Moderato
Kìa thôn quê dưới trăng vàng bát ngát
Over there a hamlet beneath the boundless golden moon
Ánh trăng thanh chiếu qua làng sơ xát chiếu hồn quê bao khúc ca yêu đời,
Clear moonlight shines past a ragged village, shines a country spirit of songs of loving life,
Mừng trăng lên chúng ta cùng múa hát ước mong sao lúa hai mùa thơm ngát lúa về mang bao khúc ca tuyệt vời.
Celebrating the rising together was dance and sing the wish for rice, two seasons worth, fragrant, rice, bringing it home with wonderful songs.
Lờ lững trôi qua trôi mãi trong chiều tà tiếng tiêu buồn êm quá,
Unconcerned, flowing past, always flowing in the waning afternoon the sound of a too sad and soothing flute
Hồn ngất ngây trong tiếng hát đưa nhịp nhàng, tiếng cười thơ ngây,
Souls delighted in sounds of sing to the rhythm, innocent laughter,
Mịt mùng đêm thâu cung hằng chênh chếch bóng khuất sau rặng tre tiếng ai hò chập chùng xa đưa hò là hò lơ hó lơ hò lờ
Immense, dark the long night, the moon falls the light vanishes behind the row of bamboo, whose work song builds afar, hail, ho...
Nầy anh em ơi!
Brothers!
Giã cho thật đều, giã cho thật nhanh giã cho khéo kẻo trăng phai rồi khoan hò khoan tiếng chầy khua vang mãi trong đêm dài.
Grind it really even, grind it really fast, grind it well lest the moon fades, heave ho the pestle's thumping echoes forever during the long night.
CODA
Cười lên đi trăng sắp tàn bóng xế
Laugh some more, the moon's about to wane
Hát lên đi để nung lòng nhân thế, để đồng xanh vui khúc ca ngày mùa
Sing to temper all mortals' hearts, so the green fields rejoice in a song of the harvest day
Ánh trăng lơi
The moonlight full
Tiếng sương rơi
The sound of falling dew
Rơi khắp thôn làng sầu đầy vơi
Falling upon a sad village and its vicissitudes
Tiếng hát câu hò lờ đờ trôi
The work song's sound sluggishly flows
Tiếng lòng tràn ngập hồn quê
Heart's sound overflows the homeland's soul
nguồn: Lam Phương, "Khúc ca ngày mùa," Nhà xuất bản An Phú, 1955.
Website dactrung.net xếp bài hát "Khúc ca ngày mùa" vào loại "tình ca." Tuy vậy lời ca này không đề cập đến tình yêu. Không có anh, em nào. Khi yêu thì "yêu đời" thôi. Tôi nghĩ rằng lý do là sinh hoạt trong ca khúc này là bối cảnh cho tình yêu miền thôn quê. Việc ca hát là cơ hội nam nữ được giao duyên. Làm việc siêng năng, hát đẹp, to và khỏe là các nét quyến rũ của một tình nhân.
Có lẽ nền nhạc quê hương bắt đầu từ bài ca này. "Khúc ca ngày mùa" là khung cửa để nhìn vào một vũ trụ. Vũ trụ này ngày càng xa lạ với người Việt thành thị - những người tiêu thụ bản nhạc, đĩa hát, nghe đài. Vậy tôi nhận xét rằng ca khúc này lãng mạn hóa một lối sống lúc bấy giờ đang mất dần. Đây là một khúc ca ngày mùa viết về các khúc ca ngày mùa - sinh hoạt này được xem từ con mắt người đứng ở ngoại. Lúc soạn ca khúc này Lam Phương độ 17 tuổi, vậy ông cùng lúa
tuổi các thanh niên làm việc ngày mùa. "Khúc ca ngày mùa" đã
nổi như cồn và rất ảnh hưởng đến các nhạc sĩ viết nhạc
boléro, nhạc quê hương trong những năm sau.
Nói vậy không có nghĩa là tác giả không miêu tả hoàn cảnh này cho đúng. Tôi nghĩ rằng Lam Phương đồng cảm với dân nông thôn và vẽ cảnh nông thôn một cách rất thật thả. Đây là một không gian "lờ lững." Khi các ngày thường trôi qua thì cũng nơi quê này gợi ra các cảm giác "êm ả," "buồn," và "sầu."
Và lạc hậu nữa? Chắc là người quan sát dễ tưởng tượng rằng bối cảnh rất lạc hậu. Thôn quê chưa có điện tử, chưa có máy móc. Chỉ có ánh sáng mặt "trăng thanh" và sức lao động của dân thôn quê. Thay thế cho điện tử và máy móc có "tiếng hát đưa nhịp nhàng." Vậy trong khung cảnh tĩnh mịch, u tối (mịt mùng đêm thâu) có chút bừng bừng âm ấm.
Có hai nguồn tia sáng phản chiếu lẫn nhau - mặt trăng và dân quê. Sinh hoạt giã, hát phải kết thức trước khi mặt trăng "tàn bóng xế." "Tiếng hát" được thay thế bởi "tiếng sương." Còn lúc màn sương rơi thì miền quê này trở về tình hình "sầu đầy vơi."
Rồi nhạc sĩ này tổng kết với một ý hơi triết lí - "Hát lên đi để nung lòng nhân thế." Tôi thấy chữ "nhân thế" có nghĩa khó xác định. Có phải ý của Lam Phương là như chụm "nhân tình thế thái" vậy có nghĩa là như người với người, người thực với đời thực, con người với mỗi thứ mà con người có thể trải qua? Nhân thế được nung lòng thì làm cho đời sống hưởng được những giây lát "ngây ngất" trong một đời vốn có nỗi sầu đầy vơi.
"Khúc ca ngày mùa" - Thúy Nga ca
Hiện nay cái thời "Khúc ca ngày mùa" đã rất xa xôi rồi. Lúc mới sáng tác thì đã có chất hoài niệm rồi, nhưng bây giờ thì càng xa với thực tế. Giai điệu đẹp vui này là cớ để diễn viên tay không cứng mặc quốc phục và ca múa với các dụng cụ nông trường ngày xưa.
Dân quê trong lời ca này tất nhiên thấy sướng vì được sum họp, hát, múa, và làm việc với nhau. Nam nữ có dịp để tán tình cũng là một thứ thú vị nữa. Nhưng điều chủ yếu là người ca hát "ước mong sao lúa hai mùa thơm ngát lúa." Họ hát mừng vì sức lao động được một kết quả tốt đẹp - họ sẽ có đủ ăn trong những ngày tháng tới. Trong một đời sống cực khổ, dân quê được hưởng một niềm vui. Tôi nghĩ rằng Lam Phương không trang điểm điều đó.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét