9 tháng 1, 2014

Mít tinh và biểu tình tuân hành ngày Độc Lập (1946)

...
7. Sửa soạn

a) Mỗi đoàn thể, mỗi khu phố là một xe hoa độc lập.

b) Biểu ngữ nhỏ mỗi người có thể mang được.

c) Tập hát lại những bài ca cách mạng tháng Tám (Chiến sĩ Việt Nam, diệt Phát-xít, Du kích ca...)

d) Không ai ở nhà.


7. Preparations

a) Every organization, every neighborhood gets an independent float.

b) Small placards can be carried by everyone.

c) Rehearse songs of the August Revolution (Vietnam's Fighters, Wipe Out Fascists, Guerilla Song).

d) Nobody stays home.

nguồn: Độc Lập 31 tháng 8 1946, 2.


Nghĩa của từ "cách mạng" không đơn giản như mỗi người tưởng.  Theo vi.wikipedia thì cách mạng là "xóa bỏ cái cũ và thay thế cái mới tiến bộ hơn, là một thay đổi sâu sắc, thường là xảy ra trong một thời gian tương đối ngắn."  Song bài này cũng thừa nhận rằng có thể có những cuộc cách mạnh không tiến bộ.  Cách định nghĩa này cũng khác với TuDien.com và tratu.soha.vn có định nghĩa như sao: 1) "cuộc biển đổi xã hội - chính trị và căn bản, thực hiện bằng việc lật đổ một chế độ xã hội lỗi thời, lập nên một chế độ xã hội mới, tiến bộ," và 2)  "cuộc đấu tranh nhằm thực hiện một cuộc cách mạng xã hội."

Nhận xét thứ nhất - khi định nghĩa cách mạng, với nhiều người cái chữ "tiến bộ" rất khó bỏ.  "Xóa bỏ cái cũ" đã đành, nhưng chưa chắc cái mới được thay thế vào sẽ tốt hơn về mọi mặt (Pon Pot cũng xóa bỏ nhiều cái cũ).  Nhận xét thứ hai là hai cách định nghĩa ở trên của TuDien.com và tratu.soha.vn cũng khác nhau.  Ý nghĩa thứ nhất viết về một "cuộc biển đổi" thì nghe rất đột nhột, gọn gằng.  Ý nghĩa thứ hai là một "cuộc đấu tranh" thì nghe rất lâu dài, nghe rất "sự nghiệp."  Có cách mạng tự phát, và có cách mạng theo kế hoạch.

Đoạn trong báo Độc Lập ở trên viết về kế hoạch chuẩn bị "mít tinh và biểu tình" để làm kỷ niệm cuộc cách mạng một năm trước.  (Nhà sư David Marr không gọi sự kiện tháng 8, tháng 9 1945 bằng cách mạng mà gọi là insurrection [cuộc nổi dậy, cuộc khởi nghĩa] - Vietnam: State, War, and Revolution, (1945-1946), University of California Press, 2013, tr. 12).  Nhưng cuộc mít tinh này cũng là một cách kéo dài cuộc cách mạng ấy và cứ "nhằm thực hiện một cuộc cách mạng xã hội."  Một cuộc cách mạng như thế phải có nhóm tổ chức.  Phải trật tự và gọn gàng.  Và dân phải tuân theo.  Cả nước phải tập hát.  Ba ca khúc.  Và không một ai được ở nhà. Nghĩa là dân không có "tự do im lặng."

Giáo sư Marr cũng viết rằng: "This was the beginning, in tentative, unsystematic form, of an historiographical campaign to put the ICP at the center of every significant event since 1930." [tr. 472 - Đây là khởi nguồn, theo hình thức ướm ý, chưa hệ thống, của một chiến dịch thuật chép sử để cho ĐCS vào trung tâm mỗi biến cố quan trọng từ năm 1930].  Vậy ba ca khúc có đã vai trò trong cuộc chiến dịch ấy từ năm 1946 rồi.

Không có nhận xét nào: