20 tháng 8, 2014

Nhớ rừng (Missing The Jungle) - Thế Lữ (1935)

 
Hoàng hổ (nguồn Wikipedia)
 
(Lời con Hổ ở vườn Bách Thú)
(Words of the Tiger at the Zoological garden)

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Bearing a massive grudge inside an iron cage
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
I lay outstretched, watching days and months pass.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Contemptuous of the mob out there, haughty, dim-witted
Giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm.
Who raise their beady eyes mocking the sacred jungle.
Nay bị xa cơ, nhục nhằn, tù hãm, 
Now fallen on hard times, I'm humiliated, confined
Để làm một trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Left to be an oddity, a plaything
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Enduring display next to those half-witted bears,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
With a pair of panthers in the next cage, untroubled

Ta sống mãi trong tình thương, nỗi nhớ,
I live all the time in pity, longing
Thủa tung hoành, hống hách những ngày xưa.
Once I ruled the roost, commanded it all long ago.
Nhớ cõi sơn lâm, bóng cả, cây già,
Longing for the verdant mountains, deep shadows, old trees
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi.
With wind wailing through the woods, headwaters raging in the mountains
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
And the times I roared a fearsome epic poem,
Ta bước chân lên dõng dạc, đường hoàng,
Feet that stepped upward, self-assured, majestic
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Glided my body like a rhythmic, rippling wave
Vờn những âm thầm, lá dài, cỏ sắc.
Capered in silence, long leaves, sharp grasses
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
In dark caves, my numinous eyes, when they glowered,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi,
Made every creature catch their breath,
Ta biết ta chúa tể của muôn loài
I know I'm the ruler of every beast
Trong chốn cỏ hoa không tên, không tuổi.
In an nameless grassy flowered realm.

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Where have they gone, the golden nights at stream side,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
When I ravenously devoured my prey, stood drinking in the waning moon?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Where are the rainy days shaking all points of the jungle,
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
I quietly watched my mountains and rivers restored?
Đâu những buổi bình minh cây xanh nắng gội,
Where are those dawns, green foliage rinsed in a sunny glow,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Birdsongs that awoke me, jubilant
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Where are those afternoons smeared blood behind the woods.
Ta đợi tắt mảnh mặt trời gay gắt
I awaited the extinguishing of the blazing sun
Để ta chiếm lấy phần tối tăm bí mật?
So I could seize a share of secret darkness
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? 
Alas! Where has this time of glory gone?

Nay ta ôm nỗi hận ngàn thâu,
Now I cling to an unremitting anger
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi.
Hate these immutable surroundings.
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
These rigged, ordinary, false surroundings:
Hoa chăm, cỏ sén, lối phẳng, cây trồng
Tended flowers, cut grass, level paths, potted plants;
Giải nước đen giả suối, chẳng thông giòng
A ribbon of black water, fake streams, without circulation
Lẩn lút bên những mò gò thấp kém;
Skulking by low hillocks;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm.
Wee sesame bushes, gentle leaves, no mystery 
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu,
A studied imitation of wild uncultivation,
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.
Of a timeless place, lofty, gloomy. 

Hỡi cảnh oai linh, nước non hùng vĩ!
Hail sacred scenes, imposing waters and mountains!
Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị.
As a species of holy tiger I reigned.
Là nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
In a vast setting where I grappled long ago,
Nơi ta chẳng còn mong được thấy bao giờ!
A setting I cannot expect to ever see again,
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Can it be known during these days of disappointment,
Ta đang theo giấc mộng ngàn to lớn
That I'm following a boundless, far off dream
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi.
So my soul will hover near my inferiors.
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
Oh my terrible jungle!


nguồn: Phong Hóa 135 8 février 1935, 9.


Ông hổ này mới nhớ rừng lúc mà mất rừng.  Ý thức con hổ ở rừng là như thế.  Ông hổ này cũng ngạo mạn tưởng rằng rừng này là địa hạt của riêng mình.  Hùng cường như thế thì mỗi thú vật phải cúi xuống trước mình. Làm sao mà bị lật đổ vậy?

Thế Lữ viết đến một "thời oanh liệt" của con hổ này.  Một con hổ chỉ có thời gian của mình.  Còn nữa, con hổ là một thú vật đơn độc.  Trong một thời gian (oanh liệt nào đó) riêng một con hổ một mình thống trị một vùng.  Các con hổ đánh dấu lãnh thổ của mình.  Mặc dù thống trị được lãnh thổ nhưng con hổ cũng không có bạn nào cả.  Trong lãnh thổ này, con hổ không trình bày mình một cách hiển nhiên.

Con hổ là một tinh thần của rừng thiêng.  Đặng Tiến nhận xét rằng theo dân gian "rừng thiêng" và "hùm thiêng" như một ("Việc đồng hóa cọp với cây cối cũng dễ hiểu : cọp là hình ảnh bí hiểm của rừng núi, hòa mình với cỏ cây, xuất hiện bất thường về đêm, có nhiều linh khiếu, khiến con người đồng hóa rừng thiêng với hùm thiêng." xem bài "Vì sao hổ lại được gọi là Ông Ba Mươi?")  Con hổ thuộc cõi "bí hiểm" - một chỗ không có lịch sử, không có đồng hồ, chỉ có ngày và đêm theo nhau: một "chốn cỏ hoa không tên, không tuổi."

Thế Lữ viết: "Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, / Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?"

Tôi nghĩ rằng "đổi mới" này không phải là đổi mới NVL (theo Từ điển tiếng Việt (Trung tâm từ điển ngôn ngữ,1992) nghĩa là "Thay đổi cho khác hẳn với trước, tiến bộ hơn, khắc phục tình trạng lạc hậu, trì trệ và đáp ứng yêu cầu của sự phát triển").  Thời "Nhớ rừng" hình như "đổi mới" chữ chưa thông dụng.  Huình Tịnh Paulus Của Đại Nam quấc âm tự vị (Rey, Curiol & Cie., 1895) không có chữ này.  Các từ điển miền Nam không có chữ này (xem Việt Nam tân từ điển minh họa (Khai Trí, 1967), Việt Nam từ điển (Khai Trí, 1970) và Vietnamese-English Dictionary của Nguyễn Đình Hòa (C.E. Tuttle Co., 1966)).  Ở ngoài Bắc sau 1945 chữ "mới" có nghĩa đặc biệt chưa từng có.  Theo Huình Tịnh Paulus Của thì chữ "đổi" có nghĩa là "Trao một vật là lấy vất khác; thay cái khác, làm thế khác ..."  Vậy trong đôi câu ở trên, hình như đổi mới là tình hình sau khi mưa đổ rửa rừng núi. 

Song một thú vật đơn độc như thế không kế thừa gì, không phát triển gì, không đoàn kết với ai cả.  Vậy "lũ" người có khả năng bắt mình, có khả năng làm cho mình bị giam, bị đày trong "cũi sắt."

Rừng thẳm là một cõi âm, cõi huyền bí, một cõi "tối tăm bí mật."  "Cõi" của "lũ người" thì "sửa sang, tầm thường, giả dối." Song cõi ấy có kế hoạch, và loài người có khả năng để được làm cho kẻ địch của họ được bình định.  Loài người thuộc vào cõi dương.

Như thế thì trong bài thơ này, thi sĩ Thế Lữ có tự xếp mình (và xếp dân tộc Việt) về phía "lũ" hay phía hổ?  Lũ người thì thuộc bên thắng cuộc, hổ thì bên thua cuộc.  Sẽ vĩnh viễn như thế.  Như thế con hổ là hình ảnh rất lãng mạn và hoài cổ.  Làm "chúa tể của muôn loại" con hổ rất đáng phục và đáng khiếp sợ chứ? 

Song con hổ này có nhiều tật xấu như tính kiêu căng, vô kỷ luật, và phẫn nộ. Ông hổ này bị liệt vì "nỗi hận ngàn thâu" này.  Sinh vật lộng lẫy này bị thua nặng vì sự khôn ngoan phụ thuộc vào nền văn minh của loài người.  Con hổ miêu tả "những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối: / Hoa chăm, cỏ sén, lối phẳng, cây trồng."  Như thế sự giả tạo là kết quả của xã hội loài người.  Có phải là thông điệp của ông hổ (và của Thế Lữ?) là sự thanh cao của thiên nhiên và sự giả vờ của văn minh loài người?

Song, ngược lại, có phải Thế Lữ tự xếp mình với các "người ngạo mạn, ngẩn ngơ"?  Bị bắt và pho bay ở sở thú thì con hổ không còn đáng phục và các lời khoe khảng và đe dạo hiện nay nghe rất trống rỗng.  Con hổ huy hoàng này đã lỗi thời.  Có phải con hổ là triều đình - nói chính xác là triều đình Huế lúc bấy giờ?  Các vua chúa An Nam và hệ thống quan lại được pho bày như con hổ trong cũi sắt.  Song tôi nghĩ rằng cho rằng con hổ là truyền thống cung đình thì không đủ.  Con hổ tiêu biểu cho cả một dân tộc sống không thực tế - một xã hội vừa tự hào, khoe khoảng mà thiếu sức mạnh, vừa mê tín, lạc hậu.  Chữ "ngươi" được áp dụng để chỉ người hàng dưới.  Nhưng ai ở hàng dưới?

Giáo sư nhà tâm lý học Jerome S. Bruner đã viết về hai loại cốt truyền huyền thoại khác nhau chủ yếu kể về sự ngây thơ, và về sự khôn ngoan.  Nói đơn giản thì con hổ biểu lộ sư ngây thơ và lũ người biểu lộ sự khôn ngoan.  Ông Bruner viết:
... the demise of the myths of creation and their replacement by a scientific cosmogony that for all its formal beauty lacks metaphoric force, the theme of creating becomes internalized, creating anguish rather than as in the externalized myths, providing a basis for psychic relief and sharing [On Knowing; Essays for the Left Hand (Belknap Press of Harvard University Press, 1962, tr. 42 - việc cốt tích huyền thoại qua đời và được thay thế bằng vũ trụ quan khoa học, mặc dù có vẻ đẹp hình thức nhưng thiếu sự thuyết phục ẩn dụ, thế cái chủ đề sáng tạo bị chủ quan hóa và gây ra đau khổ, ngược với các huyền thoại khách quan hóa mà cung cấp một nền tảng cho sự khuây khỏa và chia sẻ siêu linh.]
Tôi muốn đặt một câu hỏi - có phải việc bị bắt và bị giam là tốt cho con hổ?  Con hổ vào sở thú là như được cứu thế.  Con hổ không có khả năng tự điều khiển mình.  Cái tính cách kiêu căng, vô kỷ luật, và phẫn nộ rất hại cho mỗi thú vật, và cũng rất hại cho chính con hổ.  Vào cõi văn minh thì mỗi thứ được lo cho.  Có tổ chức biết thế nào là tốt cho mình, thế nào là hại cho mình.  Tổ chức tập thể điều chỉnh và quản lý cái riêng tư.  Tính cá nhân phải cùi xuống và nhận luật lệ của tập thể.  Vậy quần chúng tập thể (theo sự lãnh đạo của những người chuyên môn) bắt giam một cá nhân mạnh mẻ mà có sức lôi cuốn.  Lý luận khai hóa thắng và sức mạnh lãng mạn thua.

Không có nhận xét nào: