prevail. / Việc cai trị thực dân Pháp không thể nào đánh giá độc địa và đồi bại hơn các chế độ khác thống trị người Việt thời xưa. Nó căn cứ vào, như các chế độ thời xưa, sức lực để ép buộc và tính đồi bại của nhân tính. Nhưng nó cũng căn cứ vào niềm lý tưởng giúp đỡ người Việt vượt qua sự lạc hậu đã cho kẻ xâm lược Pháp thắng thế. (History of the Vietnamese. Cambridge University Press, 2013, tr. 467-8).nguồn các tranh vẽ: Thời mới 2 tháng 9 1957, 1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét