19 tháng 8, 2014

tân nhạc, một lối nhạc cải cách ghi theo ký âm pháp Tây phương (2014)

... [L]ịch sử Việt Nam đã ghi, rằng vào cuối thế kỷ 18, trong dịp phái bộ của Quang Trung Hoàng đế gửi qua Yên Kinh chúc thọ Hoàng Ðế Càn Long nhà Mãn Thanh được bát tuần, vị trọng thần hàng văn dẫn đầu phái đoàn là Phan Huy Ích đã điều khiển một ban nhạc dâng Càn Long 10 khúc hát, với nhạc điệu thuần túy Việt Nam trên lời ca do chính Phan Huy Ích sáng tác.

Cuối thế kỷ 20 này, chúng ta không còn biết gì về cả lời lẫn nhạc điệu của 10 ca khúc nói trên...

May mắn thay, ngày nay, âm nhạc Việt Nam đã đổi khác, và mãi mãi sau này người ta sẽ có thể biết rằng người Việt Nam buồn vui ca hát như thế nào vào cuối thế kỷ 20. Sự đổi khác đã có là nhờ người Việt ngày nay dùng phép ký âm ghi lại trên giấy trắng mực đen những giai điệu được sáng tác hoặc lưu truyền, và có kỹ thuật ghi âm để phần nào lưu giữ được những lời ca và khúc hát đã làm nên nghệ thuật âm nhạc của mình.

Ðây là một sự thay đổi lớn lao trong sinh hoạt văn học nghệ thuật của người Việt.

Ngày nay, thể loại âm nhạc được đa số người Việt chúng ta ưa chuộng, chính là tân nhạc, một lối nhạc cải cách ghi theo ký âm pháp Tây phương, trình tấu bằng nhạc cụ Tây phương để diễn tả nỗi rung động Việt Nam, trên lời ca Việt Nam, viết bằng chữ quốc ngữ...

Nền tân nhạc đó, thưa quý thính giả, thực ra mới chỉ xuất hiện từ khoảng 60 năm nay mà thôi.

nguồn: Quỳnh Giao, "Suối nguồn tân nhạc," Người Việt 13 tháng 8 2014.


Cố danh ca Quỳnh Giao nhận xét rất chính xác.  Không biết bà đã viết những lời này từ bao giờ - vậy nói đến việc tân nhạc mới xuất hiện trong vòng 60 năm trong lúc bà viết chắc là đúng.  Phương pháp ghi ca khúc bằng các nốt phương tây mới bắt đầu thành phổ biến từ 1938.  Tôi cũng đồng ý với cách định nghĩa "tân nhạc" của Quỳnh Giao - là nhạc viết theo phương pháp ghi âm của phương Tây.  Vậy tân nhạc mới được lên tuổi 76 mà thôi.  Chắc mỗi người quen biết các ông, bà, cụ lớn tuổi hơn (họ phải xưng hô tân nhạc bằng "em" hay "cậu").  Chỉ được thọ 76 tuổi, nhưng chắc tân nhạc không thể nào chết.

Quỳnh Giao gọi tân nhạc là nhạc mà "đa số người Việt chúng ta ưa chuộng" thì cũng rất đúng.  Đúng quá.  Có một nhóm thiểu số đáng kể ưa nhạc quốc tế nhiều hơn.  Cũng có một nhóm thiểu số ưa "cổ nhạc" nhiều hơn, nhưng tôi e rằng nhóm ấy không đông.

Việc ghi âm nốt nhạc, việc áp dụng nhạc cụ quốc tế, việc sử dụng phương pháp dạy nhạc lý của phương Tây đã hoàn toàn thay đổi nền âm nhạc Việt Nam.  Tôi cho rằng là nhạc Việt đối với người Việt xưa, và đối với nhạc Việt xưa đã thành một nguồn nhạc ngoại lai.  Song việc cho cái ngoại lai vào để bổ xung và thích hợp với vồn cổ thì cũng hợp lý.  Hợp lý hay không hợp lý, điều đó đã từng xây ra.  Không phải do âm mưu nước ngoài, không phải vì tinh thần yếu kém của người Việt.  Người Việt dần dần hình thành một luồng âm nhạc mới.  Luồng âm nhạc này thích hợp với tâm lý của đa số người Việt trong một thời gian mà cuộc sống của người Việt được thay đổi rất nhanh.

Vậy năm 1937 Nguyễn Văn Tuyên soạn ca khúc "Một kiếp hoa."  Năm 2014 Nguyễn Thanh Tùng sáng tác "Em của ngày hôm qua."  Là tân nhạc Việt Nam.  Và đường giữa hai địa vị ấy đã có nhiều chỗ thấp và nhiều điểm cao nhưng cứ là tân nhạc.

Không có nhận xét nào: